Thuê máy móc, thiết bị của nước ngoài

Việt Nam ngày càng mở cửa và hội nhập sâu rộng hơn với thế giới, cùng với đó, các nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận nhiều ngày nghề kinh doanh tại Việt Nam. Một câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm đó là kinh doanh cho thuê máy móc, thiết bị không kèm người điều khiển có vốn đầu tư nước ngoài cần đáp ứng những điều kiện gì? Trong bài viết sau đây, Luật Thành Đô sẽ giúp Quý khách hàng trả lời câu hỏi này.

– Luật Đầu tư 2020;

– Cam kết 318/WTO/CK của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về dịch vụ;

– Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàm Quốc [VKFTA];

– Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ [AFAS];

– Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

>>> Xem thêm: Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư Luật Thành Đô

Kinh doanh cho thuê máy móc thiết bị có vốn nước ngoài

Theo Cam kết 318/WTO/CK của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về dịch vụ, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường với dịch vụ cho thuê máy móc và thiết bị khác [không phải máy bay] [CPC 83109] đối với các phương thức cung cấp như sau:

– Cung cấp qua biên giới: Không hạn chế

– Tiêu dùng ở nước ngoài: Không hạn chế

– Hiện diện thương mại: Chưa cam kết

– Hiện diện của thể nhân: Chưa cam kết, trừ các cam kết chung

Như vậy, theo Biểu cam kết WTO, các nhà đầu tư đến từ các quốc gia thuộc WTO [trừ các quốc gia có ký kết hiệp định song phương, đa phương có quy định khác với Việt Nam] không được đầu tư vào Việt Nam để kinh doanh dịch vụ cho thuê máy móc, thiết bị không kèm người điều khiển.

Theo quy định tại Phụ lục 8-D: Biểu cam kết cụ thể Việt Nam – VKFTA, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường với dịch vụ cho thuê máy móc và thiết bị khác [không phải máy bay] [CPC 83109] đối với các phương thức cung cấp như sau:

– Cung cấp qua biên giới: Không hạn chế

– Tiêu dùng ở nước ngoài: Không hạn chế

– Hiện diện thương mại: Không hạn chế, ngoại trừ cho phép vốn góp nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 51%

– Hiện diện của thể nhân: Chưa cam kết, trừ các cam kết chung

Các cam kết trên không bao gồm thiết bị khai thác mỏ và thiết bị dàn khoan; các thiết bị viễn thông, truyền hình và truyền thanh thương mại.

Đồng thời, các thiết bị mang vào Việt Nam phải tuân thủ các quy định liên quan của Việt Nam về quản lý xuất nhập khẩu, tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, an ninh quốc gia, cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia và tuân thủ các điều khoản pháp luật liên quan về cấp giấy phép viễn thông cũng như giấy phép sử dụng thiết bị truyền thanh và tần số.

Như vậy, các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc được đầu tư kinh doanh cho thuê máy móc, thiết bị không kèm người điều khiển như sau:

– Hình thức: liên doanh

– Vốn đầu tư: tỉ lệ sở hữu vốn trong liên doanh không quá 51%

Theo quy định tại Phụ lục Nghị đinh thư thi hành Gói cam kết thứ mười [2019] – AFAS, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường với dịch vụ cho thuê máy móc và thiết bị khác [CPC 83109] đối với các phương thức cung cấp như sau:

– Cung cấp qua biên giới: Không hạn chế

– Tiêu dùng ở nước ngoài: Không hạn chế

– Hiện diện thương mại: Không hạn chế, ngoại trừ cho phép vốn góp nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 70%

Các cam kết trên không bao gồm thiết bị khai thác mỏ và thiết bị dàn khoan; các thiết bị viễn thông, truyền hình và truyền thanh thương mại.

Đồng thời, các thiết bị mang vào Việt Nam phải tuân thủ các quy định liên quan của Việt Nam về quản lý xuất nhập khẩu, tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, an ninh quốc gia, cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia và tuân thủ các điều khoản pháp luật liên quan về cấp giấy phép viễn thông cũng như giấy phép sử dụng thiết bị truyền thanh và tần số.

Như vậy, các nhà đầu tư đến từ các nước ASEAN được đầu tư kinh doanh cho thuê máy móc, thiết bị không kèm người điều khiển như sau:

– Hình thức: liên doanh

– Vốn đầu tư: tỉ lệ sở hữu vốn trong liên doanh không quá 70%

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không quy định về điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.

5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý Luật Thành Đô

Chuyên mục: Tư vấn đầu tư

Thành lập công ty Logistics có vốn nước ngoài

công ty xây dựng có vốn nước ngoài

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Thành Đô về vấn đề Kinh doanh cho thuê máy móc thiết bị không kèm người điều khiển có vốn nước ngoài, mọi vướng mắc liên quan Quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Thành Đô để được hỗ trợ giải đáp miễn phí.

Doanh nghiệp FDI có được phép cho thuê máy móc không? Công ty cho thuê máy móc vốn nước ngoài được quy định thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Công ty tôi là doanh nghiệp FDI [49% vốn Nhật Bản] dự kiến kinh doanh dịch vụ cho thuê các loại máy móc công nghiệp. Vậy luật sư cho tôi hỏi công ty tôi có thể kinh doanh các mặt hàng này được không? Công ty tôi phải đăng ký hoạt động như thế nào? 

Luật sư tư vấn:

Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:

Một số vấn đề pháp lý liên quan

Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

Điều 6 Luật Đầu tư cấm tổ chức, nhà đầu tư… hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:

a] Kinh doanh các chất ma túy;

b] Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật ;

c] Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên ;

d] Kinh doanh mại dâm;

đ] Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

e] Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

g] Kinh doanh pháo nổ;

h] Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Lưu ý, việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các mục a, b và c nêu trên trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Xem thêm: Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định mới nhất

Đối chiếu với tình huống của anh/chị

Theo các quy định nêu trên, hoạt động cho thuê máy móc không thuộc Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay các hoạt động cấm đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Hoạt động cho thuê máy móc công nghiệp thuộc phạm vi của CPC 83109 [Dịch vụ cho thuê máy móc và thiết bị khác không kèm người điều hành]. Dịch vụ này chưa được cam kết theo Biểu cam kết WTO/ VJEPA. Trong khi đó, theo các Hiệp định VKFTA và AFAS thì nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thành lập liên doanh với phần vốn nước ngoài ≤ 51%.

Theo thông tin cung cấp, doanh nghiệp của anh chị có 49% vốn Nhật Bản đã đáp ứng điều kiện về tỷ lệ vốn nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, công ty của anh/ chị có thể đăng ký mục tiêu/ ngành nghề: Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều khiển [VSIC 7730]. Chi tiết: Cho thuê máy móc công nghiệp… [CPC 83109]. Ngoài ra, đây là hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa nên công ty phải xin cấp Giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương [hồ sơ phải hỏi ý kiến Bộ Công Thương] để được thực hiện với thời hạn 5 năm [Điều 5.1đ, Điều 8.3b và Điều 11.2a Nghị định 09/2018/NĐ-CP].

Trên đây là nội dung tư vấn Công ty cho thuê máy móc vốn nước ngoài được quy định thế nào? Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.

Xem thêm: Công ty quảng cáo vốn nước ngoài được quy định như thế nào?

Thành lập nhà hàng 100% vốn nước ngoài

Video liên quan

Chủ Đề