Tiêm mũi hip1 bao lâu thì sốt

Thưa bác sĩ, trẻ đi tiêm phòng vacxin mũi 5 trong 1 có bị sốt không và sốt mấy ngày? Kid nhà cháu đã được 2 tháng, theo lịch thì phải đi tiêm mũi 5 trong 1, nhưng 2 vợ chồng cháu đang rất lo lắng, thấy nhiều trường hợp bị sốt dẫn đến tử vong sau khi đi tiêm về mà sợ quá. Không biết phải làm sao để xử lý khi trẻ bị sốt ạ?

[Hải Anh, Nam Định]

Trẻ đi tiêm phòng vacxin mũi 5 trong 1 có bị sốt không và sốt mấy ngày?

Trả lời

Bạn Hải Anh thân mến! Trước hết, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho các chuyên gia của Mabio. Đây cũng là lo lắng của rất nhiều ông bố, bà mẹ, cho trẻ đi tiêm phòng vacxin mũi 5 trong 1 có bị sốt không và sốt mấy ngày? Nếu sốt phải xử trí làm sao?

Nhiều trường hợp không biết cách hạ sốt hoặc để tình trạng kéo dài rất có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Vì vậy, để các bậc phụ huynh bớt lo hơn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Tìm hiểu vacxin mũi 5 trong 1 là gì?

Vacxin mũi 5 trong 1 là một trong những mũi nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh, giúp phòng ngừa, bảo vệ trẻ khỏi 5 căn bệnh nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.

Đúng như tên gọi thì mũi này được kết hợp 5 loại vacxin trong 1, bao gồm: Haemophilus Influenza type B [Hib], ho gà, uốn ván, viêm gan siêu vi B và bạch hầu.

  • Xem thêm: Mẹ có biết: Mũi tiêm 5 trong 1 cho trẻ sơ sinh là gồm những gì?

Trẻ tiêm phòng mũi vacxin 5 trong 1 có bị sốt không?

Vacxin 5 trong 1 thực chất cũng là một loại thuốc, đưa vào cơ thể để kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động, chống lại virus, vi khuẩn, đồng thời ngăn ngừa sự lây nhiễm, phát triển của các tác nhân gây bệnh.

Sức đề kháng của trẻ lại rất yếu nên khi tiêm bất kỳ loại vacxin nào cũng có thể gặp một số phản ứng phụ: sốt, vết tiêm sưng đau, quấy khóc… Mũi 5 trong 1 cũng không ngoại lệ. Trẻ đi tiêm phòng vacxin mũi 5 trong 1 hoàn toàn CÓ thể bị sốt.

Trẻ đi tiêm phòng vacxin mũi 5 trong 1 hoàn toàn co thể bị sốt

Trẻ đi tiêm phòng vacxin mũi 5 trong 1 bị sốt mấy ngày?

Việc trẻ đi tiêm phòng vacxin mũi 5 trong 1 bị sốt mấy ngày còn phụ thuộc vào sức đề kháng của từng bé cũng như cách mẹ chăm sóc bé sau khi đi tiêm phòng về.  

Thông thường, trẻ sẽ có biểu hiện sốt nhẹ [38 – 38.5 độ], kèm theo đó là quấy khóc, bỏ bú, kém ăn hơn bình thường… Những triệu chứng này thường kéo dài từ 1 – 2 ngày, sau đó sẽ bình thường trở lại.

Trẻ đi tiêm phòng vacxin mũi 5 trong 1 bị sốt phải xử trí làm sao?

Như đã nói ở trên thì trẻ đi tiêm phòng vacxin mũi 5 trong 1 về bị sốt cũng là phản ứng bình thường của cơ thể với thuốc, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng. Thay vào đó, hãy chú ý theo dõi các biểu hiện của trẻ để xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, thực hiện những cách sau để giảm, hạ sốt cho bé, giảm sưng đau tại vết tiêm cũng như khó chịu trong người:

– Chườm khăn ấm khi trẻ đi tiêm phòng vacxin mũi 5 trong 1 về bị sốt. Nhiều người thấy cơ thể bé nóng liền chườm lạnh nhưng đó là việc làm hoàn toàn sai lầm. Hãy chườm nóng hoặc lau người cho bé bằng khăn ấm, đặc biệt là phần bàn chân, bàn tay, nách và bẹn….

– Mẹ cho trẻ bú nhiều hơn: Sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp tăng sức đề kháng đồng thời giúp trẻ giảm sốt, bù nước cho cơ thể.

  • Xem thêm: 6 cách SIÊU NHANH để giảm đau cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng
Cho trẻ bú nhiều hơn cũng là cách hạ sốt khi trẻ đi tiêm phòng vacxin mũi 5 trong 1 về

– Mặc quần áo thông thoáng, nên chọn chất liệu mềm, thấm hút mồ hôi, không mặc quá nhiều lớp quần áo, càng khiến trẻ khó chịu hơn.

– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, lau người cho bé thường xuyên bằng nước ấm để giảm sốt, tránh để cơ thể bé đổ nhiều mồ hôi, có thể dẫn đến cảm lạnh.

– Nhẹ nhàng xoa xung quanh vết tiêm để giảm đau cho bé [mẹ lưu ý rửa sạch tay] hoặc chườm mát xung quanh vùng da vừa tiêm [không chườm trực tiếp lên vết tiêm có thể gây nhiễm trùng].

– Trường hợp trẻ đi tiêm phòng vacxin mũi 5 trong 1 bị sốt nhẹ, không có biểu hiện gì bất thường, mẹ có thể dán miếng dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh [tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ, không tùy tiện sử dụng].

Lưu ý khi trẻ đi tiêm phòng vacxin mũi 5 trong 1 về bị sốt

– Tuyệt đối không đắp khoai tây, chanh hay lòng trắng trứng gà vào vết tiêm. Đây là quan niệm dân gian hoàn toàn sai lầm. Các bác sĩ khuyến cáo không nên thực hiện vì nó có thể gây nhiễm trùng, khiến vết tiêm sưng đau nghiêm trọng hơn.

– Không tắm cho trẻ ngay sau khi tiêm, nên đợi ít nhất 4 – 6 tiếng.

– Theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên. Trường hợp trẻ đi tiêm phòng vacxin mũi 5 trong 1 về bị sốt cao liên tục [trên 38 độ], quấy khóc nhiều giờ liền, cơ thể tím tái, người co giật… thì cần nhanh chóng đưa đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng cả tính mạng.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn Hải Anh giải đáp được câu hỏi trẻ đi tiêm phòng vacxin mũi 5 trong 1 có bị sốt không? Chúng tôi xin nhắc lại là CÓ, trẻ có thể sốt nhẹ trong khoảng 1 – 2 ngày.

Đây là phản ứng hoàn toàn bình thường sau khi đi tiêm phòng vacxin, 2 vợ chồng bạn không nên lo lắng quá. Hãy cho bé đi tiêm đúng lịch và thực hiện những cách chúng tôi nói bên trên để xử trí khi trẻ bị sốt. Đồng thời, chú ý theo dõi nhiệt độ cơ thể, nếu có biểu hiện bất thường thì cần đưa trẻ đi khám trong thời gian sớm nhất có thể nhé!

Nguồn: Mabio.vn

MẸ CÓ BIẾT:

Trẻ đi tiêm phòng về thường bị sốt, kém ăn, người khó chịu, vết tiêm bị sưng đau, quấy khóc. Những lúc như vậy, con đau 1 thì mẹ đau 10. Vì vậy, cần nhanh chóng tìm cách để hạ sốt cho con để giảm bớt khó chịu. Bên cạnh việc chườm ấm, vệ sinh cơ thể sạch sẽ [bằng nước ấm], mặc quần áo thông thoáng… thì cho con bú cũng là 1 trong những cách tốt nhất để giảm sốt cho trẻ.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu, giúp tăng cường sức đề kháng, đồng thời cũng là cách bù nước, giảm đau, hạ sốt hiệu quả.

Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng thiếu sữa, ít sữa hay mất sữa cho con hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.

Viên uống lợi sữa Mabio giúp tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ

Câu hỏi 1: Bạn Đinh Thị Tuyền [] có hỏi:

Bé nhà em được 8 tháng tuổi, mới tiêm được một mũi Hip 5 trong 1 khi cháu được 3 tháng tuổi. Cứ đến lịch tiêm là cháu đều bị ốm nên không tiêm được. Hiện tại cháu đang bị sốt 39 độ được 2 ngày rồi [Có khả năng là do mọc răng], như vậy lịch tiêm tháng này cũng không thể đi tiêm được. Em muốn hỏi con em để lâu như vậy thì tiêm mũi Hip muộn có ảnh hưởng gì không? Tháng 9 còn phải tiêm phòng sởi thì mũi Hip có tiêm được tiếp không? Và tiêm muộn mũi Hip như vậy liệu có còn tác dụng với cháu không ạ ?

Trả lời: Chào bạn, theo lịch trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ sẽ được tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib [Quinvaxem], kết hợp uống vắc xin phòng bại liệt khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để mang lại hiệu quả phòng bệnh cao nhất. Trong TCMR, các mũi vắc xin trên chỉ được triển khai cho trẻ dưới 1 tuổi. Vắc xin Quinvaxem có thể được tiêm chủng cùng thời điểm và khác vị trí với vắc xin sởi. Việc tiêm chủng như vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và khả năng sinh miễn dịch của vắc xin. Bạn hãy đưa trẻ đến trạm y tế xã/phường để các nhân viên y tế thăm khám và có chỉ định tiêm chủng phù hợp.

Câu hỏi 2: Bạn Trịnh Thị Hằng [] có hỏi:

Kính chào chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình cho em xin hỏi một vấn đề là con trai em nay được 14 tháng, cháu đã chích ngừa 3 mũi 5 trong 1 tại xã, chích 2 mũi cúm, uống 2 lần ngừa tiêu chảy, chích 1 mũi đơn Sởi, 1 mũi thủy đậu, vì là đứa con đầu nên em chưa rõ về chích ngừa thế nào cho đủ nên rất lo lắng, em dự định cho bé đi chích ngừa Viêm não Nhật bản, chương trình cho e hỏi bé có phải nhắc lại mũi 5 trong 1 nữa không, mà chích vào khoảng mấy tháng.Em rất mong nhận được câu trả lời của chương trình  ạ.

Trả lời: Chào bạn, theo lịch trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ sẽ được tiêm vắc xin VGB trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, tiêm vắc xin phòng lao càng sớm càng tốt. Tiếp đó trẻ sẽ được tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib [Quinvaxem], kết hợp uống vắc xin phòng bại liệt khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi. Trẻ 9 tháng tuổi sẽ được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. Trẻ trên 1 tuổi sẽ được tiêm vắc xin phòng Viêm não Nhật Bản, trẻ 18 tháng tuổi sẽ được tiêm vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván nhắc lại [DPT], tiêm vắc xin phòng sởi-rubella. Ngoài ra bạn có thể cho trẻ tiêm một số vắc xin khác như rota, cúm, quai bị, thủy đậu, viêm màng não do não mô cầu…tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ.

Câu hỏi 3: Bạn Mai Loan [] có hỏi:

Xin chào chuyên gia! Con em được 7 tháng tuổi nhưng mới tiêm được 2 mũi vacxin 5 trong 1 theo lịch tiêm chủng mở rộng. Mũi tiêm 5 trong 1 lần 3 em có thể đưa cháu đi tiêm dịch vụ được không ạ? Trẻ 1 tuổi cần tiêm những loại vacxin nào ạ? Vacxin 5 trong 1 cần được tiêm hết khi trẻ mấy tháng tuổi? Em xin cảm ơn chuyên gia!

Trả lời: Chào bạn, theo lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi, trẻ sẽ được tiêm mũi vắc xin Viêm gan B trong 24 đầu sau sinh, tiêm vắc xin phòng Lao càng sớm càng tốt. Khi trẻ đủ 2, 3 và 4 tháng tuổi sẽ được tiêm/uống 3 liều vắc xin phối hợp phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib, bại liệt. Khi trẻ 9 tháng tuổi sẽ được tiêm 1 mũi vắc xin sởi. Bạn có thể lựa chọn việc tiêm vắc xin trong TCMR hoặc vắc xin dịch vụ cho con, tuy nhiên cần lưu ý đảm bảo tiêm chủng đủ mũi và đúng lịch để mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

Câu hỏi 4: Bạn Thái Thị Anh Thơ [] có hỏi:

Thưa bác sĩ ! Cho em hỏi con em đã tiêm mũi Sởi lúc đc 10 tháng và lúc 18 tháng tiêm mũi sởi - rubella . Giờ cháu đã được 2 tuổi . Vậy với 2 mũi tiêm trên cháu có tác dụng miễn dịch với bệnh rubella ko ạ> Em muốn đăng ký tiêm phòng QUAI BỊ cho cháu nhưng ở trung tâm chỉ có mũi SỞI- QUAI BỊ _ RUBELLA chứ ko có mũi QUAI BỊ riêng vậy cháu có tiêm đc mũi sỞI- QUAI BỊ _ RUBELLA ko ạ hay phải đợi sau bao lâu ạ? em cảm ơn

Trả lời: Chào bạn, cháu nhà bạn đã được tiêm 1 mũi sởi và 1 mũi sởi – rubella [MR] như vậy là rất đúng lịch. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm về khả năng sinh miễn dịch phòng bệnh cho cháu. Bạn cũng có thể cho trẻ tiêm thêm 1 mũi vắc xin sởi – quai bị – rubella để có thêm miễn dịch phòng bệnh quai bị. Việc tiêm chủng như vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và khả năng sinh miễn dịch của vắc xin. Khoảng cách tối thiểu giữa các mũi vắc xin này là 1 tháng.

Câu hỏi 5: Bạn Trần Xuân Quỳnh [] có hỏi:

Chào bạn, Bé nhà mình hôm qua đi tiêm mũi 1 Quinvaxem về, mình muốn hỏi nếu sau 24h mà vẫn sốt nhẹ [đo ở nách là 36.8 độ] và chân chỗ tiêm vẫn hơi sưng so với chân còn lại thì có phải đi bệnh viện kiểm tra không? Bé vẫn ăn ngủ bình thường, tuy nhiên lượng ăn ít hơn, chỉ bằng 2/3 so với ngày thường và ăn nhiều bữa hơn, thỉnh thoảng có quấy khóc.

Trả lời: Chào bạn, sau khi tiêm chủng trẻ có thể có những biểu hiện như sốt nhẹ, sưng, đau tại chỗ tiêm, hoặc bứt rứt, quấy khóc. Những biểu hiện này có thể kéo dài trong 1 ngày đầu và giảm dần ở ngày thứ 2, bạn không nên quá lo lắng. Trường hợp của cháu cũng chưa cần xử trí gì, bạn hãy theo dõi, chú ý đến trẻ nhiều hơn. Các biểu hiện nặng thường rất hiếm, tuy nhiên cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao [>39°C], co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, li bì, phát ban....

Dự án TCMR

Video liên quan

Chủ Đề