Tại sao sinh đôi khác cha

Thông tin cặp song sinh tại Hòa Bình qua xác minh ADN được phát hiện đều là con của người mẹ nhưng khác bố đang khiến dư luận quan tâm.

Theo bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Thái Hà [Hà Nội], những trường hợp tương tự đã được y văn thế giới ghi nhận.

Y văn thế giới đã ghi nhận một số cặp sinh đôi nhưng không cùng cha.

Ảnh: Alamy/Telegraph.

Bác sĩ Dung cho biết, thông thường mỗi phụ nữ chỉ rụng một trứng trong một chu kỳ kinh nguyệt, nhưng có những trường hợp rụng 2 trứng hoặc nhiều hơn. Đó là lý do dẫn tới sinh đôi, sinh ba. Nếu người mẹ quan hệ cùng một người đàn ông, cặp song sinh sẽ cùng bố.

Nếu cùng thời điểm, người mẹ quan hệ với nhiều hơn một người đàn ông sẽ dẫn tới việc các bào thai không cùng huyết thống bởi mỗi trứng được thụ tinh bởi tinh trùng của một người khác nhau.

"Ở Việt Nam, việc rụng trứng nhiều và thụ thai tới hai lần tương đối hiếm gặp. Nhưng điều ấy hoàn toàn có thể xảy ra”, bác sĩ Dung khẳng định.

Đồng quan điểm, TS.BS Lê Vương Văn Vệ - nguyên Giám đốc Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cũng cho hay, việc sinh đôi khác bố là có cơ sở khoa học. Trong trường hợp này, người phụ nữ rụng tới 2 trứng thay vì rụng một trứng và có quan hệ với 2 người khác nhau.

Thực tế, phụ nữ phải dùng thuốc mới có thể rụng tới 2-3 trứng. Ngược lại, một số người rụng trứng nhưng không chứa noãn - lý do nhiều người quan hệ đúng ngày rụng trứng nhưng không thụ thai. 

Về trường hợp sinh đôi cùng mẹ khác bố, TS Vệ cho biết, hay gặp trong trường hợp người mẹ bị cưỡng hiếp tập thể hoặc có quan hệ với nhiều người, có thể cùng thời điểm hoặc cách ngày. Nhưng nguyên tắc, một trứng chỉ thụ tinh được một lần. Khi đó, một tinh trùng duy nhất có thể kết hợp với trứng. Điều này là ngẫu nhiên. Do đó, chỉ có thể xét nghiệm ADN mới xác định chính xác đứa con là của người đàn ông nào.

Trước Tết, một người đàn ông tại Hòa Bình đến Trung tâm phân tích ADN và di truyền Hà Nội nhờ xác minh ADN do những nghi vấn về huyết thống một trong hai đứa trẻ sinh đôi [vì ngoại hình không giống bố như bé còn lại... ]. Kết quả, cả hai đứa trẻ đều là con của người mẹ nhưng một trong số chúng lại không phải là con của người bố.

Đối với nhiều phụ nữ thì mang thai sinh đôi khác trứng là rất hiếm và là một niềm vui không nhỏ. Tuy nhiên, điều này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng tăng lên.

Với cặp song sinh cùng trứng, hay còn gọi là cặp song sinh giống nhau, nguyên nhân tạo thành là từ một trứng thụ tinh với một tinh trùng, tạo nên một hợp tử. Hợp tử này sẽ tiếp tục phân chia làm hai phần ngay sau quá trình thụ tinh để phát triển thành hai cá thể riêng biệt.

Với cặp song sinh khác trứng, hay còn gọi là cặp song sinh không giống nhau, là hiện tượng hai quả trứng cùng rụng một lúc và thụ thai với hai tinh trùng hoàn toàn riêng biệt trong cùng một đợt.

Các cặp sinh đôi khác trứng sẽ có nhiều sự khác biệt về mặt di truyền hơn so với trường hợp sinh đôi cùng trứng. Những cặp sinh đôi cùng trứng sẽ giống nhau gần như 100% trong cấu trúc ADN, trong khi với những cặp sinh đôi khác trứng, cấu trúc ADN chỉ giống nhau chừng 50%. Vì vậy, hai bé sinh đôi khác trứng mặc dù cùng sinh ra một lúc, nhưng không nhất thiết có cùng giới tính hay có ngoại hình giống nhau hoàn toàn.

Cũng có trường hợp, người mẹ mang thai sinh đôi khác trứng bắt nguồn từ việc đã có thai, nhưng thụ thai thêm một lần nữa khi một trứng của mẹ thụ tinh với một tinh trùng khác trong cùng tháng đó. Ðiều này có khả năng xảy ra khi phụ nữ đã mang thai và rụng trứng thêm một lần nữa. Hiện tượng hình thành nên thai nhi khi xuất hiện trứng thứ hai được thụ tinh bởi một tinh trùng khác đến sau, được gọi là bội thụ tinh khác kỳ.

Theo các nghiên cứu Y khoa, việc sinh đôi hầu như phụ thuộc vào khía cạnh di truyền. Khả năng sinh con song sinh cùng trứng có thể không do vấn đề di truyền, tuy nhiên với trường hợp sinh đôi khác trứng thì yếu tố di truyền có thể liên quan. Ngoài ra, một số yếu tố khác có khả năng làm tăng cơ hội sinh đôi khác trứng, bao gồm:

  1. Tuổi của người mẹ: Nếu phụ nữ mang thai trên 30 thì tỷ lệ này sẽ cao hơn, bởi vì ở độ tuổi này, cơ thể phụ nữ sẽ giải phóng nhiều nội tiết tố FSH, một hormone có tác dụng kích thích việc rụng trứng, dẫn đến tăng khả năng rụng hai quả trứng cùng lúc.
  2. Yếu tố di truyền: Nếu thai phụ có chị em sinh đôi hoặc trong gia đình có chị hay em đã sinh đôi thì khả năng mang thai đôi cũng tăng cao, liên quan đến vấn đề di truyền. Ngoài ra, nếu cả bên nội lẫn bên ngoại đều đã có trường hợp sinh đôi thì khả năng chị em mang song thai sẽ tăng lên.
  3. Phụ nữ có chỉ số BMI [chỉ số khối cơ thể] tăng cao trên 30 có khả năng mang song thai cao hơn so với những người có chỉ số BMI ổn định ở mức thấp. Nguyên nhân là vì lượng chất béo dư thừa trong cơ thể có tác động làm tăng nồng độ estrogen.
  4. Những phụ nữ có vóc dáng to cao sẽ dễ có cơ hội sinh đôi hơn so với phụ nữ thấp bé.
  5. Càng mang thai nhiều lần, cơ hội sinh đôi khác trứng càng cao.
  6. Phụ nữ thường cho con bú sẽ tăng khả năng sinh đôi hơn so với những phụ nữ không thực hiện điều này. Cụ thể, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ sinh đôi ở những phụ nữ cho con bú lên đến 11,4%, còn những phụ nữ không cho con bú thì con số này chỉ đạt 1,1%.
  7. Có nghiên cứu cho rằng, phụ nữ dùng nhiều sản phẩm làm từ sữa sẽ có khả năng sinh đôi cao hơn so với những phụ nữ khác.
  8. Việc áp dụng công nghệ trong hỗ trợ sinh sản, đặc biệt là kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, có khả năng kích thích trứng rụng nhiều hơn mỗi tháng và làm tăng tỷ lệ mang song thai khác trứng.

Sinh đôi khác trứng chỉ giống nhau 50% trong cấu trúc ADN

Trong 8 tuần đầu tiên sau khi 2 quả trứng đã được thụ tinh, chúng sẽ bắt đầu phát triển và sản sinh thành hàng trăm tế bào, gắn chặt vào thành tử cung của người mẹ. Mỗi bé được nằm trong một túi ối riêng và bắt đầu hình thành nên các bộ phận của cơ thể. Đến tuần thứ 8, các bé sẽ có hai tay, hai chân và bắt đầu phát triển hệ thần kinh.

Đến 12 tuần tuổi, hai bé bắt đầu biết đá và duỗi, móng tay và mí mắt cũng bắt đầu xuất hiện và phát triển. Đến thời điểm 16 tuần, mỗi bé sẽ hình thành nên một dấu vân tay riêng và đến tuần 20 thì tóc của bé sẽ bắt đầu xuất hiện.

Đến 24 tuần tuổi, lông mày bắt đầu hình thành. Thường đến tuần thứ 28 thì cặp song sinh của mẹ có thể mở mí mắt và hình thành các lớp mỡ đầu tiên dưới da. Đến tuần thai thứ 32 thì tay, chân của các bé đã phát triển tương đối đầy đủ. Lúc này, hai bé đã sẵn sàng để chào đời trong vài tuần kế tiếp. Trường hợp song sinh khác trứng sẽ có hai nhau thai cho hai thai nhi và mỗi bé sẽ nằm trong một màng ối khác nhau trong tử cung của người mẹ.

Khi sinh ra thì hai bé sinh đôi khác trứng có thể giống nhau hoặc không. Bởi vì 50% cấu trúc gen của cặp song sinh khác trứng sẽ khác nhau hoàn toàn. Khi được sinh ra đời, cả màu tóc, màu da, khuôn mặt, vóc dáng, cân nặng và kích thước của hai bé song sinh khác trứng có thể không giống nhau nếu cha và mẹ chúng có màu da khác biệt nhau.

Sinh đôi khác trứng sẽ có hai nhau thai riêng biệt cho hai thai nhi

Một số biến chứng có nguy cơ xảy ra cao hơn khi sản phụ mang thai sinh đôi khác trứng, cũng tương tự như các trường hợp mang song thai khác. Các biến chứng thai kỳ thường gặp, bao gồm:

  • Các bé sinh ra có thể có cân nặng thấp hơn so với tuổi thai bình thường.
  • Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, khi các bé đã phát triển khá lớn, không gian trong tử cung sẽ bị bó hẹp lại. Điều này sẽ khiến cho việc phát triển của các bé cũng bị hạn chế phần nào.
  • Nguy cơ tăng huyết áp trong thai kỳ cũng cao hơn.
  • Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Tiềm ẩn nguy cơ sảy thai cao hơn và khả năng một trong hai bé sẽ tử vong khi chào đời.
  • Nguy cơ sinh non tăng cao.

Do đó, thai phụ sinh đôi cần được theo dõi thường xuyên, thăm khám thai định kỳ để bác sĩ có thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn các tình huống nguy hiểm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Mới đây một ông bố ở Hòa Bình đưa hai con sinh đôi đi xét nghiệm ADN và kết quả bất ngờ chỉ có một bé là con của anh.Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng đây là trường hợp hiếm gặp, cần phải xem xét lại người phụ nữ mang thai cùng trứng hay mang thai khác trứng, xét nghiệm lại gene mới có câu trả lời chính xác.

Theo Thứ trưởng Tiến, sinh đôi hay song sinh là hiện tượng đa thai phổ biến, khi người mẹ sinh ra 2 em bé trong cùng một lần mang thai. Hai em bé sinh đôi có thể giống nhau về giới tính và diện mạo nhưng cũng có thể khác biệt hoàn toàn cả về giới tính lẫn dung mạo. Điều này tùy thuộc hoàn toàn vào quá trình mang thai của người mẹ là sinh đôi cùng trứng hay sinh đôi khác trứng.

Ảnh: Health.

