Tại sao Việt Nam không sử dụng gói kích cầu thứ 2

  • Việt Hà, phóng viên RFA
    2009-12-08

Hồi cuối tháng 10, chính phủ Việt Nam thông qua gói kích cầu thứ hai trong đó chương trình hỗ trợ lãi suất ngắn hạn được tiếp tục gia hạn đến hết quý 1 năm 2010. Tuy nhiên, đến đầu tháng 12 thì chính phủ lại quyết định chấm dứt chương trình hỗ trợ cho vay lãi suất ngắn hạn vào cuối tháng này.

Nguyên nhân gì khiến chính phủ có những thay đổi quyết định đột ngột như vậy, và liệu gói kích cầu thứ hai có thực sự là cần thiết đối với nền kinh tế Việt Nam lúc này hay không, Việt Hà có bài phỏng vấn ông Patrick Barta – Trưởng văn phòng Đông Nam Á của Nhật báo The Wall Street Journal, người theo dõi chặt chẽ các vấn đề về kinh tế tại Việt Nam và trong khu vực về vấn đề này.

Tăng trưởng, lạm phát

Nhận định về những nguyên nhân về thay đổi trong quyết định của chính phủ, ông Barta cho biết như sau:

Patrick Barta: Chính phủ Việt Nam đã có một gói kích cầu tương đối lớn vào năm nay cũng giống như những quốc gia khác, và gói kích cầu này đã hết sức thành công. Tuy nhiên có nhiều kinh tế lại đang tỏ ra lo ngại ở giai đoạn này về việc chính phủ kéo dài gói kích cầu quá lâu thì nó sẽ tạo nên quá nhiều hoạt động cho nền kinh tế và có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế quá nóng.

Các kinh tế gia lo ngại rằng nếu chúng ta tiếp tục gói kích cầu này lâu hơn nữa thì mọi cái có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát rất nhanh.

Ô.  Patrick Barta

Còn nhớ hồi năm 2008, đã có những bằng chứng cho thấy là nền kinh tế Việt nam đã tăng trưởng quá nhanh và có lạm phát cao, cùng nhiều vấn đề khác. Vì thế các kinh tế gia lo ngại rằng nếu chúng ta tiếp tục gói kích cầu này lâu hơn nữa thì mọi cái có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát rất nhanh và vì thế họ đã khuyên chính phủ nên thu lại gói kích cầu.

Hiện tại bây giờ Việt nam không có lạm phát nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy là nó sẽ quay trở lại và như tôi đã nói là năm 2008 mức lạm phát đã lên khá cao ở mức 28% là mức mà không ai muốn. Bây giờ thì Việt nam chưa có lạm phát ở mức cao như thế nhưng nó đang tăng lên. Ngòai ra thì ở thành phố Hồ Chí Minh đã có những báo cáo cho thấy là giá bất động sản đã tăng trở lại.

Vì thế dù rằng hiện nền kinh tế chưa quá nóng nhưng Việt Nam vẫn phải đối phó với khủng hoảng toàn cầu. Chính những dấu hiệu sớm báo hiệu nền kinh tế quá nóng là lý do khiến các nhà kinh tế khuyên chính phủ nên thu lại gói kích cầu.

Việt Hà: Nếu như chính phủ chấm dứt chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi thì có rất nhiều doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn và sẽ có những vấn đề khác nẩy sinh đối với nền kinh tế một khi doanh nghiệp gặp khó khăn?

Patrick Barta: đúng vậy, nhiều công ty Việt Nam đã loby rất ghê gớm để chính phủ giữ lại gói kích cầu và theo tôi hiểu thì chính phủ muốn giữ lại gói kích cầu đến hết năm sau, và chấm dứt chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi, nhưng vẫn giữ lại các chương trình cho vay ưu đãi trung và dài hạn. Có những dấu hiệu cho thấy những khó khăn có lẽ chính phủ có thể sẽ cho thêm tiền vào các khoản vay dài hạn.

Nhưng các vấn đề của công ty Việt Nam năm ở chỗ nếu họ là các công ty mạnh và được điều hành tốt thì họ không nên cần gói kích cầu này mãi được. Còn các công ty yếu thì mặc dù có thể là gói kích cầu phần nào giúp họ làm chậm lại các vấn đề của họ thì cuối cùng những vấn đề đó vấn quay lại với họ. Vì thế đúng là có những rủi ro ở đây khi chính phủ rút lại gói kích cầu, một vài điểm yếu chính của nền kinh tế sẽ có thể lộ diện.

Các bạn có thể tìm thấy vài công ty không có những kinh doanh tốt nhưng chúng ta không thể biết được câu trả lời chính xác cho đến khi chính phủ chính thức chấm dứt gói kích cầu. Chính phủ hiện đang ở trong một vị trí rất chật hẹp. Họ không thể thực sự đủ sức để tiếp tục gói kích cầu nhưng mà ở trên một số khía cạnh họ cũng không thể không có nó vì các công ty rất cần.

Tôi nghĩ là chính phủ đang cố gắng giữ cân bằng ở đây khi họ nhìn nhận các vấn đề trong ngắn hạn về việc kéo gói kích cầu quá lâu và nền kinh tế quá nóng trong khi vẫn giữ gói kích cầu cho các vốn vay dài hạn hơn để các công ty thật sự cần thì có thể có và giúp họ vượt qua thời kỳ khó khăn.

Nên nhớ là chúng ta vừa ra khỏi khủng hoảng và kể cả khi mọi thứ nhìn có vẻ tốt hớn so với 6 tháng trước, thì đối với một nền kinh tế lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài như Việt nam, có nhiều thứ vẫn chưa quay trở lại bình thường được. Việt Nam vẫn chưa thể hoàn toàn hồi phục.

Cho nên, tôi nghĩ là chính phủ đang muốn giữ cân bằng ở đây giữ việc chấm dứt một phần gói kích cầu  nhưng không phải tất cả. Nhưng nếu họ không quản lý đúng và việc cân bằng không hợp lý thì mọi thứ cũng có thể trở nên khó khăn cho Việt Nam.

Tiếp tục kích cầu?

Việt Hà: Vậy Việt Nam có thực sự cần gói kích cầu thứ hai hay không?

Patrick Barta: đây là câu hỏi đáng giá nhiều triệu đô la mà không ai có thể thực sự trả lời được. Theo tôi thì rõ ràng là gói kích cầu thứ nhất đã giúp nhiều. Kinh tế Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất trên thế giới suốt năm qua trong khi nền kinh tế các nước khác như Thái lan, Singapore bị thu hẹp lại mạnh mẽ. Việt nam vẫn tiếp tục có tăng trưởng dù rằng không bằng các năm trước. Vì thế chúng ta có thể kết luận là gói kích cầu thứ nhất là thành công.

Liệu có cần gói kích cầu thứ hai và điều quan trọng nữa là liệu Việt nam có đủ điều kiện để thực hiện gói thứ hai hay không. Tôi nghĩ, sẽ rất tốt khi có một gói kích cầu nữa.

Ô.  Patrick Barta

Câu hỏi đặt ra là liệu có cần gói kích cầu thứ hai và điều quan trọng nữa là liệu Việt nam có đủ điều kiện để thực hiện gói thứ hai hay không. Tôi nghĩ, sẽ rất tốt khi có một gói kích cầu nữa. Các công ty rất muốn có hỗ trợ vay vốn, và các ưu đãi khác kéo dài thêm năm nữa nếu không muốn nói là mãi mãi.

Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu Việt Nam có thể làm được vậy hay không và liệu có quá nhiều kích cầu thì có làm cho việc tăng trưởng lên quá nhanh và khiến các vấn đề của 2 trước quay lại.

Rõ ràng là đang có những tranh luận là liệu có nên có gói thứ hai hay các gói khác nữa hay không ở giai đoạn này. Hiện nền kinh tế còn rất mong manh và cũng không chắc là Việt nam có hội đủ điều kiện để có thể tiếp tục gói kích cầu này.

Việt Hà: Theo ông thì ngoài gói kích cầu vừa tuyên bố thì liệu Việt Nam có thể quyết định thêm gói kích cầu nào khác nữa không?

Patrick Barta: Họ đưa cho thấy những dấu hiệu rất lẫn lộn và rất khó để đọc được chính phủ Việt Nam lúc này. Bởi vì lúc này thì họ dường như đang nói về việc kéo dài gói kích cầu ra thêm nữa, vài ngày sau thì họ lại nói sẽ dừng nó. Tôi nghĩ một phần đây là sự phản ánh của một thực tế là quá khó để đọc tình hình kinh tế lúc này. Chúng ta không biết là liệu có đi vào một khủng hoảng đúp sâu hơn nữa hay không hay là đang tiến tới hồi phục.

Tôi chắc chắn là chính phủ đang chịu những sức ép lớn từ mọi phía. Các nhà kinh tế và Ngân hàng thế giới thì nói là họ cần thu lại gói kích cầu, nhưng các công ty của Việt Nam thì lại nói là họ nên kéo dài gói kích cầu. Vì thế có thể thấy đây là một nỗ lực nhằm cân bằng các phía.

Liệu họ còn thêm gói kích cầu nào nữa không? Tôi không biết. Nó phụ thuộc vào kinh tế thế giới và vào việc họ chịu đựng được áp lực từ phía các công ty Việt nam đến đâu. Tôi nghĩ nếu các nhà kinh tế được quyết định thì sẽ không có gói thứ hai. Còn nếu các công ty được quyết định thì có thể sẽ có gói khác. Tôi không biết là liệu chính phủ có thể thực hiện được gói thứ hai đó không. Điều này cần phải được theo dõi chặt chẽ.

Việt Hà: Xin cảm ơn ông.



Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được quan tâm hơn trong gói kích cầu thứ 2?

Và, nếu có gói kích cầu mới thì phải “kích” thế nào?... NB&CL đã có cuộc đối thoại với TS. Cao Sĩ Kiêm- Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tiền tệ Quốc gia, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp [DN] nhỏ và vừa Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Gói kích cầu thứ nhất: Hoàn thành nhiệm vụ!

+ Thời gian qua, đã có rất nhiều đánh giá khác nhau về hiệu quả của gói Chính kích cầu 17.000  ỷ của phủ.  Ngay tại  các  phiên  họp  của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng dành nhiều  vấn thời  gian thảo  luận   về đề  này. Riêng ông, ông kích đánh giá cầu này hiệu quả về gói như thế nào?

-  Mục  tiêu  của  gói  kích cầu  thứ  nhất  hướng  vào  3 nội dung: một là bù lãi suất, hai là giảm thuế và ba là một số chính sách về xã hội. Đến giờ  phút  này  chúng  ta  thấy 3  việc  ấy  đã  có  kết  quả.  Thứ nhất, do lãi suất giảm đi một nửa, lượng vốn của ngân hàng đưa vào các DN tăng lên gấp rưỡi  nên  những  đơn  vị  nào tiếp cận được nguồn vốn này đã  duy  trì  sản  xuất  ổn  định. Vì  chi  phí  giảm,  giá  thành giảm  nên  hàng  hóa  dễ  dàng đưa ra thị trường hơn so với trước  đây.  Những  DN  quá khó khăn có được nguồn vốn kích cầu đã tránh được không phá sản, hoặc có điều kiện để vượt  qua  khó  khăn.  Đấy  là những  cái  được  rất  cơ  bản. Những vấn đề ấy làm cho tình hình  ổn  định  hơn,  sản  xuất kinh doanh, lòng tin ổn định hơn…  là  những  kết  quả  rất cơ bản trong gói kích cầu thứ nhất này.
 
 Ông Cao Sĩ Kiêm- Thành viên hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia.
Tất  nhiên,  không  thể không  nói  đến  hạn  chế  của gói  kích  cầu  này.  Vì  nguồn vốn Chính phủ đưa ra không nhiều, chỉ có 17.000 tỷ nên số DN đến được với gói kích cầu này chưa nhiều. Thứ hai, vì lãi suất  giảm  đi  một  nửa  mà  có DN  vay  được,  có  DN  không vay được nên tạo ra sự không  công bằng, tạo ra cạnh tranh không lành mạnh. Cùng một cạnh tranh trên thị trường mà có  anh  được  ưu  tiên,  có  anh không  được  ưu  tiên,  có  anh được  lợi  thế,  có  anh  không được  lợi  thế  thì  dứt  khoát anh không được vay là không cạnh tranh được với anh kia. Thứ ba, gói kích cầu tạo ra sự ỉ lại. Khi nguồn vốn cho vay mà  không  kiểm  soát  được, DN sử dụng không đúng mục đích  sẽ  tạo  ra  phản  ứng  của những DN khác và bản thân DN được ưu tiên vay vốn thì ỉ lại. Hơn nữa, khi sử dụng gói kích cầu là chúng ta phải chấp nhận giống  như thời bao cấp nghĩa là nó làm méo mó các chính  sách  của  kinh  tế  thị trường. Đánh  giá  mặt  phải,  mặt trái, mức độ của gói kích cầu này  tôi  nghĩ  chỉ  nên  dừng  ở mức như thế thôi, nghĩa là ở mức cứu nguy, giúp DN vượt qua khó khăn và giúp DN trụ vững.  Thế  còn  vươn  lên  tiếp tục  phát  triển,  thoát  ra  khỏi hoàn  toàn  và  phát  triển  bền vững thì còn thời gian dài và cần nhiều vấn đề.  

+ Tại  sao  lại  có  chuyện DN  không  tiếp cận  được nguồn vốn, theo ông có phải do thủ tục hành chính ta  còn nhiều khó khăn?

- Tôi nghĩ không tiếp cận được vốn là do 3 vấn đề. Vấn đề lớn nhất là anh không đủ chuẩn để ngân hàng cho vay. Vì nguồn vốn này vẫn cho vay theo  cơ  chế  cũ,  không  có  gì thay  đổi,  không  giảm  chuẩn. Bởi  nếu  ta  giảm  chuẩn  cho vay xuống như Mỹ thì sẽ gây ra  đổ  vỡ  ngay.  Trong  chuẩn cho vay, DN phải có lãi 2 năm liên tục, không có nợ quá hạn, không nợ thuế, có tài sản thế chấp, thì tất cả 4, 5 điều kiện ấy đối với DN mà vừa bị tác động  của  lạm  phát  cao,  của khủng hoảng kinh tế vẫn còn nợ  cũ  không  trả  được,  thuế  không có tiền trả thì tự nhiên DN  rơi  vào  nợ  đọng  và  tất nhiên là không được cho vay. Đấy là cái gốc của vấn đề chứ không  phải  do  thủ  tục.  Còn thủ tục hành chính, triển khai và cụ thể hoá cũng chỉ là một phần thôi, chứ không phải là chính. Thế nên, thời gian vừa qua, nhiều DN rất khó khăn nhưng không được vay, nhiều DN  chưa  hẳn  khó  khăn  quá thì lại được vay vì có đủ điều kiện.  Nên  dư  luận  xã  hội  có cảm giác rằng hình như chính sách giúp đỡ anh “khỏe” chứ không phải giúp đỡ anh “ốm”. Nhưng công bằng mà nói, nếu chúng ta cứu anh khó, cứ nợ chồng như thế thì sẽ làm cho lạm phát tăng lên và nền kinh tế có thể bị suy sụp.

+ Như kích thế,  theo  ông, giải phápcầu như thời gian vừa qua là đã hợp lý?

- Đúng vậy, gói kích thích kinh tế như thời gian qua là đã hợp lý và đã hoàn thành được trách nhiệm. Phải có gói kích cầu thứ 2

+ Gói  kích  thích  kinh  tế lần thứ nhất đã “hoàn thành nhiệm ông vụ”. Vậy, quan  điểm của  ông về khả  năng sẽ có thêm một gói kích cầu nữa như thế nào?

- Nói về khả năng của gói kích  cầu  thứ  2  thì  phải  nói như thế này: Tuy rằng chúng ta  đã  vượt  qua  khó  khăn, chúng  ta  đã  trụ  vững  nhưng khả  năng  thoát  ra  khỏi  suy thoái và đi lên, phát triển bền vững  là  chưa  được.  Cho  nên dứt khoát phải có những giải pháp  kích  thích  kinh  tế  tiếp để cho nền kinh tế Việt Nam: một là tiếp tục thoát ra khỏi suy thoái, hai là có điều kiện cơ bản để đi lên. Vì vậy, theo tôi dứt khoát phải có gói kích thích kinh tế lần thứ 2. Về gói kích  cầu  này,  Thủ  tướng  đã tuyên bố rồi và đang giao cho Ngân hàng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch& Đầu tư, Bộ Công thương thiết kế cụ thể những nội dung của nó.

