Thành phố Phủ Lý có bao nhiêu phương xa?

Tỉnh Hà Nam là một Tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Hồng của nước ta, có trung tâm hành chính đặt tại Thành phố Phủ Lý. Tỉnh Hà Nam có dân số khoảng 852.8 và biển số xe là 90. Tỉnh Hà Nam có 7 huyện, thị xã.

Xem các địa điểm du lịch tại Tỉnh Hà Nam

Bản đồ hành chính Tỉnh Hà Nam

Tỉnh Hà Nam có bao nhiêu xã phường thị trấn?

Với diện tích tự nhiên khoảng 860,9 km2 thì Tỉnh Hà Nam có bao nhiêu huyện, thị xã, xã phường thị trấn nhỉ? Có lẽ bạn chưa biết Tỉnh Hà Nam có tới 7 cấp quận huyện thị xã, trong đó Tỉnh Hà Nam có 117 cấp xã phường thị trấn đấy. Cụ thể như sau nhé:

1. Thành phố Phủ Lý có bao nhiêu xã, phường

Xem các địa điểm du lịch tại Thành phố Phủ Lý

Thành phố Phủ Lý có 21 ​đơn vị hành chính cấp xã, phường bao gồm 10 xã và 11 phường: Phường Quang Trung, Phường Lương Khánh Thiện, Phường Lê Hồng Phong, Phường Minh Khai, Phường Hai Bà Trưng, Phường Trần Hưng Đạo, Phường Lam Hà, Xã Phù Vân, Phường Liêm Chính, Xã Liêm Chung, Phường Thanh Châu, Phường Châu Sơn, Xã Tiên Tân, Xã Tiên Hiệp, Xã Tiên Hải, Xã Kim Bình, Xã Liêm Tuyền, Xã Liêm Tiết, Phường Thanh Tuyền, Xã Đinh Xá, Xã Trịnh Xá.

2. Huyện Duy Tiên có bao nhiêu xã, thị trấn

Xem các địa điểm du lịch tại Huyện Duy Tiên

Huyện Duy Tiên có 18 ​đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn bao gồm 2 thị trấn và 16 xã: Thị trấn Đồng Văn, Thị trấn Hòa Mạc, Xã Mộc Bắc, Xã Châu Giang, Xã Bạch Thượng, Xã Duy Minh, Xã Mộc Nam, Xã Duy Hải, Xã Chuyên Ngoại, Xã Yên Bắc, Xã Trác Văn, Xã Tiên Nội, Xã Hoàng Đông, Xã Yên Nam, Xã Tiên Ngoại, Xã Đọi Sơn, Xã Châu Sơn, Xã Tiền Phong.

3. Huyện Kim Bảng có bao nhiêu xã, thị trấn

Xem các địa điểm du lịch tại Huyện Kim Bảng

Huyện Kim Bảng có 18 ​đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn bao gồm 2 thị trấn và 16 xã: Thị trấn Quế, Xã Nguyễn Úy, Xã Đại Cương, Xã Lê Hồ, Xã Tượng Lĩnh, Xã Nhật Tựu, Xã Nhật Tân, Xã Đồng Hóa, Xã Hoàng Tây, Xã Tân Sơn, Xã Thụy Lôi, Xã Văn Xá, Xã Khả Phong, Xã Ngọc Sơn, Thị trấn Ba Sao, Xã Liên Sơn, Xã Thi Sơn, Xã Thanh Sơn.

4. Huyện Thanh Liêm có bao nhiêu xã, thị trấn

Xem các địa điểm du lịch tại Huyện Thanh Liêm

Huyện Thanh Liêm có 17 ​đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn bao gồm 1 thị trấn và 16 xã: Thị trấn Kiện Khê, Xã Liêm Phong, Xã Thanh Hà, Xã Liêm Cần, Xã Thanh Bình, Xã Liêm Thuận, Xã Thanh Thủy, Xã Thanh Phong, Xã Thanh Lưu, Xã Thanh Tân, Xã Liêm Túc, Xã Liêm Sơn, Xã Thanh Hương, Xã Thanh Nghị, Xã Thanh Tâm, Xã Thanh Nguyên, Xã Thanh Hải.

5. Huyện Bình Lục có bao nhiêu xã, thị trấn

Xem các địa điểm du lịch tại Huyện Bình Lục

Huyện Bình Lục có 19 ​đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn bao gồm 1 thị trấn và 18 xã: Thị trấn Bình Mỹ, Xã Bình Nghĩa, Xã Tràng An, Xã Đồng Du, Xã Ngọc Lũ, Xã Hưng Công, Xã Đồn Xá, Xã An Ninh, Xã Bồ Đề, Xã Bối Cầu, Xã An Mỹ, Xã An Nội, Xã Vũ Bản, Xã Trung Lương, Xã Mỹ Thọ, Xã An Đổ, Xã La Sơn, Xã Tiêu Động, Xã An Lão.

6. Huyện Lý Nhân có bao nhiêu xã, thị trấn

Xem các địa điểm du lịch tại Huyện Lý Nhân

Huyện Lý Nhân có 23 ​đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn bao gồm 1 thị trấn và 22 xã: Thị trấn Vĩnh Trụ, Xã Hợp Lý, Xã Nguyên Lý, Xã Chính Lý, Xã Chân Lý, Xã Đạo Lý, Xã Công Lý, Xã Văn Lý, Xã Bắc Lý, Xã Đức Lý, Xã Nhân Đạo, Xã Đồng Lý, Xã Nhân Thịnh, Xã Nhân Hưng, Xã Nhân Khang, Xã Nhân Mỹ, Xã Nhân Nghĩa, Xã Nhân Chính, Xã Nhân Bình, Xã Phú Phúc, Xã Xuân Khê, Xã Tiến Thắng, Xã Hòa Hậu.

Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 60 km về phía nam, Phủ Lý là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội của tỉnh Hà Nam. Nơi đây có vị trí địa lý quan trọng, là cửa ngõ giao thương từ Thủ đô đi các tỉnh phía nam. 

Được thành lập từ năm 2008, trải qua 14 năm, ngày nay Phủ Lý đã chuyển mình dần trở thành một thành phố năng động, hiện đại. 

Thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, bình quân giai đoạn 2016 – 2020 tăng 19,51%/năm [tăng gần gấp 3 so với TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh]. Trong ảnh là đường Lê Hoàn, con đường trung tâm của thành phố trẻ.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn cũng tăng trưởng vượt bậc qua các năm, tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2016-2020 đạt 17,83%. Tổng thu ngân sách năm 2021 ước đạt hơn 2.129 tỷ đồng [bằng ½ quận Tây Hồ, Hà Nội]. Năm 2021, GRDP bình quân đầu người ước đạt 140,2 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 9 lần so với năm 2008. 

Thành phố Phủ Lý có diện tích là 87,87 km², dân số năm 2019 là 158.212 người [gần bằng dân số quận Tây Hồ [Hà Nội]. Mật độ dân số đạt 1.805 người/km². Thành phố Phủ Lý có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 11 phường và 10 xã. Trong ảnh là đài tưởng niệm 10 nữ dân quân pháo phòng không Lam Hạ, phường Lam Hạ.

Thành phố Phủ Lý có hệ thống đường giao thông thuận lợi với hai tuyến đường bộ chạy dọc thành phố là Quốc lộ 1 và đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Trên địa bàn thành phố có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua. Tại đây còn có lợi thế lớn về đường thủy tạo điều kiện cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa, giao thương quốc tế, bởi Phủ Lý là nơi hợp lưu của ba con sông: Sông Đáy, Sông Châu Giang và Sông Nhuệ. 

Hệ thống giao thông của thành phố ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất, kết nối các tỉnh lân cận.

Cơ sở hạ tầng của thành phố Phủ Lý đang được xây dựng đồng bộ và ngày càng hoàn chỉnh. Nhiều khu đô thị với hạ tầng quy mô, hiện đại mọc lên trên địa bàn thành phố như Khu đô thị mới Nam Lê Chân, Khu đô thị Nam Trần Hưng Đạo, Khu đô thị Đông sông Đáy… 

Trong những năm qua, Phủ Lý phát triển nhanh chóng. Thành phố có 1 khu công nghiệp, 3 cụm tiểu thủ công nghiệp thu hút được nhiều dự án đầu tư, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho hàng chục nghìn lao động trên địa bàn, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu của cả tỉnh. Do nằm liền kề khu vực có nguồn vật liệu xây dựng lớn như đá vôi, đá xây dựng, đất sét... nên Phủ Lý tận dụng thế mạnh này để phát triển đa dạng các ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở địa phương như sản xuất xi măng, gạch ngói… 

Các khu vui chơi, tập luyện TDTT, sinh hoạt văn hóa cũng được thành phố quan tâm và triển khai thực hiện. Phủ Lý có nhà thi đấu đa năng được đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, quy mô xây dựng 5 tầng, sức chứa 7.500 chỗ ngồi. Nơi đây được lắp đặt trang thiết bị hiện đại gồm hệ thống điều hòa không khí, bảng điện tử, âm thanh ánh sáng… đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc tế. Hiện tại, nơi đây là một trong những nhà thi đấu lớn và hiện đại bậc nhất của Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung.

Phủ Lý là trung tâm y tế của tỉnh Hà Nam, quy tụ nhiều bệnh viện, phòng khám lớn như: Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2, Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, Bệnh viện Y học Cổ truyền, Bệnh viện Mắt... Mạng lưới y tế đang được củng cố và hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám chữa bệnh của người dân. Trong ảnh là cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai có quy mô 1.000 giường bệnh nội trú và đáp ứng khoảng 5.000 lượt khám mỗi ngày, với tổng diện tích sàn xây dựng trên 123.000 m2, được xây dựng gồm 1 tầng hầm và 6 tầng nổi.

Tại thành phố cũng tập trung nhiều cơ sở đào tạo, có thể kể đến như: Trường Đại học Công nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Thương Mại… Trong ảnh là sinh viên trường Đại học Công nghiệp đang thực hành, nghiên cứu máy móc, thiết bị. [Ảnh: Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội].

Phủ Lý có nhiều điều kiện cho phát triển văn hóa, dịch vụ. Hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại ngày càng phát triển phục vụ nhu cầu mua sắm, giải trí của người dân không chỉ trong thành phố mà cả các vùng lân cận. Trong ảnh là chợ Bầu có quy mô lớn với 3 tòa nhà cao tầng, cùng 20 cửa hàng ở mặt đường, 400 ki-ốt bên trong, khu chợ dân sinh hơn 2.000 m2 được kết nối hài hòa đã tạo nên một khu mua sắm sầm uất, hiện đại. 

Chùa Bầu là một trong rất nhiều các di tích văn hóa, lịch sử nổi tiếng của thành phố Phủ Lý. Ngôi chùa này có niên đại gần 1000 năm tuổi. Chùa Bầu lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ triều Vĩnh Thịnh năm thứ 6 [1663] và Hoàng triều Minh Mệnh năm thứ 3.

Chủ Đề