Top giá phôi nhôm thế giới năm 2022

Skip to content

Nóng trong ngày Giới thiệu

Fanpage

Moody’s vừa công bố báo cáo chi tiết về triển vọng giá trung hạn của các mặt hàng: quặng sắt, thép, than, nhôm, vàng, bạc, nickel, đồng và kẽm, với nội dung triển vọng ngành khai khoáng và kim loại đã có sự thay đổi cơ bản.

Báo cáo Dịch vụ Đầu tư của Moogy’s vừa công bố đã điều chỉnh dự báo về tương lai thị trường kim loại từ "tích cực" sang "ổn định", mặc dù cho rằng giá hầu hết các kim loại đang liên tiếp vượt những mốc cao kỷ lục lịch sử, song điều đó không có nghĩa là giá sẽ tiếp tục tăng thêm nữa.

Theo Moody’s, mức giá cao hiện tại sẽ giảm dần, mặc dù nhu cầu kim loại nói riêng và ngành khai khoáng nói chung vẫn ở mức cao. Tổ chức này cho rằng giá hầu hết các kim loại cơ bản sẽ duy trì vững trong cả năm 2022, sau khi đạt kỷ lục cao trong năm nay.

"Chúng tôi kỳ vọng thu nhập của ngành này [thu nhập trước thuế, chưa trừ lãi suất và chưa tính trượt giá] sẽ tăng khoảng 8% cho tới giữa năm 2022, dựa trên cơ sở kinh tế thế giới hồi phục sẽ thúc đẩy nhu cầu kim loại cơ bản, quặng sắt, thép và than đá tăng lên."

- Barbara Mattos – Phó chủ tịch của Moody’s Trong báo cáo này, Moody’s đề cập đến triển vọng giá trung hạn của các mặt hàng: quặng sắt, thép, than, nhôm, vàng, bạc, nickel, đồng và kẽm, với dự báo hầu hết giá sẽ vượt những mốc cao kỷ lục lịch sử.

Dự báo của Moody's về giá kim loại

Trong số các kim loại cơ bản chủ chốt, giá NHÔM dự kiến tiếp tục tăng cho đến ít nhất là đầu năm 2022, vượt mức 2.600 USD/tấn, tương đương 1,18 USD/lb, mức cao nhất trong một thập kỷ, sau đó duy trì vững cho đến giữa năm 2022.

Giá ĐỒNG cũng được dự đoán sẽ duy trì ở mức cao cho đến ít nhất là vào cuối năm 2022 so với mức trung bình trong lịch sử. Về dài hạn, thiếu hụt nguồn cung dự báo sẽ tiếp tục hỗ trợ giá kim loại đỏ này. Nỗ lực của các quốc gia trong việc giảm thiểu khí thải carbon, bằng việc chuyển đổi sang những nguồn năng lượng sạch, cũng mang lại lợi ích cho ngành sản xuất đồng, khiến các nhà cung cấp tiếp tục phải chật vật để đáp ứng nhu cầu ở một số khu vực, trong đó có Chile.

Giá đồng đã duy trì trên 4,00 USD/lb kể từ tháng 2 do nhu cầu hồi phục đáng kể. Đầu tháng 5/2021, giá đồng đã lên tới gần 5 USD/lb, trước khi giảm trở lại trong bối cảnh Trung Quốc gặp rủi ro bởi virus Covid-19 biến thể Delta làm chậm hoạt động sản xuất tại nước này, kéo theo nhập khẩu đồng cũng giảm.

Moody’s dự báo giá đồng trong quý thứ 3/2021 vẫn ở mức cao, khoảng 2,50 USD đến 3,00 USD/lb như ở những năm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19.

Mặc dù Covid-19 đang bùng phát trở lại ở nhiều nơi trên thế giới, song hoạt động công nghiệp trên toàn cầu nhìn chung vẫn mạnh mẽ, với chỉ số quản lý mua hàng sản xuất của Mỹ và Châu Âu đều ở mức trên 60, và ở Trung Quốc là trên 50 [trên 50 cho thấy sự tăng trưởng].

Moody’s dự kiến ​​giá NICKEL cao trong nửa đầu năm 2021 sẽ không bền vững vào năm 2022, nhưng có thể sẽ vẫn ở mức cao ít nhất là tới đầu năm 2022.

Sản lượng nickel đã phục hồi hoàn toàn về mức trước đại dịch nên nguồn cung nickel dự kiến sẽ dồi dào. Vào tháng 8/2021, giá nickel khoảng 19.000 USD/tấn, tương đương 8,62 USD/lb, tăng gần 40% so với mức trung bình 13.784 tấn [6,25 USD/lb] của năm 2020 trong bối cảnh hoạt động kinh tế phục hồi, việc dỡ bỏ các chính sách hạn chế chống Covid-19 và kỳ vọng về nhu cầu cao đối với pin.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng nguồn cung cấp gang nickel [nickel pig iron - NPI] - một loại ferronickel cấp thấp và là sản phẩm thay thế rẻ hơn cho nickel nguyên chất trong sản xuất thép không gỉ - sẽ ngày càng tăng ở Indonesia có thêm nhiều cơ sở khai thác đi vào hoạt động.

Sự gia tăng NPI của Indonesia dự kiến ​​sẽ bù đắp cho sản lượng giảm ở Trung Quốc, nơi đối mặt với nguồn cung quặng giảm và giá quặng tăng.

Trong khi giá KẼM đã thể hiện "sức mạnh" [tăng giá] vào giữa năm 2021, giá kim loại này trong dài hạn dự báo sẽ giảm xuống do tăng trưởng sản xuất kẽm dài hạn vượt xa mức tăng trưởng nhu cầu thấp. Mặc dù vậy, giá kẽm dự báo sẽ tiếp tục tăng trong nửa cuối năm 2021 trong bối cảnh nhu cầu mạnh mẽ từ lĩnh vực thép và sản lượng kẽm ở Trung Quốc giảm.

Thị trường kẽm thế giới hiện đang chuyển từ thâm hụt sang dư thừa, với sản lượng phục hồi tại các mỏ kẽm lớn của Peru, Mexico và Bolivia cùng các quốc gia khác.
Trên cơ sở đó, Bộ phận Nghiên cứu Công nghiệp và Rủi ro của Fitch Solutions đã công bố một báo cáo tuyên bố sản lượng kẽm khai thác trên toàn cầu năm 2021 có thể sẽ tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2012, 4,3%, khi dịch Covid-19 giảm dần và các chính sách phong tỏa/giãn cách xã hội chống Covid-19 dần được dỡ bỏ.

Fitch cho biết, sau năm 2021, sự phục hồi sản lượng khai thác - bắt đầu vào năm 2019 sau 5 năm liên tiếp suy giảm - sẽ vẫn còn tiếp diễn. "Tuy nhiên, giá kẽm giảm dần sẽ hạn chế quy mô mở rộng những dự án có sẵn cũng như phát triển những dự án mới bởi sức hấp dẫn từ các dự án như vậy giảm sút theo giá kẽm. "Chúng tôi dự báo sản lượng khai thác mỏ kẽm toàn cầu sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 1,9% trong giai đoạn 2021-2030 ", Moody’s cho biết.

Hàng loạt các kim loại dự báo sẽ quay trở về mức giá trước đây. Dự báo giá QUẶNG SẮT sau năm 2022 sẽ chuyển dần về mức trung bình từ 70 đến 80 USD/tấn như trong giai đoạn 2016 đến 2019.

Trước mắt, nguồn cung quặng sắt thắt chặt sẽ giữ giá ở mức cao cho đến năm 2022. Tuy nhiên, giá hiện nay đã giảm mạnh so với mức đỉnh cao vào đầu năm 2021 do nguồn cung tăng và tốc độ tăng trưởng nhu cầu giảm dần.

Giá THAN dự kiến ​​sẽ vẫn ở mức tương đối cao nhưng sẽ giảm dần do các vấn đề về nguồn cung và các tranh chấp địa chính trị sẽ dịu dần lại.

Trong khi đó, sự mất cân bằng cung cầu trên toàn thế giới đối với THÉP sẽ quay trở lại vào năm 2022, khiến giá dự báo sẽ giảm dần về mức trung bình lịch sử, sau khi đạt mức cao bất thường trong năm nay.

Đối với kim loại quý, Moody's dự báo sự bất ổn của thị trường, lãi suất thực thấp và lạm phát sẽ giữ giá VÀNG trên bình thường của những năm trước cho đến năm 2022, nhưng dự đoán giá sẽ giảm khỏi mức khoảng 1.800 USD/ounce trong quý 3/2022, trong bối cảnh kinh tế tiếp tục phục hồi, đồng USD Mỹ mạnh lên và sản lượng vàng tăng dần.

"Một số chỉ số kinh tế cho thấy lạm phát sẽ tăng vượt quá kỳ vọng của ngân hàng trung ương, và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ khó có thể sớm thay đổi lập trường quan điểm chính sách của mình.

Giá BẠC dự báo sẽ tiếp tục đứng ở mức cao trong năm 2022, phản ánh những yếu tố tương tự như đối với vàng, và bởi nhu cầu từ lĩnh vực công nghiệp liên tục gia tăng.


 

Bài viết thuộc danh mục Tin tức chuyên ngành .


  • Gọi điện

  • Chat zalo

  • Facebook

Trong 3 tháng đầu năm 2021, giá nhôm giao dịch trên thị trường quốc tế tăng mạnh và liên tiếp lập đỉnh do mối lo ngại về thiếu hụt nguồn cung tại Trung Quốc cùng sự kỳ vọng phục hồi kinh tế thế giới.

Trên sàn giao dịch kim loại London, giá nhôm đã tăng khoảng 12% trong năm nay lên $2.218/tấn – mức cao nhất kể từ giữa năm 2018. Đáng chú ý, ngày 16/03, giá nhôm giao tháng 4 trên sàn Thượng Hải đạt mức cao nhất trong vòng 9 năm qua, lập đỉnh ở mức 17.980 Nhân dân tệ/tấn, tương đương $2.766/tấn.

Giá nhôm trên sàn chứng khoán London liên tục tăng cao [Nguồn: Bloomberg]

 Áp lực thiếu hụt nguồn cung trong dài hạn

Hoạt động đầu cơ gia tăng sau khi thành phố Bao Đầu thuộc Nội Mông, Trung Quốc, một khu vực sản xuất nhôm lớn, đã ra lệnh đóng cửa một số nhà máy sản xuất nhằm đáp ứng mục tiêu năng lượng của chính quyền tỉnh. Theo dự báo của ngân hàng Citigroup, điều này có thể dẫn đến việc giảm sản lượng nhôm hàng năm 200.000 tấn. Mức giảm này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thị trường khi sản lượng sản xuất nhôm của Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2021 tăng 8.4%, hãng tin Reuters nhận định. Tuy nhiên, điều khiến thị trường lo ngại là sự dịch chuyển trong chính sách của Bắc Kinh nhằm thực hiện mục tiêu đưa lượng phát thải ròng carbon xuống 0 trong vòng 40 năm tới. Cam kết trung hòa carbon trước năm 2060 là thách thức lớn đối với ngành công nghiệp sản xuất nhôm Trung Quốc khi phần lớn các nhà máy sản xuất nhôm của nước này vẫn phụ thuộc vào việc đốt than để cung cấp năng lượng. Các vấn đề năng lượng tại Nội Mông có thể là dấu hiệu báo trước sự gián đoạn nguồn cung trên thị trường nhôm trong thời gian tới.

Nhu cầu tăng nhờ những tín hiệu lạc quan của nền kinh tế

Các chương trình kích thích kinh tế của chính phủ các nước cùng với tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 được thúc đẩy đã mang lại triển vọng tươi sáng cho nền kinh tế thế giới, kéo theo nhu cầu đối với vật liệu nhôm tăng mạnh. Dữ liệu Hải quan Trung Quốc cho thấy, nhập khẩu nhôm của Trung Quốc trong hai tháng đầu năm 2021 tăng 150,7% so với cùng kỳ năm trước, do nhu cầu phục hồi mạnh mẽ và giá nhôm ưu đãi trên thế giới tiếp tục chảy vào thị trường nhôm lớn nhất thế giới. Các chuyên gia kỳ vọng rằng với sự phục hồi kinh tế toàn cầu, giá nhôm sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm nay.

Ngoài ra, tác động từ gói cứu trợ kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD của chính phủ Biden khiến cho đồng đô-la bị mất giá trong giao dịch quốc tế, khiến giá kim loại được định giá bằng đồng bạc xanh tăng.

Thị trường Nhôm trong nước

Công ty Cổ phần Nhôm Ngọc Diệp với thương hiệu Nhôm Dinostar chủ động thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung cho thị trường

Thị trường Nhôm trong nước phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu nên giá nhôm và các loại hàng hóa từ nhôm tiếp tục tăng mạnh trong những tháng qua. Trước những diễn biến khó lường của thị trường thế giới, ông Trần Dũng – Giám đốc Công ty Cổ phần Nhôm Ngọc Diệp cho biết công ty đã chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp khắc phục khó khăn, đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất. Với nguồn dự trữ dồi dào, sự linh hoạt trong quản lý điều hành, Công ty Cổ phần Nhôm Ngọc Diệp với thương hiệu Nhôm Dinostar trong thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo nguồn cung billet và các sản phẩm nhôm thành phẩm cho thị trường với mức giá thành hợp lý.

Nguồn: Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề