Thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ quan hành chính nhà nước

[HBĐT]- Đến nay, 100% cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống hành chính Nhà nước trên toàn tỉnh đã hoàn thành nâng cấp hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 sang hệ thống ISO 9001:2015, qua đó đem lại những hiệu quả tích cực, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công.

Công chức UBND thị trấn Ba Hàng Đồi [Lạc Thuỷ] hướng dẫn người dân đến giao dịch hành chính tại bộ phận một cửa.


Là một trong những địa phương nỗ lực áp dụng quản lý chất lượng, huyện Lạc Thuỷ đã xây dựng các quy trình ISO cho các thủ tục hành chính [TTHC] theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Hồ sơ đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo được lưu giữ đầy đủ; đồng thời xây dựng, cập nhật TTHC thuộc thẩm quyền vào hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Huyện duy trì việc khảo sát, lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả [TN&TKQ] các xã, thị trấn, đồng thời công bố đầy đủ các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện trên trang dịch vụ công của tỉnh. 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện, cấp xã được cập nhật, niêm yết công khai trên trang thông tin điện tử và Bộ phận TN&TKQ. Tổ chức hướng dẫn TTHC mức độ 3, mức độ 4, tuyên truyền cách thức thực hiện nộp hồ sơ qua dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4... Trong quý I, Bộ phận TN&TKQ huyện tiếp nhận 366 hồ sơ, đã giải quyết 312 hồ sơ, đang giải quyết 37 hồ sơ, có 16 hồ sơ quá hạn. Cấp xã tiếp nhận 2.422 hồ sơ, đã giải quyết 2.240 hồ sơ, đang giải quyết 158 hồ sơ… 

Thời gian qua, song song với việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015, cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên toàn tỉnh đã kết hợp với cơ chế "một cửa”, "một cửa liên thông” nên đã rút ngắn được quy trình, thời gian giải quyết TTHC, nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Các quy trình, TTHC được công khai trên trang web của các sở, ban, ngành để các tổ chức, công dân tiện tra cứu. Nhờ vậy đáp ứng tốt yêu cầu của cá nhân, tổ chức trong giải quyết TTHC, giảm số lượng giấy tờ, giảm thời gian, chi phí cho cá nhân, tổ chức khi có giao dịch ở địa phương. 

Nhìn chung, sau khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, quy trình làm việc của cơ quan hành chính Nhà nước tỉnh đã được vận hành trơn tru, rõ người, rõ việc, rõ kết quả. Nhiều sở, ngành, địa phương rút ngắn thời gian giải quyết TTHC từ 40 - 60%. Tỷ lệ TTHC được giải quyết đúng hạn của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đạt 99,8%, UBND cấp huyện đạt 99%, UBND cấp xã đạt 99,5%... Qua khảo sát mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân, tỷ lệ hài lòng về thời gian giải quyết TTHC, thái độ cán bộ, công chức đều được khách hàng đánh giá ở mức cao, không có phiếu đánh giá ở mức thấp. Qua đó góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. 

Đồng chí Đỗ Hải Hồ, Giám đốc Sở KH&CN cho biết: Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, Sở KH&CN đã có hướng dẫn thực hiện việc duy trì, cải tiến  hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015. Theo đó, rà soát tất cả các lĩnh vực chuyên môn thuộc thẩm quyền, chức năng để tự công bố, làm cơ sở thực hiện và kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hiện, nhằm đạt mục tiêu rút ngắn tối thiểu 30% thời gian trong quy trình thực hiện các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị mình theo mục tiêu của kế hoạch cải cách hành chính tỉnh năm 2022. Tập trung đẩy mạnh công tác số hoá các thủ tục, hướng dẫn thuộc mô hình hệ thống quản lý chất lượng, các quy trình quản lý nội bộ, quy trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số nhằm xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO điện tử với mục tiêu tăng cường hiệu quả hoạt động, hoàn thiện chức năng phục vụ của cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống hành chính Nhà nước theo hướng "Chính phủ điện tử”. Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực tiếp tham gia vào hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 để đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng luôn được vận hành, duy trì liên tục, có hiệu quả.

Đinh Thắng

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng KH và CN Huỳnh Thành Đạt khẳng định, đây là công cụ quan trọng hỗ trợ cho các cơ quan nhà nước chuẩn hóa hoạt động, hướng đến sự hài lòng của công dân, minh bạch nền hành chính. Áp tiêu chuẩn này, các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nước khi giải quyết thủ tục phải công khai các yêu cầu về hồ sơ, tài liệu mà người dân phải nộp, nêu rõ quy trình xử lý công việc, kết quả xử lý cuối cùng, thời gian hoàn thành...

Toàn bộ quá trình được số hóa, xử lý trên các phần mềm, cho nên người đứng đầu mỗi cơ quan biết rõ hiệu quả công việc của từng cán bộ. Đồng thời, việc áp dụng hệ thống QLCL nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước, góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, dân chủ, trong sạch và vững mạnh. 

Tại Hội nghị, nhiều ý kiến đánh giá hiệu quả rõ rệt trong giải quyết các thủ tục hành chính sau khi áp dụng hệ thống QLCL.

Bà Nguyễn Thị Kim Huệ, Phó Giám đốc Sở KH và CN Hải Phòng cho biết, hiện có gần 5.000 thủ tục hành chính được áp dụng tại địa phương đã áp theo tiêu chuẩn này. Sau khi áp dụng đã giảm đáng kể hiện tượng gây phiền hà, nhũng nhiễu của cán bộ công chức đối với người dân, doanh nghiệp.

Các đại biểu đến từ TP Hồ Chí Minh, An Giang, Quảng Ninh... cũng khẳng định, các thủ tục hành chính tại địa phương đã minh bạch hơn trong quá trình xử lý, tạo sự chuyển biến rõ trong bộ máy. Cán bộ công chức xử lý chuyên nghiệp hơn, các dịch vụ công được công khai và rõ các chi phí. Khi đưa vào áp dụng tiêu chuẩn, cán bộ làm việc tạo được thói quen khoa học, tuân thủ quy trình trong các bước xử lý.

Đánh giá chung về kết quả đã đạt được, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng cục trưởng Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết, 91% Bộ, ngành đã thực hiện việc xây dựng, áp dụng hệ thống QLCL [đã xây dựng, công bố HTQLCL phù hợp đối với toàn bộ thủ tục hành chính]. Đồng thời, các bộ, ngành đẩy mạnh việc triển khai xây dựng, áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức thuộc đối tượng khuyến khích áp dụng. Có 98,4% địa phương đã thực hiện việc xây dựng, áp dụng hệ thống và đẩy mạnh việc triển khai xây dựng, áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức thuộc đối tượng khuyến khích áp dụng.

Bộ KH và CN đang nghiên cứu, điều chỉnh để gắn việc triển khai Chính phủ điện tử, chuyển đổi số của các cơ quan quản lý với hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng. Sắp tới, Bộ KH và CN sẽ trình Thủ tướng việc mở rộng phạm vi áp dụng tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 đối với các hoạt động liên quan đến dịch vụ công.

[HNMO] - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 5-4-2022 kiểm tra hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan hành chính nhà nước của thành phố Hà Nội năm 2022.

Kế hoạch được ban hành nhằm bảo đảm việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tại các cơ quan hành chính nhà nước theo đúng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính; kịp thời đề xuất khắc phục những tồn tại, hạn chế và kiến nghị các biện pháp xử lý cụ thể.

Đối tượng kiểm tra bao gồm các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã.; kiểm tra theo hình thức trực tiếp tại trụ sở của các cơ quan, đơn vị hoặc kiểm tra qua hồ sơ, báo cáo với các nội dung kiểm tra gồm: Việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015; hoạt động phổ biến, hướng dẫn áp dụng hệ thống tài liệu, quy trình giải quyết công việc cho toàn bộ cán bộ, công chức trong phạm vi xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng; sự tuân thủ của cơ quan đối với tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia…

Bên cạnh đó, thành phố cũng kiểm tra việc tuân thủ theo các quy định tại Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 5-3-2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước… Thời gian kiểm tra từ tháng 5-2022 đến tháng 11-2022.


Ảnh minh họa

Các cơ quan phải xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng: gồm: Bộ, cơ quan ngang Bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam [Bộ, ngành]; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.

Khuyến khích các cơ quan, đơn vị sau xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng: Cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam; UBND xã, phường, thị trấn; đơn vị sự nghiệp công lập.

Quyết định nêu rõ, phải xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng đối với các hoạt động liên quan đến thực hiện thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.

Bên cạnh đó, bảo đảm sự tham gia của Lãnh đạo, các đơn vị và cá nhân có liên quan trong quá trình xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng; thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước trong quá trình xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng.

4 bước xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng

Theo Quyết định, việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng được thực hiện theo 4 bước cơ bản: 1- Xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng; 2- Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng; 3- Công bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008; 4- Duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng.

Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh rà soát tình hình thực hiện, lập, sửa đổi, bổ sung và phê duyệt kế hoạch triển khai, dự trù kinh phí để thực hiện các hoạt động: Tư vấn, xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành, địa phương; tuyên truyền, đào tạo; kiểm tra [tối thiểu một năm một lần] đối với việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành, địa phương; thuê tổ chức chứng nhận [nếu cần] để phối hợp kiểm tra và các hoạt động khác có liên quan.

Có thể thuê tư vấn xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng

Cũng theo Quyết định, cơ quan áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng có thể thuê tổ chức tư vấn hoặc chuyên gia tư vấn độc lập hướng dẫn, tư vấn trong việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng.

Tổ chức tư vấn chỉ được thực hiện tư vấn khi đáp ứng 5  điều kiện sau đây: 1- Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng; 2- Có Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn hiện hành; 3- Có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng; 4- Có ít nhất 5 chuyên gia tư vấn đáp ứng điều kiện theo quy định; 5- Đã đăng ký tham gia hoạt động tư vấn theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ và được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện tư vấn.

Chuyên gia tư vấn chỉ được thực hiện tư vấn khi đáp ứng các điều kiện: Tốt nghiệp đại học; đã được đào tạo và cấp chứng chỉ về tư vấn xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng; đã được đào tạo và cấp chứng chỉ về quản lý hành chính nhà nước; có đạo đức tốt, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có thâm niên công tác từ 03 năm trở lên và có kinh nghiệm tư vấn xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng.

Chuyên gia tư vấn đáp ứng các điều kiện nêu trên sẽ được cấp Thẻ chuyên gia tư vấn.

Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 18/5/2014.

Hoàng Diên

Theo Báo điện tử Chính phủ

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề