Top ngân hàng lương cao 2022

Bảng xếp hạng top 10 ngân hàng có nợ xấu dẫn đầu trong năm 2021 đã có sự xáo trộn. Trong ảnh là khung cảnh giao dịch ở một ngân hàng tại TP.HCM - Ảnh: BÔNG MAI

Dựa vào báo cáo tài chính hợp nhất quý 4-2021 vừa được các ngân hàng công bố, có thể thấy vị trí bảng xếp hạng top 10 về nợ xấu đã có sự thay đổi đáng kể. 

VPBank dẫn đầu top 10 ngân hàng ôm nợ xấu

Trong đó, VPBank, VietinBank và BIDV là ba gương mặt có khoản nợ xấu cao hàng đầu, từ 13.000-16.000 tỉ đồng. 7 thành viên còn lại trong top 10 đều có khoản nợ xấu dao động từ 3.000-6.000 tỉ đồng.

Cụ thể, khép lại năm tài chính 2021, VPBank dẫn đầu trong top 10 ngân hàng ôm nợ xấu nhiều với hơn 15.800 tỉ đồng, tăng 60% so với năm trước. 

Về chất lượng nợ vay, nợ nghi ngờ của VPBank tăng đáng kể nhưng nợ có khả năng mất vốn giảm đi một nửa. Nếu xét riêng ngân hàng mẹ thì nợ xấu ngân hàng mẹ có phần đi ngang.

Nợ xấu VPBank tăng thêm phần lớn do trong năm vừa qua công ty con FE Credit chịu ảnh hưởng lớn từ dịch Covid-19. Nợ có khả năng mất vốn đã giảm một nửa và 80% khách hàng được tái cơ cấu khoản vay đã quay lại trả nợ.

VietinBank cũng bị đẩy lên một bậc so với năm trước, xếp hạng 2/10 khi gánh khoản nợ xấu gần 14.300 tỉ đồng, tăng gần 49% so với năm trước. Diễn biến này đến từ việc khoản nợ dưới chuẩn [nhóm 3] tăng mạnh gần 275% lên hơn 7.000 tỉ đồng.

BIDV lùi xuống vị trí thứ ba về nợ xấu trong năm 2021 sau khi dẫn đầu ở năm trước đó. Cụ thể, năm qua khoản nợ xấu của nhà băng này đã giảm gần 38% xuống còn hơn 13.200 tỉ đồng. Trong đó nhóm nợ có khả năng mất vốn giảm mạnh tới 58%, kéo tỉ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm xuống.

7 ngân hàng còn lại trong top 10 về nợ xấu gồm có Vietcombank [6.100 tỉ đồng], Sacombank [5.700 tỉ đồng], SHB [5.100 tỉ đồng], VIB [4.600 tỉ đồng], HDBank [3.300 tỉ đồng], MB [3.200 tỉ đồng] và ACB [2.800 tỉ đồng].

Như vậy trong bảng xếp hạng 10 ngân hàng có nợ xấu lớn nhất năm 2021, HDBank và ACB là hai gương mặt mới gia nhập, Eximbank và LienVietPostBank đã rời khỏi danh sách.

Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu trong năm 2022

Theo bộ phận phân tích của Chứng khoán SSI, cơ quan chức năng sẽ thắt chặt hơn việc quản lý chất lượng tài sản ngân hàng, bên cạnh các biện pháp hỗ trợ nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu trong năm 2022.

Cụ thể, dự thảo sửa đổi thông tư 52/2018 về đánh giá tổ chức tín dụng và dự thảo sửa đổi nghị định 153/2020 về thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể thắt chặt hoạt động tín dụng. Ngoài ra, cũng có một số đề xuất nâng hệ số rủi ro đối với các khoản vay bất động sản thương mại và nhà ở giá trị cao để hạ nhiệt thị trường.

Về các biện pháp hỗ trợ xử lý nợ xấu, nghị quyết 42 sẽ hết hiệu lực vào năm 2022 nên đang có các đề xuất về việc gia hạn hoặc luật hóa nghị quyết này để hỗ trợ các tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu tồn đọng và nợ xấu liên quan đến COVID-19.

Ngoài ra, có thể nới lỏng một số mốc thời hạn quan trọng giúp các ngân hàng có thêm thời gian thích ứng. 

Ví dụ, việc lùi thời gian thắt chặt tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giúp các ngân hàng có thể duy trì chi phí vốn ở mức thấp và tăng khả năng tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng quốc gia [ví dụ một số dự án BOT nối liền với cao tốc Bắc Nam]. Thông tư 14 có thể được gia hạn nếu tình hình dịch bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Phía Chứng khoán SSI cũng cho biết các quan ngại rủi ro nợ xấu và tăng trưởng lợi nhuận chậm lại trong 6 tháng đầu năm 2022 cũng đã phản ánh một phần vào giá cổ phiếu.

Uớc tính tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 2022 trung bình của các ngân hàng là 21% so với năm trước [không bao gồm thu nhập bất thường tiềm năng từ phí bancassurance - bán bảo hiểm qua ngân hàng, thoái vốn công ty con]. 

Các ngân hàng tư nhân ước tính đạt tăng trưởng lợi nhuận trước thuế là 22%, cao hơn so với ngân hàng quốc doanh [+19%], do triển vọng tăng trưởng tín dụng tươi sáng hơn.

Với kết quả trên, SSI điều chỉnh đánh giá cổ phiếu ngành ngân hàng từ trung lập lên khả quan, đặc biệt cho nửa cuối năm 2022.

BÔNG MAI

Đã có 27 ngân hàng công bố BCTC quý 2/2021 với kết quả kinh doanh nhìn chung đều tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ.

Trong khi đó, bức tranh về nhân sự và lương thưởng lại có sự phân hóa giữa các nhà băng. Có những ngân hàng tiếp tục tuyển dụng mạnh và tăng lương, trong khi một số khác thắt chặt các khoản chi cho nhân viên hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện Techcombank là ngân hàng có thu nhập bình quân cao nhất trong các ngân hàng Việt. Báo cáo tài chính của nhà băng này cho biết, 6 tháng đầu năm 2021, ngân hàng đã chi lương, thưởng, thu nhập khác tới 2.996 tỷ đồng, tăng tới 31% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, số nhân viên bình quân trong kỳ là 11.216 người, chỉ tăng thêm 650 người so với cùng kỳ. Theo đó, thu nhập bình quân nhân viên của Techcombank đạt 44,5 triệu đồng/tháng, tăng tới 8 triệu đồng/tháng so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngân hàng ghi nhận thu nhập bình quân nhân viên cao thứ 2 là MB với 35,1 triệu đồng/tháng, tăng 3,3 triệu đồng/tháng so với cùng kỳ.

Mặc dù thu nhập bình quân nhân viên Vietcombank gần như không tăng mà còn giảm trong 2 năm trở lại đây, nhà băng này vẫn đứng thứ 3 trong những ngân hàng trả lương cao nhất cho nhân sự, ước tính bình quân đạt 32,1 triệu đồng/tháng.

Các ngân hàng có thu nhập nhân viên cao tiếp theo có thể kể đến MSB [29,6 triệu đồng/tháng], VIB [29,2 triệu đồng/tháng], VPBank [28,7 triệu đồng/tháng], TPBank [28,6 triệu đồng/tháng],...

Tuy là 2 ngân hàng lớn nhất nhưng thu nhập nhân viên VietinBank và BIDV đang thấp hơn đáng kể so với các ngân hàng tư nhân như VIB, MSB, ACB, VPBank, TPBank.

Tại BIDV, ước tính thu nhập bình quân nhân viên BIDV tăng gần 2 triệu đồng/tháng so với cùng kỳ và đạt 23,5 triệu đồng/tháng. Ngân hàng đã chi hơn 3.425 tỷ đồng để trả lương, thưởng cho cán bộ nhân viên nửa đầu năm, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020.

Còn tại VietinBank, ngân hàng chi hơn 3.800 tỷ đồng cho lương, thưởng cán bộ nhân viên 6 tháng đầu năm 2021. Tại thời điểm cuối tháng 6, số nhân viên nhà băng này là 28.899 người, tăng 335 nhân viên so với đầu năm. Ước tính thu nhập bình quân nhân viên ngân hàng nửa đầu năm đạt 28,3 triệu đồng/tháng.

Có thể thấy, nhiều ngân hàng hiện nay đều đã có thu nhập bình quân nhân viên đạt trên 20 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều ngân hàng nhỏ ở dưới mức này.

Chẳng hạn tại Saigonbank, BCTC của ngân hàng cho biết, thu nhập nhân viên đạt 15 triệu đồng/tháng, tăng 1 triệu đồng/tháng so với cùng kỳ năm ngoái. Còn tại Kienlongbank, thu nhập bình quân nhân viên đạt 16,6 triệu đồng/tháng, tăng 2,8 triệu đồng/tháng so với cùng kỳ.

Xét về thay đổi so với cùng kỳ, Techcombank là ngân hàng tăng lương mạnh nhất cho nhân viên nửa đầu năm. Ngoài ra, những ngân hàng tăng mạnh khác có thể kể đến Sacombank [ước tăng 6,7 triệu đồng/tháng lên 26,9 triệu đồng/tháng], HDBank [ước tăng 6,1 triệu đồng/tháng lên 26,3 triệu đồng/tháng], MSB [ước tăng 4,7 triệu đồng/tháng lên 29,6 triệu đồng/tháng], ...

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, không chỉ Vietcombank mà nhiều ngân hàng khác cũng thắt chặt chi phí cho nhân viên, ghi nhận thu nhập bình quân sụt giảm. Như VIB giảm 2,7 triệu đồng/tháng xuống mức 29,2 triệu đồng/tháng; VPBank giảm 2,2 triệu đồng/tháng xuống 28,7 triệu đồng/tháng;...

Nhìn chung đa số ngân hàng vẫn tuyển thêm nhân sự trong nửa đầu năm, chỉ một vài ngân hàng cắt giảm.

Tại Vietcombank, cuối tháng 6 ngân hàng có 20.532 nhân viên, tăng thêm 650 người so với đầu năm. Còn tại VietinBank, số nhân viên tăng thêm 335 người lên 22.899 nhân viên vào thời điểm 30/6/2021. Hay tại HDBank tăng thêm hơn 500 người, SeABank tăng thêm hơn 200 người,…

Trong khi đó, BIDV ghi nhận tổng số cán bộ nhân viên giảm 158 người xuống 24.204 nhân viên trong nửa đầu năm. Sacombank cũng giảm tới 371 nhân sự xuống 17.224 người.

Theo báo cáo mới đây của Navigos Search về nhu cầu tuyển dụng nhân sự trung và cao cấp tại thị trường Việt Nam, trong quý 2/2021, ngân hàng là ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất, tập trung ở các vị trí quan hệ khách hàng, các vị trí mảng công nghệ thông tin phục vụ cho việc phát triển hệ thống và chuyển đổi số.

Kết quả khảo sát của Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, 66,67% tổ chức tín dụng dự kiến tăng lao động, việc làm trong năm nay, trong khi chỉ có 3,8% tổ chức tín dụng dự kiến cắt giảm so với năm 2020. Tình hình lao động, việc làm tại các TCTD được đánh giá tương đối ổn định và có chiều hướng cải thiện.

Một ngân hàng có thu nhập bình quân nhân viên vọt lên gần 45 triệu đồng/tháng

Ngân hàng

Năm 2021 là năm đầu tiên có 2 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất vượt mốc 1 tỷ USD. Có tới 8 nhà băng đạt trên 10.000 tỷ lợi nhuận.

Bất chấp một năm khó khăn bởi dịch bệnh, tất cả các ngân hàng trong TOP 10 đều ghi nhận lợi nhuận năm 2021 tăng trưởng dương so với năm 2020.

Tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất của 10 ngân hàng năm 2021 đạt hơn 155 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 32.500 tỷ so với năm 2020.

