Trắc nghiệm học sinh giỏi sinh 8

Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn sinh học lớp 8 có lời giải và đáp án chi tiết hay nhất cho các em và quý thầy cô tham khảo. Tổng hợp các dạng đề thi hsg môn sinh học lớp 8 cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh mới nhất.

Tài liệu bồi dưỡng và rất nhiều chuyên đề ôn luyện thi dành cho giáo viên và học sinh, update liên tục đề thi hsg môn sinh học và đề thi olympic sinh học lớp 8 được chúng tôi cập nhật liên tục từ các trang tài liệu lớn như 123doc.net hoặc tailieu.vn và violet. Nếu các em và quý thầy cô thấy hữu ích hãy like và share để ủng hộ chúng tôi nhé.

Để học tốt Sinh học lớp 8, loạt bài Bài tập trắc nghiệm Sinh học 8 và Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 8 được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Sinh học lớp 8 giúp bạn củng cố và ôn luyện kiến thức môn Sinh 8 để giành được kết quả cao trong các bài thi và bài kiểm tra môn Sinh học lớp 8.

Quảng cáo

Quảng cáo

Quảng cáo

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 8 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Bài tập trắc nghiệm Sinh học 8 | Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Sinh 8 giúp bạn củng cố và ôn luyện kiến thức môn Sinh lớp 8 để giành được điểm cao trong các bài thi và bài kiểm tra Sinh 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Trường THCS Giáp Lai GV: Ngô Thị Ngà Sinh 8: CƠ THỂ NGƯỜI VÀ VỆ SINH Chương III: HỆ TUẦN HOÀN Trắc nghiệm khách quan: Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Hệ tuần hoàn của cơ thể người bao gồm: A. Tim và thận C. Tim và phổi. B. Tim và hệ mạch D. Tim và gan Câu 2: Thành phần của máu bao gồm: A. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu C. Huyết tương và các tế bào máu. B. Huyết tương và hồng cầu. D. Huyết thanh và các tế bào máu. Câu 3: Tỉ lệ nước chứa trong huyết tương là: A. 55% B. 90 % C. 92 % D. 45 % Câu 4: Trong máu, các tế bào máu chiếm tỷ lệ: A. 55% B. 90 % C. 92 % D. 45 % Câu 5: Trong máu, huyết tương chiếm tỷ lệ: A. 55% B. 90 % C. 92 % D. 45 % Câu 6: Câu nào dưới đây có nội dung sai: A. Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, nước mô và bạch huyết. B. Thành phần của môi trường trong luôn thay đổi C. Hồng cầu là tế bào không nhân, hình đĩa , lõm 2 mặt. D. Có 5 loại tế bào bạch cầu. Câu 7: Loại tế bào máu có cấu tạo đơn giản, dễ bị phá hủy khi bị thương là: A. Tiểu cầu. B. Hồng cầu. C. Bạch cầu. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 8: Loại tế bào máu có kích thước nhỏ nhất là: A. Hồng cầu. C. Tiểu cầu. B. Bạch cầu. D. Bạch cầu và tiểu cầu. Câu 9: Loại tế bào máu không có nhân là: A. Tiểu cầu và hồng cầu. C. Hồng cầu và bạch cầu. B. Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. D. Tiểu cầu và bạch cầu. Câu 10: Môi trường trong cơ thể bao gồm: A. Máu, nước mô, bạch cầu. C. Huyết tương ,các tế bào máu và kháng thể . B. Máu, nước mô và bạch huyết. D. Nước mô,các tế bào máu và kháng thể. Câu 11: Đặc điểm của bạch cầu là: A. Có màu đỏ. C. Có màu lục. B. Có màu trắng. D. Không có màu. Câu 12: Loại bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào là A. Bạch cầu trung tính và bạch cầu mô nô. C . Bạch cầu ưa a xít B. Bạch cầu ưa kiềm. D. Bạch cầu lim phô. Câu 13: Yếu tố nào dưới đây không phải là thành phần của huyết tương: A. Hồng cầu. C. Muối khoáng. B. Nước. D. Prôtêtin. Câu 14: Số lượng hồng cầu trong máu được điều hòa nhờ cơ chế: 1 Trường THCS Giáp Lai GV: Ngô Thị Ngà A. Điều hòa bằng thay đổi mức sản sinh hồng cầu. C. Điều hòa bằng thay đổi mức dự trữ hồng cầu. B. Điều hòa bằng thay đổi mức phá hủy hồng cầu. D. Cả A, B, C đúng. Câu 15: Loại sắc tố có chứa trong hồng cầu được gọi là: A. Diệp lục tố. C. Huyết sắc tố. B. Hồng tố. D. Hồng cầu tố. Câu 16: Chức năng của huyết tương là: A. Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch. B. Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải. C. Tiêu huỷ các chất thải, thừa do tế bào đưa ra. D. Duy trì máu ở trạng thái lỏng, vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải. Câu 17: Chức năng của bạch cầu là: A. Giúp quá trình vận chuyển O2 và CO2. C. Bảo vệ cơ thể chống sự xâm nhập của vi khuẩn. B. Giúp cho quá trình đông máu. D.Tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động sống Câu 18: Chức năng của hồng cầu là: A. Bảo vệ cơ thể. C. Chống sự mất máu cho cơ thể. B. Vận chuyển khí O2 và CO2. D. Tất cả A, B, C đều đúng. Câu 19: Bạch cầu bảo vệ cơ thể thông qua cơ chế: A. Thực bào. C. Phá hủy các tế bào bị nhiễm bệnh. B. Tiết kháng thể. D. Tất cả các cơ chế trên. Câu 20: Những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể được gọi là: A. Kháng độc tố. B. Kháng nguyên. C. Kháng huyết thanh. D. Tất cả đều đúng. Câu 21: Hiện tượng bạch cầu bao lấy và nuốt vi khuẩn gây bệnh được gọi là: A. Sự bài tiết. B. Sự hấp thu. C. Sự thực bào. D. Sự trao đổi chất. Câu 22: Loại tế bào nào dưới đây có khả năng thực bào: A. Tế bào limphô. B. Hồng cầu. C. Tiểu cầu. D. Cả 3 loại tế bào trên. Câu 23: Trong cơ thể, bạch cầu có thể tìm thấy ở: A. Trong mạch máu. B. Trong các mô. C. Trong các khe hở của tế bào. D. Cả ở 3 nơi trên Câu 24: Hai loại miễn dịch là: A. Miễn dịch chủ dộng và miễn dịch thụ động. B. Miễn dịch lâu dài và miễn dịch tạm thời. C. Miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. D. Miễn dịch trước bị bệnh và miễn dịch sau bị bệnh. Câu 25: Sự miễn dịch của cơ thể xuất hiện do được tiêm văcxin là loại miễn dịch : A. Tự nhiên. B. Di truyền. C. Nhân tạo. D. Bị động. Câu 26: Điểm giống nhau giữa bạch cầu và tiểu cầu là: A. Chức năng bảo vệ cơ thể. C. Không có màu. B. Chức năng vận chuyển khí. D. Tất cả đều đúng. Câu 27: Tiểu cầu tăng khi: A. Bị chảy máu. B. Bị dị ứng. C. Bị bệnh thiếu máu ác tính. D. Hai câu A và B đúng. Câu 28: Tiểu cầu giảm khi: A. Bị chảy máu. B. Bị dị ứng. C. Bị bệnh thiếu máu ác tính. D. Hai câu A và B đúng. Câu 29: Hồng cầu có Hb [ huyết sắc tố] có thể kết hợp với : A. CO2 B. CO C. O2. D. CO2, , CO ,O2. Câu 30: Tế bào không có ty thể là? 2 Trường THCS Giáp Lai GV: Ngô Thị Ngà A. Tế bào hồng cầu. C. Tế bào bạch cầu. B. Tế bào tiểu cầu. D. Tế bào sinh dưỡng. Câu 31: Tế bào limphô T đã phá huỷ các tế bào bị nhiễm vi khuẩn, vi rút bằng cách: A. Ra các Prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào bị nhiễm đó. B. Nuốt và tiêu hoá tế bào bị nhiễm đó. C. Ngăn cản sự trao đổi chất của các tế bào bị nhiễm đó với môi trường trong. D. Bảo vệ cơ thế chống bệnh tật. Câu 32: Đông máu là hiện tượng: A. Máu chuyển từ màu đỏ tươi sang màu đỏ thẫm. B. Máu chuyển từ dạng lỏng sang dạng cục. C. Máu kết hợp với nhau tạo thành cục. D. Máu loãng sau khi chảy ra khỏi thành mạch bị đông lại thành cục. Câu 33: Huyết tương khi mất chất sinh tơ máu [fibrinôgen] sẽ tạo thành : A. Tơ máu. B. Cục máu đông. C. Huyết thanh. D. Bạch huyết. Câu 34: Tế bào nào tham gia vào quá trình đông máu: A. Hồng cầu. B. Bạch cầu. C. Tiểu