Tiểu luận tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông

Download Đề tài Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Trung Học Phổ Thông miễn phí MỤC LỤCTrangMỞ ĐẦU 1Lý do chọn đề tài 1NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3I. Khái niệm học sinh trung học phổ thông 3II. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý lứa tuổi 41. Yếu tố sinh học 42. Yếu tố xã hội 5III. Đặc điểm tâm lý học sinh trung học phổ thông 71. Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ 71.1. Đặc điểm hoạt động học tập lứa tuổi học sinh THPT 71.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ của học sinh Trung học phổ thông 92. Hoạt động giao tiếp, đời sống tình cảm và sự phát triển tâm lý 102.1. Giao tiếp trong nhóm bạn 112.2. Giao tiếp trong gia đình 152.3. Đời sống tình cảm 163. Hoạt động lao động, chọn nghề 184. Những đặc điểm nhân cách chủ yếu 194.1. Sự phát triển của tự ý thức, sự tự đánh giá bản thân 194.2. Sự phát triển mạnh của tính tự trọng. 234.3. Tính tích cự xã hội của học sinh đầu tuổi thanh niên 244.4. Sự hình thành thế giới quan 254.5. Khát vọng thành đạt. 26PHẦN III: KẾT LUẬN 29TÀI LIỆU THAM KHẢO      /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35732/

Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

uán hơn, chặt chẽ hơn và có căn cứ hơn, có thể sử dụng vật liệu là những khái niệm khoa học , trí thức dưới dạng thuật ngữ, mệnh đề… để tư duy thoát ly với vật chất. Sự phát triển mạnh của tư duy lý luận liên quan chặt chẽ đến tư duy sáng tạo. Nhờ khả năng khái quát, thanh niên có thể tự mình phát hiện ra như cái mới. Với các em, điều quan trọng là cách thức giải quyết các vấn đề được đặt ra chứ không phải là loại vấn đề nào được giải quyết. Học sinh cấp III đánh giá các bạn thông minh trong lớp không dựa vào điểm số mà dựa vào cách thức giải quyết các vấn đề học tập: giải bài tập, phương pháp tư duy… Các em có xu hướng đánh giá cao các bạn thông minh và những thầy cô có phương pháp giảng dạy tích cực, tôn trọng những suy nghĩ độc lập của học sinh, phê phán sự gò ép, máy móc trong phương pháp sư phạm. Đồng thời, tính phê phán của tư duy cũng phát triển. Các em có khả năng đánh giá và tự đánh giá nhiều mối quan hệ, những sự vật, hiện tượng xung quanh theo những thang giá trị đã được xác lập. Những đặc điểm đó tạo điều kiện cho các em thực hiện được các thao tác tư duy toán học phức tạp, phân tích nội dung cơ bản của các khái niệm trừu tượng, nắm bắt mối quan hệ nhân - quả trong tự nhiên và xã hội… Đó là cơ sở hình thành nên thế giới quan, nhiều thang giá trị mới. Tuy vậy, hiện nay số học sinh Trung học phổ thông đạt tới mức tư duy đặc trưng cho lứa tuổi như trên còn chưa nhiều. Nhiều khi các em chưa chú ý phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, kết luận vội vàng, cảm tính… Vì vậy, việc giúp các em phát triển nhận thức là một nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên. Như vậy, ở tuổi học sinh Trung học phổ thông, những đặc điểm của con người về mặt trí tuệ thông thường đã được hình thành và chúng vẫn còn được tiếp tục hoàn thiện. 2. Hoạt động giao tiếp, đời sống tính cảm và sự phát triển tâm lý. Giao tiếp là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa con người và con người nhằm mục đích trao đổi tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, hoàn thiện năng lực bản thân. Giao tiếp là cách tồn tại của con người, là phương tiện cơ bản để hình thành nhân cách trẻ. Ở tuổi thanh niên, đời sống giao tiếp, tình cảm của các em phát triển rất phong phú và đóng vai trò quan trọng. Giao tiếp nhóm là loại giao tiếp rất phổ biến và có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành nhân cách và phát triển tâm lý các em. Người ta phân biệt nhóm chính quy và nhóm không chính quy. Nhóm chính quy là nhóm được thành lập theo một quy định chung nào đó, ví dụ: do lớp, do giáo viên, hay một tổ chức chỉ định ra. Nhóm không chính quy là nhóm do các thành viên tự hình thành ra. Trong các loại giao tiếp không chính quy có loại được gọi là giao tiếp nhóm quy chiếu [hay tham chiếu]. Các thành viên của nhóm này có quan hệ “uốn mạch” ăn nhập, đồng nhất với nhau đến mức thành viên này, người này làm cái gì [có khi nghĩ gì, cảm giác gì…] cũng xem xét người khác có làm không, làm như thế nào [có nghĩ, cảm giống mình không…]. Các nhóm không chính quy thường có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh Trung học phổ thông. 2.1. Giao tiếp trong nhóm bạn. Tuổi thanh niên mới lớn là lứa tuổi mang tính chất tập thể nhất. Điều quan trọng với các em là được sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi, là cảm thâý mình cần cho nhóm, có uy tín, có vị trí nhất định trong nhóm, có uy vị trí nhất định trong nhóm. Trong các lớp học dần dần xảy ra một sự “phân cực” nhất định - xuất hiện những người được lòng nhất [được nhiều người lựa chọn nhất] và những người ít được lòng nhất. Những người có vị trí thấp nhất [ít được lòng các bạn] thường băn khoăn và suy nghĩ nhiều về năng lực của mình. Ở lứa tuổi này, quan hệ với bạn bè chiếm vị trí lớn hơn hẳn so với quan hệ với người lớn tuổi hay người ít tuổi hơn. Điều này do lòng khao khát muốn có vị trí bình đẳng trong cuộc sống chi phối. Sự mở rộng phạm vi giao tiếp và sự phức tạp hoá hoạt động riêng của từng học sinh khiến cho số lượng nhóm quy chiếu của các em tăng rõ rệt. Việc tham gia vào nhiều nhóm sẽ dẫn đến những sự khác biệt nhất định và có thể có xung đột về vai trò nếu cá nhân phải lựa chọn giữa các vai trò khác nhau ở các nhóm. Do tầm ảnh hưởng của các nhóm quy chiếu trong công tác giáo dục [cả giáo dục trong và ngoài nhà trường] cần chú ý đến mối quan hệ giao tiếp giữa học sinh với các nhóm, hội tự phát: Chúng ta không thể quán xuyến toàn bộ cuộc sống của các em, cũng không thể loại trừ được các nhóm tự phát và các đặc tính của chúng, nhưng có thể tránh được các hậu quả xấu của nhóm tự phát bằng cách tổ chức hoạt động của các tập thể [nhóm chính thức] thật phong phú, sinh động… khiến cho các hoạt động đó phát huy được tính tích cực của học sinh. Vì vậy, tổ chức Đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng. Trên tạp chí tâm lý học, số 8 ra tháng 8 năm 2006, tác giả Đặng Thanh Nga [Trường Đại học Luật Hà Nội] đã có bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về một khía cạnh tâm lý của mối quan hệ bạn bè của người chưa thành niên phạm tội như: nhu cầu giao tiếp bạn bè, sự gắn bó với bạn bè và sự ảnh hưởng của nhóm bạn bè đến việc thực hành trên 100 người chưa thành niên phạm tội đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam Hoàng Tiến và trại giam Ngọc Lý do Cục V26 Bộ Công an quản lý. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp, trong đó có điều tra bằng bảng hỏi. Bảng hỏi gồm 12 items, độ tin cậy tương đối cao a = 0.85. Sau đây là một số kết quả thống kê: Nhu cầu giao tiếp với bạn bè: *Phần lớn các em có vai trò người bạn thân: 51%. *Có rất ít người bạn thân: 30% *Có một người bạn thân: 15%. *Chỉ 4 em không có người bạn thân nào: 4 % Điều này có thể khẳng định, nhu cầu giao tiếp với bạn bè của người chưa thành niên phạm tội là rất cao. Giao tiếp với nhóm bạn bè chiếm một thời gian rất lớn trong quỹ thời gian hàng ngày của người chưa thành niên. Các em tham gia vào những nhóm bạn bè ở cùng khu vực sinh sống, những bạn có cùng sở thích hay cùng hoàn cảnh, cùng sở thích, nguyện vọng hay những đặc điểm cá nhân giống nhau. Có tới 92% số em được hỏi cho rằng có thời gian rỗi thường tụ tập với bạn bè, đi uống rượu bia, ngồi la cà ở các quán, chơi các trò chơi điện tử… chỉ có 2% cho rằng thời gian rỗi dành cho việc đọc sách, chơi thể thao. Người chưa thành niên đánh giá về vai trò của bạn bè [so với gia đình].

Nghiên cứu chỉ ra người chưa thành niên phạm tội đánh giá vai trò của bạn bè cao hơn so với vai trò của gia đình trong lĩnh vực giao tiếp. Họ thích giao tiếp với bạn bè nhiều hơn, và khi tiếp xúc với với bạn bè họ cảm giác thoải mái dễ chịu hơn. Có tới 84% số người được hỏi cho rằng, thích tâm sự với bạn bè hơn là cha mẹ và những người thân khác trong gia đình, 75% nhận thấy bạn bè thường hiểu và thông cảm với em hơn là cha mẹ, 65% cảm giác gần gũi với bạn bè hơn cha mẹ. Đ...

–     Đối tượng nghiên cứu:

  •  TLHLT: hiện tượng tâm lý trong từng giai đọan lứa tuổi
  • TLHSP: hiện tượng tâm lý trong quá trình dạy học và giáo dục và hiệu quả tối ưu

II. Lý luận về sự phát triển tâm lý trẻ em.

1.       Khái niệm chung về sự phát triển tâm lý trẻ em.

a]  . Quan niệm về trẻ em.

Trẻ em và người lớn khác nhau cả về lượng và chất, chịu ảnh hưởng của thời đại, đang phát triển và là một thực thể tích cực trước tác động của môi trường.

b] Quan điểm duy tâm về sự phát triển tâm lý trẻ em:

–     Thừa nhận đặc điểm tâm lý của con người là bất biến, đánh giá không đúng vai trò của giáo dục, phủ nhận tính tích cực của họat động cá nhân

–     Thuyết tiền định: yếu tố di truyền/gen quyết định sự phát triển tâm lý.

–     Thuyết duy cảm: môi trường xung quanh quyết định sự phát triển tâm lý à muốn nghiên cứu con người chỉ cần phân tích cấu trúc môi trường của họ.

–     Thuyết hội tụ hai yếu tố: Sự tác động qua lại giữa di truyền và môi trường quyết định sự phát triển tâm lý trẻ em, trong đó di truyền giữ vai trò quyết định và môi trường là điều kiện để biến những đặc điểm tâm lý đã được định sẵn thành hiện thực.

c]  Quan điểm duy vật biện chứng:

–     Sự phát triển tâm lý của trẻ tuân theo các quy luật về sự phát triển nói chung.

–  Sự phát triển tâm lý có tính liên tục, tuân theo quy luật tuần tự với những giai đoạn cố định nối tiếp nhau.

–  Sự phát trển tâm lý trẻ là một quá trình trẻ tích cực hoạt động để lĩnh hội nền văn hóa xã hội loài người.

–  Sự phát triển tâm lý chịu tác động của nhiều yếu tố: bẩn sinh – tiền đề, môi trường – điều kiện, dạy học-chủ đạo, hoạt động tích cực của cá nhân – quyết định.

2. Quy luật chung của sự phát triển tâm lý trẻ em.

–     Tính không đồng đều của sự phát triển tâm lý

–     Tính toàn vẹn của tâm lý

–     Tính mềm dẻo và khả năng bù trừ:

3. Dạy học, giáo dục và sự phát triển tâm lý:

–     Giáo dục,dạy học giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển tâm lý trẻ em.

III. Sự phân chia các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em.

–     Tâm lý học Mácxít [Vưgotxki] coi lứa tuổi là một thời kỳ phát triển nhất định đóng kín một cách tương đối, mà ý nghĩa của nó được quyết định bởi vị trí của thời kỳ đó trong cả quá trình phát triển chung và ở đó những quy luật phát triển chung bao giờ cũng được thể hiện một cách độc đáo về chất.

–     Sự chuyển tiếp từ giai đọan lứa tuổi này sang lứa tuổi khác gắn liền với việc thay đổi tình huống xã hội, xuất hiện cấu tạo tâm lý mới, thay đổi dạng họat động chủ đạo.

–     Có sự đan xen giữa các giai đọan bình ổn và khủng hoảng.

CHƯƠNG 2: TÂM LÍ HỌC LỨA TUỔI THIẾU NIÊN [ HS TRUNG HỌC CƠ SỞ ]

I. Những điều kiện của sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi học sinh THCS.

1.  Sự biến đổi về mặt giải phẫu sinh lí ở lứa tuổi học sinh THCS:

–     Phát triển nhanh, mạnh nhưng không đồng đềuà biểu hiện tâm lý khó chịu

Hệ xương

Hệ tim mạch

Tuyến nội tiết

Hệ thần kinh

Thời kỳ phát dục

2. Sự thay đổi của điều kiện sống.

–     Được thừa nhận cao hơn nhi đồng.

–     Từ vị trí “trẻ con” chuyển dần sang vị trí mới “vừa là trẻ con, vừa là người lớn”

II. Hoạt động giao tiếp của thiếu niên

1/ Giao tiếp với người lớn

–     Cấu tạo tâm lý mới: “cảm giác mình là người lớn”.

–     Nhu cầu được độc lập, tự khẳng định trong quan hệ với người lớn.

–     Xuất hiện nhiều mâu thuẫn.

–     Có xu hướng cường điệu hóa.

– Ba phong cách giao tiếp ứng xử: dân chủ bình đẳng, độc đoán, tự do

2/ Giao tiếp với bạn bè

–     Nguyện vọng hòa mình vào tập thể, tìm chỗ đứng trong tập thể.

–     Quan hệ bạn bè thân thiết “sống chết có nhau”, xây dựng trên bộ luật tình bạn. Trò chuyện tâm tình giữ vị trí quan trọng.

–     Xuất hiện tình bạn khác giới quan tâm lẫn nhau, ưa thích lẫn nhau nhưng ở các em nam còn bộc lộ rất vụng về. Tình bạn lành mạnh trong sáng là động lực giúp nhau học tập.

III. Hoạt động nhận thức

–     Tính chủ định phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức: tri giác, trí nhớ, chú ý,tư duy, tưởng tuợng.

–     Phát triển tư duy lý luận, óc phê phán độc lập.

–     Một số nhận xét còn cảm tính.

IV. Đặc điểm đời sống xúc cảm- tình cảm.

–     Phong phú cả về nội dung và hình thức biểu hiện.

–     Còn mang tính bồng bột, sôi nổi, dễ bị kích động, dễ thay đổi, đôi khi còn mâu thuẫn.

V. Đặc điểm nhân cách

–     Nội dung và mức độ tự nhận thức không diễn ra cùng lúc.

–     Khả năng đồng nhất với giới tính.

–     Bắt đầu có khả năng nhận xét, đánh giá về hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức nhưng còn chịu ảnh hưởng nhiều từ nhận xét của người khác.

CHƯƠNG 3: TÂM LÍ HỌC LỨA TUỔI THANH NIÊN HỌC SINH [ HS TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ]

I/ Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi học sinh THPT.

1/    Đặc điểm cơ thể:

–     Cơ thể phát triển cân đối, khoẻ và đẹp.

–     Đa số các em đã qua thời kỳ phát dục và đạt được những thành tích về cơ thể như người lớn.

2/    Điều kiện xã hội của sự phát triển:

–     Hoạt động của thanh niên phong phú, phức tạp về nội dung và hình thức.

–     Hứng thú mở rộng, quan hệ giao tiếp sâu rộng.

–     Giữ vị trí như người lớn, có tính độc lập, tinh thần trách nhiệm hơn thiếu niên.

–     Có vị trí bình đẳng trong gia đình.

II/ Họat động học tập-hướng nghiệp:–     Xu hướng nghề nghiệp là nét cấu tạo tâm lý mới trung tâm.

–     Chi phối tới tình cảm , tự ý thức, năng lực và tính cách.

III/ Đặc điểm họat động nhận thức

–     Tính suy luận, hệ thống, thực tiễn và chủ định phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức [tri giác, ghi nhớ, chú ý,…].

–     Phát triển tư duy lý luận, óc phê phán độc lập.

–     Một số nhận xét còn cảm tính.

IV/ Đặc điểm đời sống xúc cảm-tình cảm

1/ Xúc cảm:

–     Có tính ổn định. Khả năng làm chủ tăng.

2/ Tình cảm gia đình:

–     Có trách nhiệm, yêu quý gia đình hơn à giao tiếp với các em theo nguyên tắc: tình thương, tôn trọng, trách nhiệm, thẳng thắn và thiện chí.

3/ Tình bạn:

–     Có nhu cầu kết bạn tâm tình. Chủ động tìm hiểu và chọn bạn.

–     Mang tính xúc cảm cao

4/ Tình yêu:

–     Xuất hiện nhu cầu yêu đương. Hồn nhiên, thầm kín, dễ vỡ.

–> Không vẽ đường cho hươu chạy và cũng không làm ngư khi hươu đã muốn chạy hoặc đang chạy.

V/ Những đặc điểm nhân cách chủ yếu.

1/    Sự phát triển tự ý thức

–     Có nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá, xây dựng hình ảnh bản thân

–     Thông qua so sánh và biết đánh giá mình trong toàn bộ những thuộc tính nhân cách.

–     Tuy nhiên, có lúc còn đánh giá chưa đúng do thiếu kinh nghiệm, kỹ năng phân tích.

2/    Xu hướng của nhân cách:

2.1. Nhu cầu:

–     Nhu cầu được tôn trọng, bình đẳng, chứng tỏ bản thân.

2.2. Sự hình thành thế giới quan

–     Xây dựng quan điểm sống đã đi vào bản chất và mang tính hệ thống.

2.3. Lý tưởng sống:

–     Đang trong quá trình quan tâm tìm kiếm và lựa chọn.

CHƯƠNG 4: TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC

I/ HOẠT ĐỘNG DẠY

– Hoạt động dạy là hoạt động của thầy cô giáo tổ chức và điều khiển hoạt động của người học nhằm giúp họ lĩnh hội nền VH-XH, tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách của chúng.

– Phân biệt dạy và hoạt động dạy:

Dạy

Hoạt động dạy

Tính mục đích:– MĐ không định trước, chỉ xuất phát do một số tình huống bất ngờ thông qua đó, dạy một số điều trong cuộc sống. Kiến thức có được không phải là mục đích cuối cùng mà là hệ quả của quá trình song song diễn ra trong hoạt động khác.

Nội dung:

– Kinh nghiệm sống

Phương thức:

– Diễn ra mọi lúc mọi nơi

– Không tuân theo phương pháp nào cả

– MĐ được xác định từ trước một cách rõ rang, nội dung được xây dựng và hoàn chỉnh– Kiến thức khoa học, hệ thống

– Diễn ra theo phương thức nhà trường.

– Có phương pháp, phương tiện hỗ trợ.

Đặc điểm của họat động Dạy

Mục đích của hoạt động dạy: Giúp trẻ lĩnh hội nền VH-XH để tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách.

G chỉ tổ chức và điều khiển việc tái tạo lại nền VH-XH vào đầu đứa trẻ để tạo ra cái mới trong tâm lý trẻ chứ không có nhiệm vụ sáng tạo ra tri thức mới hay tái tạo tri thức cho mình.

Con đường thực hiện: Tổ chức, điều khiển quá trình tái tạo năng lực loài người cho từng trẻ dựa trên cơ sở hoạt động tích cực của trẻ.

II/ HỌAT ĐỘNG HỌC

Họat động học là họat động đặc thù của con người, được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, giá trị, kỹ năng, kỹ xảo, phương thức hành vi,…một cách khoa học và hệ thống.

Phân biệt Học và Hoạt động học

Học một cách ngẫu nhiên

Hoạt động học

Tính mục đích:– MĐ không được định trước, chỉ xuất phát do một số tình huống ngẫu nhiên.

Nội dung:

– Kiến thức rời rạc, ngẫu nhiên, đơn giản, không khái quát.

Phương pháp, phương tiện:

–Ít cần

Chủ thể:

–   Bất kỳ

Thời gian, không gian:

– Mọi nơi, mọi lúc.

Kết quả:

– Kinh nghiệm, giúp thích nghi.

– MĐ được xác định từ trước một cách rõ ràng.– Kiến thức khoa học được kiểm chứng, khái quát, hệ thống.

–   Cần

-Có danh xưng

– Có quy định.

– Hệ thống tri thức lý luận làm nền tảng tạo ra năng lực thực tiễn và sáng tạo.

– Đối tượng của họat động học: Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo

– Mục đích sâu xa nhất của hoạt động học là làm thay đổi chính bản thân người học.

– Được điều khiển có ý thức

– Còn nhằm lĩnh hội phương pháp học

*HÌNH THÀNH HỌAT ĐỘNG HỌC

1. Hình thành động cơ học tập:

Có hai lọai động cơ:

  1. Động cơ hòan thiện tri thức [động cơ bên trong]: Động lực chính là tri thức, kỹ năng, kỹ xảoà tối ưu [theo quan điểm Sư phạm]
  2. Động cơ quan hệ xã hội [động cơ bên ngoài]: học để phục vụ xã hội, học để hài lòng cha mẹ, học vì điểm số…

– Cả hai loại động cơ trên cùng diễn ra, làm thành một hệ thống.

– Động cơ học tập không có sẵn mà được hình thành trong quá trình học tập dưới sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan [nhu cầu, hứng thú, tình cảm, thái độ của người học] và nhiều yếu tố khách quan [cha mẹ, thầy giáo, bè bạn,…]

2. Hình thành mục đích học tập:

– Mục đích học tập được cụ thể hóa thành hệ thống các khái niệm của môn học.

3. Hình thành hành động học tập:

  • Hình thức tồn tại khái niệm:

Có 3 hình thức tồn tại khái niệm:

  1. Hình thức vật chất: khái niệm được khách quan hóa ở vật thể, đồ vật.
  2. Hình thức “mã hóa”: khái niệm cư trú ở vật liệu khác: ký hiệu, mô hình, sơ đồ, lời nói.
    1. Hình thức tinh thần: cư trú ở trong tâm lý con người.
  • Cấu trúc của quá trình hình thành khái niệm

– Bước 1: Làm nảy sinh nhu cầu nhận thức ở H, kích thích hứng thú nhận thức của H, có thể đưa H vào tình huống có vấn đề về lý luận hoặc thực tiễn.

– Bước 2: Tổ chức cho H hành động để phát hiện những dấu hiệu, thuộc tính cũng như mối liên hệ giữa các dấu hiệu, thuộc tính đó của khái niệm. [tuỳ theo lứa tuổi mà tổ chức hành động như thế nào]

– Bước 3: Dẫn dắt H vạch ra được những nét bản chất của khái niệm.

– Bước 4: Giúp H đưa những dấu hiệu bản chất và logic của khái niệm vào định nghĩa [giúp H tự phát biểu định nghĩa qua các dấu hiệu bản chất và logic].

– Bước 5: Hệ thống hóa khái niệm [đưa khái niệm vừa hình thành vào hệ thống khái niệm đã học được trước đây để tạo tính liên tục, hệ thống cho bài học].

– Bước 6: Luyện tập vận dụng khái niệm vừa nắm được.

III/ DẠY HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

Dạy học đi trước sự phát triển, hướng vào sự phát triển, đưa đến sự phát triển cao hơn [hướng vào vùng phát triển gần].

Các chỉ số phát triển trí tuệ nhận thức:

– Nhanh trí – tính định hướng, tốc độ định hướng của trí tuệ.

– Chóng hiểu chóng biết, tính khái quát.

– Tính tiết kiệm của tư duy   tìm ra cách ngắn gọn nhất trong nhiều cách giải.

– Tính phê phán.

– Tính mềm dẻo: vận dụng trong những trường hợp có sự thay đổi.

– Tính sâu sắc trong việc hiểu vấn đề.

CHƯƠNG 5: TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC 

I/ ĐẠO ĐỨC VÀ HÀNH VI ĐẠO ĐỨC

– Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực biểu hiện thái độ đánh giá quan hệ giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác và của xã hội.

– Hành vi đạo đức là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức.

Tiêu chuẩn đánh giá một hành vi đạo đức

– Tính tự giác: Chủ thể thực hiện hành vi một cách có ý thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa và được thúc đẩy bởi động cơ chính bên trong nội tâm của mình [tự nguyện, sẵn lòng, vui lòng, mong muốn thực hiện chứ không bị cưỡng bức, áp chế]

– Tính có ích: Hành vi đó phải mang lại lợi ích, ý nghĩa cho người khác, cho xã hội.

– Tính không vụ lợi: Hành vi được thực hiện trước hết vì lợi ích của người khác, của xã hội [mình vì mọi người], không tính toán, không lấy lợi ích cá nhân làm trung tâm.

II/ CẤU TRÚC TÂM LÝ CỦA MỘT HÀNH VI ĐẠO ĐỨC

Tri thức đạo đức là những hiểu biết của con người về những chuẩn mực đạo đức quy định hành vi của họ trong mối quan hệ với người khác và với xã hội.

Niềm tin đạo đức là sự tin tưởng sâu sắc và vững chắc của con người về tính chính nghĩa và tính chân lý của các chuẩn mực đạo đức và thừa nhận tính tất yếu phải tôn trọng triệt để các chuẩn mực ấy.

Động cơ đạo đức là động cơ bên trong, đã được con người ý thức, nó trở thành động lực chính làm cơ sở cho những hành động của con người trong mối quan hệ giữa người này với người khác và với xã hội

Tình cảm đạo đức là những thái độ rung cảm của cá nhân đối với hành vi của người khác và với hành vi của chính mình trong quá trình quan hệ giữa cá nhân với người khác và với xã hội.

Ý chí đạo đức bao gồm:

+ Thiện chí đạo đức là mong muốn thực hiện một hành vi đạo đức, mong muốn thực hiện tuân thủ các chuẩn mực đạo đức của xã hội, nhóm người.

+ Nghị lực là khả năng vượt qua khó khăn, kiểm soát bản thân để có thể phục tùng, thực hiện hành vi đạo đức.

Thói quen đạo đức là những hành vi đạo đức ổn định của con người, nó trở thành nhu cầu của con người, nếu được thỏa mãn thì thấy dễ chịu và ngược lại.

CHƯƠNG 6: TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH GIÁO VIÊN

I/ ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG CỦA NGHỀ DẠY HỌC

– Đối tượng lao động sư phạm là con người

– Công cụ của lao động sư phạm là nhân cách của người giáo viên.

– Nghề lao động trí óc chuyên nghiệp

– Nghề mang tính khoa học, nghệ thuật, sáng tạo cao

+ Tính khoa học:

*        Sự sắp xếp bài giảng theo trình tự logic

*        Căn cứ vào quy luật lứa tuổi và nhân cách

*        Tính chính xác, hiện đại của ND dạy học

+ Tính nghệ thuật

*        Sự diễn đạt bằng lời nói, ngôn ngữ, ánh mắt, nụ cười.

*        Ưng xử sư phạm, xử lý các tình huống sư phạm

*        Giao tiếp sư phạm,

+ Tính sáng tạo: không lặp lại đối tượng, giáo án, phương pháp

II/ NHỮNG PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CẦN THIẾT ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN

a]         Phẩm chất

Thế giới quan khoa học, tình yêu nghề, yêu trẻ, lý tưởng nghề, các phẩm chất khác: long nhân đạo, sự công tâm, lòng tôn trọng, tính giản dị, tính khiêm tốn, tính mục đích, tính quyết đóan, tính kiên nhẫn, tính tự chủ, tự kiềm chế.

b]        Năng lực

Nhóm năng lực dạy học:

– Năng lực hiểu học sinh

– Tri thức và tầm hiểu biết của giáo viên [Năng lực hiểu biết rộng]

– Năng lực chế biến tài liệu

– Năng lực nắm vững kỹ thuật dạy học

– Năng lực ngôn ngữ

Nhóm năng lực giáo dục:

– Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh

– Năng lực giao tiếp sư phạm

– Năng lực đối xử khéo léo sư phạm: [nhanh trí, khéo léo, mang tính giáo dục] cư xử trong 1 tình huống cụ thể để đạt đến các yêu cầu: nghệ thuật, giáo dục

– Năng lực cảm hóa học sinh

Năng lực tổ chức các họat động sư phạm

III/ SỰ HÌNH THÀNH UY TÍN GIÁO VIÊN

– Uy tín là tài năng và tấm lòng của người giáo viên

– Có uy tín thực và uy tín giả

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

  • Những va chạm hằng ngày trong cuộc sống lứa đôi
  • Giải đáp thắc mắc trong tình yêu hôn nhân gia đình nam nữ
  • Hạnh phúc cá nhân, gia đình, cạm bẫy của tình yêu
  • Đời sống tình cảm của người con gái
  • Đời sống tình cảm của người con trai
  • Tai hại trong quan niệm hôn nhân cưỡng bức
  • Tai hại trong quan hệ hôn nhân tự do
  • Từ hôn nhân tự do đến hôn nhân cưỡng bức
  • Quan niệm chung của trai và gái trong việc lập gia đình
  • Quan niệm tình ái của gái và trai trong việc kết hôn
  • Đời sống tình cảm của con người trong gia đình
  • Ái tình và hạnh phúc
  • Yếu tố cấu tạo thành gia đình
  • Gia đình, một nền tảng trong xã hội
  • Chân giá trị của đời sống gia đình
  • Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS
  • Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
  • Nhập môn tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
  • Nhân cách và hình thành phát triển nhân cách
  • Trí nhớ, các quá trình cơ của trí nhớ, thực hành trí nhớ
  • Tình cảm và ý chí, đặc điểm của tình cảm
  • Hoạt động nhận thức, cảm giác, tri giác con người
  • Sự hình thành và phát triển tâm lí, ý thức
  • Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lý người
  • Tâm lí học là một khoa học
  • Ghen là gì ?. Những điều nên nhớ và cần tránh trong tình yêu
  • Những tiêu chuẩn căn bản trong hôn nhân
  • Bảo vệ hạnh phúc cuộc sống, vật chất, tinh thần
  • Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ của học sinh trung học cơ sở
  • Những điều kiện phát triển tâm lý lứa tuổi của học sinh trung học cơ sở
  • Vị trí và giai đoạn phát triển tâm lý của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở
  • Sự phân chia các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em
  • Dạy hoc, giáo dục và sự phát triển tâm lý
  • Quy luật chung của sự phát triển tâm lý trẻ em
  • Lý luận về sự phát triển tâm lý học của trẻ
  • Khái quát về tâm lý học lứa tuổi và sư phạm
  • XEM THÊM 

Video liên quan

Chủ Đề