Thế nào là tín dụng tiêu dùng trả góp

Mục lục bài viết

  • 1. Những lưu ý mua hàng trả góp, vay tín chấp ?
  • 2. Chủ nợ không chịu ký khi đã nhận tiền lãi phải làm thế nào?
  • 3. Cho bạn vay tiền không có giấy ghi nợ có đòi được không ?
  • 4. Các biện pháp trong hoạt động dịch vụ đòi nợ ?
  • 5. Vay nợ không trả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không ?

1. Những lưu ý mua hàng trả góp, vay tín chấp ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Em đang có ý định mua điện thoại trả góp và bạn em muốn mua xe máy trả góp nhưng không rõ về các quy định pháp luật về hoạt động này, vì thực tế em nghe mua hàng trả góp sau này không có khả năng chi trả sẽ rất phiền phức. Xin luật sư tư vấn giúp em về nội dung này ?

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Hiện nay để một cá nhân sở hữu một chiếc smart phone đời mới, một chiếc xe máy đắt tiền hay cả những tài sản có giá trị lớn như ô tô, nhà chung cư…là điều không khó bởi có nhiều hình thức mua hàng đơn giản, thủ tục nhanh chóng như mua trả góp, vay tiền tín dụng để mua tài sản. Thế nhưng không nhiều người dân có thể hiểu rõ về các loại hình mua trả góp và vay tiền tín dụng theo dạng tín chấp để mua tài sản. Thực chất hai hoạt động này là cùng một dạng giao dịch tín chấp, tức là không cần tài sản thế chấp mà chỉ căn cứ vào thông tin cá nhân và thông tin về công việc… của người có nhu cầu mua hàng.

Thực tế ở thời điểm hiện tại đâu đâu cũng có quảng cáo mua hàng trả góp và hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ đều áp dụng hình thức mua hàng trả góp thông qua các đơn vị cho vay tín chấp. Hoạt động mua hàng trả góp hay vay tiền tín chấp đều thực hiện thanh toán hàng tháng theo thời gian giao kết giữa hai bên theo thời gian cố định như 06 tháng, 12 tháng và có thể kéo dài hơn. Tùy từng loại mặt hàng mà có thể có lãi suất hoặc không có lãi suất và lãi suất nếu có cũng khác nhau tùy từng đơn vị cho vay. Việc các đơn vị bán lẻ hay các tổ chức tín dụng cho trả góp thu hút rất đông người tiêu dùng lựa chọn nhưng ít ai có thể lường được hậu quả từ việc mua hàng trả góp và vay trả góp nếu không có khả năng thanh toán đúng hạn.

Sau thời gian làm việc được lắng nghe rất nhiều câu hỏi của khách hàng về việc mua trả góp cũng như vay tiền trả góp mà không thanh toán đúng hạn. Người tiêu dùng chỉ có thể biết được về việc chậm trả sẽ phải thanh toán thêm tiền phạt chậm trả cũng như mức lãi liên tục tăng, có thể tăng đột biến mà họ không rõ lý do chứ không lường trước được những phiền toái mà phía đơn vị cho vay gây ra nên trong khuôn khổ bài viết này tôi xin nêu lên một số vấn đề mà người tiêu dùng chia sẻ như: Phía bên cho vay liên tục đòi nợ không kể ngày đêm,có hành vi nhắn tin, gọi điện liên tục và có thái độ không lịch sự, thậm chí là đe dọa người tiêu dùng và cả người thân của họ. Thực tế đã có nhiều khách hàng phản ánh là họ bị nhân viên bên tổ chức tín dụng tung tin lên mạng xã hội nhằm làm xấu đi hình ảnh và nhân thân của họ. Có những tổ chức chuyên thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng đến tận nhà và có hành vi dọa nạt, cưỡng ép thậm chí là xô xát, gây thương tích cho người tiêu dùng. Vậy nên, nếu người tiêu dùng am hiểu pháp luật thì không phải gồng mình chống đối với hoạt động thu hồi nợ mà có thể trình báo cơ quan có thẩm quyền về hành vi sai trái của bên thu hồi nợ để được giải quyết đúng quy định pháp luật.

heo quy định pháp luật thì phía bên cho vay tín chấp này hoạt động cho vay đúng với quy định pháp luật, có chăng sai chỉ sai ở khâu thu hồi nợ. Khâu thu hồi nợ thường gây ra bức xúc cho người vay và họ tất nhiên là có hành động phản kháng như cố tình không trả hoặc hoảng sợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú, chính điều này vô tình dẫn người tiêu dùng vi phạm pháp luật hình sự chứ không chỉ dừng lại ở vấn đề dân sự. Căn cứ theo quy định pháp luật thì người tiêu dùng không thanh toán nghĩa vụ nợ hoặc bỏ trốn, trốn tránh nghĩa vụ nợ có thể bị khởi kiện về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Vì căn cứ theo Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định người nào có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Nếu mọi việc vay trả thuận lợi thì không có vấn đề gì nhưng khi mọi chuyện chẳng may sảy ra thì có thể căn cứ vào hồ sơ người vay chắc chắn có cơ sở để người vay thanh toán nợ thì bên tổ chức tín dụng mới cho vay, nhưng thực tế nếu người vay khai báo các thông tin sai với sự thật về khả năng thanh toán thì bên cho vay có thể khởi kiện về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hoạt động cho vay và hoạt động vay của người tiêu dùng để tuân theo đúng quy định pháp luật cần chấp hành theo đúng nội dung hợp đồng hai bên đã giao kết và nếu không tuân thủ đúng thì chỉ ở mức độ cho phép theo thỏa thuận của hai bên. Nếu bên vay không thanh toán được đúng quy định thì bên cho vay có thể căn cứ theo Bộ luật dân sự năm 2015 để kiện đòi tài sản, trường hợp người vay cố tình không thanh toán thì có thể khởi kiện theo pháp luật hình sự. Phía người tiêu dùng nếu bị thu hồi nợ trái quy định pháp luật thì có thể khởi kiện người thực hiện hành vi trái quy định pháp luật với mình theo đúng quy định pháp luật chứ không nên trốn tránh hoặc chối bỏ nghĩa vụ nợ để không bị vi phạm pháp luật hình sự.

2. Chủ nợ không chịu ký khi đã nhận tiền lãi phải làm thế nào?

Ngày 7/8 em có vay của một chị 5 triệu với lãi suất 5.000/1.000.000/1 ngày để lấy hàng nhưng do ế ẩm và không đủ doanh thu nên đến ngày 14/8/2014 em lại vay thêm 10 triệu đồng để trang trải tiền thuê cửa hàng.Lãi suất thoả thuận bằng miệng chứ không ghi trong hợp đồng. Hai tháng đầu chị ta lấy tôi 3 triệu tiền lãi, những tháng sau chị ta lấy đều mỗi tháng 2.250.000đ [15%/1 tháng].Và cứ thế tôi trả đều đặn cho đến hết tháng 6/2015 số tiền lãi tôi đã trả là 21 triệu, đến nay tôi không còn khả năng chi trả. Chị viết cho tôi một tờ hợp đồng mới gộp hai khoản trên vào là 15 triệu. Chị ta còn chụp ảnh tờ hợp đồng gộp của hai ngày kia và bảo là đã thế tính 30tr tiền gốc. Bố tôi nói sẽ tố chị ta tội cho vay nặng lãi vì thế chị ta không đòi 15tr gốc nữa mà bảo tôi trả 12tr còn số lãi 21tr kia không có căn cứ chị ta không ký xác nhận. Trừ khi tôi trả đủ 15tr gốc và tiền lãi hai tháng 7 và 8 là 4,5tr thì chị ta mới xác nhận số tiền lãi tôi đã trả 21tr trong thời gian qua mà không hề có biên lai xác nhận.

Như vậy có phải chị ta lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tiền của tôi không>

Tư vấn pháp luật dân sự về thủ tục kiện đòi nợ, gọi:1900.6162

Trả lời:

Thứ nhất, Căn cứ Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định

Theo như thông tin bạn cung cấp, lãi suất thỏa thuận là 5.000/1.000.000/ngày.

Như vậy lãi suất hàng tháng sẽ là: 15%/tháng. Tức là 180%/1 năm. Trong khi đó, theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 quy định: Lãi suất do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 20%/năm. Do đó, người cho bạn vay tiền đã vi phạm Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 sửa dổi năm 2017 về hành vi cho vay nặng lãi, bạn có thể tố cáo về tội này.

Thứ hai:

Lần vay 1: 5.000.000 đồng ngày 7/8/2014

Lần vay 2: 10.000.000 đồng ngày 14/8/2014

Gộp 2 lần: 15.000.000 đồng ngày 14/8/2015. Tuy nhiên, khi gộp hai khoản tiền lại không ghi nguồn gốc, đây có thể được xem như một bản hợp đồng cho vay tài sản mới, tuy nhiên nó lại không tồn tại trên thực tế.

Căn cứ vào Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 trong trường hợp này, để xác định người cho bạn vay tiền vi phạm điều nào cần dựa vào:

Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tà sản: thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa gia tài sản cho kẻ phạm tội hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phải nhận. Thì thủ đoạn gian dối được dùng trước khi có hành vi chiếm đoạt.

Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: sau khi nhận được tài sản thì người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.

Dù người cho bạn vay lợi dụng lòng tin của bạn để viết hợp đồng vay 15 triệu đồng nhưng không cấu thành tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Trong trường hợp người cho bạn vay tiền dùng hợp đồng gộp tiền [ 14/8/2015] này để lấy từ bạn bạn thêm 15 triệu thì sẽ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Do đó, nếu người đó cố tình sử dụng bản hợp đồng [14/8/2015] để đòi tiền bạn, bạn có thể tố cáo người đó về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tội này sẽ hoàn thành khi người đó lấy được tài sản của bạn.

Về 21 triệu tiền lãi, do không có giấy tờ xác nhận nên rất khó chứng minh bạn đã trả khoản lãi đó. Do đó rất có thể bạn sẽ phải trả lãi theo quy định của pháp luật với 15 triệu đã vay trong 2 đợt [ tối đa 150% lãi suất ngân hàng] khi có tranh chấp.

3. Cho bạn vay tiền không có giấy ghi nợ có đòi được không ?

Thưa Luật sư, em xin hỏi một vấn đề như sau: em có cho 1 người bạn mượn tiền 200 triệu nhưng không có viết giấy nợ và em chuyển tiền vay qua ngân hàng. Sau 1 thời gian em nói bạn viết giấy nợ thì người đó không chịu. Em nhắn tin đòi thì không trả lời nói viết giấy nợ thì cũng không chịu viết.

Sau 4 tháng, người bạn đó có mang chiếc xe exciter qua trả mà để ở nhà em rồi đi mất tích cũng không chịu làm giấy hay ủy quyền cho em về quyền sử dụng chiêc xe đó. Em có xuống nhà bạn em yêu cầu thì mới chịu ra ủy quyền cho em. Nhưng sau khi ủy quyền xong cái xe thì nó im luôn nó nói không còn nợ nần gì em nữa.

Vậy trường hợp của em thì em có thể nào kiện ra tòa và bắt họ trả nợ cho em được không ạ ?

Em xin chân thành cảm ơn !

Trả lời:

Căn cứ Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định

Theo đó đối với hợp đồng vay thì pháp luật không có quy định bắt buộc phải lập thành văn bản hay có công chứng, chứng thực. Tuy nhiên thì khi bạn muốn khởi kiện ra tòa án thì bạn phải thực hiện nghĩa vụ cung cấp bằng chứng, chứng cứ, chứng minh mình có đủ điều kiện khởi kiện. Trong trường hợp này bạn có thể cung cấp cho tòa án biên lai chuyển khoản của ngân hàng, nếu có bằng ghi âm hay ghi hình về việc cho vay này thì bạn cũng có thể cung cấp cho tòa kèm theo một văn bản tường trình về việc cho vay.

Trường hợp bạn không thỏa thuận trong hợp đồng là khi đến thời hạn mà bên kia không đủ khả năng trả nợ cho bạn thì có thể trả bằng xe thì việc trả nợ của bên kia như vậy là không đúng. Bên cạnh đó xe máy là tài sản có đăng ký quyền sở hữu nên trong trường hợp này việc bên đó chỉ đưa cho bạn xe mà chưa làm thủ tục sang tên cho bên, thì chiếc xe này chưa được công nhận là tài sản thuộc quyền sở hữu của bạn được.

4. Các biện pháp trong hoạt động dịch vụ đòi nợ ?

Theo quy định tại điều 7 nghị định 104/2007/NĐ-CP ngày 14/06/2007 về kinh doanh dịch vụ đòi nợ?

1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đại diện cho chủ nợ:

a] Thực hiện các biện pháp thích hợp để thu thập, phân tích, đối chiếu các thông tin liên quan, xác định rõ các khoản nợ;

b] Thông báo việc đòi nợ và đề nghị khách nợ cung cấp thông tin, phối hợp hỗ trợ hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp, phù hợp với luật pháp để khách nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ;

c] Nhận tài sản do khách nợ hoặc tổ chức, cá nhân khác liên quan giao để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách nợ theo ủy quyền của chủ nợ.

2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đại diện cho khách nợ: được áp dụng các biện pháp phù hợp quy định tại khoản 1 Điều này để đàm phán, thương thuyết với chủ nợ về các nội dung do khách nợ ủy quyền.

>> Tham khảo dịch vụ liên quan: Dịch vụ soạn thảo và công chứng hợp đồng;

5. Vay nợ không trả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi có vay của anh A 50 triệu đồng. Do cần tiền nên tôi đồng ý viết giấy theo như a A đọc với nội dung giấy biên nhận, tôi nhận số tiền đặt cọc 50 triệu đồng của a A để mua cho a A 2 cây vàng SJC 9999 mới 100% giá thời điểm hiện tại là 37 triệu đồng 1 cây vàng trên.tôi hẹn trong vòng 10 ngày sẽ giao cho a A 2 cây vàng đúng chủng loại tren và mới 100% thì a A sẽ giao nốt số tiền còn lại là 24 triệu đồng.

Đến nay tôi làm ăn thua lỗ nên chưa trả được 50 triệu cho a A, tôi có khất hẹn trả dần cho a A nhưng a A không đồng ý và gửi đơn đến cơ quan điều tra yêu cầu xử lý tôi trước pháp luật. Vậy tôi có bị phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không ?

Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, về vấn đề vay tiền giữa bạn và anh A, lúc này hai bên đã viết giấy biên nhận nhưng thực chất văn bản đó là một hợp đồng dân sự với quyền và nghĩa vụ nhất định của mỗi bên.

Theo thông tin anh cung cấp thì hợp đồng này không thể hiện quan hệ vay tài sản mà mang tính chất hợp đồng dịch vụ thực hiện một công việc, trong đó anh A giao tiền 50 triệu đồng cho anh, còn anh có nghĩa vụ mua 2 cây vàng cho anh A và thanh toán nốt phần tiền còn lại. Khi giải quyết ngoài Tòa án, Tòa sẽ căn cứ trên giao dịch thực sự mà các bên giao kết, nghĩa là quan hệ chính vẫn là quan hệ vay tài sản, còn về phương thức trả tài sản vay có thể thực hiện dưới hình thức trả bằng 2 cây vàng như đã thỏa thuận.

Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng vay tài sản tại Điều 463 như sau:

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Như vậy, bạn có nghĩa vụ trả lại số tài sản vay là 50 triệu đồng cho anh A khi đã đến hạn, nếu hai bên công nhận phương thức trả qua việc giao nhận 2 cây vàng 100% giá trị mới thì phải đảm bảo thỏa thuận này. Nếu không thực hiện được theo đúng thỏa thuận thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, và có thể sẽ bị tính lãi do nợ quá hạn.

Về vấn đề truy cứu trách nhiệm Hình sự khi quá hạn không thực hiện trả nợ theo hợp đồng, Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội danh Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 175 như sau:

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

... Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

Theo đó, nếu thông qua hợp đồng vay, bạn có nhận được số tiền 50 triệu đồng của anh A, nhưng đến hạn lại không trả thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng chỉ trong những trường hợp sau:

- Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản đã nhận được;

- Có đủ điều kiện trả nhưng cố tình không trả lại tài sản;

- Dùng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Như vậy, nếu bạn có dấu hiệu cắt đứt liên lạc với anh A, bỏ trốn khỏi địa phương nhằm không trả lại số tiền 50 triệu đã vay của anh A. Hoặc có căn cứ cho rằng bạn có đủ điều kiện trả nợ nhưng không có thiện chí trả lại cho anh A thì trách nhiệm hình sự với tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể sẽ đặt ra.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn giữ liên lạc, hứa hẹn sẽ trả lại tài sản trong tương lai, không hề bỏ trốn hay không có dấu hiệu muốn chiếm đoạt khối tài sản này mà không trả lại cho chủ sở hữu,… thì tranh chấp giữa bạn và anh A vẫn chỉ mang tính chất dân sự, và không có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề