Theo Đại Việt sử ký Toàn thư Ngô Quyền được gọi là gì

Ngô Quyền

Chi tiết Chuyên mục: Nhân Vật Lịch Sử
  • Anh Hùng Dân Tộc

Mục Lục [Thu / Mở]

  • Nguồn gốc
  • Sự nghiệp
  • Bối cảnh
  • Trận Bạch Đằng
  • Cai trị
  • Kinh đô
  • Qua đời
  • Nhận định
  • Tồn nghi về quê hương
  • Đường Lâm [Hà Nội]
  • Đường Lâm [Bắc Trung Bộ]
  • Gia đình
  • Vợ
  • Con cái
  • Tuyên truyền và tưởng niệm
  • Ảnh
  • Xem thêm
  • Chú thích
  • Tài liệu tham khảo

Tiền Ngô Vương
前吳王 Ngô Vương Trị vì Tiền nhiệm Kế nhiệm Thông tin chung Vợ Hậu duệ Tên húy Triều đại Thân phụ Sinh Mất
Vua Việt Nam [chi tiết...]

Tượng Ngô Quyền trong đền thờ ông ở thôn Cam Lâm

939 – 944
Sáng lập triều đại
Dương Bình Vương
Dương hậu
Đỗ phi
Ngô Xương Ngập
Ngô Xương Văn
Ngô Nam Hưng
Ngô Càn Hưng
Ngô Quyền [吳權]
Nhà Ngô
Ngô Mân
12 tháng 3, 898
Đường Lâm
18 tháng 1, 944 [45tuổi]
Tĩnh Hải quân

Ngô Quyền [chữ Hán: 吳權, 897 - 944], còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương [前吳王], là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức kết thúc gần một thiên niên kỉ Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì từ năm 939 đến năm 944.

Ngô Quyền nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam, là vị "vua đứng đầu các vua"1 , là vị Tổ trung hưng2 của Việt Nam.

Mục lục

  • 1 Quá trình biên soạn
    • 1.1 Ngô Sĩ Liên và Đại Việt sử ký toàn thư bản Hồng Đức
    • 1.2 Nhóm Phạm Công Trứ và Đại Việt sử ký toàn thư bản Cảnh Trị
    • 1.3 Nhóm Lê Hy và Đại Việt sử ký toàn thư bản Chính Hòa
  • 2 Các ấn bản hiện hành
    • 2.1 Nội các quan bản
      • 2.1.1 Đặc điểm văn bản
      • 2.1.2 Xác định niên đại văn bản
      • 2.1.3 Bố cục
      • 2.1.4 Giá trị
  • 3 Phản biện của Bùi Thiết
  • 4 Phản biện của Lê Trọng Khánh
    • 4.1 Xuất bản
    • 4.2 Nguyễn Văn Huyên bản
      • 4.2.1 Đặc điểm văn bản
      • 4.2.2 Xác định niên đại văn bản
      • 4.2.3 Giá trị
      • 4.2.4 Xuất bản
    • 4.3 Quốc Tử Giám tàng bản
  • 5 Đặc điểm hình thức và nội dung
  • 6 Quan điểm lịch sử
    • 6.1 So với Lê Văn Hưu
    • 6.2 Khác
  • 7 Ảnh hưởng và nhận định
    • 7.1 Ảnh hưởng
    • 7.2 Nhận định
  • 8 Chú thích và tham khảo
    • 8.1 Chú thích
    • 8.2 Tham khảo
  • 9 Xem thêm
  • 10 Liên kết ngoài

Quá trình biên soạnSửa đổi

Ngô Sĩ Liên và Đại Việt sử ký toàn thư bản Hồng ĐứcSửa đổi

Một trang trong Đại Việt sử ký Toàn thư

Khoảng những năm Cảnh Trị đời vua Lê Huyền Tông, một lần nữa triều đình nhà Hậu Lê lại khởi động biên soạn quốc sử. Công việc này được chúa Trịnh Tạc giao cho một nhóm văn quan, bao gồm: Phạm Công Trứ, Dương Hạo, Hồ Sĩ Dương, Nguyễn Quốc Trinh, Đặng Công Chất, Nguyễn Công Bích, Bùi Đình Viên, Đào Công Chính, Ngô Khuê, Nguyễn Đình Chính, Nguyễn Công Bật, Nguyễn Viết Thứ, Vũ Duy Đoán. Đứng đầu nhóm biên soạn này là Phạm Công Trứ.

Đỗ đồng Tiến sĩ xuất thân trong khoa thi năm Mậu Thìn, niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 10 đời vua Lê Thần Tông [1628], Phạm Công Trứ là một nhà chính trị tài năng, một công thần đầy danh vọng của triều đình lúc bấy giờ. Khi trở thành người chủ trì biên soạn quốc sử, ông đang giữ chức Thượng thư bộ Lại kiêm Đại học sĩ Đông các, tước Yên Quận công, làm Tham tụng [tương đương với Tể tướng]. Ông đã tập hợp xung quanh mình nhiều vị văn thần tiếng tăm đương thời, tất cả họ đều đã từng đỗ đạt trong các kì thi Hội và giữ chức vụ trong triều đình. Dương Hạo đỗ Đồng Tiến sĩ xuất thân trong khoa thi năm Canh Thìn, niên hiệu Dương Hòa thứ 6 đời vua Lê Thần Tông [1640]. Hồ Sĩ Dương, Nguyễn Công Bật, Nguyễn Đình Chính đỗ Đồng Tiến sĩ xuất thân trong khoa thi năm Nhâm Thìn, niên hiệu Khánh Đức thứ 4 đời vua Lê Thần Tông [1652]. Nguyễn Quốc Trinh, Nguyễn Công Bích đỗ Trạng nguyên và Bảng nhãn trong khoa thi năm Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2 đời vua Lê Thần Tông [1659]. Hai năm sau, Đặng Công Chất, Đào Công Chính và Ngô Khuê theo thứ tự đỗ Tam khôi trong khoa thi năm Tân Sửu niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 4 [1661]. Nguyễn Viết Thứ và Vũ Duy Đoán vừa mới là hai vị tân tiến sĩ trong khoa thi năm Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Trị thứ 2 [1664]. Bùi Đình Viên là một trong năm người đỗ khoa thi Đông các năm 1659, khi đó đang giữ chức Học sĩ ở Đông các. Tất cả các soạn giả đều có học vấn uyên bác, tinh thông lịch sử, rất hăng hái lập ngôn viết sách để ca ngợi công tích của triều đình vua Lê chúa Trịnh.[19]

Họ có hai nhiệm vụ phải hoàn thành trong quá trình biên soạn bộ chính sử mới của Đại Việt.

Nhiệm vụ thứ nhất là khảo đính các bộ quốc sử cũ ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời họ Hồng Bàng cho đến đời vua Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lê[20]. Theo Phạm Công Trứ, các bộ sử cũ ở đây bao gồm trước tác của Ngô Sĩ Liên và Vũ Quỳnh với khung thời gian từ họ Hồng Bàng đến đời Lê Thái Tổ và "sách trước" [前書 - tiền thư] với khung thời gian từ đời Lê Thái Tông đến đời Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lê[20]. Trước tác của Ngô Sĩ Liên và Vũ Quỳnh có lẽ là Đại Việt sử ký toàn thư bản Hồng Đức và Đại Việt thông giám thông khảo [tuy nhiên hai sách này dừng lại ở thời điểm năm 1428 chứ không phải đến hết đời Lê Thái Tổ năm 1433]. Còn "sách trước" có lẽ là bản thảo của Quốc sử quán triều Hậu Lê, có thể là Tam triều bản kỷ của Ngô Sĩ Liên và Tứ triều bản kỷ của Vũ Quỳnh, ghi chép lịch sử từ năm 1434 đầu đời Lê Thái Tông đến hết năm 1527 cuối đời Lê Cung Hoàng và thậm chí có thể cả trong khoảng 1527 – 1533 khi nhà Lê trung hưng chưa thành lập. Giai đoạn này không được biên soạn chính thức mà chỉ tồn tại bản thảo ghi chép[19] nên chúng bị sử gia nhiều đời theo nhau sao lục nhầm lẫn mà Phạm Công Trứ gọi là tệ "hợi 亥 lầm ra thỉ 豕, ngư 魚 lầm ra lỗ 魯"[21] cho nên phải hiệu chỉnh lại để "rửa bỏ được thói quen theo nhau lâu dài ấy" [洗相沿之故習 - tẩy tương duyên chi cố tập]. Có thể thấy công tác khảo đính sử cũ của nhóm Phạm Công Trứ thuần túy là sửa chữa văn bản, ít thay đổi so với nguyên tác, đúng như họ đã tự nhận "gián hoặc thấy có chỗ nào sao chép sót sai, chữ nghĩa không chạy, thì suy tìm ý nghĩa mà sửa chữa một vài cho người đọc dễ hiểu, chứ không dám thêm thắt đoán chừng"[20] [間見抄録遺舛字義蹇澁乃推尋意義之中補輯一二使讀者易曉非敢妄為附會臆説 - gian kiến sao lục di suyễn, tự nghĩa kiển sáp, nãi suy tầm ý nghĩa chi trung, bổ tập nhất nhị, sử độc giả dị hiểu, phi cảm vọng vi phụ hội ức thuyết].

Nhiệm vụ thứ hai là biên soạn tiếp nối quốc sử từ năm 1533 đầu đời Lê Trang Tông đến năm 1662 cuối đời Lê Thần Tông nhằm khắc in ban hành cho cả nước. Nguồn tư liệu mà nhóm Phạm Công Trứ dựa vào để biên soạn giai đoạn lịch sử này gồm "dã sử của Đăng Bính", "sách sót lại của người đương thời dâng hiến". Lai lịch sử gia Đăng Bính hiện nay chưa rõ ràng,[20] trong Đại Việt sử ký toàn thư còn ghi rõ một lời bàn khá dài của ông ở cuối phần Bản kỷ thực lục, trong đó ông tỏ rõ thái độ phê phán nhà Mạc và Mạc Đăng Dung, bênh vực và ngợi ca nhà Lê trung hưng, đặc biệt còn làm một bài thơ tứ tuyệt Đường luật để thể hiện quan điểm của mình.[22] Trong sách Hoan châu ký của dòng họ Nguyễn Cảnh ở Nghệ An, soạn giả "Nguyễn Cảnh Thị" cũng ghi lại được một bài thơ tứ tuyệt của Đăng Bính trong sách Sử ký dã biên 史記野編 với diện mạo khá giống, chỉ sai khác hai chữ.[23][24].Rất có thể "dã sử của Đăng Bính" chính là cuốn Sử ký dã biên này. Như vậy, để biên soạn lịch sử 129 năm đầu của chính triều đại mình, ghi chép của các sử quan trong Sử quán là không đủ đối với nhóm Phạm Công Trứ, họ đã phải tìm đến khá nhiều các nguồn tư liệu bên ngoài triều đình.

Bộ quốc sử hoàn thành vào mùa thu năm Ất Tỵ niên hiệu Cảnh Trị thứ 3, tức là năm 1665, được dâng lên vua Lê Huyền Tông và chúa Trịnh Tạc vào ngày mồng một tháng tám cùng năm [tức là ngày 9 tháng 9 năm 1665], bao quát lịch sử Việt Nam từ thời đại Hồng Bàng đến khi vua Lê Thần Tông băng hà vào năm 1662, dài hơn 235 năm so với khung thời gian của Đại Việt sử ký toàn thư bản Hồng Đức.

Đại Việt sử ký toàn thư bản Cảnh Trị được chia thành hai phần giống như bản Hồng Đức là Ngoại kỷ và Bản kỷ. Tiếp thu cách chia của Vũ Quỳnh, phần Ngoại kỷ ở đây bắt đầu từ họ Hồng Bàng đến hết năm 967 khi nhà Đinh được thành lập, thống nhất đất nước. Phần Bản kỷ bắt đầu từ năm 968 đến hết năm 1662, lại chia thành ba phần nhỏ là: Bản kỷ toàn thư [từ năm 968 đời Đinh Tiên Hoàng đến hết năm 1433 kết thúc triều đại Lê Thái Tổ], Bản kỷ thực lục [từ năm 1434 đời Lê Thái Tông đến hết năm 1527 khi nhà Lê sơ sụp đổ, nhà Mạc thành lập và phụ chép lịch sử từ năm 1527 đến năm 1532 khi nhà Lê Trung Hưng chưa thành lập] và Bản kỷ tục tiên [từ năm 1533 đời Lê Trang Tông đến hết năm 1662 đời Lê Thần Tông]. Cộng tất cả gồm 23 quyển.[20]

Có thể liệt kê vai trò của nhóm Phạm Công Trứ trong tiến trình biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư như sau:

  • Hoàn thành cấu trúc bộ sử bằng cách phân chia làm hai phần là Ngoại kỷ và Bản kỷ, phần Bản kỷ lại chia làm 3 phần nhỏ Bản kỷ toàn thư, Bản kỷ thực lục, Bản kỷ tục biên, phân định lại ranh giới giữa các phần. Cấu trúc này sau đó được nhóm Lê Hy công nhận và tiếp thu.
  • Hiệu đính bộ Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, chỉnh lý phần Bản kỷ thực lục, viết mới phần Bản kỷ tục biên.
  • Bổ sung Phàm lệ Đại Việt sử ký toàn thư [篡修大越史記全書凣例 - Soán tu Đại Việt sử ký toàn thư phàm lệ] của Ngô Sĩ Liên, viết Phàm lệ Tục biên [續編凣例 - Tục biên phàm lệ], Sách Đại Việt sử ký tục biên [大越史記續編書 - Đại Việt sử ký tục biên thư].

Bộ quốc sử sau khi biên soạn xong đã được khắc in, nhưng không rõ vì sao công việc bị đình trệ, "mười phần mới được độ năm sáu phần" [十纔五六 - thập tài ngũ lục]; một lần nữa, nó lại bị cất vào Bí thư các - kho sách của triều đình.[25]

Năm 1988, quyển 20 và quyển 21 của bộ sách Đại Việt sử ký toàn thư bản Cảnh Trị đã được tìm thấy ở tủ sách gia đình Nguyễn Văn Huyên. Có thể nói đây là một phần của bản sách in Đại Việt sử ký toàn thư cổ nhất được ghi nhận hiện nay.[26]

Nhóm Lê Hy và Đại Việt sử ký toàn thư bản Chính HòaSửa đổi

Năm 1676, sau khi Phạm Công Trứ mất, triều đình lại giao công việc sửa quốc sử cho Hồ Sĩ Dương.[27] Năm 1681, Hồ Sĩ Dương mất, công việc quan trọng này được giao cho một nhóm văn thần gồm Lê Hy, Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Công Đổng, Vũ Thạnh, Hà Tông Mục, Nguyễn Hành, Nguyễn Trí Trung, Nguyễn Đương Bao, Nguyễn Mại, Nguyễn Hồ, Ngô Công Trạc, Trần Phụ Dực, Đỗ Công Bật. Đứng đầu nhóm biên soạn này là Lê Hy.

Đỗ Đồng Tiến sĩ xuất thân trong khoa thi năm Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Trị thứ 2 đời vua Lê Huyền Tông [1664], Lê Hy khi làm chủ trì biên soạn quốc sử đang làm Tham tụng, giữ chức Thượng thư bộ Hình kiêm quản lý Trung thư giám, tước Lai Sơn tử, đứng đầu quan lại trong triều đình bấy giờ. Đặc biệt, tham gia nhóm biên soạn lần này còn có tất cả năm vị Bồi tụng, đó là Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Công Đổng, Vũ Thạnh, Hà Tông Mục và Nguyễn Hành. Bảy người còn lại hoặc đang giữ chức Cấp sự trung ở Hộ khoa và Lại khoa hoặc làm việc trong Hàn lâm viện và Chiêu văn quán.[25] Lẽ dĩ nhiên, tất cả họ đều đỗ Tiến sĩ Nho học qua các khoa thi. Nguyễn Trí Trung đỗ Đồng Tiến sĩ xuất thân trong khoa thi năm Canh Tuất niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 đời vua Lê Huyền Tông [1670]. Nguyễn Đương Bao đỗ ở khoa thi ba năm sau, niên hiệu Dương Đức thứ 2 năm Quý Sửu đời Lê Gia Tông [1673]. Khoa thi năm Bính Thìn niên hiệu Vĩnh Trị thứ 1 đời Lê Hy Tông [1676], Nguyễn Quý Đức đỗ đầu. Trần Phụ Dực đăng khoa trong niên hiệu Chính Hòa thứ 4 năm Quý Hợi đời Lê Hy Tông [1683]. Vũ Thạnh, Nguyễn Công Đổng và Đỗ Công Bật là bạn đồng khoa trong khoa thi năm Ất Sửu niên hiệu Chính Hòa thứ 5 [1685]. Nguyễn Hồ, Nguyễn Hành, Hà Tông Mục đỗ Đồng Tiến sĩ xuất thân trong khoa thi năm Mậu Thìn niên hiệu Chính Hòa thứ 9 [1688]. Nguyễn Mại và Ngô Công Trạc đỗ muộn nhất, họ đỗ trong khoa thi năm Tân Mùi niên hiệu Chính Hòa thứ 12 [1691] và khoa thi năm Giáp Tuất niên hiệu Chính Hòa thứ 15 [1694]. Nhóm biên soạn lần này tập hợp được các vị soạn giả không những có học vấn uyên bác mà còn đầy quyền lực và danh vọng của triều đình vua Lê chúa Trịnh đương thời.

Nhóm Lê Hy có nhiệm vụ khảo đính bộ quốc sử là thành quả của nhóm Phạm Công Trứ trước đó ba thập kỉ, đồng thời biên soạn tiếp lịch sử từ năm Cảnh Trị thứ 1 đời Lê Huyền Tông [1663] đến năm Đức Nguyên thứ 2 đời Lê Gia Tông [1675] gồm 13 năm. Đối với việc khảo đính sử cũ, Lê Hy tự nhận mình chỉ "chỗ nào sai thì sửa lại, chỗ nào đúng thì chép lấy" [訛者正之純者録之- ngoa giả chính chi, thuần giả lục chi] còn thế thứ, phàm lệ, niên biểu đều theo đúng như sử cũ.[25] Do vậy, nhóm Lê Hy đã sửa lại nhiều chi tiết sai lệch về lịch pháp và thiên văn trong bản Cảnh Trị của nhóm Phạm Công Trứ, đồng thời họ cũng cô gọn lời văn và cắt bỏ hoặc bổ sung nhiều sự kiện lịch sử so với bản Cảnh Trị[26]. Còn phần biên soạn mới của nhóm Lê Hy chính là quyển 19 của phần Bản kỷ trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư bản Nội các quan bản, tiếp nối dòng chảy lịch sử trước đó dừng lại ở thời điểm 1662 của nhóm Phạm Công Trứ, được tạo ra dựa trên công tác "tìm kiếm chuyện cũ, tham khảo các sách dã sử loại biên" [蓃獵舊跡參諸野史 - sưu liệp cựu tích tham chư dã sử] và cũng được đặt tên là Bản kỷ tục biên.[25]

Bộ quốc sử hoàn thành vào mùa đông năm Đinh Sửu niên hiệu Chính Hòa thứ 18, tức là năm 1697 và được tiến dâng vua Lê Hy Tông cùng chúa Trịnh Căn vào ngày mồng một tháng một cùng năm [tức là ngày 13 tháng 12 năm 1697], bao quát lịch sử Việt Nam từ thời đại họ Hồng Bàng mở đầu năm 2879 TCN đến hết năm 1675 nhà Lê trung hưng.

Đại Việt sử ký toàn thư bản Chính Hòa về cơ bản vẫn giữ nguyên cách phân chia và ranh giới giữa các phần như bản Cảnh Trị và vì biên soạn mới thêm một quyển, nên toàn bộ bộ sách cộng là 24 quyển. Tuy phần biên soạn không được bao nhiêu so với các nhóm tác giả trước nhưng nhóm Lê Hy đã kết thúc việc biên soạn quốc sử trải qua nhiều đời sử quan, do đó đã quyết định lần cuối bộ mặt của Đại Việt sử ký toàn thư bản Chính Hòa và các bản Đại Việt sử ký toàn thư tái bản sau này. Ngoài ra, họ cũng là tác giả của bài Tựa sách Đại Việt sử ký tục biên [大越史記續編序 - Đại Việt sử ký tục biên tự] mở đầu bộ quốc sử.

Và cuối cùng, sau hàng thế kỉ ngóng đợi, bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư đã được in toàn bộ và ban bố phát hành đầy đủ vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hòa thứ 18, tức là năm 1697 đời vua Lê Hy Tông. Mộc bản in sách được khắc ở hai làng Hồng Lục và Liễu Tràng,[25] tuy nhiên sau khi nhà Hậu Lê sụp đổ vào khoảng cuối thế kỷ 18 thì hệ thống ván khắc này đã bị thất lạc. Các bản Đại Việt sử ký toàn thư hiện hành, gồm bản Nội các quan bản hay Quốc Tử Giám tàng bản, đều có nguồn gốc từ bản in Chính Hòa.

Ngô Quyền

Đọc bài Lưu

Hai trong số các cọc gỗ do Ngô Quyền sai đóng dưới lòngsông Bạch Đằngđể chống lại quânNam Hán.

Ngô Quyền [898 – 944], còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương, là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức kết thúc gần một thiên niên kỷ Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, lập ra nhà Ngô, trị vì từ năm 939 đến năm 944.

Ngô Quyền nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam, là vị "vua đứng đầu các vua", Phan Bội Châu xem ông là vị Tổ Trung hưng[2] của Việt Nam.

Thân thế

Ngô Quyền sinh năm 898 trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm. Cha là Ngô Mân làm chức châu mục Đường Lâm.[3] Ngô Quyền được sử sách mô tả là bậc anh hùng tuấn kiệt, "có trí dũng".[1] Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì Khi Ngô Quyền vừa mới sinh có ánh sáng lạ đầy nhà, dung mạo khác thường, có 3 nốt ruồi ở lưng, thầy tướng cho là lạ, bảo có thể làm chủ một phương, nên mới đặt tên là Quyền. Ngô Quyền lớn lên, khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, có trí dũng, sức có thể nâng được vạc bằng đồng.

Sự nghiệp

Thời bấy giờ nhà Đường ở Trung Quốc cai trị nước Việt. Từ giữa thế kỷ IX, nhà Đường phải đối phó với hai biến cố lớn là nông dân khởi nghĩa và phiên trấn cát cứ. Năm 907, nhà Đường mất, Chu Ôn lập nên nhà Hậu Lương, bắt đầu cuộc loạn Ngũ Đại, sử Trung Quốc gọi là Ngũ đại Thập quốc. Ở miền Nam Trung Quốc, Tiết độ sứ Quảng Châu là Lưu Nham đã cát cứ và dựng nước Nam Hán.

Năm 905, nhân việc nhà Đường có loạn, một thổ hào người Việt là Khúc Thừa Dụ nổi lên đánh đuổi người Trung Quốc, chiếm giữ phủ thành, xưng là Tiết độ sứ. Năm 907, Khúc Thừa Dụ chết, con là Khúc Hạo lên thay. Khúc Hạo sai con là Khúc Thừa Mỹ làm Hoan hảo sứ sang dò xét nhà Nam Hán. Năm 917, Khúc Hạo chết, Khúc Thừa Mỹ lên thay, cho người sang nhà Lương lĩnh tiết việt, muốn lợi dụng sự mâu thuẫn giữa nước Lương và Nam Hán để củng cố sự nghiệp tự cường của mình. Vua Nam Hán là Lưu Cung tức giận, xua quân chiếm cứ Giao Chỉ. Năm 930, tướng Nam Hán Lý Khắc Chính đem binh đánh, bắt được Khúc Thừa Mỹ, Lý Khắc Chính lưu lại Giao Chỉ.

Một hào trưởng người Ái Châu [thuộc Thanh Hóa ngày nay] là Dương Đình Nghệ nuôi 3000 con nuôi, mưu đồ khôi phục. Ngô Quyền lớn lên làm nha tướng cho Dương Đình Nghệ, được Dương Đình Nghệ gả con gái cho và giao quyền cai quản Ái châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 931, Dương Đình Nghệ phát binh từ Thanh Hóa ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán, đánh bại Lý Tiến và quân cứu viện do Trần Bảo chỉ huy, chiếm giữ bờ cõi nước Việt, xưng là Tiết độ sứ. Năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ, trở thành vị Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ cuối cùng trong thời kì Tự chủ. Nhưng Công Tiễn lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc, hành động tranh giành quyền lực của ông bị phản đối bởi nhiều thế lực địa phương và thậm chí nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Bị cô lập, Công Tiễn vội vã cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán. Thắng lợi của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng vào năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho mọi âm mưu xâm lược Tĩnh Hải quân của nhà Nam Hán, đồng thời cũng kết thúc thời kì Bắc thuộc của Việt Nam. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô. Ngô Vương qua đời ở tuổi 47, trị vì được 6 năm. Sau cái chết của ông, nhà Ngô suy yếu nhanh chóng, không khống chế được các thế lực cát cứ địa phương và sụp đổ vào năm 965.

Trận chiến Bạch Đằng

Hai trong số các cọc gỗ do Ngô Quyền sai đóng dưới lòng sông Bạch Đằng để chống lại quân Nam Hán.

Năm 938, sau khi Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ; Ngô Quyền được tin về việc phản nghịch của Công Tiễn và thấy việc Công Tiễn quy phục Nam Hán là nguy hại cho cuộc tự chủ mà họ Khúc và Dương Đình Nghệ cố gắng xây nền móng nên phát binh từ Ái châu ra đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn sai sứ sang đút lót để cầu cứu với nhà Nam Hán. Sách An Nam chí lược viết rằng: Công Tiễn bị Ngô Quyền vây, sức yếu bị thua mới cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu Cung nhân Giao Chỉ có loạn muốn chiếm lấy. Lưu Cung phong cho con mình là Vạn vương Lưu Hoằng Tháo làm Giao Vương, đem quân cứu Kiều Công Tiễn. Nhưng khi quân Nam Hán chưa sang, mùa thu năm 938, Ngô Quyền đã giết được Kiều Công Tiễn.

Lưu Cung tự làm tướng, đóng ở Hải Môn để làm thanh viện. Lưu Cung hỏi kế ở Sùng Văn sứ là Tiêu Ích, Tiêu Ích nói: "Nay mưa dầm đã mấy tuần, đường biển thì xa xôi nguy hiểm, Ngô Quyền lại là người kiệt hiệt, không thể khinh suất được. Đại quân phải nên thận trọng chắc chắn, dùng nhiều người hướng đạo rồi sau mới nên tiến". Vua Nam Hán không nghe, sai Hoằng Tháo đem chiến thuyền theo sông Bạch Đằng mà vào, muốn đánh Ngô Quyền; nhưng quân chưa đến, Ngô Quyền đã giết Kiều Công Tiễn rồi.

Ngô Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, bảo các tướng tá rằng: Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại,đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát.

Ngô Quyền định kế rồi, bèn cho đóng cọc ở hai bên cửa biển. Khi nước triều lên, Ngô Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ quân Nam Hán đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc. Nước triều rút, cọc nhô lên, Ngô Quyền bèn tiến quân ra đánh, ai nấy đều liều chết chiến đấu. Quân Nam Hán không kịp sửa thuyền mà nước triều rút xuống rất gấp, thuyền đều mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ, quân lính chết đuối quá nửa. Ngô Quyền thừa thắng đuổi đánh, bắt được Hoằng Tháo giết đi. Vua Nam Hán đồn trú ở cửa biển để cứu trợ nhưng không làm gì được; thương khóc, thu nhặt quân lính còn sót rút về.

Sử gia Ngô Sĩ Liên nhận định trong sách Đại Việt Sử ký Toàn thư:

Lưu Cung tham đất đai của người, muốn mở rộng bờ cõi, đất đai chưa lấy được mà đã hại mất đứa con của mình và hại cả nhân dân, tức như Mạnh Tử nói: "Đem cái mình không yêu mà hại cái mình yêu" vậy chăng?”— Đại Việt Sử ký Toàn thư

Ngô Thì Sĩ nhận định trong sách Việt sử tiêu án:

Lưu Nghiễm ngấp ngó Giao Châu, thừa lúc Đình Nghệ mới mất, cậy có quân ứng viện của Công Tiễn, chắc rằng có thể đánh một trận phá được Ngô Quyền, nhân thế lấy được nước Nam dễ như móc túi vậy. Nếu không có một trận đánh to để hỏa nhuệ khí của Lưu Nghiễm, thì cái tình hình ngoại thuộc lại dần dần thịnh lên, cho nên trận đánh ở Bạch Đằng là cái căn bản khôi phục quốc thống đó. Sau này Đinh, Lê, Lý, Trần còn phải nhờ dư liệt ấy. Võ công hiển hách của Ngô Quyền, tiếng thơm nghìn đời, đâu có phải chỉ khoe khoang một lúc bấy giờ mà thôi.

Ngô Tiên Chúa giết được nghịch thần Công Tiễn, phá được giặc mạnh Hoằng Thao. Khảo tổng luận, Lê Tung”

Cai trị

Ngô Quyền lên ngôi ngày 10 tháng 1 năm Kỷ Hợi [tức ngày 21 tháng 1 năm 939].[11] Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng là Vương, xây dựng nhà nước tự chủ, trở thành vị vua sáng lập ra nhà Ngô,sách Đại Việt Sử ký Toàn thư gọi Ngô Quyền là Tiền Ngô Vương. Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư chép rằng: Mùa xuân, vua bắt đầu xưng vương, lập Dương thị làm hoàng hậu, đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục. Sách Việt sử tiêu án chép: Vương giết Công Tiễn, phá Hoằng Tháo, tự lập làm vua, tôn Dương thị làm Hoàng hậu, đặt đủ 100 quan, dựng ra nghi lễ triều đình, định các sắc áo mặc, đóng đô ở Cổ Loa thành, làm vua được 6 năm rồi mất.

Về lãnh thổ, học giả Đào Duy Anh cho rằng các triều đại phong kiến đầu tiên cai trị 8 châu: Giao, Lục, Phong, Trường, Ái, Diễn, Hoan, Phúc Lộc nằm trên đất Giao Châu cũ. Ngô Quyền chỉ có quyền lực ở các châu mà cư dân là con cháu của người Lạc Việt, tức miền trung du và miền đồng bằng Bắc bộ, vùng Thanh Nghệ; còn miền thượng du là các châu ky my [châu tự trị, chỉ phải cống nạp] của nhà Đường trước kia do các tù trưởng nắm giữ mà độc lập.

Những người thân cận, các tướng tá cùng các hào trưởng địa phương quy phục đã được nhà Ngô phong tước, cấp đất, như Phạm Lệnh Công ở Trà Hương [Nam Sách, Hải Dương], Lê Lương ở Ái châu, Đinh Công Trứ [cha của Đinh Bộ Lĩnh] ở Hoan Châu.

Kinh đô

Nhà Đường cai trị nước Việt, dùng huyện Tống Bình và xây thành Tống Bình làm trị sở của họ, tức phần đất thuộc Giao Châu, bên sông Tô Lịch [Hà Nội ngày nay]. Sau khi lên ngôi Ngô Quyền không đóng đô ở trị sở cũ của nhà Đường như họ Khúc hay Dương Đình Nghệ nữa mà chuyển kinh đô lên Cổ Loa thuộc Phong Châu [thuộc huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên cũ]. Lý giải cho việc Ngô Quyền không chọn Đại La sầm uất và có truyền thống nhiều thế kỷ là trung tâm chính trị trước đó, các sử gia cho rằng có 2 nguyên nhân: tâm lý tự tôn dân tộc và ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước từ kinh nghiệm cũ để lại:

Ý thức dân tộc trỗi dậy, tiếp nối quốc thống xưa của nước Âu Lạc xưa, quay về với kinh đô cũ thời Âu Lạc, biểu hiện ý chí đoạn tuyệt với Đại La do phương Bắc khai lập.

Đại La trong nhiều năm là trung tâm cai trị của các triều đình Trung Quốc đô hộ Việt Nam, là trung tâm thương mại sầm uất nhiều đời chủ yếu của các thương nhân người Hoa nắm giữ. Đại La do đó là nơi tụ tập nhiều người phương Bắc, từ các quan lại cai trị nhiều đời, các nhân sĩ từ phương Bắc sang tránh loạn và các thương nhân. Đây là đô thị mang nhiều dấu vết cả về tự nhiên và xã hội của phương Bắc, và thế lực của họ ở Đại La không phải nhỏ. Do đó lực lượng này dễ thực hiện việc tiếp tay làm nội ứng khi quân phương Bắc trở lại, điển hình là việc Khúc Thừa Mỹ nhanh chóng thất bại và bị Nam Hán bắt về Phiên Ngung. Rút kinh nghiệm từ thất bại của Khúc Thừa Mỹ, Ngô Quyền không chọn Đại La.

Theo Tạ Chí Đại Trường: Chiếm giữ Đại La xong, Ngô Quyền không đóng đô nơi phủ trị cũ mà lại tìm một vị trí bên lề để canh chừng. Tại sao? Vì còn tự ti thấy mình chưa đủ sức thay thế chủ cũ? Hay vì cái thế Đại La trống trải trong tầm sông nước dễ dàng cho sự xâm lấn của Nam Hán so với Cổ Loa khuất lấp hơn một ít mà vẫn còn có ngôi thành Kén của Mã Viện làm thế đương cự? Dù sao thì sự từ chối Đại La cũng là một dấu vết co cụm để tính chất địa phương nổi lên không những chỉ trong gia đình ông mà còn thấy trong cách ứng xử của các tập đoàn quyền lực khác ở phủ Đô hộ cũ nữa.

Qua đời

Ngô Quyền mất ngày 18 tháng 1 năm Giáp Thìn [944],hưởng dương 47 tuổi; trước khi chết ông di chúc cho Dương Tam Kha phò tá con của mình. Ông không có miếu hiệu và thụy hiệu, sử sách xưa nay chỉ gọi ông là Tiền Ngô Vương. Sách Thiền Uyển tập anh, phần truyện Quốc sư Khuông Việt có nhắc Ngô Thuận Đế.

Lăng Ngô Quyền được tôn tạo gần đây [tại Cam Lâm].

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thân thế

Ngô Quyền sinh ngày 12 tháng 3 năm Đinh Tỵ [17 tháng 4 năm 898] trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm, Ái Châu.[3] Cha là Ngô Mân làm chức châu mục Đường Lâm.[4] Ngô Quyền được sử sách mô tả là bậc anh hùng tuấn kiệt, "có trí dũng".[5]

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư:[4][6]

Khi Ngô Quyền vừa mới sinh có ánh sáng lạ đầy nhà, dung mạo khác thường, có 3 nốt ruồi ở lưng, thầy tướng cho là lạ, bảo có thể làm chủ một phương, nên mới đặt tên là Quyền. Ngô Quyền lớn lên, khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, có trí dũng, sức có thể nâng được vạc bằng đồng.

Sự nghiệp

Bối cảnh

Thời bấy giờ nhà Đường ở Trung Quốc cai trị nước Việt. Từ giữa thế kỷ IX, nhà Đường phải đối phó với hai biến cố lớn là nông dân khởi nghĩa và phiên trấn cát cứ. Năm 907, nhà Đường mất, Chu Ôn lập nên nhà Hậu Lương, bắt đầu cuộc loạn Ngũ Đại, sử Trung Quốc gọi là Ngũ đại Thập quốc. Ở miền Nam Trung Quốc, Tiết độ sứ Quảng Châu là Lưu Nham đã cát cứ và dựng nước Nam Hán.[7]

Năm 905, nhân việc nhà Đường có loạn, một thổ hào người Việt là Khúc Thừa Dụ nổi lên đánh đuổi người Trung Quốc, chiếm giữ phủ thành, xưng là Tiết độ sứ. Năm 907, Khúc Thừa Dụ chết, con là Khúc Hạo lên thay. Khúc Hạo sai con là Khúc Thừa Mỹ làm Hoan hảo sứ sang dò xét nhà Nam Hán. Năm 917, Khúc Hạo chết, Khúc Thừa Mỹ lên thay, cho người sang nhà Lương lĩnh tiết việt, muốn lợi dụng sự mâu thuẫn giữa nước Lương và Nam Hán để củng cố sự nghiệp tự cường của mình. Vua Nam Hán là Lưu Cung tức giận, xua quân chiếm cứ Giao Chỉ. Năm 923, tướng Nam Hán Lý Khắc Chính đem binh đánh, bắt được Khúc Thừa Mỹ, Lý Khắc Chính lưu lại Giao Chỉ.[8]

Một hào trưởng người Ái Châu [thuộc Thanh Hóa ngày nay] là Dương Đình Nghệ nuôi 3000 con nuôi, mưu đồ khôi phục. Ngô Quyền lớn lên làm nha tướng cho Dương Đình Nghệ, được Dương Đình Nghệ gả con gái cho và giao quyền cai quản Ái châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 931, Dương Đình Nghệ phát binh từ Thanh Hóa ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán, đánh bại Lý Tiến và quân cứu viện do Trần Bảo chỉ huy, chiếm giữ bờ cõi nước Việt, xưng là Tiết độ sứ. Năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ, trở thành vị Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ cuối cùng trong thời kì Tự chủ. Nhưng Công Tiễn lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc, hành động tranh giành quyền lực của ông bị phản đối bởi nhiều thế lực địa phương và thậm chí nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Bị cô lập, Công Tiễn vội vã cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán. Thắng lợi của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng vào năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho mọi âm mưu xâm lược Tĩnh Hải quân của nhà Nam Hán, đồng thời cũng kết thúc thời kì Bắc thuộc của Việt Nam. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô. Ngô Vương qua đời ở tuổi 47, trị vì được 6 năm. Sau cái chết của ông, nhà Ngô suy yếu nhanh chóng, không khống chế được các thế lực cát cứ địa phương và sụp đổ vào năm 965.

Trận chiến Bạch Đằng

Bài chi tiết: Trận Bạch Đằng, 938

Hai trong số các cọc gỗ do Ngô Quyền sai đóng dưới lòng sông Bạch Đằng để chống lại quân Nam Hán.

Tháng 10/938 Ngô Quyền truy sát Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn chạy sang Trung Quốc cầu cứu quân Nam Hán. Lợi dụng cơ hội đó, Nam Hán kéo sang xâm lược Tĩnh Hải quân lần hai.

Năm 938, sau khi Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền được tin về việc phản nghịch của Công Tiễn và thấy việc Công Tiễn quy phục Nam Hán là nguy hại cho cuộc tự chủ mà họ Khúc và Dương Đình Nghệ cố gắng xây nền móng nên phát binh từ Ái châu ra đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn sai sứ sang đút lót để cầu cứu với nhà Nam Hán. Sách An Nam chí lược viết rằng: Công Tiễn bị Ngô Quyền vây, sức yếu bị thua mới cầu cứu nhà Nam Hán.[9] Vua Nam Hán là Lưu Cung nhân Giao Chỉ có loạn muốn chiếm lấy. Lưu Cung phong cho con mình là Vạn vương Lưu Hoằng Tháo làm Giao Vương, đem quân cứu Kiều Công Tiễn. Nhưng khi quân Nam Hán chưa sang, mùa thu năm 938, Ngô Quyền đã giết được Kiều Công Tiễn.[10][11]

Lưu Cung tự làm tướng, đóng ở Hải Môn để làm thanh viện. Lưu Cung hỏi kế ở Sùng Văn sứ là Tiêu Ích, Tiêu Ích nói: "Nay mưa dầm đã mấy tuần, đường biển thì xa xôi nguy hiểm, Ngô Quyền lại là người kiệt hiệt, không thể khinh suất được. Đại quân phải nên thận trọng chắc chắn, dùng nhiều người hướng đạo rồi sau mới nên tiến".

Ngô Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, bảo các tướng tá rằng: Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát.[10]

Tranh giả đồng tái hiện trận Bạch Đằng 938

Ngô Quyền định kế rồi, bèn cho đóng cọc ở hai bên cửa biển. Khi nước triều lên, Ngô Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ quân Nam Hán đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô lên, Ngô Quyền bèn tiến quân ra đánh, ai nấy đều liều chết chiến đấu. Quân Nam Hán không kịp sửa thuyền mà nước triều rút xuống rất gấp, thuyền đều mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ, quân lính chết đuối quá nửa. Ngô Quyền thừa thắng đuổi đánh, bắt được Hoằng Tháo giết đi. Vua Nam Hán đồn trú ở cửa biển để cứu trợ nhưng không làm gì được; thương khóc, thu nhặt quân lính còn sót rút về.[10]

Sử gia Ngô Sĩ Liên nhận định trong sách Đại Việt Sử ký Toàn thư:

Lưu Cung tham đất đai của người, muốn mở rộng bờ cõi, đất đai chưa lấy được mà đã hại mất đứa con của mình và hại cả nhân dân, tức như Mạnh Tử nói: "Đem cái mình không yêu mà hại cái mình yêu" vậy chăng?

— Đại Việt Sử ký Toàn thư[10]

Ngô Thì Sĩ nhận định trong sách Việt sử tiêu án:

Lưu Nghiễm ngấp ngó Giao Châu, thừa lúc Đình Nghệ mới mất, cậy có quân ứng viện của Công Tiễn, chắc rằng có thể đánh một trận phá được Ngô Quyền, nhân thế lấy được nước Nam dễ như lấy đồ trong túi vậy. Nếu không có một trận đánh to để hỏa nhuệ khí của Lưu Nghiễm, thì cái tình hình ngoại thuộc lại dần dần thịnh lên, cho nên trận đánh ở Bạch Đằng là cái căn bản khôi phục quốc thống đó. Sau này Đinh, Lê, Lý, Trần còn phải nhờ dư liệt ấy. Võ công hiển hách của Ngô Quyền, tiếng thơm nghìn đời, đâu có phải chỉ khoe khoang một lúc bấy giờ mà thôi.

— Việt sử tiêu án

Ngô Tiên Chúa giết được nghịch thần Công Tiễn, phá được giặc mạnh Hoằng Tháo.

— Khảo tổng luận, Lê Tung[12]

Đại Việt sử ký

Không gian tên

  • Nội dung
  • Thảo luận

Tác vụ trang

  • Xem
  • Lịch sử
  • Thêm nữa

Đại Việt sử ký

AuthorOriginaltitleCountryLanguageSubjectGenrePublisher

Publication date

Followedby
Lê Văn Hưu
大越史記
Đại Việt
chữ Hán
Lịch sử Việt Nam
Lịch sử
Nhà Trần
1272
Đại Việt sử ký toàn thư

Đại Việt sử ký [chữ Hán: 大越史記] là bộ quốc sử đầu tiên của nước Việt Nam do Lê Văn Hưu đời Trần soạn ra, gồm 30 quyển, chép lịch sử Việt Nam từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng. Bộ sử nay không còn nữa [có lẽ đã bị đem về Trung Quốc vào thời thuộc Minh], nhưng Ngô Sĩ Liên vào thời Lê đã tham khảo để soạn ra bộ Đại Việt sử ký toàn thư, trong đó có trích một số lời bình của Lê Văn Hưu đối với các nhân vật.

Sau khi hoàn thành bộ sử năm 1272, Lê Văn Hưu đem dâng vua Trần Thánh Tông, được ban thưởng rất hậu.

Video liên quan

Chủ Đề