Theo y học, song sinh cùng trứng là hiện tượng một trứng được một tinh trùng thụ tinh rồi tách làm 2 trong giai đoạn phát triểnthành hợp tử và phát triểnthành 2 bào thai riêng biệt. Những thai nhi trong trường hợp này giống nhau như giọt nước cả về hình thức và cấu trúc gen. Hai bé cũng thường có cùng giới tính.

Sinh đôi khác trứng là khi người phụ nữ rụng đồng thời 2 trứng trong cùng một chu kỳ kinh nguyệt và cả 2 trứng này được thụ thai bởi 2 tinh trùng khác biệt. Trong trường hợp này, hai thai nhi cùng chia sẻ tử cung của người mẹ trong suốt 9 tháng dài nhưng phát triểntheo những hướng hoàn toàn khác nhau.Trong trường hợp sinh đôi khác trứng, rất có thể bố của 2 em bé không phải là một người.

Trên thế giới đã có vài trường hợp song sinh khác bố. Các chuyên gia chỉ có thể lý giải sự việc hy hữu này rằng: Khi người mẹ rụng nhiều trứng trong cùng một chu kỳ kinh nguyệt và quan hệ với hơn một đối tượng, mỗi trứng có thể được thụ tinh bởi một người đàn ông khác nhau, dẫn tới sự khác biệt lớn của cặp song sinh. Thậm chí 2 đứa trẻ sinh đôi có thể không chào đời cùng một lần sinh.

Có trường hợp, người mẹ đã có thai lại thụ thaithêm một lần nữa khi một trứng thụ tinh với một tinh trùng khác trong cùng tháng. Hiện tượng này gọi là bội thụ tinh khác kỳ. Điều đó xảy ra sau một vài tuần sau khi hợp tử đầu tiên đã được hình thành. Nó cũng giải thích cho lý do tại sao khi chào đời, một bé song sinh sẽ lớn hơn và trưởng thành hơn so với bé kia.

Về mặt sinh học, một phụ nữ có thể thụ thai cặp song sinh khác trứng với hai người đàn ông khác nhau khi đã mang thai và rụng trứng một lần nữa. Một thai nhi hình thành khi trứng thứ hai được thụ tinh bởi tinh trùng từ một người đàn ông khác.

Điều này cũng xảy ra tương tự với trường hợp sinh ba bao gồm một cặp song sinh giống hệt nhau và một em bé khác diện mạo so với hai bé kia. Bạn có thể biết cặp song sinh cùng trứng nhờ vẻ ngoài giống hệt nhau, còn song sinh khác trứng nhìn giống như các anh chị em khác. Đây là lý do các màng nhau thai được kiểm tra rất cẩn thận. Xét nghiệm nhau thai hoặc DNA sẽ cho biết đây là cặp song sinh cùng trứng hay khác trứng. Tuy nhiên không phải kết quả nào cũng hoàn toàn chính xác.

Theo Thứ trưởng Tiến, trường hợp mang song thai phổ biến hơn ở những người làm thụ tinh ống nghiệm [IVF]. Tỷ lệ thành công của các ca IVF chỉ khoảng 35-40% nên để tăng khả năng thành công, các bác sĩ khi tiến hành thụ tinh ống nghiệm sẽ chuyển nhiều hơn một phôi vào tử cung người phụ nữ, do vậy sẽ có các trường hợp sinh hai, sinh ba.

Có khi do lo lắng thất bại khi làm IVF, nhiều cặp vợ chồng đề xuất bác sĩ thụ tinh thêm một trứng với tinh trùng lấy từ ngân hàng để tạo thành phôi. 2 phôi này được đưa vào tử cung người mẹ để phát triển thành thai nhi, may mắn cả 2 phôi đều phát triển tốt và người mẹ sinh 2 con khỏe mạnh. Trong trường hợp này, cặp sinh đôi sẽ có một bé mang ADN từ tinh trùng của bố và một bé mang ADN từ tinh trùng của người hiến tặng.

Lê Nga

Video liên quan

Chủ Đề