Thời gian các tiết học THCS 2022 TPHCM

Trao đổi với PV Báo SGGP, một phụ huynh có con đang học lớp 4, Trường Tiểu học Hồng Hà [quận Bình Thạnh] cho biết, lâu nay trường vẫn áp dụng khung giờ tập trung học sinh là 7 giờ 15 có mặt tại trường tham gia thể dục đầu giờ, 7 giờ 30 vào lớp và bắt đầu tiết học đầu tiên.

“Hiện tại, trường vẫn giữ nguyên khung giờ tập trung học sinh vì không chênh lệch nhiều so với chỉ đạo của Sở GD-ĐT TPHCM. Một lý do nữa là đường Xô Viết Nghệ Tĩnh thường xuyên kẹt xe vào buổi sáng nên tôi nghĩ việc điều chỉnh thời gian tập trung học sinh muộn hơn 15 phút không cần thiết, quy định hiện tại đã đảm bảo việc đưa đón và đi làm của phụ huynh”, phụ huynh này cho biết.       

Trường hợp khác, một phụ huynh có con đang học lớp 10, Trường THPT Lê Quý Đôn [quận 3] cho biết, trường giữ quy định thời gian tập trung buổi sáng là 6 giờ 45.

Thầy Hà Hữu Thạch, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, cho biết, học sinh có mặt tại trường lúc 6 giờ 45 để tham gia thể dục buổi sáng. Sau đó, đúng 7 giờ các em bắt đầu tiết học đầu tiên.

Theo giải thích của lãnh đạo các trường, việc lùi thời gian vào học buổi sáng một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa đón của phụ huynh, tuy nhiên mặt khác cũng tạo thêm áp lực cho các trường trong việc bố trí giáo viên quản lý học sinh đầu giờ vì nhiều trường hợp học sinh đã có mặt ở trường từ 6 giờ sáng.

Hiệu trưởng một trường THCS ở quận 1 cho biết, nếu cho học sinh lên lớp trước giờ vào học sẽ tăng nguy cơ xảy ra các vụ bạo lực học đường, học sinh té ngã do va chạm.

Trong khi đó, chọn phương án cho học sinh sinh hoạt tự do ở sân trường đòi hỏi phải bố trí lực lượng giám thị, bảo vệ hoặc giáo viên bộ môn hỗ trợ giám sát học sinh, không cho các em di chuyển lên các phòng học khi chưa có giáo viên vào lớp.

Ngoài ra, việc lùi thời gian vào học buổi sáng buộc các trường phải cân đối lại thời khóa biểu giữa các lớp học 1 buổi/ngày và lớp học 2 buổi/ngày nhằm đảm bảo thời gian nghỉ trưa cho giáo viên, đồng thời tránh ùn tắc giao thông trước cổng trường vào cuối giờ học buổi chiều.

Đặc biệt, với các trường học trú đóng trên địa bàn có khu chế xuất, khu công nghiệp, quyết định lùi giờ vào học khó thực hiện vì phần lớn phụ huynh là công nhân có nhu cầu gửi con từ khá sớm.

Trẻ mầm non tham gia hoạt động tại lớp ở quận 3

Nhiều ý kiến cho rằng việc trẻ ngủ gật trên đường đến trường là do thói quen đi ngủ muộn của nhiều gia đình, lịch học thêm quá dày đặc khiến các em không đủ thời gian nghỉ ngơi cho cơ thể tái tạo năng lượng.

Vì vậy, việc điều chỉnh thời gian vào học buổi sáng chỉ là cách thay đổi ở phần ngọn chứ chưa giải quyết tận gốc vấn đề đảm bảo sức khỏe cho học sinh.

Trước đó, theo chỉ đạo của Sở GD-ĐT TPHCM, tùy thuộc vào vị trí, tình hình giao thông, các trường học sắp xếp, bố trí hợp lý thời gian vào học của học sinh, tuy nhiên phải đảm bảo mở cửa đón học sinh từ 6 giờ 30 sáng.

Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TPHCM yêu cầu, các trường bố trí giờ vào học, giờ ra về lệch ca giữa các khối lớp để đảm bảo việc đưa đón của phụ huynh, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp, đảm bảo sức khỏe cho học sinh nhưng vẫn hoàn thành chương trình học.

Sáng nay, chị Nguyễn Hòa Hảo cùng con trai là học sinh lớp 4 Trường tiểu học Trần Danh Lâm [Q.8, TP.HCM] có mặt ở cổng trường lúc 7 giờ 20 phút, muộn hơn so với trước đây 20 phút.

Sau khi tạm biệt con trai vào lớp, chị Hòa Hảo vui mừng nói: “Trước đây, cứ 6 giờ thiếu 10 là báo thức con dậy, có những ngày bé thức không nổi đành cho con ngủ thêm 5 hay 10 phút, lúc dậy 2 mẹ con phải 'đua' nếu không là muộn học. Cuối tuần rồi, giáo viên chủ nhiệm gửi tin nhắn giờ vào học mới là 7 giờ 30, mẹ với con đều mừng. Sáng nay cháu được ngủ thêm gần 30 phút, thức dậy tươi tỉnh hơn mọi ngày”.

Được biết, bắt đầu từ hôm nay, Trường tiểu học Trần Danh Lâm thực hiện thời khóa biểu mới, tiết 1 bắt đầu từ 7 giờ 30, sau 2 tiết, học sinh sẽ ra chơi 25 phút. Buổi sáng học sinh học 4 tiết và kết thúc vào 10 giờ 35 phút. Buổi chiều bắt đầu lúc 13 giờ 30, hết tiết 2 học sinh ra chơi 25 phút đến 15 giờ 15 phút vào học tiết 3 và ra về lúc 15 giờ 55 phút.

Học sinh THCS vào học tiết 1 lúc 7 giờ 15 phút

BÍCH THÙY

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Dương Văn Dân, Trưởng phòng GD-ĐT Q.8, cho hay thực hiện theo chỉ đạo của Sở GD-ĐT TP.HCM, các trường học tại quận này đã rà soát và thực hiện điều chỉnh giờ vào học đồng loạt từ hôm nay. Theo đó, các trường mầm non, tiểu học vào học tiết học đầu tiên trong ngày không trước 7 giờ 30, còn bậc THCS không trước 7 giờ 15. Các trường xây dựng kế hoạch phối hợp với địa phương mở cửa đón học sinh từ 6 giờ 30; không để học sinh đi học trễ hoặc về sớm tập trung đông trước cổng trường.

Sáng nay, phụ huynh tại TP.HCM có thể đưa con đến trường trễ hơn mọi ngày vì các trường áp dụng giờ vào học mới

độc lập

Ông Dân cho biết thêm phòng GD-ĐT đề nghị các trường xây dựng giải pháp lệch giờ học đối với những khối lớp. Nhà trường bố trí tiết học trong một buổi học, số buổi học trong một tuần theo khung giờ trên nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau: Số tiết học, chương trình học đầy đủ theo quy định; Đảm bảo sức khỏe cho học sinh, đội ngũ nhà giáo người lao động tại đơn vị; Tình hình giao thông thông thoáng trước cổng trường và xung quanh trường vào giờ cao điểm; Hiệu trưởng của hai trường liền kề thống nhất kế hoạch, giải pháp lệch ca, lệch giờ nhằm tránh ùn tắc giao thông nhất là giờ về.

Tương tự, với giờ vào học tiết 1 là 7 giờ 15, anh Phan Ngọc Châu, phụ huynh học sinh Trường THCS Nguyễn Du [Q.1] khá vui mừng vì giảm bớt khoảng lệch giờ vào học của hai con gái học ở hai bậc học khác nhau.

\n

Anh Châu cho hay, trước đây giờ vào học của bé học lớp 7 là 7 giờ còn giờ vào học của bé học lớp 2 là 7 giờ 30, lệch nhau gần 30 phút nhưng ba mẹ chở đi học cùng một lúc. Hàng ngày, bé lớp 7 ăn sáng trước để đến trường vào học tiết 1 kịp lúc 7 giờ còn sau đó, bé lớp 2 ngồi ở công viên ăn sáng chờ đến khoảng 7 giờ 25 vào lớp.

“Hai năm nay, bé nhỏ khá thiệt thòi, dù giờ vào học muộn hơn chị nhưng vẫn phải đi sớm. Bây giờ, giờ học điều chỉnh, khoảng thời gian lệch giữa hai bậc học chỉ còn 15 phút, với gia đình tôi, hai cháu không chỉ có thêm thời gian buổi sáng mà bé nhỏ không phải đi quá sớm như trước”, anh Châu chia sẻ.

Cũng thực hiện theo khung giờ điều chỉnh, sáng nay, gần 1.000 học sinh Trường THCS Lý Thường Kiệt [Q.Tân Bình] vào học tiết 1 lúc 7 giờ 15, tức muộn hơn thời khóa biểu cũ 15 phút.

Bà Ngô Nguyễn Thiên Trang, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Thường Kiệt, cho biết, nhà trường tổ chức học 2 buổi/ngày nên việc lùi giờ học muộn hơn so với quy định cũ 15 phút là hợp lý. Thêm vào đó, dù đa số học sinh của trường đều có hộ khẩu tại phường, không phải di chuyển xa, mất nhiều thời gian nhưng các em có thêm 15 phút buổi sáng cũng giúp thư thả, ăn sáng không vội vã như trước.

Học sinh TP.HCM chính thức áp dụng giờ vào học mới từ hôm nay

độc lập

Trước khi các trường học tại TP.HCM rà soát và điều chỉnh giờ vào học, ngày 17.10, Báo Thanh Niên đã khởi đăng loạt bài Có nên lùi giờ học?. Trong đó, những ý kiến phụ huynh học sinh cho rằng giờ vào học đang thực hiện là sớm và đã có nhiều ý kiến tranh luận cũng như đưa ra giải pháp đề xuất lùi thời gian vào học tiết 1 của học sinh ở tất cả các bậc học.

Đến ngày 1.10, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có văn bản đề nghị các quận, huyện, trường học rà soát và điều chỉnh giờ vào học tiết 1 ở bậc học mầm non và tiểu học không trước 7 giờ 30 phút; bậc THCS không trước 7 giờ 15 phút; bậc THPT không trước 7 giờ. Đồng thời, nhà trường xây dựng kế hoạch mở cửa đón học sinh từ 6 giờ 30 phút. Không để học sinh đi học trễ hoặc về sớm tập trung ở khu vực phía trước cổng trường.

Chủ Đề