Tại sao vấn đề quan trọng hàng đầu đối với vùng kinh tế là chuyên môn hóa sản xuất

Những yếu tố ảnh hưởng đên sản xuất chuyên môn hoá của vùng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [109.15 KB, 22 trang ]

A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình phát triển vùng kinh tế, chuyên môn hoá và phát triển tổng
hợp là hai yếu tố có vai trò hết sức quan trọng, trong đó chuyên môn hoá là nhân tố
quyết định hướng phát triển kinh tế của vùng, còn phát triển tổng hợp đóng vai trò
là cơ sở cho việc sản xuất chuyên môn hoá.
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng
lên, các mối liên hệ kinh tế trong vùng ngày càng được thắt chặt hơn thì yêu cầu về
chuyên môn hoá sản xuất ngày càng đòi hỏi cao hơn, các ngành sản xuất chuyên
môn hoá đòi hỏi phải lớn về số lượng, cao về chất lượng và phải đảm bảo được về
mặt thẩm mĩ nhưng giá thành phải hợp lí nhất.
Tuy nhiên, xét trên thực tiễn, việc sản xuất chuyên môn hoá ở một vùng kinh
tế phải chịu tác động của nhiều yếu tố. Trong đó, có những yếu tố có tác động tích
cực thúc đẩy quá trình sản xuất chuyên môn hoá phát triển nhưng cũng có những
yếu tố tác động tiêu cực làm cản trở quá trình sản xuất chuyên môn hoá của vùng.
Vì vậy, để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của một số yếu tố đến quá trình chuyên
môn hoá sản xuất, em đã lựa chọn đề tài bài tập lớn: “Những yếu tố ảnh hưởng
đên sản xuất chuyên môn hoá của vùng kinh tế” để nghiên cứu.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Có được những khái niệm liên quan về vùng kinh tế, bản chất vùng kinh tế
và các loại vùng kinh tế.
- Tìm hiểu được những vấn đề về sản xuất chuyên môn hoá, đặc biệt là các
yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất chuyên môn hoá của vùng kinh tế.
- Có được những định hướng để phát triển sản xuất chuyên môn hoá của vùng
kinh tế.
- Có được sự liên hệ trong sản xuất chuyên môn hoá vùng kinh tế ở Việt Nam.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.


- Nghiên cứu cơ sở lý luận về vùng kinh tế.
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chuyên môn hoá của vùng kinh


tế.
- Nghiên cứu những định hướng để phát triên chuyên môn hoá trong vùng.
- Liên hệ vào Việt Nam
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp phân tích, xử lí tài liệu.
- Phương pháp tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp vận dụng.
- Phương pháp báo cáo.
V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chuyên môn hoá
2. Phạm vi nghiên cứu
- Vùng kinh tế.
VI. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Do thời gian và trình độ của người nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài chỉ trình
bày những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chuyên môn hoá của vùng kinh tế mà
chưa đi sâu vào phân tích cụ thể, chi tiết.


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VÙNG KINH TẾ
1.1. Khái niệm vùng kinh tế
Theo P.M.Alampiep: “Vùng kinh tế là một bộ phận toàn vẹn của nền kinh tế
quốc dân, có những ngành sản xuất chuyên môn hoá và những mối lien hệ kinh tế
nội bộ chặt chẽ, đồng thời luôn gắn chặt với những phần lãnh thổ khác của đất
nước trên cở sở phân công lao động xã hội theo lãnh thổ”
Hay nói cách khác, vùng kinh tế là một phạm vi không gian địa lý nhất định, ở
đó, dưới tác động của qui luật kinh tế xã hội chủ nghĩa, các ngành sản xuất kết hợp
chặt chẽ với nhau thành một hệ thống kinh tế thống nhất và cân đối: một thể tổng

hợp sản xuất – lãnh thổ [không phải là một tổng số các ngành phát triển hỗn độn,
tách rời nhau hoặc quan hệ với nhau một cách tuỳ tiện]. Mỗi vùng kinh tế không
chỉ phát triển cân đối trong nội bộ, mà còn phát triển cân đối với các vùng kinh tế
khác của đất nước, khiến cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân là một thể tổng hợp sản
xuất thống nhất phát triển cân đối trên cơ sở một đường lối nhất định.
1.2. Chức năng của vùng kinh tế
-Chuyên môn hoá sản xuất: Là chức năng kinh tế cơ bản của vùng, là định
hướng phát triển chủ yếu của vùng. Các ngành sản xuất chuyên môn hoá dựa trên
việc khai thác và sử dụng các tiềm năng thế mạnh đặc thù của vùng để tạo ra khối
lượng sản phẩm lớn, chất lượng tốt, giá thành rẻ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị
trường nội địa và quốc tế.
-Phát triển tổng hợp: Là sự kết hợp các ngành sản xuất kinh tế trong vùng, các
ngành này có sự phụ thuộc lẫn nhau theo một tỷ lệ nhất định tạo ên sự phối hợp
nhịp nhàng, cân đối nhằm thực hiện nhiệm vụ phân công lao động xã hội của nền
kinh tế quốc dân.
1.3. Bản chất của vùng kinh tế
Muốn tiến hành sản xuất phải căn cứ vào nhu cầu về sản phẩm hàng hóa mà
xã hội đòi hỏi. Mặt khác, phải căn cứ vào khả năng của vùng.


Vùng kinh tế đồng thời chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp nên sản xuất
của nó có thể tận dụng được mọi khả năng [trội và tiềm tàng] và ngày càng thỏa
mãn được mọi nhu cầu [về sản phẩm hàng hóa và sản phẩm tiêu thụ trong vùng].
Nghĩa là “sản xuất” tiến tới cân đối với “nhu
Sản cầu” và “khả năng”.
xuất
Cân đối
Nhu
cầu


Khả
năng

Hình: Sơ đồ bản chất của vùng kinh tế
1.4 Các loại vùng kinh tế
Căn cứ vào qui mô, chức năng, mức độ phát triển chuyên môn hoá và phát
triển tổng hợp. Hệ thống các vùng kinh tế trong một nước được phân loại như sau:
1.4.1.Vùng kinh tế ngành:
Vùng kinh tế ngành là vùng kinh tế được phát triển và phân bố chủ yếu một
ngành sản xuất, ví dụ: Vùng nông nghiệp, vùng công nghiệp. Vùng kinh tế ngành
cũng có đầy đủ hai nội dung cơ bản của vùng kinh tế đó là sản xuất chuyên môn
hoá và phát triển tổng hợp.
1.4.2. Vùng kinh tế tổng hợp:
* Vùng kinh tế lớn
Vùng kinh tế lớn là các vùng kinh tế tổng hợp cấp cao nhất. Mỗi vùng kinh tế
lớn có qui mô lãnh thổ bao trùm trên nhiều tỉnh và thành phố liền kề nhau; có
chung những định hướng cơ bản về chuyên môn hoá sản xuất, với những ngành
chuyên môn hoá lớn có ý nghĩa đối với cả nước; sự phát triển tổng hợp của vùng
phong phú, đa dạng. Các vùng kinh tế lớn còn có những mối liên quan chung về
kinh tế - chính trị - quốc phòng.
* Vùng kinh tế - hành chính


Vùng kinh tế - hành chính là những vùng kinh tế vừa có ý nghĩa, chức năng
kinh tế, vừa có ý nghĩa, chức năng hành chính. Mỗi vùng kinh tế - hành chính có
một cấp chính quyền tương ứng: Vừa có chức năng quản lý kinh tế, vừa có chức
năng quản lý hành chính trên toàn bộ địa bàn lãnh thổ của vùng. Vùng kinh tế hành
chính có 2 loại:
+ Vùng kinh tế hành chính tỉnh: với qui mô và số lượng các chuyên môn hóa
có hạn, nhưng các mối liên hệ kinh tế bên trong thì chặt chẽ và bền vững, gắn bó

trong một lãnh thổ thống nhất cả về quản lý hành chính và kinh tế.
+ Vùng kinh tế hành chính huyện: là đơn vị lãnh thổ nhỏ nhất của hệ thống
vùng kinh tế, có mức độ chuyên môn hóa sơ khởi.
1.5. Chuyên môn hoá sản xuất
Chuyên môn hoá sản xuất là hình thức phân công lao động xã hội và tổ chức
hợp lí lao động, phản ánh quá trình tập trung sản xuất những loại sản phẩm riêng
biệt hay những chi tiết của sản phẩm thành những ngành độc lập và những xí
nghiệp chuyên môn hoá, nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản
phẩm. Được đặc trưng bởi tính đồng nhất của sản phẩm và quá trình công nghệ,
thiết bị và cán bộ chuyên môn nên CMHSX được coi là một đặc trưng của nền kinh
tế hiện đại. Tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và kĩ thuật, quản lí, có chuyên môn
hoá ngành, chuyên môn hoá xí nghiệp, chuyên môn hoá thành phẩm, chuyên môn
hoá chi tiết sản phẩm, chuyên môn hoá giai đoạn công nghệ, vv.


CHƯƠNG II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT
CHUYÊN MÔN HOÁ CỦA VÙNG KINH TẾ
2.1. Vai trò của sản xuất chuyên hoá đối với phát triển kinh tế vùng.
- Chuyên môn hoá sản xuất là dựa vào những điều kiện thuận lợi của vùng về
tự nhiên - kinh tế, xã hội – lịch sử để sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá với chất
lượng tốt, giá thành hạ, cung cấp cho nhu cầu của nhiều vùng khác, cho nhu cầu cả
nước và xuất khẩu.
- Chuyên môn hoá sản xuất của vùng kinh tế thể hiện nét đặc trưng, độc đáo
của vùng, vai trò, nhiệm vụ của vùng với các vùng khác, cũng như đối với nền kinh
tế quốc dân trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
- Những ngành chuyên môn hoá sản xuất trong vùng được hình thành và phát
triển dựa trên những điều kiện thuận lợi của vùng. Vì vậy những ngành này thường
là những ngành cho hiệu quả kinh tế cao nhất, quyết định phương hướng sản xuất
chính của vùng và thường là những ngành đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
vùng.

- Trong thực tế, mỗi vùng kinh tế thường có nhiều ngành chuyên môn hoá sản
xuất khác nhau [đặc biệt là vùng kinh tế lớn]. Vì vậy cần phải xác định được vai trò
vị trí của từng ngành chuyên môn hoá sản xuất trong vùng, cũng như vai trò vị trí
của từng cơ sở chuyên môn hoá sản xuất trong ngành để có phương hướng đầu tư
phát triển hợp lý. Để làm được điều đó, người ta thường căn cứ vào một hệ thống
nhiều chỉ tiêu để phân tích trong đó những chỉ tiêu được sử dụng phổ biến là:
+ Tỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hoá của một ngành sản xuất chuyên môn hoá
nào đó trong vùng so với toàn bộ giá trị sản phẩm của ngành ấy được sản xuất ra ở
trong vùng trong một năm:
S’IV

S’IV: giá trị sản phẩm hàng hoá ngành I trong vùng
x 100%

SIV

SIV: giá trị sản phẩm ngành I trong vùng


+ Tỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hoá của ngành sản xuất chuyên môn hoá nào
đó trong vùng so với toàn bộ giá trị sản phẩm hàng hoá của ngành đó được sản xuất
ra trên cả nước trong một năm:
S’IV

S’IV: giá trị sản phẩm hàng hoá ngành I trong vùng
x 100%

SIN: giá trị sản phẩm ngành I trong cả nước

SIN

+ Tỷ trọng giá trị sản phẩm của một ngành sản xuất chuyên môn hoá nào đó
trong vùng so với toàn bộ giá trị sản phẩm của ngành đó được sản xuất ra trên cả
nước trong một năm [hoặc tỷ số đó về vốn đầu tư hay lao động]:
SIV

SIV: giá trị sản phẩm ngành I trong vùng
x 100%

SIN: giá trị sản phẩm ngành I trong cả nước

SIV
+ Tỷ trọng giá trị sản phẩm của ngành sản xuất chuyên môn hoá nào đó trong
vùng so với tổng giá trị sản xuất của toàn vùng:
SIV

SIV: giá trị sản phẩm ngành I trong vùng
x 100%

GOV: tổng giá trị sản xuất của toàn vùng

GOV
Kết hợp các chỉ tiêu trên có thể xác định được vai trò vị trí các ngành sản xuất
chuyên môn hoá trong vùng:
- Các ngành sản xuất chuyên môn hoá dựa trên việc khai thác và sử dụng tiềm
năng thế mạnh đặc thù cảu vùng để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng tốt,
gía thành rẻ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thị trường nội địa và quốc tế.
- Các ngành chuyên môn hoá sản xuất tham gia vào hoạt động theo lãnh thổ
trong phạm vi không gian của cả nước và quốc tế.
- Sản xuất chuyên môn hoá mang lại hiệu quả cao cho vùng và cả nước, trở
thành những ngành động lực, thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất khác và

cả nền kinh tế quốc dân.


Sự chuyên môn hoá nói lên chức năng sản xuất cơ bản và quyết định phương
hướng sản xuất chủ yếu của vùng trong một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định.
Mặt khác, sự chuyên môn hoá của vùng kinh tế nói lên vai trò và vị trí của vùng
trong nền kinh tế phải gánh vác đối với cả nước hay đối với nhiều vùng khác t
rong một thời gian tương đối dài.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chuyên môn hoá của vùng kinh tế
2.1.1. Tài nguyên tự nhiên:
Tài nguyên tự nhiên là các vật thể và lực lượng tự nhiên. Ở trình độ phát triển
lực lượng sản xuất nhất định, tài nguyên tự nhiên được sử dụng để thoả mãn nhu
cầu của xã hội loài người dưới hình thức tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất
vật chất và không sản xuất vật chất.
Các nguồn tài nguyên tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên, vĩnh viễn
tới quá trình phát triển và phân bố sản xuất các ngành chuyên môn hoá, trong đó
chủ yếu là ngành nông nghiệp.
a. Đất đai:
Trong kinh tế học, đất bao gồm tất cả các tài nguyên có nguồn gốc tự nhiên,
chẳng hạn như vị trí địa lý của khu vực đất đai, các tài nguyên khoáng sản dưới
lòng đất, và thậm chí các thành phần của phổ điện từ. Trong kinh tế học cổ điển nó
được coi là một trong các yếu tố sản xuất, các yếu tố khác là tư bản và sức lao
động.
- Trong chuyên môn hoá nông nghiệp, đất là yếu tố quyết định hàng đầu. Là
nhân tố tác động trực tiếp hình thành nên những vùng chuyên canh nông nghiệp,
tạo nên năng suất và chất lượng cho nông phẩm.
Nếu ở những vùng không có điều kiện thuận lợi vượt trội về đất đai thì vùng
đó khó có thể hình thành những vùng chuyên canh nông nghiệp.
Ví dụ: Ở Việt Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long có đất phù sa màu mỡ
nên hành thành vùng chuyên canh cây lương thực trong đó chủ yếu là cây lúa nước.



Vùng Tây Nguyên, các cao nguyên đất đỏ bazan hình thành nên các vùng chuyên
canh cây cà phê.
- Đối với chuyên môn hoá các ngành công nghiệp, đất là địa bàn hoạt động
công nghiệp, là nơi xây dựng các xí nghiệp, cụm công nghiệp, hình thành nên
những khu công nghiệp tập trung với các ngành sản xuất chuyên môn hoá.
Tuy nhiên, nếu quá trình khai thác tài nguyên đất của con người không hợp lí,
đất sẽ bị thoái hoá, bạc màu, mất dinh dưỡng, độ phì của đất giảm xuống. Như vậy,
sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất chuyên môn hoá, đặc biệt là trong sản xuất
nông nghiệp.
b. Khí hậu
Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyến,
gió các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong
khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định.
Điều này trái ngược với khái niệm thời tiết về mặt thời gian, do thời tiết chỉ
đề cập đến các diễn biến hiện tại hoặc tương lai gần. Khí hậu của một khu vực ảnh
hưởng bởi toạ độ địa lí, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũng
như các dòng nước lưu ở các đại dương lân cận.
Khí hậu phân ra các kiểu khác nhau dựa trên các thông số chính xác về nhiệt
độ và lượng mưa. Do vậy, nó có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất chhuyên môn hoá
của vùng.
Các vùng kinh tế có sự khác nhau về mặt thờ tiết và khí hậu. Do vậy, ở mỗi
vùng khác nhau sẽ có những ngành sna xuất chuyên môn hoá khác nhau. Điiêù này
bị chi phối bởi tính đặc thù khí hậu của mỗi vùng.
- Nguyên nhân: Mỗi loại sinh vật trong ngành nông nghiệp có khả năng thích
ứng với những kiểu khí hậu khác nhau. Chúng có thể sinh trưởng và phát triển
nhanh trong một điều kiện khí hậu phù hợp. Tuy nhiên cũng có một số loại sinh vật
kém thích nghi. Vì vậy, sẽ có loài sinh vật này phù hợp với kiểu khí hậu tương ứng



sẽ phát triển nhanh và cho năng suất, chất lượng tốt hình thành nên những vùng
chuyên môn hoá nông nghiệp.
Ví dụ: Trên thế giới hình thành các loại vùng chuyên canh các loại cây ôn đới,
cây cận nhiệt, nhiệt đới…
Tuy nhiên trong điều kiện khí hậu thay đổi, khả năng thích nghi của các loài
sinh vật ngày càng hạn chế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất chuyên môn hoá
của vùng.
c. Khoáng sản
Khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ trái
đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có ích
hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày".
Khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản.
Khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của loài người và
khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi trường
sống. Một mặt, tài nguyên khoáng sản là nguồn vật chất để tạo nên các dạng vật
chất có ích và của cải của con người. Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên
khoáng sản thường tạo ra các loại ô nhiễm như bụi, kim loại nặng, các hoá chất độc
và hơi khí độc [SO2, CO, CH4 v.v...].
Khoáng sản được phân loại theo nhiều cách:
- Theo dạng tồn tại: Rắn, khí [khí đốt, Acgon, He], lỏng [Hg, dầu, nước
khoáng].
- Theo nguồn gốc: Nội sinh [sinh ra trong lòng trái đất], ngoại sinh [sinh ra
trên bề mặt trái đất].
- Theo thành phần hoá học: Khoáng sản kim loại [kim loại đen, kim loại màu,
kim loại quý hiếm], khoáng sản phi kim [vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây
dựng], khoáng sản cháy [than, dầu, khí đốt, đá cháy].


2.2.2 Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ

Phân công lao động theo lãnh thổ vừa là cơ sở, vừa là động lực của sự hình
thành chuyên môn hoá trong vùng kinh tế.
Phân công lao động theo lãnh thổ được biểu hiện bằng sự tập trung các loại
sản xuất riêng biệt trên một lãnh thổ nhất định, bằng sự chuyên môn hoá sản xuất
của dân cư dựa vào những điều kiện và đặc điểm phát triển sản xuất đặc thù, đó là
một vùng kinh tế.
Các vùng kinh tế thông qua các mối liên hệ kinh tế, liên kết với nhau trong
một hệ thống phân công lao động theo lãnh thổ thống nhất.
Chuyên môn hóa sản xuất là kết quả tất yếu của quá trình phân công lao động.
Các hình thức phân công lao động xã hội và tổ chức hợp lí lao động, phản ánh quá
trình tập trung sản xuất những loại sản phẩm riêng biệt hay những chi tiết của sản
phẩm thành những ngành độc lập và những xí nghiệp chuyên môn hoá, nhằm tăng
năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bởi tính đồng nhất của sản
phẩm, quá trình công nghệ, thiết bị và cán bộ chuyên môn, nên chuyên môn hóa
sản xuất được coi là một đặc trưng của nền kinh tế hiện đại.
Xét trên góc độ doanh nghiệp, thì chuyên môn hóa sản xuất là việc tập trung hoạt
động của doanh nghiệp vào thực hiện những công việc cùng loại nhất định. Những
công việc cùng loại mà doanh nghiệp thường thực hiện như: chế tạo những sản
phẩm có giá trị sử dụng khác nhau; thực hiện một số giai đoạn công nghệ của quá
trình công nghệ sản phẩm; hoàn chỉnh hoặc tập trung chế tạo một số bộ phận, chi
tiết của sản phẩm hoàn chỉnh… Phân công lao động xã hội càng phát triển, trình độ
chuyên môn hóa sản xuất của các doanh nghiệp càng cao.


Trong điều kiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, sự phân công
lao động giữa các doanh nghiệp để hình thành và phát triển mỗi hình thức chuyên
môn hóa có thể được thực hiện bằng những cách khác nhau như: các doanh nghiệp
thoả thuận một cách có tổ chức sự phân công sản xuất và các thị trường sản phẩm;
các doanh nghiệp chịu sự điều tiết tự phát của thị trường, qua các quan cạnh tranh,
chúng tự tìm ra được những lĩnh vực sản phẩm thị trường của riêng mình. Sự phát

triển chuyên môn hóa sản xuất của mỗi doanh nghiệp là việc doanh nghiệp tập
trung thực hiện những công việc cùng loại nhất định, nhưng không loại trừ việc
doanh nghiệp cũng thực hiện những công việc khác loại. Một doanh nghiệp có trình
độ chuyên môn hóa cao khi những công việc cùng loại ấy tạo thành nhiệm vụ kinh
doanh chủ yếu của doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số mà doanh
nghiệp thu được.
Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ, tất yếu sẽ dẫn tới chuyên môn hoá.
Đây là một qui luật tất yếu khách quan, do đó trong phát triển và phân bố sản xuất
của đất nước cần nghiên cứu nhận thức qui luật này nhằm phân bố sản xuất theo
hướng hình thành những vùng sản xuất chuyên môn hoá đưa lại hiệu quả kinh tế
cao. Tuy nhiên đi liền với phát triển sản xuất chuyên môn hoá, phải kết hợp phát
triển tổng hợp nền kinh tế của vùng mới có thể khai thác đầy đủ, hợp lý mọi tiềm
năng sản xuất của vùng và hỗ trợ`cho chuyên môn hóa sản xuất của vùng phát
triển.
2.2.3. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là khái niệm gồm nội hàm chứa đựng tất cả các quan hệ sản
xuất và hoạt động thức tiễn liên quan đến vất chất [làm ra, tiêu thụ, vận chuyển, lưu
thông, tàng trữ vv], các quan hệ và hoạt động mang tính vật chất.
Cơ sở hạ tầng bao gồm:
• Trung
• Các
• Cơ

tâm công nghiệp, thành phố lớn

cơ sở sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp quan trọng

sở giao thông vận tải



2.2.4. Khoa học công nghệ
Khoa hộc công nghệ là phương thức dùng được đúc kết lại để sản xuất ra vật
chất - sản phẩm. và những việc liên quan đến sản phẩm từ con người làm ra - theo
nghĩa rộng bao gồm cả các công trình can thiệp vào quá trình tự nhiên của vật chất
bởi con người.
Hay nói cách khác, khoa học công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy
trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành
sản phẩm. Như vậy công nghệ là việc phát triển và ứng dụng của các dụng cụ, máy
móc, nguyên liệu và quy trình để giúp đỡ giải quyết những vấn đề của con người.
Với tư cách là hoạt động con người, công nghệ diễn ra trước khi có khoa học
và kỹ nghệ. Nó thể hiện kiến thức của con người trong giải quyết các vấn đề thực tế
để tạo ra các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu hoặc quy trình tiêu chuẩn. Việc tiêu
chuẩn hóa như vậy là đặc thù chủ yếu của công nghệ. Khái niệm về kỹ thuật được
hiểu là bao gồm toàn bộ những phương tiện lao động và nhưng phương pháp tạo ra
cơ sở vật chất.
Khoa học công nghệ có vai trò rất lớn đố với việc sản xuất chuyên môn hoá
của vùng kinh tế:
Tiến bộ của khoa học công nghệ ảnh hưởng tới quá trình
hình thành vùng kinh tế nhiều mặt.
Tiến bộ KHCN cũng cho phép cải tạo các vùng đất xấu hoặc đầm lầy thành
những vùng canh tác, tạo nên những vùng sản xuất nông nghiệp chuyên môn hoá
quan trọng.
- Khoa học công nghệ là động lực phát triển chuyên môn hóa các ngành nông
nghiệp, công nghiệp và cả dịch vụ.
- Khoa học công nghệ thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu
công nghiệp, đóng vai trò trong việc duy trì, cải tiến và định hướng các ngành sản
xuất chuyên môn hóa trong tương lai.


- Khoa học công nghệ thúc đẩy quá trình phân công lao động, làm thay đổi

sâu sắc phương thức lao động của con người, do vậy ảnh hưởng gián tiếp đến
chuyên môn hóa sản xuất.
- Khoa học công nghệ góp phần tăng giá trị sản xuất của các ngành nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, tác động lớn nhất là ngành công nghiệp.
- Khoa học công nghệ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của vùng trên cơ sở
khai thác lợi thế, thế mạnh riêng của từng vùng, từng địa phương.
Tuy nhiên, khoa học công nghệ cũng là yếu tố có tác động tiêu cực nêu các
vùng không có chính sách phát triển phù hơp. Tăng cường các ngành sản xuất
chuyên môn hóa đồng nghĩa với việc đòi hỏi không ngừng đầu tư các trang thiết bị
hiện đại, các hệ thống máy móc tăng năng suất và chất lượng sản phẩm sẽ tiêu tốn
ngân sách Nhà nước cho các vùng nhưng hiệu quả kinh tế mang lại không chắc
chắn.
Mặt khác, ở các nước kém phát triển, việc nhập khẩu ồ ạt các thiết bị khoa học
công nghệ “lỗi thời” [so với các nước đang phát triển] sẽ khiến các nước này có
nguy cơ trở thành bãi rác công nghệ.
2.2.5.Các mối liên hệ kinh tế
a. Mối liên hệ kinh tế nội vùng:
Mối liên hệ kinh tế nội vùng phản ánh nhu cầu sản phẩm nội vùng, góp phần
xác định cơ cấu sản xuất tổng hợp của vùng.
Khi nói đến mối liên hệ kinh tế nội vùng tức là nói đến mối quan hệ giữa sản
xuất và phát triển tổng hợp. Đó là việc tận dụng hiệu quả mọi khả năng vốn có
nhưng mang tính đặc thù của vùng vào việc ưu tiên vào phát triển các ngành sản
xuất chuyên môn hóa.
Mối liên hệ kinh tế nội vùng giúp cho vùng có điều kiện đầu tư vào sản xuất
chuyên môn hóa, giúp cho vùng phát triển được lâu bền mà không khiến cho nên
kinh tế của vùng trở nên què quặt.
b. Mối quan hệ kinh tế liên vùng:


Mối liên hệ kinh tế liên vùng phản ánh nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa,

góp phần xác định cơ cấu sản xuất chuyên môn hóa của vùng.
Mối liên hệ kinh tế liên vùng nghĩa là quan hệ kinh tế giữa các vùng với nhau
trong cùng một phạm vi không gian lãnh thổ cấp lớn hơn.
Đối với sản xuất chuyên môn hóa, các mối liên hệ kinh tế liên vùng có vai trò
hết sức quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu về sản phẩm hàng hóa ngày càng
tăng thêm hay giảm bớt, tăng khả năng hỗ trợ sản xuất giữa các vùng vơi nhau
giảm thiểu những rủi ro trong quá trình sản xuất chuyên môn hóa.
c. Quan hệ kinh tế đối ngoại:
Việc mở rộng quan hệ kinh tế và thương mại với nước ngoài thông qua việc
đẩy mạnh các hoạt động xuất - nhập khẩu cũng có ảnh hưởng đến sự hình thành,
quy mô và mức độ chuyên môn hóa của vùng kinh tế.
Các sản phẩm sản xuất chuyên môn hóa của không chỉ đáp ứng nhu cầu trong
vùng, các vùng trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Do vậy, quan hệ kinh
tế đối ngoại được ví như là chiếc cầu nối giữa chuyên môn hóa sản xuất và người
tiêu dùng trên thế giới, góp phần mở rộng thị trường têu thụ cho các sản phẩm của
sản xuất chuyên môn hóa của một vùng kinh tế cụ thể.
2.2.6. Yếu tố dân cư, dân tộc
Dân cư có tác động đối với sản xuất chuyên môn hoá thông qua việc phân
công lao động trong từng ngành, từng vùng kinh tế và nhu cầu về sản phẩm hàng
hoá trên thị trường.
Khi nhu cầu của người dân về một loại sản phẩm hàng hoá tăng lên sẽ kéo
theo đó là sự gia tăng khối lượng hàng hoá trong các ngành sản xuất chuyên môn
hoá, điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất chuyên môn hoá.
Ngược lại, khi nhu cầu về sản phẩm hàng hoá đó không còn nữa thì các ngành sản
xuất chuyên môn tạo ra các sản phẩm cũng sẽ không thể tồn tại.


Đối với vấn đề dân tộc, tập quán sản xuất đã hình thành và tích luỹ lâu đời của
dân bản địa tạo nên những ngành sản xuất chuyên môn hoá với những sản phẩm
hàng hoá độc đáo.

2.2.7. Yếu tố lịch sử, văn hoá
Các làng nghề truyên thống lâu đời góp phần tạo nên những nét đặc sắc trong
việc gìn giữ bản sắc văn hoá của từng vùng, đông thời khi kết hợp với những tiến
bộ của khoa học và công nghệ, tính chuyên môn hoá cao trong khâu sản xuất sẽ tạo
nên những sản phẩm hàng hoá mang nét riêng biẹt của từng vùng.
2.2.8. Yếu tố chính trị - pháp lí.
2.2. Yếu tố chính sách phát triển
Các chính sách kinh tế trong từng vùng kinh tế cho phép các vùng ưu tiên
phát triển những ngành sản xuất có lợi thế “trội” hơn hẳn các vùng khác hình thành
nên những vùng sản xuất chuyên môn hoá.
Chính sách phát triển cũng cho thấy những ưu tiên của Nhà nước trong việc
đầu tư vào các ngành được cho là có thể sản xuất chuyen môn hoá mang lại hiệu
quẩ các cho nên kinh tế quốc dân nói chung và trong từng vùng cụ thể nói riêng.
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHUYEN
MÔN HÓA TRONG VÙNG KINH TẾ. LIÊN HỆ VIỆT NAM.
3.1. Định hướng phát triển sản xuất chuyên môn hóa trong vùng kinh tế
3.1.1. Trong nông nghiệp:
Xây dựng và phát triển nền nông nghiệp toàn,gắn với công nghiệp chế biến và
thị trường; hướng tới một nền nông nghiệp sạch, ứng dụng thành công kỹ thuật tiên
tiến và công nghệ sinh học vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa;
Phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung hóa và chuyên môn hóa sản xuất;
tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp.


Đầu tư có hiệu quả chương trình kiên cố hoá kênh mương, chương trình cải
tạo vùng trũng, phát triển trang trại.
- Ưu tiên đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho việc ứng dụng và chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ sinh học, hình thành các khu sản xuất
nông nghiệp công nghệ cao, hỗ trợ nông dân tìm kiếm thị trường;

- Tăng cường quản lí nông nghiệp về giống cây trồng, vật nuôi, đảm bảo an
toàn dịch bệnh cho gia súc, gia cầm;
- Hình thành các khu sản xuất nông nghiệp tập trung; kiện toàn hệ thống hợp
tác xã;
- Thu hút cá nhân trong và ngoài nước đấu thầu sử dụng đất.
3.1.2. Trong công nghiệp:
- Tăng cướng ứng dụng khoa học công nghệ vào các ngành sản xuất.

3.1.3. Trong quản lý kinh tế vùng
- Tái thiết kế tổ chức quản lý theo hướng liên kết dựa trên việc trao đổi ý kiến
giữa các bộ phận và cấp độ tổ chức khác nhau nhằm tối ưu hoá khả năng làm việc
của nhân viên.
3.1.4 Trong quan hệ kinh tế đối ngoại
- Tăng cường các hoạt động xuất, nhập khẩu, xuất khẩu các mặt hàng “phân
dị” [khác biệt].
- Thu hút đầu tư nước ngoài
- Nhập khẩu các
3.2. Vấn đề phát triển sản xuất chuyên môn hóa vùng kinh tế ở Việt Nam
Ở Việt Nam có hai loại vùng kinh tế:
Vùng kinh tế ngành: Vùng kinh tế ngành là một vùng ở đó phân bố tập trung
một ngành sản xuất nhất định, ví dụ vùng nông nghiệp, vùng công nghiệp... Vùng


kinh tế ngành cũng có tính chất tổng hợp của nó. Trong vùng kinh tế ngành không
chỉ có các ngành sản xuất chuyên môn hoá mà có cả một cơ cấu phát triển tổng hợp
của vùng ngành, trong đó các ngành sản xuất chuyên môn hoá là cốt lõi của vùng.
Sự hình thành và phát triển của vùng kinh tế ngành cũng là một quá trình phát triển
khách quan dựa trên sự phân công lao động xã hội theo lãnh thổ. Lực lượng sản
xuất càng phát triển, cơ cấu kinh tế càng phức tạp thì vùng kinh tế ngành sẽ chồng
chéo lên nhau, đen xen lẫn nhau và đến một lúc nào đó, hầu như không tồn tại các

vùng kinh tế của một ngành mà chỉ có các vùng kinh tế đa ngành phứctạp với các
sản phẩm phức tạp.
Các vùng kinh tế ngành có ý nghĩa quốc gia là cơ sở hoạch định các chính
sách phát triển và phân bố của các ngành, là cơ sở để kết hợp kế hoạch hoá và quản
lý theo ngành và theo lãnh thổ.
Vùng kinh tế tổng hợp: Vùng kinh tế tổng hợp là một vùng kinh tế đa ngành
phát triển một cách nhịp nhàng cân đối. Nó là một phần tử cơ cấu của nền kinh tế
quốc gia.
Sự chuyên môn hoá của vùng kinh tế tổng hợp được quy định bởi các vùng
kinh tế ngành tồn tại trong vùng kinh tế ngành tổng hợp mà sự chuyên môn hoá của
chúng có ý nghĩa đối với các ngành kinh tế tổng hợp khác.
Lực lượng sản xuất càng phát triển, phân công lao động xã hội càng tỉ mỉ và
phân công lao động theo lãnh thổ trong ngành ngày càng sâu sắc sẽ làm cho cơ cấu
kinh tế của các vùng kinh tế tổng hợp càng thêm phức tạp. Khi đó, sự chuyên môn
hoá của các vùng kinh tế tổng hợp trở thành sự chuyên môn hoá của nhiều ngành
kinh tế trong vùng. Số ngành chuyên môn hoá của các vùng kinh tế tổng hợp tăng
lên không có nghĩa là trình độ chuyên môn hoá của chúng giảm xuống, bởi vì sự
chuyên môn hoá của vùng phản ánh mối quan hệ của vùng với nền kinh tế của cả
nước hoặc với nhiều vùng kinh tế tổng hợp khác.
Vùng kinh tế tổng hợp gồm có hai loại: Vùng kinh tế cơ bản và vùng kinh tế
hành chính


a. Vùng kinh tế cơ bản: là vùng có diện tích rộng hơn ngành sản xuất chuyên
môn hoá nhiều hơn và sự phát triển tổng hợp của vùng cũng phức tạp hơn so với
vùng kinh tế hành chính. Vùng kinh tế cơ bản chỉ có ý nghĩa và chức năng kinh tế.
Do đó tác dụng chủ yếu của vùng kinh tế cơ bản là giúp cho việc nghiên cứu lập
các chương trình kế hoạch dài hạn về phát triển kinh tế xã hội tầm quốc gia được
xác đáng, giúp cho việc phân bố hợp lý sản xuất trong cả nước và giữa các vùng
giúp cho việc xây dựng tốt hơn mối liên hệ kinh tế giữa các vùng cũng như trong cả

nước và giúp cho việc phối hợp tốt nhất giữa các vùng trong vấn đề khai thác một
cách có hiệu quả nhâts mọi nguồn tài nguyên, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật...
của đất nước, hình thành và điều tiết các cân đối lãnh thổ lớn, định hướng các
chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ tầm vĩ mô.
b. Vùng kinh tế hành chính là vùng không những có chức năng kinh tế mà còn
có chức năng hành chính. Vùng kinh tế hành chính là kết quả của sự thống nhất
giữa quản lý kinh tế với quản lý hành chính, là những vùng hành chính được xây
dựng theo nguyên tắc kinh tế, ranh giới hành chính và kinh tế thống nhất.
Do ý nghĩa và chức năng kinh tế của nó, cho nên vùng kinh tế hành chính
cũng có đầy đủ hai nội dung cơ bản của một vùng kinh tế tổng hợp là chuyên môn
hoá sản xuất và phát triển kinh tế tổng hợp. Bản thân vùng kinh tế hành chính cũng
là một tổng hợp thể kinh tế xã hội. Do ý nghĩa và chức năng hành chính của nó cho
nên mỗi vùng kinh tế hành chính cũng là một đơn vị kinh tế trong phân cấp quản lý
có bộ máy, có ngân sách riêng và có thị trường địa phương. Những cơ quan chính
quyền của vùng kinh tế hành chính thi hành chức năng quản lý hành chính đồng
thời cùng thực hiện chức năng quản lý kinh tế. Dân số cũng như diện tích của vùng
kinh tế - hành chính phải tuỳ thuộc vào khả năng và trình độ quản lý kinh tế và
hành chính, chứ không chỉ phụ thuộc vào yếu tố kinh tế.
Hiện nay nước ta được chia thành 8 vùng kinh tế như sau:
- Vùng kinh tế Đông bắc Bắc Bộ [gồm 11 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao
Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú
Thọ và Bắc Giang]


- Vùng kinh tế Tây Bắc [ gồm 4 tỉnh Lai Châu Điện Biên, Sơn La và Hoà
Bình]
- Vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng [gồm các tỉnh, thành phố Hà Nội,
Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam,
Ninh Bình, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh]
- Vùng kinh tế Bắc Trung Bộ [gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà

Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế]
- Vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ [gồm thành phố Đà Nẵng và các
tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và
Bình Thuận]
- Vùng kinh tế Tây Nguyên [Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng và
Đắc Nông]
- Vùng kinh tế Đông Nam Bộ [bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và các
tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai]
- Vùng kinh tế đồng bằng sông Cửu Long [gồm các tỉnh Long An, Tiền
Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,
Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và Hậu Giang]

C. KẾT LUẬN


Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chuyên môn hóa sản xuất của vùng kinh tế.
Tuy nhiên, không phải tất cả các yếu tố đều tác động có lợi mà có yếu tố tác động
cả hai mặt [vừa có lợi nhưng đồng thời cũng có hại].
Đề tài đã đi vào tìm hiểu những tác động của các yếu tố [tài nguyên tự nhiên,
phân công lao đông xã hội trong vùng, cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, quan hệ
kinh tế, dân cư – dân tộc, lịch sử - văn hóa, chính trị - pháp lí, chính sách phát triển
kinh tế] đối với việc sản xuất chuyên môn hóa trong vùng, có những định hướng
phát triển các ngành sản xuất chuyên môn hóa trong điều kiện ảnh hưởng của các
nhân tố nói trên.
Chính vì vậy, trong việc phân vùng kinh tế và phát triển các ngành sản xuất
chuyên môn hóa cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để tận dụng tối đa những lợi thế
mà các yếu tố trên mang lại, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực nhằm đạt
hiệu quả kinh tế cao, góp p-hần vào phát triển kinh tế vùng đồng thời thỏa mãn nhu
cầu của người tiêu dùng, tăng sức cahj tranh trong vùng kinh tế.


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Tưởng [chủ biên], Trần Văn Thắng, Phạm Viết Hồng, Lê Ngoãn,
trần Thị Cẩm Tú, Giáo trình Địa ly Kinh tế - xã hội đại cương, phần I, II. ĐHSP
Huế, 2002, 2003.
2. Nguyễn Văn Quang, Phân vùng kinh tế, Nàh xuất bản Giáo Dục, 1981.
3. Trang web Sở Tài nguyên và Môi trường.
4. Mạng Internet: Google, bing…



Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề