Thế nào là chi tiết

VAI TRÒ CỦA CHI TIẾT TRONG TRUYỆN

1. Giải thích
- Chi tiết là gì? Ở đây không phải muốn nói đến những chi tiết thông thường cấu thành cốt truyện mà muốn nói đến những chi tiết nghệ thuật - là các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng [Từ điển thuật ngữ văn học].
- Vì sao chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn? [Vai trò của chi tiết đối với tác phẩm văn học và thể hiện tài năng của nhà văn].
Chi tiết nghệ thuật tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tác phẩm. Chi tiết có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm.
Chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người, với truyền thống văn hóa nghệ thuật nhất định.
-> Do đó, chi tiết nhỏ có khả năng tạo nên nhà văn lớn.
2. Phân tích và chứng minh
a. Khái quát:
- Tác giả, tác phẩm: tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo, tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Chữ người tử tù.
- Chọn chi tiết đặc sắc trong mỗi tác phẩm: có thể chọn các chi tiết trong Chí Phèo: chi tiết tiếng chửi của Chí Phèo ở đầu truyện, chi tiết Chí Phèo tỉnh rượu sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở ở bờ sông, chi tiết bát cháo hành của Thị Nở, chi tiết Chí Phèo ôm mặt khóc rưng rức khi bị thị Nở từ chối Với Chữ người tử tù có thể chọn chi tiết cảnh cho chữ cuối tác phẩm
- Đánh giá được vị trí quan trọng của các chi tiết trong tác phẩm và trong việc thể hiện tài năng của nhà văn.
b. Cảm nhận, phân tích cụ thể các chi tiết:
- Các em chọn và phân tích hai trong số những chi tiết đặc sắc thuộc hai tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và Chí Phèo của Nam Cao. Bám sát vai trò và ý nghĩa của chi tiết đối với tác phẩm văn học và nhà văn, đồng thời làm rõ ý nghĩa, vai trò của chi tiết với tác phẩm cụ thể.
- Trong quá trình phân tích cần đối sánh để làm nổi bật ý nghĩa của từng chi tiết đã chọn.
3. Bình luận, đánh giá
- Hai chi tiết đều là những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, góp phần không nhỏ tạo nên thành công cho tác phẩm và nhà văn, thể hiện khả năng khái quát hiện thực và sáng tạo nghệ thuật của hai nhà văn.
- Quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn là quá trình lao động công phu, chắt lọc từng chi tiết nhỏ trong đời sống để tạo nên những chi tiết nghệ thuật sáng giá. Bởi vậy, nhận định trên hoàn toàn đúng đắn.

Video liên quan

Chủ Đề