Tình hình kinh tế nông nghiệp Đàng Ngoài the kỉ XVI - XVIII như thế nào

Chi tiết Chuyên mục: Bài 23 phần 1: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII

    - Nông Nghiệp:

    Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

    - Thủ công nghiệp :

    Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng : gốm Thổ Hà [Bắc Giang], Bát Tràng [Hà Nội], dệt La Khê [Hà Nội], rèn sắt Nho Lâm [Nghệ An]...

    - Thương nghiệp :

    + Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập. Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến [Hưng Yên], Thanh Hà [Thừa Thiên - Huế], Hội An [Quảng Nam], Gia Định [Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay].

    + Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

[Nguồn: Bài 1 trang 112 sgk Lịch sử 7:]

x

tham khảo

đàng ngoài

Nông Nghiệp:

- Những cuộc xung đột kéo dài, chiến tranh liên miên đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.

- Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

* Thủ công nghiệp:

- Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng như: làng gốm Thổ Hà [Bắc Giang], Bát Tràng [Hà Nội], dệt La Khê [Hà Nội], rèn sắt Nho Lâm [Nghệ An],...

* Thương nghiệp:

- Buôn bán phát triển, nhất là các huyện vùng đồng bằng và ven biển đều có chợ và phố xá.

đàng trong

- Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến buôn bán tấp nập.

- Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến [Hưng Yên],…

- Các chúa Trịnh cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

Giai đoạn đầu Đàng Trong lãnh thổ là vùng Thuận Quảng chủ yếu là đồi núi đan xen với những đồng bằng nhỏ hẹp, cộng với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên dân cư thưa thớt. Chính quyền trung ương không quan tâm nhiều đến việc phát triển vùng biên giới, nó chỉ coi là vùng đệm với quốc gia phía Nam.

Kể từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Quảng, và có ý định gây dựng cơ đồ tại đây thì cuộc sống lưu dân mới bắt đầu có những thay đổi đáng kể, nó khuyến khích làn sóng dân di cư, khai phá mở rộng những vùng đất hoang, đặc biệt là mở rộng ngoại thương ở mức chưa từng có trong lịch sử.

Những chính sách ban đầu của Nguyễn Hoàng tạo điều kiện thuận lợi như năm 1597 cho lưu dân khai khẩn tại Phú Yên, năm 1608 xứ Thuận Quảng được mùa tạo ra làn sóng dân di cư, binh lính đầu hàng trong những trận chiến đều được vỗ về cho đi khai phá vùng đất mới.

Nguyễn Hoàng tạo sự bứt phá về ngoại thương khi cho hoạt động cảng thị Hội An, ông còn viết nhiều thư trao đổi, bàn bạc chuyện buôn bán với chính quyền Tokugawa [chính quyền quân sự ở Nhật Bản], cho phép người nước ngoài mở phố riêng.

Từ khi khai phá vùng Nam Bộ, các chúa Nguyễn có chính sách quan tâm đến nông nghiệp. Hàng loạt con sông và kênh được đào vét ở Thuận Quảng, điển hình như kênh Trung Đan và Mai Xá. Sang thế kỷ 18, những vùng đất hoang vu ở Nam Bộ đã trở thành ruộng phì nhiêu, ruộng tốt bậc nhất Đại Việt. Nghề nông Đàng Trong đã tạo ra 26 giống lúa nếp và 23 giống lúa tẻ[7].

Về cơ bản, Đàng Trong có những nét tương đồng trong phát triển thủ công nghiệp so với Đàng Ngoài. Do sự tác động từ sự du nhập của khoa học kỹ thuật phương Tây, thủ công nghiệp Đàng Trong không chỉ phát triển về quy mô mà còn xuất hiện nhiều ngành nghề mới như đóng tàu, thuyền, đúc súng, khai thác mỏ. Trong ngành khai thác mỏ, Đàng Trong không có nhiều tài nguyên khoáng sản như Đàng Ngoài, chỉ có một số mỏ sắt và mỏ vàng.

Nhiều đô thị ven biển, ven sông phát đạt, có quan hệ mậu dịch với các nước Đông Á, Đông Nam Á và một số nước phương Tây. Hội An, Thanh Hà [gần Huế], Gia Định và những đô thị và hải cảng nổi tiếng.

* Nông Nghiệp:

- Những cuộc xung đột kéo dài, chiến tranh liên miên đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.

- Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

* Thủ công nghiệp:

- Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng như: làng gốm Thổ Hà [Bắc Giang], Bát Tràng [Hà Nội], dệt La Khê [Hà Nội], rèn sắt Nho Lâm [Nghệ An],...

* Thương nghiệp:

- Buôn bán phát triển, nhất là các huyện vùng đồng bằng và ven biển đều có chợ và phố xá.

- Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến buôn bán tấp nập.

- Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến [Hưng Yên],…

- Các chúa Trịnh cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

1. Tình hình nông nghiệp từ thế kỷ XVI – XVIII.

- Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVI, ruộng đất tập trung vào tay địa chủ, mất mùa, đói kém xảy ra liên miên. Cuộc sống của nông dân ngày càng khổ cực nên họ đã nổi dậy đấu tranh.

- Nông nghiệp bị chiến tranh tàn phá, từ nửa sau thế kỉ XVII mới dần ổn định.

+ Ở Đàng Ngoài, nhân dân tiếp tục khai hoang mở rộng diện tích đất canh tác.

+ Ở Đàng Trong, các chúa nguyễn khuyến khích dân khai phá đất hoang, mở rộng ruộng đồng.

+ Diện tích ruộng đất cả nước tăng nhanh, người dân hai miền tăng gia sản xuất, bồi đắp đê điều, nạo vét mương máng.

+ Giống cây trồng ngày càng phong phú, kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.

+ Ở Đàng Trong, do đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái. Ở cả 2 Đàng, chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.

2. Sự phát triển của thủ công nghiệp.

- Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển đạt trình độ cao như dệt, gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm đồ trang sức.

- Xuất hiện một số nghề mới như khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.

- Số làng nghề như dệt lụa, làm giấy, gốm sứ, nhuộm vải… tăng lên. Một số thợ giỏi ra các đô thị lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

- Ngành khai mỏ trở thành ngành kinh tế phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

3. Sự phát triển của thương nghiệp.

- Từ thế kỷ XVI – XVII, buôn bán trong nước phát triển:

+ Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi và họp theo phiên.

+ Xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán.

+ Buôn bán lớn [buôn chuyến, buôn thuyền] xuất hiện.

+ Buôn bán giữa miền  xuôi và  miền ngược phát triển, thóc gạo ở Gia Định được đem ra các dinh miền Trung để bán…

- Ngoại thương phát triển mạnh:

+ Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến Việt Nam buôn bán tấp nập:

+ Bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng… đổi tơ lụa, nông sản, lâm sản.

+ Thương nhân nhiều nước [Nhật Bản, trung Hoa, Hà Lan, Anh, Pháp] đã lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

- Đến giữa thế kỉ XVIII, ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa của nhà nước ngày càng phức tạp.

4. Sự hưng khởi của các đô thị.

- Từ thế kỉ XV – XVIII, nhiều đô thị mới hình thành phát triển:

+ Đàng Ngoài: Thăng Long [Kẻ chợ gồm 36 phố phường và 8 chợ], Phố Hiến [Hưng Yên].

+ Đàng Trong: Hội An [Quảng Nam], Thanh Hà [Phú Xuân, Huế].

- Đến đầu thế kỉ XIX, các đô thị suy tàn dần.

Page 2

SureLRN

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trang 112 – sgk lịch sử 7

Tình hình kinh tế Đàng Ngoài ở thế kỉ XVII – XVIII phát triển như thế nào ?


Tình hình kinh tế Đàng Ngoài ở thế kỉ XVII – XVIII:

  • Nông Nghiệp:
    •  Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.
    • Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An.
    • Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.
  • Thủ công nghiệp :
    • Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng : gốm Thổ Hà [Bắc Giang], Bát Tràng [Hà Nội], dệt La Khê [Hà Nội], rèn sắt Nho Lâm [Nghệ An]...
  • Thương nghiệp :
    • Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập. Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến [Hưng Yên], Thanh Hà [Thừa Thiên - Huế], Hội An [Quảng Nam], Gia Định [Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay].
    • Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.


Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 23: Kinh tế , văn hóa thế kỉ XVI – XVIII Kinh tế

Từ khóa tìm kiếm Google: kinh tế đàng ngoài, tình hình kinh tế đàng ngoài, kinh tế đàng ngoài thế kỉ XVII - XVIII, giải lịch sử 7 câu 1 trang 112 bài 23 phần 1.

Video liên quan

Chủ Đề