Tẩm cung là gì

Ý nghĩa của Sổ thị tẩm là gì, Sổ thị tẩm là gì trên Tiktok, Sổ thị tẩm trên Facebook là gì, Sổ thị tẩm của Lê Tùng Vân nghĩa là gì, cùng thanhcadu.com tìm hiểu về Thị tẩm vàSổ thị tẩm qua bài viết này nhé!


Thị tẩm là gì?

Thị tẩm hay sủng hạnh, lâm hạnh là việc cung tần mỹ nữ phục vụ chuyện phòng the cho các vua chúa thời xưa. Ta thường thấy trong các phim cổ trang, các mỹ nữ trước khi vào thị tẩm sẽ tắm gội sạch sẽ, sau đó sẽ được cởi sạch trang phục và quấn kín cơ thể bởi một tấm lụa đỏ.

Sổ thị tẩm là gì?

Sổ thị tẩm là quyển sổ ghi chép lại thời gian cũng như giờ ra vào của cung tần mỹ nữ khi được thị tẩm, đây là quyển sổ được các hoạn quan gìn giữ cẩn thận và chỉ có một số ít người trong Hoàng cung có thể xem nó.

Để quản lý số lượng cung tần mĩ nữ hầu hạ hoàng thượng, một hệ thống sắp xếp phẩm cấp được xây dựng nhằm tạo điều kiện cho công tác quản lý. Dưới thời nhà Đường, hệ thống này được chia thành 8 bậc khác nhau giống hệt với các quan đại thần, với Hoàng hậu được coi là cấp cao nhất chỉ sau hoàng thượng. Các phi tử khác sẽ lần lượt được liệt vào danh sách tương ứng với vị trí cũng như vai trò của mình:

Dưới thời nhà Đường, hệ thống này được chia thành 8 bậc khác nhau giống hệt với các quan đại thần, với Hoàng hậu được coi là cấp cao nhất chỉ sau hoàng thượng.
  • Chính nhất phẩm là phu nhân, bao gồm có: Quý phi, Thục phi, Đức phi, Hiền phi.
  • Chính nhị phẩm gồm có cửu tần: Chiêu nghi, Chiêu dung, Chiêu ái, Tu nghi, Tu dung, Tu ái, Sung nghi, Sung dung, Sung ái.
  • Chính tam phẩm gồm có Tiệp dư
  • Chính tứ phẩm gồm có Mỹ nhân
  • Chính ngũ phẩm có Tài nhân 3 cấp, mỗi cấp 9 người hợp thành thống nhất gọi là nhị thập thất thế phụ.
  • Chính lục phẩm gồm có Bảo lâm,
  • Chính thất phẩm là Ngự nữ,
  • Chính bát phẩm là Thái nữ gồm ba cấp, mỗi cấp có 27 người hợp thành gọi là bát thập nhất ngự thê.

Yếu tố quyết định thời khắc được thị tẩm của phi tần

Giống như nhiều tác phẩm phim "cung đấu" khác, bộ phim Diên Hi Công Lược [2018] đang gây sốt cũng thu hút khán giả bởi mối quan hệ đầy sóng gió giữa những người phụ nữ vây quanh bậc đế vương.

Ai cũng muốn có sự thương yêu của hoàng thượng và sinh ra những tiểu a ca khỏe mạnh. Nhưng chốn hậu cung đông đảo là thế, các hoàng đế ngày xưa sẽ quyết định "lịch trình" hàng đêm như thế nào?

Đành rằng có thái giám dâng thẻ bài ghi tên từng cung phòng cho hoàng thượng lựa chọn, nhưng cách làm này khó tránh khỏi thiên vị, đàm tiếu.

Ở một số tài liệu, trong đó có sách "The Discoverers" của nhà sử học nổi tiếng Daniel Boorstin ghi lại rằng, hậu cung Trung Quốc từ lâu đã có cách chia thời gian thị tẩm theo quy tắc nhất định, đảm bảo tính đều đặn cao hơn.

Cách chia này dựa trên niềm tin lâu đời của người Trung Hoa lẫn người Á Đông nói chung: Tính toán tuổi tác và vận mệnh theo âm lịch, gắn với chu kỳ của mặt trăng!

Hoàng cung Trung Hoa tin rằng phụ nữ dễ thụ thai nhất là vào những đêm trăng tròn, vì lúc ấy tính Âm của phụ nữ sẽ mạnh mẽ nhất, đảm bảo sự cân xứng hài hòa với tính Dương của bậc đế vương. Vào những đêm ấy, đứa trẻ được thành hình cũng sở hữu khí chất phi phàm, xuất chúng.

Kết quả là, hoàng hậu hay quý phi sẽ được ưu ái kề bên hoàng thượng vào những đêm trăng sáng. Ngược lại, thời điểm trăng non sẽ dành cho phi tần có thứ bậc thấp hơn.

Ngoài ra, không chỉ có phương Đông mà nhiều nền văn hóa khác cũng gắn Mặt trăng với chuyện sinh nở. Ví dụ như Diana trong thần thoại La Mã vừa là thần săn bắn, thần Mặt trăng vừa là vị thần của sự sinh sôi.

Còn khoa học thì sao, họ nói gì về mối liên hệ giữa những đêm trăng với sự sinh sản? Có rất nhiều giả thuyết được đặt ra như: ánh sáng mặt trăng sẽ ảnh hưởng đến hormone melatonin - yếu tố quyết định chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Trong quá trình tiến hóa thì con người cũng tiếp xúc với những đêm trăng suốt hàng ngàn năm; do đêm trăng ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể và bộ não người... Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu về vấn đề này không nhiều, vì vậy nó vẫn còn trong vòng bí ẩn.

Quay trở lại hoàng cung Trung Quốc ngày xưa, nếu đến triều đại cuối cùng là nhà Thanh vẫn áp dụng cách chia thời gian thị tẩm theo đêm trăng, thì trang South China Morning Post ước lượng như sau:

Cứ trong 15 đêm thì Hoàng hậu luôn "chắc suất" 1 đêm. Hoàng quý phi [1 người tại vị], Quý phi [2 người tại vị], Phi [4 người tại vị] sẽ tranh nhau giữ lấy 2 đêm. Còn lại 12 đêm khác [hoặc ít hơn] vào lúc trăng khuất mờ thì sẽ là "sàn đấu" gay cấn giữa các tần, quý nhân đáp ứng... Số lượng những phi tần mỹ nữ này là không hạn định, có khi lên đến hàng trăm, hàng ngàn người.

Trên thực tế, từ cấp quý nhân trở xuống, nhiều người còn không có cung phòng riêng mà chung sống với nhau. Phần đông trong số họ suốt đời không thể gần gũi với thiên tử, mãi giam mình trong bốn bức tường lạnh lẽo của Tử Cấm Thành.

Vậy mới nói, Thư quý nhân trong tập 21 của Diên Hi Công Lược phải nói là vượt qua "tỷ lệ chọi" cực kỳ gắt gao mới mong có một đêm bên cạnh hoàng thượng, nhưng tất cả chỉ hoài công. Chả trách mà nàng ta cay cú đến thế.

Con đường gian nan đến với "long sàng"

Hoàng thượng thường giữ cho mình một vài cái tên mĩ nữ mà mình đặc biệt yêu mến và sủng ái, tất cả những cái tên ấy sẽ được khắc vào các tấm kim bài đặt trong một chiếc lọ lớn nằm ở phía trên long sàng. Hễ nhà vua có nhã hứng muốn thị tẩm thì ngài sẽ lật tấm kim bài có tên cung tần được lựa chọn lên. Một thái giám sẽ bước đến nhận lấy tấm kim bài do vua ban và bắt đầu công tác chuẩn bị cho công việc.

Tới giờ thị tẩm, thái giám sẽ đến phòng nghỉ của cung tần được sủng ái, cởi bỏ y phục của cô gái để chắc chắn không có bất cứ hung khí nào được giấu bên trong, trước khi cõng vị phi tử này trong một tấm chăn lớn dệt bằng chỉ lụa vàng và khiêng đến bên long sàng của hoàng thượng. Từ lúc này, phi tử phải tự mình "bò" lên long sàng và chui vào chăn vì việc đứng quay lưng lại với Hoàng đế là phạm thượng. Sau khi lâm hạnh, họ sẽ bò giật lùi ra khỏi giường, tự cuốn mình vào chăn trước khi được thái giám đưa trở lại về cung.

Trước khi thị tẩm, thái giám bên ngoài sẽ hỏi hoàng thượng có muốn "lưu hay không lưu", nhằm chuẩn bị cho bước kế tiếp. Nếu là "không lưu" thì có thể cho phép phi tần được lui ra hoặc cho họ uống thuốc tránh thai để phòng ngừa rủi ro. Nếu là "lưu" thì trong suốt thời gian giao hoan ấy, thái giám tổng quản sẽ luôn túc trực và ghi chép lại ngày giờ để sau này có thể đối chứng xem liệu đứa con của phi tử sinh ra có phải là cốt nhục của hoàng thượng hay không. Về thời gian giao hoan, để đảm bảo long thể cho Hoàng đế, thái giám cũng được phép đứng bên ngoài réo liên tục để Hoàng đế được biết mà kết thúc công việc theo đúng quy định.

Trong suy nghĩ của người đời, hoàng đế thường là những người háo sắc nhất thiên hạ với hậu cung có đến hàng trăm, hàng nghìn mỹ nhân. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được dù làm "người đứng đầu triều đại" nhưng hầu hết các hoàng đế Trung Hoa đều không được chủ động và thoải mái trong chuyện giường chiếu .

Triều đại nhà Thanh rất coi trọng sổ "ghi chép giường chiếu". Theo Thanh Đại Dã Ký, hoàng cung có một bộ phận riêng chuyên quản chuyện ân ái của hoàng đế được gọi là Kính sự phòng. Những người này sẽ đảm nhận công việc ghi chép và lưu giữ mọi thông tin từ lúc hoàng đế sủng ái cung tần cho đến khi kết thúc.

Nếu là hoàng đế cùng hoàng hậu, thái giám thường không được hỏi nhiều mà chỉ ghi chép những thông tin cơ bản như ngày, tháng, năm và giờ. Còn nếu là phi tần thì mọi thứ sẽ khắt khe hơn. Đầu tiên sau khi hoàng đế ăn cơm chiều, thái giám sẽ mang một cái khay đặt rất nhiều thẻ bài ghi tên của các phi tần có thể hầu hạ hoàng đế [những ai đến kỳ kinh nguyệt hay bị ốm, bị phạt đều bị loại thẻ bài]. Sau khi hoàng đế lật một thẻ bài, thái giám sẽ hiểu ý mà ra truyền tin cho vị phi tần đó để chuẩn bị.

Việc hoàng đế sủng hạnh phi tần cũng có rất nhiều quy định. Phi tử phải không mặc quần áo rồi tự quấn mình trong một tấm chăn, sau đó 2 thái giám sẽ đưa đến cung của hoàng đế. Đây được coi là cách để phòng ngừa hoàng đế sa đà vào chuyện giường chiếu.

Thái giám sẽ đứng gần giường ngủ để ghi chép, từ thời gian hành sự cho đến tư thế để lưu lại. Mỗi hoàng đế cũng chỉ được hưởng thụ trong thời gian nhất định. Nếu quá giờ, thái giám sẽ lớn tiếng hô: "Đến lúc rồi". Nếu hoàng đế vẫn bất chấp sủng ái phi tần thì thái giám sẽ kiên trì hô to 5 - 7 lần liên tục, cho đến khi nào hoàng đế xấu hổ cho phi tử đi mới thôi.

Sau khi phi tần được vác ra ngoài, thái giám sẽ hô to hỏi hoàng đế: "Giữ hay không giữ?". Nếu hoàng đến nói: "Giữ", thái giám sẽ ghi lại: "Giờ này ngày này tháng này năm này, hoàng đế sủng hạnh vị phi tần này", còn nếu là: "Không giữ", thái giám sẽ cho người bấm vào một huyệt sau cổ của phi tần để tránh thai hoặc cho phi tần này uống thuốc phòng ngừa.

Không những thế các hoàng tử và hoàng đế của nhà Thanh trước khi chính thức nạp thiếp hay cưới vợ đều phải trải qua một khóa học đặc biệt về chuyện giường chiếu. Chỉ khi nào thông thạo thì mới được coi là trưởng thành và được phép có vợ hay thiếp.

Theo nhiều sử gia, việc dùng sổ ghi chép chuyện giường chiếu và các quy định nghiêm ngặt về chuyện giường chiếu của hoàng đế vốn xuất phát từ hoàng gia nhà Minh. Nhà Thanh chỉ bắt chước theo.

Thông qua cuốn sổ này hoàng đế hay hoàng hậu có thể kiểm soát được các phi tần chốn hậu cung, phòng tránh việc họ "cắm sừng" hoàng đế và làm lẫn lộn huyết thống của hoàng gia.

Điểm khác biệt giữa nhà Thanh và nhà Minh là hoàng hậu có quyền lực rất lớn. Trong khi hoàng đế nhà Thanh có thể chọn lựa bất cứ phi tần nào mình thích thì hoàng đế nhà Minh lại không được phép.

Theo nhiều chuyên gia sử học, mỗi lần hoàng đế nhà Minh lựa chọn ai đều phải báo trước cho hoàng hậu. Nếu hoàng hậu đồng ý mới ra văn kiện thông báo cho phi tần, những văn kiện thông báo này phải có dấu ấn tín của hoàng hậu mới được coi là có hiệu lực. Thậm chí vì hoàng hậu không cho phép mà nhiều hoàng đế còn bị hạn chế chuyện nạp thêm phi tần.

Thời nhà Đường hoàng đế cũng không được phép lựa chọn phi tần để ân ái. Theo quy định của tổ tiên, hoàng đế phải sủng hạnh tất cả phi tần của mình, không được bỏ rơi bất cứ người nào. Chính vì vậy mà thay vì hưởng thụ chuyện ái ân, nhiều hoàng đến nhà Đường cảm thấy đây là gánh nặng khiến họ sợ hãi và mệt mỏi vì phải làm việc này liên tục trong 9 ngày.

Mỗi khi đến ngày quy định, hoàng đế sẽ được phòng bếp chuẩn bị món ăn để bồi bổ sức khỏe. Hoàng đế không được lựa chọn sẽ qua đêm với ai mà do thái giám hay hoàng hậu chuẩn bị.

Trong hậu cung có 81 phi tần có phẩm cấp và danh hiệu, mỗi đêm họ sẽ chọn ra 9 người để hầu hạ trên giường. Nhiệm vụ của hoàng đế là làm mọi cách để trong 1 đêm có thể sủng ái cả 9 người này, không được thiên vị ai hay bỏ rơi ai.


Sau 9 ngày liên tục như vậy, hoàng đế mới được phép nghỉ ngơi để phục hồi sức lực. Nếu quá mệt mỏi thì những ngày còn lại họ không cần phải ân ái với bất cứ phi tần nào. Hoặc nếu còn sức khỏe thì họ có thể dành thời gian trống này cho phi tần mà mình yêu thích, thanhcadu.com chia sẻ.

Video liên quan

Chủ Đề