Tại sào Nội cuộc cách mạng Tháng Tám là sự kiện vĩ đại của dân tộc

Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Theo thỏa thuận của các nước Đồng minh, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật. Trong khi đó, thực dân Pháp lăm le dựa vào Đồng minh hòng khôi phục địa vị thống trị của mình; đế quốc Mỹ đứng sau các thế lực này cũng sẵn sàng can thiệp vào Đông Dương.

Ở trong nước, phong trào cách mạng dâng cao. Tháng 8-1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào [Tuyên Quang] khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. 23 giờ ngày 13/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân tổng khởi nghĩa. Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân trào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa, trong đó chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

Một đơn vị giải phóng quân làm lễ xuất phát từ cây đa Tân Trào
về giải phóng Thái Nguyên [16/8/1945]

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ ngày 14 đến ngày 18/8, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam. Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8 năm 1945, Cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay Nhân dân.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời; thủ tiêu hoàn toàn chính quyền thực dân, phong kiến, khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam.

Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản tuyên ngôn Độc lập
 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn đối với dân tộc và thời đại: Trước hết, đối với dân tộc: Cách mạng Tháng Tám đánh dấu một cuộc biến đổi to lớn trong tiến trình lịch sử của dân tộc, đưa Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn 80 năm dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Đánh giá về ý nghĩa lớn lao này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cách mạng Tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 100 năm, đã đưa chính quyền lại cho nhân dân, đã xây nền tảng cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc. Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta”. Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Đối với quốc tế và thời đại: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là nguồn cổ vũ cho các quốc gia - dân tộc đang đấu tranh giành độc lập tự do ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh, nhất là các nước láng giềng. Khẳng định vị thế, giá trị thời đại của  thắng lợi này, Chủ tich Hồ Chí Minh viết: “Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã làm cho chúng ta trở nên một bộ phận trong đại gia đình dân chủ thế giới. Cách mạng Tháng Tám có ảnh hưởng trực tiếp và rất to đến hai dân tộc bạn là Miên và Lào. Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân hai nước Miên, Lào cùng nổi lên chống đế quốc và đòi độc lập”. Cách mạng Tháng Tám chứng tỏ trong thời đại ngày nay, một cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở một nước thuộc địa do toàn dân nổi dậy dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, có đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại hoàn toàn có khả năng thắng lợi không chỉ ở một nước tư bản kém phát triển mà còn có thể thành công ở ngay một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu. Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại.

76 năm đã trôi qua nhưng tầm vóc ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị. Đó là một trong những trang chói lọi nhất trong lịch sử của dân tộc ta, một dấu mốc lớn trên con đường phát triển trong suốt chiều dài mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tiếp nối truyền thống yêu nước, phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, đánh bại các cuộc xâm lăng, bảo vệ nền độc lập dân tộc, tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh./.

                                                                        Ban Tuyên giáo Quận ủy

Mít tinh Tổng khởi nghĩa tại Quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội ngày 19/8/1945 [Ảnh tư liệu]

Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béclin. Ngày 9/5/1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện. Sau đó, Hồng quân Liên Xô tiến công như vũ bão vào quân đội Nhật. Phong trào đấu tranh chống Nhật cũng bùng lên mạnh mẽ ở các nước phía Đông và Đông Nam châu Á.

Tại Việt Nam, trải qua các cuộc diễn tập, đến năm 1945, phong trào cách mạng dâng cao. Trước sự chuyển biến mau lẹ của tình hình trong nước và thế giới có lợi cho cách mạng Việt Nam, tháng 3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã kịp thời ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Lúc này, Đảng ta đứng trước một cơ hội lịch sử, giờ phút có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của đất nước.

Ngày 16/8/1945, Quốc dân Đại hội họp, tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng: Nổi dậy giành chính quyền từ tay Nhật và bọn bù nhìn tay sai của Nhật trước khi quân đồng minh vào Đông Dương. Đại hội cũng quy định Quốc kỳ, Quốc ca, thông qua 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh và cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hơn 20 triệu đồng bào ta đồng loạt đứng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Với sự chuẩn bị chu đáo về đường lối, lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và thời cơ ngàn năm có một, chỉ trong vòng 15 ngày [từ ngày 14 - 28/8/1945], Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Hòa cùng khí thế của toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và Mặt trận Việt Minh, hàng vạn nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã vùng dậy đập tan bộ máy thống trị của chính quyền thực dân phong kiến, thiết lập chính quyền cách mạng trên phạm vi toàn tỉnh. Từ ngày 2 - 22/8/1945, các địa phương trong tỉnh lần lượt vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền: Hạ Hòa [ngày 2/8]; Thanh Sơn [ngày 11/8]; Thanh Ba [ngày 15/8]; Cẩm Khê, Đoan Hùng [ngày 17/8]; Phù Ninh, Tam Nông, Yên Lập [ngày 18/8]; Hạc Trì, Lâm Thao [ngày 20/8]; Thanh Thủy [ngày 22/8]. Sau khởi nghĩa giành chính quyền ở các huyện, Đảng bộ Phú Thọ tiếp tục lãnh đạo nhân dân tập trung toàn lực để khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh và thị xã Phú Thọ.

Phát huy tinh thần Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ tiếp tục vượt qua khó khăn, đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển [Ảnh: Một góc thành phố Việt Trì nhìn từ trên cao]

Mặc dù đã có lệnh đầu hàng Đồng Minh nhưng quân đội Nhật ở thị xã Phú Thọ vẫn rất ngoan cố, tiếp tục dùng tay sai để chống phá cách mạng. Song với sự khéo léo, linh hoạt và sáng tạo, đội ngũ cán bộ của Đảng bộ và Mặt trận Việt Minh đã lợi dụng thời cơ, trong lúc kẻ thù đang hoang mang dao động để vừa đàm phán vừa đe dọa, khiến cho chúng phải từng bước nhượng bộ. Lực lượng cách mạng có sự hậu thuẫn của nhân dân kéo về bao vây thị xã, buộc chính quyền tay sai Nhật phải trao lại chính quyền cho ta.

Ngày 25/8/1945, thị xã Phú Thọ được giải phóng, chính quyền cách mạng lâm thời tỉnh Phú Thọ thành lập cũng là ngày kết thúc thắng lợi cuộc khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám trên phạm vi toàn tỉnh. Từ đây, nhân dân Phú Thọ cùng cả nước hân hoan bước vào cuộc sống mới trong độc lập, tự do dưới chính thể dân chủ cộng hòa, mở đầu cho kỷ nguyên độc lập, tự do và Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta. Nhân dân Phú Thọ tự hào về trang sử vàng Cách mạng tháng Tám của mình và tự hào vì đã đóng góp phần xứng đáng vào thắng lợi huy hoàng trong Cách mạng tháng Tám của cả nước.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 kết thúc thắng lợi. Cuộc cách mạng là biểu tượng tuyệt vời của sức mạnh, tinh thần, ý chí, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam. Dân tộc Việt Nam tự hào sánh vai cùng các dân tộc trên thế giới với tư cách là dân tộc đi tiên phong trong đấu tranh cách mạng. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.

76 năm qua, thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã trở thành ngọn nguồn sức mạnh, là tiền đề quan trọng, động lực mạnh mẽ cổ vũ Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ và toàn thể dân tộc Việt Nam tiếp tục vượt qua khó khăn, gian khổ, kiên cường đấu tranh, giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại. Từ đó, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.

Thanh Hòa

Video liên quan

Chủ Đề