Toán 8 Bài 2: phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải SBT

Phần dưới là danh sách các bài Giải sách bài tập Toán 8 Bài 2: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải theo trang.

Giải bài tập Toán lớp 8 bài 2: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải

Giải bài tập SGK Toán lớp 8 bài 2: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Toán lớp 8. Lời giải hay bài tập Toán 8 này gồm các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các bạn học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải môn Toán. Mời các bạn tham khảo

Giải bài tập SGK Toán lớp 8 bài 3: Diện tích tam giác

Giải bài tập SGK Toán lớp 8 bài 5: Diện tích hình thoi

Giải bài tập SGK Toán lớp 8: Ôn tập chương 2 - Đa giác. Điện tích đa giác

Trả lời câu hỏi Toán 8 Tập 2 Bài 2 trang 8: Giải các phương trình:

a] x – 4 = 0;

b] 3/4 + x = 0;

c] 0,5 – x = 0.

Lời giải

a] x – 4 = 0

⇔ x = 0 + 4

⇔ x = 4

Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất x = 4

b] 3/4 + x = 0

⇔ x = 0-3/4

⇔ x = -3/4

Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất x=-3/4

c] 0,5 – x = 0

⇔ x = 0,5-0

⇔ x = 0,5

Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất x = 0,5

Trả lời câu hỏi Toán 8 Tập 2 Bài 2 trang 8: Giải các phương trình:

a] x/2 = -1;

b] 0,1x = 1,5;

c] -2,5x = 10.

Lời giải

a]x/2 = -1

⇔ x = [-1].2

⇔ x = -2

Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất x = -2

b] 0,1x = 1,5

⇔ x = 1,5/0,1

⇔ x = 15

Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất x = 15

c] -2,5x = 10

⇔ x = 10/[-2,5]

⇔ x = -4

Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất x = - 4

Trả lời câu hỏi Toán 8 Tập 2 Bài 2 trang 9: Giải phương trình: -0,5x + 2,4 = 0.

Lời giải

- 0,5x + 2,4 = 0

⇔ -0,5x = -2,4

⇔ x = [-2,4]/[-0.5]

⇔ x = 4,8

Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất x = 4,8

Bài 6 [trang 9 SGK Toán 8 tập 2]: Tính diện tích S của hình thang ABCD theo x bằng hai cách:

1] Tính theo công thức: S = BH x [BC + DA] : 2

2] S = SABH + SBCKH + SCKD

Sau đó, sử dụng giả thiết S = 20 để thu được hai phương trình tương đương với nhau. Trong hai phương trình ấy, có phương trình nào là phương trình bậc nhất không?

Lời giải:

Trong hai phương trình này, không có phương trình nào là phương trình bậc nhất.

Bài 7 [trang 10 SGK Toán 8 tập 2]: Hãy chỉ ra các phương trình bậc nhất trong các phương trình sau:

Lời giải:

Các phương trình là phương trình bậc nhất là:

1 + x = 0 ẩn số là x

1 – 2t = 0 ẩn số là t

3y = 0 ẩn số là y

- Phương trình x + x2 = 0 không có dạng ax + b = 0

- Phương trình 0x – 3 = 0 tuy có dạng ax + b = 0 nhưng a = 0 không thỏa mãn điều kiện a ≠ 0.

Bài 8 [trang 10 SGK Toán 8 tập 2]: Giải các phương trình:

a] 4x – 20 = 0

b] 2x + x + 12 = 0

c] x – 5 = 3 – x

d] 7 – 3x = 9 – x

Lời giải:

a] 4x – 20 = 0

⇔ 4x = 20

⇔ x = 5

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 5.

b] 2x + x + 12 = 0

⇔ 3x + 12 = 0

⇔ 3x = -12

⇔ x = -4

Vậy phương trình đã cho có nghiệm duy nhất x = -4

c] x – 5 = 3 – x

⇔ x + x = 5 + 3

⇔ 2x = 8

⇔ x = 4

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 4

d] 7 – 3x = 9 – x

⇔ 7 – 9 = 3x – x

⇔ -2 = 2x

⇔ x = -1

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = -1.

Bài 9 [trang 10 SGK Toán 8 tập 2]: Giải các phương trình sau, viết số gần đúng của mỗi nghiệm ở dạng số thập phân bằng cách làm tròn đến hàng phần trăm.

a] 3x – 11 = 0

b] 12 + 7x = 0

c] 10 – 4x = 2x – 3

Lời giải:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Giải bài tập SGK Toán lớp 8 bài 2: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán học 8, Giải bài tập Toán lớp 8, Giải VBT Toán lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Bài tập môn Toán lớp 8

Giải bài tập SBT Toán 8 bài 2: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Toán lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Toán 8 bài: Ôn tập chương 2

Giải bài tập SBT Toán 8 bài 1: Mở đầu về phương trình

Giải bài tập SBT Toán 8 bài 3: Phương trình đưa về dạng ax + b = 0

Câu 1: Bằng quy tắc chuyển vế, giải các phương trình sau:

a, x – 2,25 = 0,75

b, 19,3 = 12 – x

c, 4,2 = x + 2,1

d, 3,7 – x = 4

Lời giải:

a, x – 2,25 = 0,75 ⇔ x = 0,75 + 2,25 ⇔ x = 3

b, 19,3 = 12 – x ⇔ x = 12 – 19,3 ⇔ x = - 7,3

c, 4,2 = x + 2,1 ⇔ x = 4,2 – 2,1 ⇔ x = 2,1

d, 3,7 – x = 4 ⇔ 3,7 – 4 = x ⇔ x = - 0,3

Câu 2: Bằng quy tắc nhân, tìm giá trị gần đúng nghiệm của các phương trình sau [làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba].

