Theo tài liệu hướng dẫn, những lợi ích của sinh viên khi tham gia học tập thông qua dự án (pbl)?

Ảnh: Internet

Phản hồi từ Suzie Boss

Suzie Boss là một chuyên gia tư vấn về giáo dục, chuyên nghiên cứu về project-based learning và các thay đổi xã hội. Bà là tác giả của cuốn sách Mang sự đổi mới đến với trường học: Trang bị kiến thức và kỹ năng cho sinh viên phát triển trong một thế giới đang thay đổi và đồng tác giả cuốn Tự đổi mới phương pháp Project-Based Leaning: Hướng dẫn thực hiện các dự án thực tế trong thời đại kỹ thuật số. Bà là người có đóng góp tích cực cho các chuyên trang giáo dục như Edutopia tạp chí Standford về đổi mới xã hội, và là giảng viên Viện giáo dục quốc gia Buck.

Trả lời câu hỏi được đặt ra: “Những điều nên làm và không nên làm khi áp dụng phương pháp project-based learning?” bà cho rằng:

Đây là một câu hỏi rất đáng để suy nghĩ, tạo nên làn sóng quan tâm đến Project-based learning [PBL] – phương pháp đang được áp dụng trên khắp nước Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tại Mỹ, nhiều giáo viên và lãnh đạo nhà trường đang có một cái nhìn mới về PBL như một chiến lược giúp sinh viên đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia Common Core State Standards cả về kiến thức và kỹ năng.

Hệ thống tiêu chuẩn mới yêu cầu sinh viên cần có tư duy phê phán, đọc hiểu sâu, áp dụng toán học để phân tích và giải quyết các vấn đề thực tế, đưa ra các lập luận có cơ sở đồng thời sử dụng công nghệ để trao đổi thông tin hiệu quả. Những tiêu chuẩn vừa nêu ra đặt yêu cầu khá cao, nhưng lại là kết quả điển hình của những trải nghiệm qua một dự án được thiết kế tốt. Một dự án tốt không chỉ giúp sinh viên tìm hiểu sâu hơn các kiến thức học thuật mà còn giúp phát triển các kỹ năng mềm cần thiết cho nghề nghiệp tương lai.

Nhưng những lợi ích đó không phải tự nhiên mà có được. Sau đây là 10 lời khuyên đã được các giáo viên thử nghiệm, có thể giúp bạn đi đúng hướng với PBL:

Những điều cần làm để áp dụng phương pháp PBL tốt hơn:

  • Đưa ra các vấn đề thực tế: Các vấn đề thực tế đang diễn ra có nhiều khả năng thu hút được sự quan tâm của sinh viên. Hãy để sinh viên được học thực sự bằng cách khuyến khích sinh viên sử dụng chính các công cụ và kỹ thuật mà các chuyên gia sử dụng để tiến hành điều tra và giải quyết các vấn đề trong thực tế đời sống. Ví dụ như trong một dự án nghiên cứu xã hội, sinh viên có thể ghi lại các cuộc phỏng vấn đã thực hiện; rồi thuyết trình kết quả thực hiện của mình theo phong cách trong một cuộc triển lãm văn hóa xã hội. Sinh viên có thể hoạt động như các nhà khoa học, các kỹ sư kiểm tra chất lượng nước ở một dòng suối tại địa phương hoặc thiết kế các lò năng lượng mặt trời được sử dụng trong tương lai.
  • Tham khảo các ý tưởng tốt: Các giáo viên có thể khai thác các thư viện PBL để tìm ý tưởng cho dự án ở trường mình. Hoặc sử dụng tính năng tìm kiếm dự án trên website của Viện giáo dục Buck. Lắng nghe các ý tưởng dự án mà các giáo viên đang thảo luận trong thế giới blog hoặc trên các kênh mạng xã hội khác. Khi cần thiết có thể điều chỉnh ý tưởng của các dự án để đáp ứng mục tiêu giảng dạy, thích ứng với bối cảnh địa phương và đáp ứng nhu cầu của sinh viên.
  • Trao quyền xây dựng ý tưởng dự án cho sinh viên: PBL hiệu quả nhất khi sinh viên quan tâm đến những gì họ đang học. Sinh viên được quyền phản hồi về ý tưởng dự án mà giảng viên đưa ra [giảng viên sẵn sàng xem xét những góp ý đó]. Giảng viên trao quyền cho sinh viên lựa chọn những gì các em muốn thực hiện và chứng minh những kiến thức đã học được. Khi sinh viên đã quen với phương pháp PBL, có thể để sinh viên tự đề xuất ý tưởng dự án của riêng mình.
  • Có thời gian để cải thiện dự án: Mặc dù dự án có thời điểm bắt đầu và kết thúc rõ ràng nhưng cũng có thể có những ngoại lệ. Giảng viên nên giành thời gian cho sinh viên khi mà các em vẫn còn những băn khoăn, xáo trộn về dự án của mình thông qua việc nhận thông tin phản hồi và đồng ý sửa đổi đề tài dự án. Hãy chắc chắn rằng sinh viên biết cách làm thế nào để đưa ra và nhận được phản hồi quan trọng từ giảng viên, khuyến khích sinh viên học hỏi từ những thất bại và quay lại với dự án của mình theo một con đường khác thích hợp hơn.
  • Tập trung vào các nhóm: Việc hợp tác đang ngày càng quan trọng cả ở trong và ngoài lớp học. Chính vì vậy, cần khuyến khích làm việc nhóm thực sự trong quá trình thực hiện dự án. Sinh viên cần hiểu làm việc nhóm có trách nhiệm quan trọng như thế nào và tại sao một nhóm tốt là phải khai thác được tài năng của tất cả các thành viên trong nhóm. Lấy các ví dụ từ thực tế để giúp sinh viên thấy làm việc nhóm hiệu quả sẽ có kết quả cao hơn cá nhân làm việc độc lập.
  • Chia sẻ kết quả: Sinh viên sẽ thấy hào hứng hơn khi các em biết công việc của mình sẽ hướng tới một đối tượng thực tế. Để sinh viên thuyết trình bảo vệ kết quả dự án sẽ giúp phát triển sự tự tin và bản lĩnh của các em. Triển lãm dự án cũng giúp các bậc phụ huynh và các thành viên viên khác trong cộng đồng có cơ hội nhìn nhận những gì mà sinh viên đang thực hiện thông qua PBL.

Những điểm cần tránh trong PBL:

  • Không nên để việc thực hiện dự án sau khi học: Trong PBL chất lượng cao, dự án là trọng tâm của chương trình giảng dạy chứ không chỉ là một hoạt động thú vị sau khi quá trình học kết thúc.
  • Đừng để bị mắc kẹt trong “đáy giếng”: Hãy nhìn ra bên ngoài lớp học và lĩnh vực mà bạn đang dạy để tìm cơ hội liên ngành học thuật. Hãy hỏi để nhận được phản hồi về ý tưởng dự án từ những người đồng nghiệp đang dạy các cấp lớp hoặc các môn khác nhau. Việc hỏi ý kiến các chuyên gia để có được lời khuyên sẽ giúp dự án của bạn mang tính thực tế cao hơn.
  • Đừng bỏ hẳn các hoạt động dạy và học hiệu quả trong phương pháp truyền thống khi chuyển sang PBL: Mặc dù các hoạt động học tập và giảng dạy sẽ thay đổi khi bạn chuyển từ phương pháp truyền thống sang PBL, nhưng bạn không phải bắt đầu lại từ đầu. Hãy kết hợp các bài luyện tập trước đây vào các dự án. Thay vì giảng bài cho cả lớp, bạn có thể giảng những “bài giảng ngắn” qua các câu hỏi với từng nhóm sinh viên. Thay vì lên kế hoạch cho các hoạt động độc lập như các chuyến đi thực tế hay các buổi mời các diễn giả về nói chuyện, bạn có thể kết nối những sự kiện này trong quá trình nghiên cứu dự án. Hãy suy nghĩ về những cách bạn có thể kiểm tra được sự tiến bộ của sinh viên và sử dụng những cách này để đánh giá quá trình thực hiện dự án của sinh viên. Giữ đều đặn thói quen tốt như tổ chức cuộc họp ngắn vào các buổi sáng để xây dựng phong trào học tập tích cực trong sinh viên.
  • Đừng quên tự đánh giá: Tự đánh giá là hoạt động quan trọng với sinh viên cũng như giáo viên trong PBL, nên khuyến khích sự tự đánh giá của sinh viên trong suốt dự án. Hãy thử xen kẽ đánh giá bằng văn bản [trên các blog hoặc các mạng xã hội] với các đoạn hội thoại ngắn mà sinh viên kể về quá trình thực hiện và những thử thách mà các em trải qua. Cuối dự án, hãy dành thời gian phỏng vấn sinh viên sau khi thuyết trình, đưa ra những phản hồi để khuyến khích sinh viên đặt mục tiêu cao cho các dự án tiếp theo. Bản thân giáo viên cũng có lợi khi tự đánh giá về quá trình PBL của mình. Liệt kê những điều bạn đã làm tốt và những khó khăn [với bạn hoặc sinh viên của bạn], và làm thế nào bạn có thể nâng cao chất lượng các dự án tiếp theo. Hơn thế, bạn có thể chia sẻ phần đánh giá này với đồng nghiệp. Điều này sẽ nâng cao hiểu biết của bạn về PBL hơn.

ThắmNT [theo Blogs Eduweek]

Việc tiếp nhận số lượng bài vở quá lớn cùng những bài tập và kiến thức lặp đi lặp lại khiến các em học sinh dễ dàng cảm thấy mệt mỏi và áp lực. 

Khoảng thời gian để trau dồi tư duy phản biện và kỹ năng học tập thực tế đang bị thay thế bằng việc phải thường xuyên ghi nhớ những kiến thức khác một các máy móc.

Để thay thế phương pháp học truyền thống, nhiều nhà nghiên cứu đã cùng nhau phát triển phương pháp Học tập theo dự án [Project-based learning].

Đây là một phương pháp giảng dạy mà học sinh đạt được và áp dụng các kiến thức học thuật và kỹ năng mềm để giải quyết một vấn đề trong thực tế hoặc trả lời một câu hỏi mở. 

Thay vì phải học thuộc tất cả thông tin, học sinh sẽ thể hiện kiến thức và kỹ năng của mình thông qua bài thuyết trình hoặc tạo ra một sản phẩm để giới thiệu với những khán giả trong cộng động. 

Với phương pháp học mới này, học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức sâu sắc cũng như phát triển tư duy phản biện, hợp tác, sáng tạo và kỹ năng giao tiếp. Phương pháp học theo dự án phù hợp với học sinh ở mọi lứa tuổi và cấp học.

Đối với cấp bậc trung học phổ thông, phương pháp Project-based learning được thực hiện như sau:

Các học sinh lớp 11 đang đóng vai là các nhà hoạch định tài chính và giúp các gia đình địa phương lập kế hoạch cho các mục tiêu như nghỉ hưu, học phí đại học và giảm thế chấp. Với sự trợ giúp của chuyên gia tài chính chuyên nghiệp và giáo viên toán, học sinh hiểu được các nguyên tắc và công thức tài chính cơ bản là các hàm số mũ và logarit. 

Với tư cách là một nhóm, sinh viên phỏng vấn khách hàng của họ để xác định mục tiêu tài chính của họ, sau đó thực hiện và tính toán các kế hoạch tiết kiệm và đầu tư thích hợp bằng cách sử dụng đại số, đồ thị và biểu diễn bảng.

Như vậy, phương pháp Học theo dự án sẽ giúp học sinh vận dụng được kiến thức học thuật và phát triển kỹ năng mềm, từ đó thật sự hiểu vấn đề và cách áp dụng trong thực tế. 

Sự khác biệt của phương pháp học tập theo dự án?

Học tập theo dự án [PBL] không chỉ đơn thuần là một dự án vẽ một bức tranh để trang trí lớp học. Theo Viện Giáo Dục Buck [BIE], học tập dựa trên dự án yêu cầu học sinh phải nghiên cứu và trả lời một vấn đề hoặc thách thức trong thực tế, hấp dẫn và phức tạp trong khoảng thời gian từ một tuần cho đến một học kỳ. Không như phương pháp dạy học truyền thống mà ở đó giáo viên là người truyền đạt tất cả những tri thức và học sinh chỉ tiếp nhận và áp dụng kiến thức vào việc giải các bài tập trong sách giáo khoa, phương pháp học tập dựa trên dự án cho phép học sinh chủ động tìm tòi các kiến thức và phối hợp với các bạn trong lớp để giải quyết vấn đề. Người giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động học tập để giúp cho học sinh tự tìm hiểu kiến thức, đặt câu hỏi và đưa ra những lời nhận xét để giúp học sinh suy nghĩ sâu hơn về vấn đề và hoàn thiện các kỹ năng cũng như sản phẩm của dự án. 

Học tập theo dự án phát triển chiều sâu của sự hiểu biết các kiến thức hơn so với phương pháp dạy học truyền thống mà ở đó học sinh chỉ đưa ra các đáp án đúng. Ở phương pháp học theo dự án, học sinh sẽ phải đào sâu kiến thức và đọc nhiều nguồn tài liệu để lĩnh hội và phản biện nhiều quan điểm khác nhau, chứ không chỉ tập trung đi tìm đáp án chính xác nhất cho một câu hỏi. Nhờ có sự đào sâu trong nghiên cứu, học sinh sẽ hiểu sâu hơn về một vấn đề và sẽ có thể đưa ra những giải pháp hoặc câu trả lời mang tính sáng tạo, chứ không rập khuôn theo một kiểu mẫu như trong phương pháp dạy học truyền thống. 

Trong những lớp học truyền thống, học sinh chỉ được đánh giá dựa trên những bài kiểm tra cuối kì, phương pháp học tập theo dự án sẽ khuyến khích giáo viên đánh giá và nhận xét các kiến thức và kỹ năng mềm đạt được để giúp cho học sinh có được một sản phẩm chất lượng cao nhất. Giáo viên sẽ khả năng quan sát, khảo sát và nghiên cứu của học sinh, sau đó sẽ đưa ra những lời nhận xét về các ưu điểm và những mặt cần cải thiện, từ đó sẽ đưa ra những lời khuyên để học sinh có thể hoàn thiện cả về mặt kiến thức lẫn kỹ năng mềm. Học sinh tự nhận thấy mình có khả năng rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích. Giáo viên có thể đánh giá trực tiếp sự phát triển của các kỹ năng này ở học sinh của mình khi họ thực hiện các hoạt động của công việc dự án.

Một điểm khác biệt giữa phương pháp học theo dự án và phương pháp dạy học truyền thống đó là học sinh được quyền lựa chọn các dự án hoặc giáo viên sẽ chọn dự án dựa trên sở thích và sự tò mò của học sinh. Trong các lớp học truyền thống, giáo viên thường là người quyết định mọi nội dung bài học và các bài tập về nhà, trong một lớp học theo dự án, học sinh cùng với giáo viên tìm hiểu chủ đề và đặt ra những câu hỏi để học sinh có thể dựa vào những câu hỏi đó mà chủ động tìm tòi nguồn tài liệu để trả lời những câu hỏi này. Phương pháp học theo dự án sẽ khiến cho học sinh có hứng thú với việc học, từ đó sẽ chủ động và có trách nhiệm hơn với việc học của mình.

Các yếu tố then chốt trong thiết kế học tập theo dự án?

Trong một dự án, học sinh sẽ được tiếp xúc với một câu hỏi định hướng. Đây chính là kim chỉ nam để giáo viên và học sinh cùng nhau tìm hiểu vấn đề để trả lời cho câu hỏi định hướng này. Đây sẽ là một câu hỏi mang tính chất mở. Đó là một câu hỏi mà học sinh không thể tìm ra câu trả lời chỉ bằng một cú nhấp chuột trên Google. Ngoài ra đó là một câu hỏi sẽ có nhiều cách trả lời, chứ không đơn thuần là một câu hỏi thường gặp trong các bài kiểm tra với một đáp án đúng. Ví dụ: Làm thế nào để chúng ta xây dựng một mô hình nhà chống ngập lụt cho huyện Nam Trà My ở tỉnh Quảng Nam? Đây là một câu hỏi có kết thúc mở và gợi nhiều ý tưởng cho học sinh. Ngoài ra, nó còn cho học sinh một nhiệm vụ trực tiếp để hướng tới. 

Nếu như giáo viên chỉ đưa ra một dự án mà không chia nhỏ dự án thành những mục tiêu dễ tiếp cận thì học sinh sẽ dễ bị mất phương hướng khi làm dự án. Vì vậy, giáo viên sẽ lập ra một danh sách ‘nhu cầu biết’, chính là những kiến thức và kỹ năng nền tảng mà học sinh cần phải biết để hoàn thành dự án. Ví dụ, trong một dự án xây dựng mô hình của một ngôi nhà, học sinh cần phải biết một ngôi nhà thường có những căn phòng nào, phục vụ mục đích gì, diện tích và chu vi của căn nhà đó như thế nào. Để kích thích nhu cầu cần biết của học sinh, giáo viên sẽ tạo ra một hoạt động khởi đầu để khơi dậy sự tò mò của học sinh và thúc đẩy quá trình tìm hiểu trong các giai đoạn tiếp theo của dự án.

Truy vấn chuyên sâu được đưa ra ngay từ khi bắt đầu dự án và kết nối nhu cầu cần biết từ sự kiện đầu vào đến câu hỏi lái xe. Học sinh lập một danh sách các câu hỏi mà các em phải điều tra và tập trung vào đó trong suốt quá trình của dự án.Từ danh sách, học sinh sẽ tìm kiếm câu trả lời, đặt câu hỏi bổ sung và cuối cùng tạo ra một giải pháp, sản phẩm hoặc ý tưởng mới để thực hiện.

Cho phép học sinh được có tiếng nói và lựa chọn trong dự án là một điều quan trọng để học sinh thấy rằng các em đang làm chủ việc học của mình. Mức độ lựa chọn có thể sẽ khác nhau tuỳ vào cấp học và độ tuổi của học sinh. Học sinh sẽ rèn được tính độc lập khi đưa ra các quyết định của dự án thay vì chỉ tập trung vào hoàn thành các yêu cầu của giáo viên.

Học sinh phải liên tục tham khảo câu hỏi định hướng, phản chiếu và sửa đổi nó khi cần thiết: Làm thế nào để sản phẩm có chất lượng tốt hơn? Giai đoạn nào khó khăn nhất trong dự án? Làm thế nào để vượt qua được khó khăn đó? Cần tìm hiểu thêm điều gì để hoàn thiện sản phẩm. Quá trình hỏi đáp thúc đẩy nhu cầu trả lời các câu hỏi bổ sung, và học sinh phải tích cực tham gia vào việc suy nghĩ và phối hợp với các bạn cùng lớp để trả lời đầy đủ các câu hỏi này.

  1. Khán giả trong cộng đồng:

Thay vì học sinh chỉ bị gói gọn trong việc viết một bài văn để nộp cho giáo viên vào cuối kỳ, khi trình bày sản phẩm của dự án, học sinh sẽ được trình bày nó trước công chúng trong cộng đồng. Khi học sinh được tiếp xúc với các khán giả trong một ngữ cảnh thực tế, học sinh sẽ phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp để giúp cho các vị khán giả hiểu được dự án của mình. Học sinh có thể giao tiếp sản phẩm của mình bằng nhiều hình thức, bao gồm viết và gửi thư cho một quan chức công, chuẩn bị một bài thuyết trình cho các thành viên cộng đồng và phụ huynh, hoặc thuyết trình trước một hội đồng chuyên môn.

Học tập theo dự án có những thách thức nào?

Hợp tác là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong nghề nghiệp sau này của học sinh. Và học tập theo dự án tạo cơ hội cho học sinh được làm việc với nhau để hoàn thành dự án. Tuy nhiên, có một số học sinh sẽ không thích nghi được với phương pháp làm việc nhóm khi không nhóm không có sự chuẩn bị về mặt tâm lý cũng như đặt ra các giới hạn về việc hoàn thành các mục tiêu. Một số học sinh sẽ cảm thấy bất công khi công việc không được phân chia đồng đều khi các học sinh giỏi thường hay phải cáng đáng hầu hết các công việc trong nhóm. Vì vậy, việc tạo ra một không gian mà tất cả các thành viên trong nhóm đều cảm thấy an toàn và thoải mái về mặt tâm lý là một điều rất quan trọng, giúp cho các thành viên không gặp trở ngại trong các cuộc thảo luận và hoàn thành các mục tiêu. 

  1. Học sinh thiếu sự chuẩn bị

Phương pháp học theo dự án đòi hỏi học sinh phải chủ động và có trách nhiệm với việc học của mình khi giáo viên không phải là người chỉ huy chính. Trong một dự án, học sinh thường dễ cảm thấy lạc lõng nếu như không biết chia nhỏ dự án thành nhiều mục tiêu để hoàn thành. Học tập theo dự án còn là một thách thức lớn với những học sinh chưa có kỹ năng tự tìm tài liệu và tổng hợp các thông tin cũ và mới. Vì vậy, giáo viên cần phải hiểu học sinh của mình có những ưu/khuyết điểm nào để giúp chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng nên cho học sinh.

  1. Quá tập trung vào sản phẩm

Học tập theo dự án không chỉ tập trung vào sản xuất ra một sản phẩm, mà nhấn mạnh vào quá trình học sinh sản xuất ra được sản phẩm đó. Trong sốt quá trình, học sinh sẽ phải chủ động đặt câu hỏi cho bản thân và cùng với giáo viên tìm kiếm câu trả lời thông qua các tài liệu hoặc nói chuyện cùng với chuyên gia. Điều quan trọng nhất ở đây là học sinh làm cách nào đã tìm ra được câu trả lời đó và hiểu được những ưu/khuyết điểm của mình. 

Như vậy, phương pháp học theo dự án làm một trong những phương pháp học toàn diện giúp cho học sinh không chỉ đạt được kiến thức và kỹ năng nền tảng, mà còn giúp cho học sinh rèn luyện tính độc lập tư duy sáng tạo và hợp tác với cộng đồng. Học tập theo dự án nhấn mạnh vào quá trình tìm ra câu trả lời mà không giới hạn về cách thức và hình thức của câu trả lời, từ đó khuyến khích học sinh tìm ra câu trả lời bằng nhiều cách khác nhau. Ngoài ra, giáo viên sẽ đồng hành cùng học sinh trong suốt thời gian làm dự án để giúp các em nhận ra được các ưu điểm và các mặt cần cải thiện, từ đó giúp các em phát triển được năng lực của mình.

Video liên quan

Chủ Đề