Thuốc panadol có tác dụng trong bao lâu

Panadol là một trong những loại thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng và được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Panadol, mọi người nên tìm hiểu kỹ lưỡng về chức năng cũng như liều lượng của từng loại thuốc. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng thuốc giảm đau.

1. Panadol là thuốc gì? Chức năng của Panadol?

Panadol là một loại thuốc giảm đau có chứa paracetamol giúp người dùng nhanh chóng lấy lại cảm giác thoải mái. Thông thường, loại thuốc này được sử dụng trong điều trị các triệu chứng như đau đầu, nhức mỏi, cảm cúm, cảm lạnh,... Tuy nhiên, bác sĩ cũng khuyến cáo nên sử dụng đúng liều lượng vì khi lạm dụng Panadol nhiều sẽ dễ dẫn đến những tác dụng phụ hoặc biến chứng nghiêm trọng.

Thuốc Panadol được dùng điều trị bệnh gì?

Mặc dù, thuốc Panadol có nhiều chức năng giảm đau nhưng theo các bác sĩ và người tiêu dùng thì loại thuốc này điều trị tốt nhất đối với triệu chứng đau đầu. Bên cạnh đó, trong thành phần của thuốc có chứa vitamin C để bổ sung cho cơ thể, tăng cường đề kháng. Nhiều bệnh nhân thắc mắc không biết khi uống Panadol thì có buồn ngủ không? Thực tế, khi sử dụng Panadol đúng như chỉ định của bác sĩ thì bệnh nhân hoàn toàn không có cảm giác buồn ngủ.

2. Phụ nữ mang thai sử dụng thuốc Panadol được không?

Hầu hết phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện những triệu chứng như đau đầu, đau nhức cơ thể. Chính vì thế mà nhiều mẹ bầu quyết định lựa chọn thuốc Panadol để giúp giảm đau nhanh. Tuy nhiên, một người lại phân vân không biết khi mang thai việc sử dụng thuốc Panadol có nguy hiểm hay để lại biến chứng nào cho thai nhi không?

Thực tế, chất paracetamol có trong Panadol được kiểm tra không phải loại thuốc nằm trong danh sách chống sử dụng cho mẹ bầu. Theo các nguyên cứu, đến nay các bác sĩ vẫn chưa đưa ra được bất kỳ minh chứng nào cho thấy thuốc Panadol có ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ.

Mẹ bầu chỉ dùng thuốc Panadol theo hướng dẫn của bác sĩ

Tuy nhiên, trước khi sử dụng Panadol để giảm đau thì mọi người nên tìm hiểu kỹ lưỡng về các loại thuốc Panadol. Đồng thời, ở mỗi loại thuốc sẽ được làm từ những thành phần khác nhau nên xét về công dụng từng loại thì cũng có sự khác biệt. Một số loại thuốc nhãn hiệu Panadol có chứa naproxen, aspirin hay ibuprofen,... Mặc dù chúng đều có chức năng giống nhau nhưng không phải mẹ bầu đề có thể sử dụng tất cả các loại thuốc này.

3. Cách sử dụng thuốc Panadol thích hợp cho từng độ tuổi

Thuốc Panadol được dùng để điều trị cho đối tượng bệnh nhân cả trẻ em và người lớn. Do đó, mọi người có thể yên tâm khi nhận được đơn thuốc có Panadol từ bác sĩ. Tuy nhiên, các bạn cũng cần phải cân nhắc về loại thuốc, liều lượng, cách dùng vì ở mỗi độ tuổi bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau. Cụ thể như:

3.1. Đối với người lớn

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc Panadol, tuy nhiên hàm lượng paracetamol ở mỗi loại lại có sự chênh lệch với nhau. Do đó, việc đọc kỹ hướng dẫn của bác sĩ dành cho mỗi toa thuốc là rất cần thiết trong việc điều trị bệnh. Đồng thời, việc đọc chính xác cũng giúp bạn không mắc phải những sai lầm nếu uống quá nhiều hoặc quá ít so với chỉ định.

Khoảng cách thời gian mỗi lần uống ít nhất là 4 tiếng hoặc nhiều nhất là 6 tiếng. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ cũng khuyến cáo không nên uống quá 4000mg paracetamol trong một ngày.

3.2. Đối với trẻ em

Thuốc Panadol chỉ dùng cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên

Trẻ em nằm trong độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc Panadol có chứa hàm lượng paracetamol thấp hơn. Trong một ngày có thể uống nhiều lần nhưng phải đúng theo quy định và khoảng cách mỗi lần uống tối thiểu là 4 tiếng và tối đa là 6 tiếng. Liều lượng thuốc được tính theo cân nặng của em bé, tùy theo trọng lượng cơ thể sẽ có lượng thuốc phù hợp.

Ngoài ra, các phụ huynh cũng cần lưu ý, thuốc Panadol chỉ sử dụng cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Một số bậc phụ huynh chỉ hiểu công dụng chung chung của thuốc và tự ý lựa chọn thuốc cho con sử dụng nhưng không hiểu rõ giới hạn độ tuổi, liều lượng dùng. Việc tự kê đơn thuốc mà không được bác sĩ hỗ trợ hoặc tư vấn sẽ rất dễ dẫn đến những sai lầm trong lựa chọn thuốc cũng như cách dùng. Do đó, sự tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ là rất cần thiết.

4. Thuốc Panadol có tác dụng phụ không?

Thuốc Panadol là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong việc điều trị các triệu chứng đau, nhức của cơ thể. Mức độ hiệu quả của loại thuốc này cũng khá cao và không gây hại cho người dùng. Theo các bác sĩ, nhà nghiên cứu đánh giá kết quả thử nghiệm lâm sàng thì thuốc Panadol vẫn có khả năng gây ra những tác dụng phụ nhưng mức độ rất thấp. Một số bệnh nhân sử dụng thuốc có thể mắc phải một trong các triệu chứng sau đây do tác dụng phụ của thuốc gây nên, chẳng hạn như:

  • Số lượng tiểu cầu trong cơ thể thấp, tức bệnh nhân bị giảm tiểu cầu hoặc một vài tác dụng phụ khác có liên quan đến máu. Điển hình như rối loạn đông máu.

  • Trên da xuất hiện những phản ứng do mẫn cảm với thuốc: cơ thể phát ban, hội chứng Stevens - Johnson [một hội chứng thường do dị ứng thuốc], phù mạch.

Cơ thể phát ban do dị ứng với thuốc Panadol

  • Đối với bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với aspirin và một số thuốc NSAID thì có thể xuất hiện triệu chứng khó thở do phế quản bị co thắt.

  • Gan bất thường.

5. Một số lưu ý

Trên đây chỉ là một số tác dụng phụ có thể gặp ở bệnh nhân sử dụng thuốc Panadol nhưng vẫn chưa được liệt kê đầy đủ hoàn toàn. Do đó, nếu trong quá trình sử dụng thuốc cơ thể bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng khác thường nào hãy liên hệ với bác sĩ. Để đảm bảo hơn, các bạn nên trực tiếp đến bệnh viện để được thăm khám và can thiệp sớm nhất.

Một số bệnh nhân thường ỷ lại và không quan tâm đến các triệu chứng do tác dụng phụ của thuốc gây nên. Mặc dù, các triệu chứng này có thể tự khỏi mà không cần điều trị do mức độ tác động của thuốc nhẹ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp phản ứng hơi mạnh với thuốc [rất hiếm], thường do cơ thể đã có những mẫn cảm từ trước với thành phần có trong thuốc. Chính vì thế, khi thăm khám hoặc mua thuốc, mọi người nên lưu ý với bác sĩ để được tư vấn và lựa chọn loại thuốc phù hợp.

Nên sử dụng thuốc Panadol theo chỉ dẫn của bác sĩ

Ngoài ra, các bạn cũng cần lưu ý không sử dụng thuốc Panadol trong một số trường hợp sau đây:

  • Người bệnh bị dị ứng với bất kì thành phần nào có trong thuốc, chẳng hạn như paracetamol.

  • Không sử dụng thuốc Panadol kết hợp với bất kì loại thuốc nào khác có chứa paracetamol vì có thể làm vượt mức hàm lượng cho phép hoặc gây ra độc tố. Thường thì trong các loại viên sủi, viên đặt hậu môn có chứa chất này.

Trên đây là những chia sẻ xoay quanh công dụng, liều dùng và tác dụng phụ của thuốc Panadol. Bạn đọc có thể lưu lại và chia sẻ với người thân để cùng hiểu rõ hơn về loại thuốc này, đồng thời tránh mắc phải những phản ứng phụ do thuốc gây ra. Cuối cùng, chúng tôi xin khuyến cáo mọi người chỉ nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bác sỹ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson [SJS], hội chứng hoại tử da nhiễm độc [TEN] hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính [AGEP].

Chứa paracetamol. Không dùng với các thuốc khác có chứa paracetamol.

Sử dụng đồng thời các thuốc khác có chứa paracetamol có thể dẫn đến tình trạng quá liều.
Dùng quá liều paracetamol có thể gây ra suy gan, điều này có thể cần đến việc ghép gan hoặc dẫn đến tử vong.

Trên các bệnh nhân đang bị các bệnh về gan, có sự gia tăng nguy cơ gây hại của paracetamol đối với gan. Tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc này cho các bệnh nhân được chẩn đoán là suy gan hoặc suy thận.

Đã có báo cáo trường hợp rối loạn/suy giảm chức năng gan ở những bệnh nhân bị thiếu hụt glutathione như suy dinh dưỡng, biếng ăn trầm trọng, có chỉ số khối cơ thể thấp hoặc người nghiện rượu mạn tính hoặc nhiễm trùng máu. Những bệnh nhân ở trạng thái thiếu hụt glutathione, sử dụng paracetamol có thể làm tăng nguy cơ chuyển hóa acid trong máu.

Nếu các triệu chứng còn dai dẳng, tham khảo ý kiến bác sỹ.

Tránh dùng quá nhiều caffeine [ví dụ như từ cà phê, trà và một số đồ uống đóng hộp khác] trong khi đang dùng thuốc này.

Để xa tầm tay trẻ em.

SỬ DỤNG THUỐC CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ

Phụ nữ mang thai

Không khuyến cáo dùng thuốc trong suốt thai kỳ.

Paracetamol Như việc sử dụng bất kỳ thuốc nào trong thai kỳ, phụ nữ mang thai nên tìm tư vấn về y khoa trước khi dùng paracetamol. Nên cân nhắc liều thấp nhất có hiệu quả và thời gian điều trị ngắn nhất.

Caffeine


Không khuyến nghị dùng caffeine trong thời kỳ mang thai do có khả năng làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên liên quan tới việc tích lũy caffeine trong cơ thể.

Phụ nữ cho con bú

Không khuyến cáo dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú.

Paracetamol Paracetamol được bài tiết trong sữa mẹ nhưng không có dấu hiệu lâm sàng tại liều khuyến cáo.

Caffeine


Caffeine trong sữa mẹ có thể có tác dụng kích thích đối với trẻ bú mẹ nhưng cho đến nay vẫn chưa quan sát thấy độc tính đáng kể.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC

Dữ liệu thu được từ quá trình lưu hành sản phẩm

Các tác dụng bất lợi dựa trên dữ liệu nghiên cứu lâm sàng là khả năng hiếm khi xảy ra và số ít bệnh nhân. Các tác dụng bất lợi thu được trong quá trình lưu hành sản phẩm ở liều điều trị/ghi nhãn và được đưa ra trong bảng dưới đây theo phân loại hệ thống cơ quan của cơ thể MedDRA. Các phản ứng bất lợi được xác định trong quá trình lưu hành sản phẩm được báo cáo tự nguyện từ một quần thể với kích cỡ không xác định, tần suất các phản ứng này không rõ nhưng có thể rất hiếm [

Chủ Đề