Thâm niên nhà giáo năm 2023

Khập khiễng

Theo dự thảo này, những giáo viên đã có thời gian trực tiếp giảng dạy từ 5 năm trở lên, có quyết định nghỉ hưu từ 1/1/1994 đến 1/5/2011 sẽ được hưởng trợ cấp từ 2 triệu - 3,5 triệu đồng, tùy theo thời gian giảng dạy và trợ cấp này được trả một lần. Ở đây phân chia khá rõ, nhà giáo nghỉ hưu giai đoạn đầu từ tháng 1/1994 đến 12/1998 sẽ được nhận mức trợ cấp thấp nhất là 2 triệu đồng/người, từ tháng 1/1999 đến 12/2003 được hưởng 3 triệu đồng/người và giai đoạn cuối từ tháng 1/2004 đến 5/2011 sẽ được hưởng 3,5 triệu đồng/người. Cách tính này được nhiều người cho là không phù hợp.

Cách tính phụ cấp thâm niên của nhà giáo như trong Dự thảo còn nhiều điểmbất hợp lý.

Một trong số những vấn đề được nói tới nhiều nhất là sự so sánh giữa chế độ cho các thế hệ nhà giáo. Vì khoản trợ cấp này chính là phụ cấp thâm niên 25% được tính vào lương hàng tháng, nhưng với những nhà giáo nghỉ hưu trong khoảng thời gian trên chỉ được trả một lần cao nhất 3,5 triệu đồng. Đây được xem là cách đối xử thiếu công bằng cho những giáo viên đã nghỉ hưu. Bởi, chỉ làm một phép tính nhẩm đơn giản, đã có thể thấy, mức trợ cấp một lần này cho giáo viên về hưu chỉ bằng một tháng trợ cấp của người đang đứng lớp. Bao nhiêu giáo chức về hưu trong khoảng thời gian ấy là bấy nhiêu người đã đủ 30 năm đứng lớp, cống hiến cho ngành giáo dục. Chẳng lẽ mức trợ cấp cho 30 năm thâm niên nghề, nếu không muốn nói là một đời dạy học, lại thấp như vậy?

Thiếu công bằng

Nhiều ý kiến cho rằng, cùng có hàng chục năm công tác nhưng giáo viên đang trực tiếp giảng dạy thì tính theo năm công tác và số tiền đó có sự chênh lệch rất nhiều. GS Nguyễn Xuân Hãn cho rằng, "đây là mức đề xuất không thể chấp nhận được" và cách giải quyết như vậy là không công bằng. GS Hãn phân tích, những người về hưu trước ngày 1/1/1994 là khoảng 600.000 người đã được cộng phụ cấp thâm niên để tính lương hưu. Hơn 1 triệu nhà giáo hiện giờ cũng đã có phụ cấp thâm niên. Chỉ còn 19 vạn nhà giáo về hưu trong khoảng thời gian từ 1/1/1994 đến 1/5/2011 là không có. "Chúng tôi cũng cần Bộ công bằng với người trước, người sau ngay ở trong ngành mình" - GS Hãn nói. Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Xuân Phương, Trưởng ban Đời sống, Hội cựu giáo chức Việt Nam cho biết, 1 triệu nhà giáo đang đứng trên bục giảng phấn khởi vì được hưởng phụ cấp thâm niên, nhưng gần 200.000 nhà giáo đã về hưu sẽ thiệt thòi vì không được hưởng chế độ này.

Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Minh Hạc cũng không bằng lòng với dự thảo: "Tôi rất bất ngờ với dự thảo này. Nếu phụ cấp kiểu này thì chỉ bằng phụ cấp thâm niên một tháng của người đang giảng dạy, không ai có thể đồng tình được. Nếu định phụ cấp như thế, Hội Cựu giáo chức Việt Nam sẽ đề nghị thôi không phải thực hiện nữa, sẽ không ai nhận kiểu phụ cấp này. Đây là sự không công bằng" - GS Hạc nhận định.

Việc ban hành bất kỳ một chế độ chính sách nào cũng cần phải có sự công bằng giữa đóng góp và hưởng thụ, chứ không thể "bên trọng, bên khinh". Vì thế, các cơ quan chức năng cần nghiêm túc xem xét lại những bất cập trong dự thảo trợ cấp cho nhà giáo nghỉ hưu.

Năm 2023, khi tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng, các khoản thu nhập từ lương và phụ cấp của giáo viên trung học phổ thông [THPT] có thể đạt tới 20 triệu đồng/tháng.

Hiện nay, mức lương khởi điểm của giáo viên tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đang áp dụng hệ số 2,34 - tương đương 3,487 triệu đồng/tháng. Mức lương cao nhất áp dụng hệ số 6,78 - khoảng hơn 10 triệu đồng/tháng.

Ảnh minh họa: Lã Tiến

Ngoài lương cơ bản, giáo viên còn được tính thêm các khoản phụ cấp khác như: Phụ cấp ưu đãi theo nghề, hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo [nếu có], phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có], phụ cấp ưu đãi. ­

Trong thời gian tới, nếu được Quốc hội thông qua, mức lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng mỗi tháng, lương và phụ cấp từ lương của giáo viên sẽ tăng lên đáng kể.

Cụ thể, đối với giáo viên THPT mới vào ngành được xếp hạng III có hệ số lương 2,34, phụ cấp ưu đãi 30%, lương khởi điểm khoảng 5,4 triệu đồng mỗi tháng; giáo viên THPT hạng I cao nhất có hệ số lương 6,78 thêm phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên, phụ cấp thâm niên vượt khung có thể thực nhận lương trên dưới 20 triệu đồng mỗi tháng.

[Tổng hợp]

Cho hỏi lương của giáo viên các cấp năm 2023 khi tăng lương cơ sở là bao nhiêu? Khi nào giáo viên được tăng lương? Câu hỏi của bạn Diệp đến từ Long An.

Tổng hợp hệ số lương giáo viên các cấp học hiện nay?

* Giáo viên mầm non

Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định về hệ số lương của giáo viên mầm non như sau:

- Giáo viên mầm non hạng III sẽ áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ bậc 1 đến bậc 10 với hệ số lương từ 2.10 đến 4.89

- Giáo viên mầm non hạng II sẽ áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ bậc 1 đến bậc 9 với hệ số lương từ 2.34 đến 4.98

- Giáo viên mầm non hạng I sẽ áp dụng hệ số lượng của viên chức loại A2 nhóm A2.2 từ bậc 1 đến bậc 8 với hệ số lương từ 4.0 đến 6.38

* Giáo viên tiểu học

Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định về hệ số lương của giáo viên tiểu học như sau:

- Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

- Giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.28, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;

- Giáo viên tiểu học hạng I, mã số V.07.03.27, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.

* Giáo viên trung học cơ sở

Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định về hệ số lương của giáo viên trung học cơ sở như sau:

- Giáo viên trung học cơ sở hạng III, mã số V.07.04.32, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

- Giáo viên trung học cơ sở hạng II, mã số V.07.04.31, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;

- Giáo viên trung học cơ sở hạng I, mã số V.07.04.30, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.

* Giáo viên trung học phổ thông

Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định về hệ số lương của giáo viên trung học phổ thông như sau:

- Giáo viên trung học phổ thông hạng III, mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

-Giáo viên trung học phổ thông hạng II, mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38;

- Giáo viên trung học phổ thông hạng I, mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.

Dự kiến tăng lương cơ sở năm 2023 thì tiền lương giáo viên tại cơ sở giáo dục công lập sẽ là bao nhiêu?

Dự kiến mức lương cơ sở của giáo viên tại cơ sở giáo dục công lập sẽ tăng lên bao nhiêu?

Hiện nay, mức lương cơ sở của giáo việ tại các cơ sở giáo dụng công lập được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP như sau:

Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a] Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b] Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c] Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Theo đó, mức lương cơ sở hiện nay áp dụng đối với giáo viên tại cơ sở giáo dục công lập là 1.490.000 đồng/tháng.

Ngoài ra, Chính phủ đã trình các cấp có thẩm quyền việc dự kiến sẽ tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức khu vực công từ 1,490.000 đồng lên thành khoảng 1,800.000 đồng /tháng.

Như vậy, nếu đề xuất tăng lương cơ sở được thông qua thì từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở đối với giáo viên khu vực công sẽ là 1,800.000 đồng/tháng.

Khi nào giáo viên được tăng lương năm 2023?

Theo Báo cáo 439/BC-CP về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 do Chính phủ ban hành có nêu:

Hoàn thiện và triển khai hiệu quả chính sách về lao động, tiền lương, trong đó thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2023.

Như vậy, sắp tới, tiền lương giáo viên các cấp sẽ được điều chỉnh tăng theo mức lương cơ sở mới.

Mức lương của giáo viên tại các cơ sở giáo dục công lập sẽ là bao nhiêu khi tăng mức lương cơ sở?

* Giáo viên mầm non

- Giáo viên mầm non hạng III sẽ nhận tiền lương từ 3.129.000 đồng/tháng đến 7.286.100 đồng/tháng tùy vào bậc của hệ số lương khi áp dụng mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng

Nếu như mức lương cơ sở được tăng lên thành 1.800.000 đồng/tháng thì tiền lương của giáo viên mầm non hạng III sẽ từ 3.780.000 đồng tháng đến 8.802.000 đồng/tháng.

- Giáo viên mầm non hạng II sẽ nhận tiền lương từ 3.486.600 đồng/tháng đến 7.420.200 đồng/tháng tùy vào bậc của hệ số lương khi áp dụng mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng

Nếu như mức lương cơ sở được tăng lên thành 1.800.000 đồng/tháng thì tiền lương của giáo viên mầm non hạng II sẽ từ 4.212.000 đồng/tháng đến 8.964.000 đồng/tháng.

- Giáo viên mầm non hạng I sẽ nhận tiền lương từ 5.960.000 đồng/tháng đến 9.506.200 đồng/tháng tùy vào bậc của hệ số lương khi áp dụng mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng

Nếu như mức lương cơ sở được tăng lên thành 1.800.000 đồng/tháng thì tiền lương của giáo viên mầm non hạng II sẽ từ 7.200.000 đồng/tháng đến 11.484.000 đồng/tháng.

* Giáo viên tiểu học

- Giáo viên tiểu học hạng III sẽ nhận tiền lương từ 3.486.600 đồng/tháng đến 7.420.200 đồng/tháng tùy vào bậc của hệ số lương khi áp dụng mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng

Nếu như mức lương cơ sở được tăng lên thành 1.800.000 đồng/tháng thì tiền lương của giáo viên tiểu học hạng III sẽ từ 4.212.000 đồng/tháng đến 8.964.000 đồng/tháng.

- Giáo viên tiểu học hạng II sẽ nhận tiền lương từ 5.960.000 đồng/tháng đến 9.506.200 đồng/tháng tùy vào bậc của hệ số lương khi áp dụng mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng

Nếu như mức lương cơ sở được tăng lên thành 1.800.000 đồng/tháng thì tiền lương của giáo viên tiểu học hạng II sẽ từ 7.200.000 đồng/tháng đến 11.484.000 đồng/tháng.

- Giáo viên tiểu học hạng I sẽ nhận tiền lương từ 6.556.000 đồng/tháng đến 10.102.200 đồng/tháng tùy vào bậc của hệ số lương khi áp dụng mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng

Nếu như mức lương cơ sở được tăng lên thành 1.800.000 đồng/tháng thì tiền lương của giáo viên tiểu học hạng I sẽ từ 7.920.000 đồng/tháng đến 12.204.000 đồng/tháng.

* Giáo viên trung học cơ sở

- Giáo viên trung học cơ sở hạng III sẽ nhận tiền lương từ 3.486.600 đồng/tháng đến 7.420.200 đồng/tháng tùy vào bậc của hệ số lương khi áp dụng mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng

Nếu như mức lương cơ sở được tăng lên thành 1.800.000 đồng/tháng thì tiền lương của giáo viên trung học cơ sở hạng III sẽ từ 4.212.000 đồng/tháng đến 8.964.000 đồng/tháng.

- Giáo viên trung học cơ sở hạng II sẽ nhận tiền lương từ 5.960.000 đồng/tháng đến 9.506.200 đồng/tháng tùy vào bậc của hệ số lương khi áp dụng mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng

Nếu như mức lương cơ sở được tăng lên thành 1.800.000 đồng/tháng thì tiền lương của giáo viên trung học cơ sở hạng II sẽ từ 7.200.000 đồng/tháng đến 11.484.000 đồng/tháng.

- Giáo viên trung học cơ sở hạng I sẽ nhận tiền lương từ 6.556.000 đồng/tháng đến 10.102.200 đồng/tháng tùy vào bậc của hệ số lương khi áp dụng mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng

Nếu như mức lương cơ sở được tăng lên thành 1.800.000 đồng/tháng thì tiền lương của giáo viên trung học cơ sở hạng I sẽ từ 7.920.000 đồng/tháng đến 12.204.000 đồng/tháng.

* Giáo viên trung học phổ thông

- Giáo viên trung học phổ thông hạng III sẽ nhận tiền lương từ 3.486.600 đồng/tháng đến 7.420.200 đồng/tháng tùy vào bậc của hệ số lương khi áp dụng mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng

Nếu như mức lương cơ sở được tăng lên thành 1.800.000 đồng/tháng thì tiền lương của giáo viên trung học phổ thông hạng III sẽ từ 4.212.000 đồng/tháng đến 8.964.000 đồng/tháng.

- Giáo viên trung học phổ thông hạng II sẽ nhận tiền lương từ 5.960.000 đồng/tháng đến 9.506.200 đồng/tháng tùy vào bậc của hệ số lương khi áp dụng mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng

Nếu như mức lương cơ sở được tăng lên thành 1.800.000 đồng/tháng thì tiền lương của giáo viên trung học phổ thông hạng II sẽ từ 7.200.000 đồng/tháng đến 11.484.000 đồng/tháng.

- Giáo viên trung học phổ thông hạng I sẽ nhận tiền lương từ 6.556.000 đồng/tháng đến 10.102.200 đồng/tháng tùy vào bậc của hệ số lương khi áp dụng mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng

Nếu như mức lương cơ sở được tăng lên thành 1.800.000 đồng/tháng thì tiền lương của giáo viên trung học phổ thông hạng I sẽ từ 7.920.000 đồng/tháng đến 12.204.000 đồng/tháng.

Ngoài tiền lượng được nhận mỗi tháng thì hiện nay, giáo viên còn được hưởng các khoản phụ cấp khác như sau:

- Phụ cấp ưu đãi theo nghề

Căn cứ vào Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT--BGD&ĐT-BNV-BTC như sau:

+ Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng

+ Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh

+ Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;

+ Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm [đại học, cao đẳng, trung học], trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề;

+ Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng

+ Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Cách tính phụ cấp ưu đãi như sau:

Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo [nếu có] + % [quy theo hệ số] phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có]] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

- Phụ cấp dành cho giáo viên làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn

Căn cứ vào Nghị định 76/2019/NĐ-CP thì giáo viên làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn sẽ nhận được các phụ cấp sau:

- Phụ cấp lưu động của giáo viên đang làm chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục buộc phải đi lại thường xuyên giữa các thôn là 0,2 so với mức lương cơ sở.

- Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên quản lý giáo dục dạy tiếng dân tộc thiểu số là 50% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có].

- Phụ cấp khu vực dành cho giáo viên làm việc tại vùng có yếu tố địa lý khí hậu khắc nghiệt, xa xôi, đường xá đi lại khó khăn, vùng biên giới, hải đảo … mức phụ cấp này được quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT với hệ số dao động từ 10 - 100% mức lương cơ sở.

Như vậy, với hệ số lương cao nhất là 6.78 thì tiền lương giáo viên nhận được nếu như tăng mức lương cơ sở thành 1.800.000 đồng sẽ là 12.204.000 đồng/tháng.

Sau khi cộng thêm các khoản phụ cấp được nhận thì mức thu nhập của giáo viên có thể lên đến gần 20.000.000 đồng/tháng nếu như tăng lương cơ sở thành 1.800.000 đồng/tháng.

Chủ Đề