Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là bao lâu

Mục lục bài viết

  • 1. Quy định pháp luật về việc trốn cai nghiện bắt buộc?
  • 2. Trốn khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc bị xử lý như thế nào?
  • 3. Tư vấn về việc đưa người đi cai nghiện bắt buộc
  • 4. Làm thế nào đưa người vào trại cai nghiện?
  • 5. Có được tạm hoãn hợp đồng lao động để đi cai nghiện?

1. Quy định pháp luật về việc trốn cai nghiện bắt buộc?

Luật sư tư vấn về quy định cai nghiện bắt buộc, gọi ngay: 1900.6162

Xin chào luật sư, bạn trai em có hút ma tuý đá và được quyết định đưa đi cai nghiện bắt buộc của tòa án. Nhưng trong hai tháng trước khi có giấy báo cai nghiện bắt buộc, thì bạn trai em đã cai ở nhà và không dùng nữa, sau khi nhận giấy báo cai nghiện bạn trai em đã đi làm ở một tỉnh khác. Thì cho em hỏi như vậy bạn trai em có bị truy nã hay không, và nếu bạn trai em về lại tỉnh nhà mà kiểm tra ko còn dương tính với ma tuy thì có phải đi cai nữa không ạ?

Luật sư trả lời:

Theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trại cai nghiện bắt buộc:

“Điều 3. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.

2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.

3. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.”

Ngoài ra Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định:

"Điểu 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a] Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b] Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c] Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận."

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện, cơ quan Công an cấp huyện chủ trì, phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đưa người đi thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc [Khoản 1 Điều 15 Nghị định 221/2013/NĐ-CP]. Khi có lệnh bắt đi cai nghiện mà bạn trai của bạn lại bỏ đi làm ăn xa là đã trốn tránh thực hiện nghĩa vụ. Khi đó, công an sẽ phải ra quyết định truy tìm đối với đối tượng đã bỏ trốn trước khi vào cơ sở cai nghiện:

"Điều 17. Truy tìm đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn

1. Trường hợp người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn trước khi đưa vào cơ sở, thì cơ quan Công an cấp huyện nơi Tòa án quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm.

2. Trường hợp người đang chấp hành tại cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm đối tượng. Cơ quan Công an có trách nhiệm phối hợp với cơ sở cai nghiện bắt buộc trong việc truy tìm đối tượng để đưa người đó trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc.

3. Trường hợp tìm được người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn mà không tự nguyện chấp hành yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì bị áp giải đưa trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 112/2013/NĐ-CP ngày 2 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.

4. Thời gian bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc."

Mặt khác, Khoản 2 Điều 14 Nghị định 167/2013/NĐ-CP cũng quy định về hình thức xử phạt hành chính khi vi phạm các quy định về thi hành các biện pháp xử lý hành chính như sau:

"Điều 14. Vi phạm các quy định về tố tujnh hình sự, thi hành án hình sự, thi hành các biện pháp xử lý hành chính...

2.Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về việc chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc."

Trong trường hợp này, sau khi kiểm tra nếu bạn trai của bạn không còn nghiện nữa. Thì bạn trai của bạn cần làm hồ sơ và các giấy tờ liên quan chứng minh gửi cơ quan công an nơi đã phát hiện để tiến hành xác minh điều tra, xem xét. Nếu đáp ứng đủ điều kiện, tòa án nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan đã ra quyết định xử lý hành chính sẽ hủy bỏ quyết định đó. Tuy nhiên bạn trai của bạn do đã vi phạm quy định về việc chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nên sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.

2. Trốn khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc bị xử lý như thế nào?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi: 1900.6162

Chào Luật sư, em trai tôi nghiện ma túy và đã bị áp dụng biện pháp hành chính là buộc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thời gian cai nghiện là 12 tháng. Nay mới được 6 tháng em trai tôi đã bỏ trốn khỏi cơ sở cai nghiện.

Tôi muốn hỏi luật sư liệu em tôi có bị phạt hay bị xử lý về hình sự không?

Luật sư tư vấn:

Theo Điều 17 Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định về việc truy tìm đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn như sau:

"1. Trường hợp người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn trước khi đưa vào cơ sở, thì cơ quan Công an cấp huyện nơi Tòa án quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm.

2. Trường hợp người đang chấp hành tại cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm đối tượng. Cơ quan Công an có trách nhiệm phối hợp với cơ sở cai nghiện bắt buộc trong việc truy tìm đối tượng để đưa người đó trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc.

3. Trường hợp tìm được người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bỏ trốn mà không tự nguyện chấp hành yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì bị áp giải đưa trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 2 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.

4. Thời gian bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.”

Khoản 3 Điều 32 Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định:

"Trong thời gian chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, học viên vi phạm quy chế, nội quy của cơ sở cai nghiện bắt buộc thì bị kỷ luật bằng một trong các hình thức sau:

a] Phê bình;

b] Cảnh cáo;

c] Giáo dục tại phòng kỷ luật".

Như vậy, trong trường hợp của bạn, em trai bạn đang chấp hành tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, nay đã bỏ trốn thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ ra quyết định truy tìm. Cơ quan Công an phối hợp với cơ sở cai nghiện sẽ truy tìm và buộc đưa em bạn trở lại cơ sở cai nghiện. Khi em bạn bị bắt lại vào cơ sở cai nghiện sẽ bị áp dụng các biện pháp như: phê bình, cảnh cáo, giáo dục tại phòng kỷ luật như đã nêu ở trên. Thời gian bỏ trốn không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nếu trong khi em bạn bỏ trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc, nếu có các hành vi vi phạm pháp luật như đập phá, hủy hoại tài sản của cơ sở cai nghiện, tấn công người khác… thì tùy tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác… Nếu em bạn không có các hành vi vi phạm pháp luật nêu trên thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mặt khác, Khoản 2 Điều 14 Nghị định 167/2013/NĐ-CP cũng quy định về hình thức xử phạt hành chính khi vi phạm các quy định về thi hành các biện pháp xử lý hành chính như sau:

“Điều 14. Vi phạm các quy định về tố tụng hình sự, thi hành án hình sự, thi hành các biện pháp xử lý hành chính

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện nghĩa vụ của người bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về việc chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”.

Căn cứ vào quy định trên, em trai của bạn do đã vi phạm quy định về việc chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nên sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Trân trọng!

3. Tư vấn về việc đưa người đi cai nghiện bắt buộc

Luật sư tư vấn Luật Hình sự về cai nghiện bắt buộc, gọi: 1900.6162

Xin chào luật sư! Luật sư có thể giúp tôi một chút ít được không ạ? tôi xin cám ơn! Hiện tại bây giờ tôi có em trai đang bị nghiện ma túy và gia đình tôi muốn nhờ đến sự can thiệp của chính quyền đưa nó đi cai nghiện bắt buộc mà chính quyền công an lại bảo gia đình tôi tư đưa đến trung tâm cai nghiện thì gia đình tôi phải làm sao ạ?

Chúng tôi xin cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 28 Luật Phòng chống ma túy năm 2000, được sửa đổi, bổ sung năm 2008 thì:

"Điều 28

1. Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Việc đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thời hạn cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.

3. Người nghiện ma tuý tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính.

4. Tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc, chế độ cai nghiện bắt buộc, thủ tục đưa người nghiện ma tuý quy định tại khoản 1 Điều này vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính."

Dựa theo quy định trên, em trai bạn hiện đang bị nghiện ma túy, thì trường hợp này, em trai bạn chỉ được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi thuộc một trong các căn cứ từ khoản 1 đến khoản 4 như trên. Cụ thể:

- Em trai bạn hiện từ đủ 18 tuổi trở lên, đã được cai nghiện tại gia đình hoặc địa phương mà vẫn còn nghiện;

- Em trai bạn tự nguyện làm đơn xin cai nghiện

- Khi em trai bạn có các hành vi vi phạm hành chính theo Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định như sau:

"Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a] Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b] Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c] Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Khi có một trong các trường hợp này, gia đình bạn có thể yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định cho cai nghiện bắt buộc. Còn trong trường hợp em bạn chưa thực hiện việc cai nghiện tại gia đình, chưa được giáo dục tại địa phương và cũng không có đơn tự nguyện xin cai nghiện thì sẽ không được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng! Trân trọng ./.

4. Làm thế nào đưa người vào trại cai nghiện?

Thưa luật sư, xin hỏi: bố bạn cháu nay nghiện 10 năm mà là dân bản địa đã nghiện thuốc phiện và gia đình đã nói và khuyên nhủ các kiểu mà vẫn không được thế cháu muốn hỏi bây giờ làm cách nào để được đưa người thân vào trại cai nghiện ạ cháu ít học nên cháu không hiểu nhiều mong các cô các chú giúp cháu với ạ?

Luật sư tư vấn:

2.1. Về hồ sơ đăng ký cai nghiện:

Bạn cần chuẩn bị 02 bộ hồ sơ. Bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

- Đơn của người tự nguyện xin vào Trung tâm [Mẫu số 11];

- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận tạm trú dài hạn [có công chứng hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu].

2.2. Về trình tự thực hiện đăng ký cai nghiện:

Đầu tiên bạn và gia đình cần động viên, huyên giải người nghiện ma tuý có nguyện vọng vào chữa trị, cai nghiện tự nguyện đến Trung tâm làm đơn gửi Giám đốc Trung tâm khai báo chính xác tình trạng nghiện ma tuý của bản thân và cam kết tự nguyện vào cai nghiện.

Sau khi đã khai báo xong thì Giám đốc trung tâm xét duyệt hồ sơ và căn cứ vào khả năng tiếp nhận của Trung tâm để ra quyết định tiếp nhận. Quyết định tiếp nhận được gửi cho người tự nguyện cai nghiện, gia đình họ và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

Đối với những trường hợp qua xét duyệt hồ sơ phát hiện người tự nguyện xin vào cai nghiện tại trung tâm đang bị cơ quan công an lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng hoặc là tội phạm đang bị truy nã, Giám đốc trung tâm từ chối tiếp nhận và báo cáo ngay cơ quan công an nơi gần nhất biết. Trường hợp Giám đốc Trung tâm đã ra quyết định tiếp nhận mới phát hiện thì huỷ Quyết định tiếp nhận;

Trung tâm và người tự nguyện vào cai nghiện [hoặc gia đình người nghiện] lập biên bản tiếp nhận và ghi rõ tình trạng sức khoẻ hiện tại của người vào cai nghiện, tư trang đồ dùng cá nhân mang theo. Loại trừ các chất cấm và vật dụng cấm theo quy định của Trung tâm. Biên bản được lập thành 02 bản, bên có người vào cai nghiện và trung tâm, mỗi bên giữ 01 bản;

Trường hợp người được tiếp nhận vào Trung tâm là người chưa thành niên thì cha, mẹ, hoặc người giám hộ có trách nhiệm làm thủ tục bàn giao người tự nguyện vào Trung tâm cai nghiện;

Trung tâm có trách nhiệm hướng dẫn các quy định, nội quy của Trung tâm, yêu cầu người nghiện và gia đình người cai nghiện cam kết thực hiện các quy định đó và tổ chức tư vấn chữa trị, cai nghiện cho người nghiện ma tuý.

2.2 Các thức thực hiện đăng ký cai nghiện:

Gia đình người nghiện nộp hồ sơ tại Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đơn xin vào cai nghiện thì sẽ được giải quyết.

2.3. Mẫu đơn tự nguyện cai nghiện, chữa trị tại trung tâm [Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 14/2012/TTLT-BLĐTBXH-BCA ngày 6/6/2012 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an]

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------

……………..1 ngày ….. tháng ….. năm 20...

ĐƠN TỰ NGUYỆN CAI NGHIỆN, CHỮA TRỊ TẠI TRUNG TÂM

Kính gửi: Giám đốc Trung tâm ……………………….

Tên tôi là:...

Sinh ngày:... /... /...

CMND số: ... Ngày cấp... /... /... Nơi cấp: ...

Đề nghị Trung tâm cho phép tôi được tự nguyện cai nghiện, chữa trị tại Trung tâm.

Các hình thức cai nghiện, chữa trị, giáo dục đã thực hiện [nếu có]...

...

Thời gian tự nguyện cai nghiện, chữa trị:... tháng2

Tôi xin cam kết trong thời gian ở Trung tâm:

- Chịu sự quản lý và chấp hành mọi nội quy, quy chế, chế độ điều trị, cai nghiện của Trung tâm;

- Thanh toán mọi chi phí liên quan tới việc điều trị, cai nghiện tại Trung tâm theo quy định của pháp luật [với người chưa thành niên gia đình hoặc người giám hộ cam kết phần này].

Kính đề nghị Trung tâm xem xét, giải quyết./.

NGƯỜI LÀM ĐƠN
[ký, ghi rõ họ tên]

CAM KẾT CỦA GIA ĐÌNH [đối với người chưa thành niên]

Tên tôi là...

Địa chỉ:...

CMND số:... Ngày cấp: .../.../... Nơi cấp:...

Quan hệ với người tự nguyện cai nghiện cai nghiện, chữa trị tại Trung tâm:... [tài liệu chứng minh kèm theo]

Đề nghị Trung tâm cho phép bố [mẹ, anh, chị, em, con, người được giám hộ] của tôi là ông [bà, anh, chị] được điều trị, cai nghiện, tự nguyện tại Trung tâm. Gia đình tôi cam kết sẽ tích cực hỗ trợ việc điều trị, cai nghiện và thanh toán mọi chi phí liên quan tới việc điều trị, cai nghiện cho ông/bà/anh/chị ……………………… tại Trung tâm theo quy định của pháp luật./.

Người cam kết
[Ký, ghi rõ họ tên]

____________

1 Địa danh

2 Thời gian tối thiểu là 6 tháng đối với người cai nghiện tự nguyện và 3 tháng đối với người bán dâm

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.

5. Có được tạm hoãn hợp đồng lao động để đi cai nghiện?

Luật sư tư vấn Luật lao động gọi: 1900.6162

Thưa Luật sư, tôi đã có quyết định ký hợp đồng chính thức12 tháng với công ty A. Hiện nay tôi đã làm được hơn 4 tháng , vì dính vào ma túy nên gia đình bắt tôi phải cai nghiện thời gian 5- 6 tháng. Vậy tôi phải làm những giấy tờ gì để xin phép được nghỈ cai nghiện đúng pháp luật ?

Mong sớm nhận được phản hồi từ Luật sư.Tôi xin chân thành cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Trong trường hợp phải nghỉ việc để đi cai nghiện 5-6 tháng thì nếu sau khi cai nghiệm bạn vẫn muốn tiếp tục công việc thì bạn có thể xin tạm hoãn thực hiện hợp đồng. Nếu bạn muốn chấm dứt hẳn quan hệ lao động thì bạn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động chấm dứt HĐLĐ [ khoản 3 Điều 30 Bộ luật Lao động năm 2019].

Trường hợp vẫn muốn tiếp tục công việc thì bạn có thể làm đơn lên công ty xin tạm hoãn thực hiện hợp đồng. Nếu được công ty chấp nhận thì bạn có thể tạm thời nghỉ việc trong thời gian cai nghiện. Theo quy định tại Điều 32 BLLĐ 2012 về các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng:

"Điều 30. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.

2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận."

Tuy nhiên khi hết thời gian tạm hoãn thì bạn phải có mặt tại nơi làm việc theo quy định trừ trường hợp giữa hai bên có thỏa thuận khác. Cụ thể điều 31 BLLĐ 2019:

Điều 31. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Nếu sau đó bạn không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng bạn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để chấm dứt hợp đồng.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Mẫu thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hành chính - Công ty luật Minh khuê

Video liên quan

Chủ Đề