+ Nghĩa là việc  sẽ có gói kích cầu thứ 2 không có gì để bàn cãi.   Nhiều  ý kiến cũng  cho rằng, triển khai một gói kích cầu không khó. Khó ở chỗ phải kích thế nào?

 - Dưới góc độ của người nghiên cứu và đã từng chỉ đạo, cũng như tham gia tôi cho rằng, gói kích thích 2 có mấy nội dung cần lưu ý: Về vốn, tất nhiên chỗ nào cần, chỗ nào phải đưa vào để tạo điều kiện  thoát nhanh khỏi khó khăn, phát triển bền vững thì chúng ta vẫn phải đưa vào. Nhưng, vốn phải tập trung vào trung hạn, dài hạn nhiều hơn. Tuy vậy, vốn không quan trọng, không phải là cái quyết định, quan trọng là làm thế nào để cho điều kiện sản xuất, yếu tố sản xuất, môi trường sản xuất thuận lợi để DN thoát ra, đi lên, và phát triển. Thí dụ như vấn đề thủ tục hành chính, vấn đề giải phóng mặt bằng, vấn đề đào tạo tay nghề, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, giúp DN hiểu biết luật lệ nước ngoài, tìm hiểu thị trường nướcngoài…tất cả những thứ ấy là phải mở ra và Nhà nước phải hỗ trợ một phần, bản thân họ phải vươn lên… Đấy chính là môi trường để DN sử dụng vốn, tiếp cận khai thác chính sách và hội nhập được với bên ngoài…Nếu có gói kích cầu 2 thì phải được tập trung một cách toàn diện, đồng bộ, tạo yếu tố môi  trường,  chứ  không  phải  chỉ  tập  trung  vào  vốn  và  lãi suất, vì ngoài phần chống suy giảm  chúng  ta  còn  chống  cả lạm phát có thể quay trở lại.

+ Như vậy, đối tượng ở gói kích thích kinh tế thứ hai này sẽ thu hẹp hơn?

-  Đối  tượng  thu  hẹp,  lãi suất cũng phải thu  hẹp,  thời gian có thể ngắn hơn.

+  Đối  tượng thu cầu hẹp thì liệu rằng, gói kích 2 nó nên tập trung hỗ trợ DN nhỏ và vừa, đối tượng mà ói kích cầu 1 chưa thật sự quan tâm đến?

-  Tất  nhiên  còn  hai  yếu tố vẫn phải làm: một là nông nghiệp  -  nông  thôn  -  nông dân;  hai  là  DN  nhỏ  -  những  đơn  vị  yếu  thế  trong  cạnh tranh, kể cả về vốn, công nghệ, thị trường, năng lực quản lý. Năm 2010: Tốc độ tăng trưởng có thể đạt 6,5%

+  Nền  kinh  tế  VN  đã  có dấu hiệu phục hồi và đạt mức tăng trưởng tương đối. Từ góc nhìn của ông qua thì đã kinh chạm tế VN thời gian qua đã chạm đáy của suy giảm chưa?

- Chắc chắn là chạm rồi và bây giờ đang phát triển ngược trở lên thì mới có tăng trưởng từ 3,1 đến 4,1 rồi 4,8 và chắc chắn cuối năm nay lên 5 hoặc 5,2. Khi chạm đáy thì mới lên được. Nếu mà chưa chạm đáy thì sẽ còn tụt nữa.

+  Đã  chạm đáy và đang phát triển chúng ta ngược lên, theo  ông, về bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2010?

-  Hết  năm  nay,  kinh  tế Việt Nam sẽ chững lại và ổn định, nhưng thoát ra khỏi thì phải cả năm 2010 và có tăng trưởng,  phát  triển  đi  lên  thì phải  bắt  đầu  vào  năm  2011, 2012. Tất nhiên, năm 2010 có  thể hơn năm 2009 này. Năm 2010 chúng ta có thể đạt được 6,5%, năm nay chỉ đạt được từ  5-5,2%. Và sự tăng trưởng đấy chắc chắn trông chờ rất nhiều kinh tế lần thứ hai này.

+ Xin cảm ơn ông!

Lan Anh- Ngọc Lành


Video liên quan

Chủ Đề