Những cái tên góp mặt vào Top 10 vẫn tương tự như năm ngoái: Vietcombank, Techcombank, VietinBank, MB, VPBank, Agribank, BIDV, ACB, HDBank, VIB. Tuy nhiên, thứ hạng có sự xáo trộn mạnh.

"Quán quân" năm nay vẫn là Vietcombank với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 27.375 tỷ đồng. Đây là năm thứ 6 liên tiếp Vietcombank duy trì được vị trí này.

Techcombank vượt VietinBank để trở thành "á quân" trong năm nay, với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 23.200 tỷ đồng. Đây cũng là ngân hàng thứ 2, sau Vietcombank, có thể cán mốc lợi nhuận 1 tỷ USD tại Vietcombank. Đáng chú ý là khoảng cách giữa "quán quân" và "á quân" đã được rút ngắn xuống còn hơn 4.000 tỷ đồng.

VietinBank lùi xuống vị trí thứ 3 với lợi nhuận trước thuế đạt 17.589 tỷ đồng.

MB có một năm kinh doanh ấn tượng với lợi nhuận đạt hơn 16.500 tỷ đồng, vượt cả VPBank [14.580 tỷ đồng] và Agribank [14.500 tỷ đồng].

4 ngân hàng tiếp theo lọt Top 10 lần lượt là BIDV [13.601 tỷ đồng], ACB [12.000 tỷ đồng], HDBank [8.069 tỷ đồng] và VIB [8.011 tỷ đồng].

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Ngành ngân hàng sẽ triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022-2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Từ ngày 19/5/2022, mức cho vay tối đa đối với học sinh, sinh viên [HSSV] sẽ tăng từ 2,5 triệu đồng/tháng/HSSV lên 4 triệu đồng/tháng/HSSV.

Thực hiện quy định của pháp luật về hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; với mong muốn mang đến cho khách hàng sự thuận tiện trong quản lý, lưu trữ, tìm kiếm, sử dụng hóa đơn; đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, phát triển xanh và bền vững, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank] thông báo về việc áp dụng hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn giấy như sau:

Không chỉ biến động nhân sự cấp cao, mà các kế hoạch về chia cổ tức, tăng vốn, chuyển sàn, bán cổ phần... cũng nóng dần trước thềm họp Đại hội đồng cổ đông ngân hàng năm nay.

Vừa qua, VPBank đã vinh dự trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam được CELENT - Công ty Nghiên cứu và Tư vấn cho ngành công nghiệp dịch vụ tài chính toàn cầu - lựa chọn trao giải “Model Risk Manager” nhờ áp dụng hệ thống công nghệ tiên tiến của Oracle trong quá trình quản trị rủi ro về phòng chống rửa tiền.

Ngày 22/03/2022, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội [SHB] chính thức ra mắt Robot – Trợ lý SAHA trực tiếp phục vụ khách hàng tại trụ sở SHB, số 77 Trần Hưng Đạo, Hà Nội và sẽ triển khai trên toàn hệ thống trong thời gian tới.

Đồng hành cùng người dân ổn định và nâng cấp giá trị cho cuộc sống, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam [MSB] ra mắt sản phẩm Vay thế chấp linh hoạt đáp ứng đa dạng nhu cầu với mức lãi suất cạnh tranh, cùng nhiều đặc quyền hấp dẫn khác.

Ngân hàng Phát triển Châu Á [ADB] và Ngân hàng Quốc Tế [VIB] công bố thỏa thuận khoản vay hợp vốn trị giá 260 triệu USD nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ [SME], cá nhân kinh doanh, đồng thời đẩy mạnh tài trợ vốn mua, sửa chữa nhà cho khách hàng cá nhân.

Ngân hàng Nhà nước đang tỏ ra khá bình tĩnh trước động thái nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed].

Ngày 17/03/2022, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ký kết Hợp đồng cấp tín dụng Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 giữa Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất [thành viên thuộc Tập đoàn Hòa Phát] và 8 ngân hàng tham gia đồng tài trợ, trong đó Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank] giữ vai trò là ngân hàng đầu mối.

Cầu vốn từ nền kinh tế tăng trở lại giúp tín dụng tăng cao trong 2 tháng đầu năm 2022. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp các doanh nghiệp có thể nhanh chóng khôi phục sản xuất.

Sự dịch chuyển mô hình kinh doanh ngân hàng từ hệ sinh thái đóng sang hệ sinh thái mở sẽ là bước đột phá quan trọng mang lại nhiều lợi ích hơn cho nền kinh tế. Đây là xu hướng tất yếu của hoạt động kinh doanh ngân hàng trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0.

Các ngân hàng thương mại sẽ phải chủ động cân đối nguồn vốn, tạo điều kiện tăng thêm hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam [MSB] vinh dự nhận giải thưởng danh giá Ngân hàng có khối lượng giao dịch ngoại tệ FX Matching cao nhất 2021 từ Refinitiv – Tổ chức thuộc Sở Giao dịch chứng khoán London - London Stock Exchange Group – trao tặng. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Ngân hàng nhận được giải thưởng từ Tổ chức uy tín này.

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, một trong các phương thức thanh toán thông dụng được người mua - người bán thường xuyên sử dụng là phương thức Nhờ thu kèm chứng từ [Documentary Collection]. Với phương thức này, ngân hàng chỉ có vai trò là trung gian thu hộ và có trách nhiệm xác định các chứng từ mình nhận được là đúng với chỉ thị nhờ thu và thông báo cho bên nhận không chậm trễ.

Với tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng còn ở mức thấp, các chuyên gia cho rằng Việt Nam là một thị trường tiềm năng cho việc phát triển các sản phẩm thẻ, góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và thực hiện chiến lược phổ cập tài chính toàn diện ở Việt Nam.

Với tính năng đặt biệt danh cho tài khoản hoàn toàn mới - iNICK, tất cả khách hàng sẽ được thỏa sức sáng tạo đặt tên tài khoản của mình từ theo gọi bản thân hay bất kỳ tên yêu thích nào khác ngay trên nền tảng ngân hàng số VPBank NEO.

Ngày 10/3/2022, Hội đồng quản trị [HĐQT] Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam [VietinBank] đã ban hành Nghị quyết số 082/NQ-HĐQT-NHCT2.1 về việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông [ĐHĐCĐ] thường niên năm 2022, dự kiến cuối tháng 4/2022.

Ngân hàng Sài Gòn [SCB] đã ký thỏa thuận hợp tác với Công ty CP Quản lý Quỹ Tân Việt [TVFM] nhằm khai thác tối ưu mọi tiềm năng, tạo hiệu quả kinh doanh, tăng vị thế và sức cạnh tranh trên thị trường liên quan của hai bên.

Đầu tư chuyển đổi số, đẩy mạnh hoạt động thanh toán và kinh doanh bảo hiểm đã giúp thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng tăng cao trong năm 2021. Sự chuyển dịch này phù hợp với xu hướng chung của các ngân hàng hiện đại.

Để tránh tạo ra khoảng trống pháp lý, Ngân hàng Nhà nước đề xuất kéo dài thời gian áp dụng Nghị quyết số 42 kéo dài đến ngày 15/8/2025.

Cầu vốn trở lại, ngân hàng mạnh tay đẩy vốn ưu đãi ra thị trường để cùng doanh nghiệp khôi phục hoạt động, nối lại chuỗi đứt gãy do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Giảm so với tháng 1/2021, song tín dụng 2 tháng đầu năm vẫn tăng mạnh so với cùng kỳ. NHNN chỉ đạo các ngân hàng không chia cổ tức tiền mặt, tập trung nguồn lực giảm lãi suất cho vay.

Báo cáo thị trường trái phiếu tiền tệ của Công ty Chứng khoán MBS cho thấy, thanh khoản hệ thống đã cải thiện khiến Ngân hàng nhà nước [NHNN] giảm khối lượng bơm tiền trong nửa cuối tháng 2/2022.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam [MCK: MSB] vừa công bố nghị quyết phê duyệt tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2022. Ngày dự kiến chốt quyền tham dự đại hội cổ đông là 25/3/2022.

Video liên quan

Chủ Đề