a, 2x = √13

b, –5x = 1 + √5

c, x√2 = 4√3

Lời giải:

a, 2x = √13 ⇔ x = √13/2 ⇔ x ≈ 1,803

b, – 5x = 1 + √5 ⇔ x = [- 1 + √5] / 5 ⇔ x≈ -0,647

c, x√2 = 4√3 ⇔ x = 4√3 / √2 ⇔ x ≈ 4,899

Câu 3: Tìm giá trị của m sao cho phương trình sau đây nhận x = -2 là nghiệm: 2x + m = x – 1

Lời giải:

Thay x = -2 vào hai vế của phương trình, ta có:

2.[-2] + m = - 2 – 1 ⇔ -4 + m = -3 ⇔ m = 1

Vậy với m = 1 thì phương trình 2x + m = x – 1 nhận x = -2 là nghiệm.

Câu 4: Tìm giá trị của k, biết rắng một trong hai phương trình sau đây nhận x = 5 là nghiệm, phương trình còn lại nhận x = -1 là nghiệm: 2x = 10 và 3 – kx = 2

Lời giải:

Thay x = 5 vào vế trái của phương trình 2x = 10, ta thấy giá trị của hai vế bằng nhau. Vậy x = 5 là nghiệm của phương trình 2x = 10.

Khi đó x = -1 là nghiệm của phương trình 3 – kx = 2.

Thay x = -1 vào phương trình 3 – kx = 2, ta có:

3 – k[-1] = 2 ⇔ 3 + k = 2 ⇔ k = -1

Vậy k = -1.

Câu 5: Giải các phương trình sau:

a, 7x + 21 = 0

b, 5x – 2 = 0

c, 12 – 6x = 0

d, -2x + 14 = 0

Lời giải:

a, 7x + 21 = 0 ⇔ 7x = -21 ⇔ x = -3

b, 5x – 2 = 0 ⇔ 5x = 2 ⇔ x = 2/5

c, 12 – 6x = 0 ⇔ 12 = 6x ⇔ x = 2

d, -2x + 14 = 0 ⇔ -2x = -14 ⇔ x = 7

Câu 6: Giải các phương trình sau:

a, 0,25x + 1,5 = 0

b, 6,36 – 5,3x = 0

c, 4/3 x - 5/6 = 1/2

d, -5/9 x + 1 = 2/3 x – 10

Lời giải:

a, 0,25x + 1,5 = 0 ⇔ 0,25x = -1,5 ⇔ x = -6

b, 6,36 – 5,3x = 0 ⇔ 6,36 = 5,3x ⇔ x = 1,2

Câu 7: Giải các phương trình sau:

a, 3x + 1 = 7x – 11

b, 5 – 3x = 6x + 7

c, 11 – 2x = x – 1

d, 15 – 8x = 9 – 5x

Lời giải:

a, 3x + 1 = 7x – 11 ⇔ 3x – 7x = -11 – 1 ⇔ -4x = -12 ⇔ x = 3

b, 5 – 3x = 6x + 7 ⇔ 5 – 7 = 6x + 3x ⇔ -2 = 9x ⇔ x = -29

c, 11 – 2x = x – 1 ⇔ 11 + 1 = x + 2x ⇔ 12 = 3x ⇔ x = 4

d, 15 – 8x = 9 – 5x ⇔ -8x + 5x = 9 – 15 ⇔ -3x = -6 ⇔ x = 2

Câu 8: Chứng tỏ rằng các phương trình sau đây vô nghiệm:

a, 2[x + 1] = 3 + 2x

b, 2[1 – 1,5x] + 3x = 0

c, |x| = -1

Lời giải:

a, Ta có: 2[x + 1] = 3 + 2x ⇔ 2x + 2 = 3 + 2x ⇔ 0x = 1

Vậy phương trình vô nghiệm.

b, Ta có: 2[1 – 1,5x] + 3x = 0 ⇔ 2 – 3x + 3x = 0 ⇔ 2 + 0x = 0

Vậy phương trình vô nghiệm.

c, Vì |x| ≥ 0 nên phương trình |x| = -1 vô nghiệm.

Câu 9: Cho phương trình [m2 – 4]x + 2 = m. Giải phương trình trong mỗi trường hợp sau:

a, m = 2

b, m = -2

c, m = -2,2

Lời giải:

a, Khi m = 2, phương trình đã cho trở thành:

[22 – 4]x + 2 ⇔ 0x + 2 = 2 ⇔ 2 = 2

Vậy phương trình đã cho có vô số nghiệm.

b, Khi m = -2, phương trình đac cho trở thành:

[[-2]2 – 4]x + 2 = -2 ⇔ 0x + 2 = -2 ⇔ 0x = -4

Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.

c, Khi m = -2,2, phương trình đã cho trở thành:

[[-2,2]2 – 4]x + 2 = -2,2 ⇔ 0,84x + 2 = -2,2

⇔ 0,84x = -2,2 – 2 ⇔ 0,84x = -4,2 ⇔ x = -5

Vậy phương trình đã cho có nghiệm x = -5.

Video liên quan

Chủ Đề