cầu. D. Hồng cầu và bạch cầu Câu 35: Một đĩa tiết đông thấy trên mặt có màu đỏ sậm là do: A. Hêmôglôbin của hồng cầu kết hợp với khí CO có trong không khí. B. Hêmôglôbin của hồng cầu kết hợp với khí O2 có trong không khí. C. Hêmôglôbin của hồng cầu kết hợp với khí CO2 có trong không khí. D. Hêmôglôbin của hồng cầu kết hợp với khí N2 có trong không khí. Câu 36: Trong quá trình đông máu, các tơ máu được hình thành do: A. Hồng cầu biến dạng. C. Bạch cầu sản sinh ra. B. Prôtêin trong huyết tương kết tủa. D. Tiểu cầu tiết ra. Câu 37: Ở người máu sẽ khó đông khi tiểu cầu chứa trong 1ml máu có số lượng: A. Dưới 35000. B. Dưới 40000. C. Trên 40000. D. Trên 45000. Câu 38: Vì sao có sự đông máu? A. Tiểu cầu khi ra khỏi mạch máu tiếp xúc không khí sẽ bị vỡ, giải phóng enzim làm chất sinh tơ máu [fibrinôgen] biến thành tơ máu [fibrin]. B. Đông máu là phản ứng tự vệ của cơ thể, nhờ đông máu nên máu cầm lại giúp người bị thương hoặc đang phẫu thuật không bị mất máu. C. Các tơ máu [Fibrin] tạo thành một mạng lưới và giữ các hồng cầu giữa các mạng lưới tạo thành cục máu đông. D. Hai câu A và C đúng. Câu 39: Người bị bệnh máu khó đông, trước khi phẫu thuật phải: A. Chuẩn bị muối canxi, vitamin K để làm tăng sự đông máu. B. Tiêm chất sinh tơ máu [fibrinôgen]. C. Làm vỡ tiểu cầu để có enzim tác dụng với ion Ca++. D. Ba câu A, B, C sai. Câu 40: Số nhóm máu ở người là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 41: Nhóm máu có thể truyền cho tất cả các nhóm máu khác là: A. A. B. B. . C. AB. D. O.. Câu 42: Nhóm máu không nhận được nhóm máu khác với nó là nhón máu: A. A. B.O. C. AB. D. B. 3 Trường THCS Giáp Lai GV: Ngô Thị Ngà Câu 43: Nhóm máu có thể nhận được tất cả các nhóm máu khác với nó là nhón máu: A. A. B. B. C. AB. D. O.. Câu 44: Nhóm máu A có khả năng truyền cho những nhóm máu nào? A. A, B, AB, O. B. A, AB. C. A,O. D. B, AB. Câu 45: Câu có nội dung đúng dưới đây là: A. Trong hồng cầu có chứa kháng thể. C. Trong huyết tương có chứa kháng nuyên. B. Máu O không có chứa kháng thể. D. Máu O không có chứa kháng nguyên. Câu 46: Người có nhóm máu AB không truyền được cho người có nhóm máu O vì: A. Nhóm máu AB, hồng cầu có kháng nguyên A và B. B. Nhóm AB, huyết tương không có kháng thể. C. Nhóm AB ít người có. D. Nhóm AB là nhóm máu chuyên nhận. Câu 47: Phải luyện tim bằng cách: A. Lao động chân tay, đi bộ. C. Không thức khuya, không hút thuốc lá, không uống rượu. B. Tập thể dục, thể thao thích hợp. D. Cả 3 câu A, B, C đúng. Câu 48: Câu nào sau đây không đúng: A. Hồng cầu là tế bào có nhân, hình đĩa lõm hai mặt. B. Đường kính của hồng cầu từ 7 – 8 micrômét. C. Màng hồng cầu có bản chất là lipôprôtêin. Trên màng có các kháng nguyên của nhóm máu. D. Thành phần chủ yếu của hồng cầu là huyết cầu tố [hêmôglôbin] là một prôtêin có màu. Câu 49: Chức năng của tuần hoàn máu là: A. Mang chất dinh dưỡng và ôxi đến các tế bào. C. Cả A và B đúng. B. Mang chất bã và CO2 từ tế bào đến cơ quan đào thải. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 50: Vòng tuần hoàn nhỏ xuất phát từ: A. Tâm thất phải. B. Tâm thất trái. C. Tâm nhĩ phải. D. Tâm nhĩ trái. Câu 51: Máu của vòng tuần hoàn nhỏ sau khi thực hiện sự trao đổi khí sẽ trở về tim ở: A. Tâm nhĩ phải. B. Tâm nhĩ trái. C. Tâm thất phải. D. Tâm thất trái. Câu 52: Sự trao đổi khí của vòng tuần hoàn nhỏ xảy ra ở: A. Phổi. B. Thận. C. Gan . D. Tim. Câu 53: Chức năng của vòng tuần hoàn nhỏ là: A. Cung cấp chất dinh dưỡng và ôxi cho tế bào. C. Cung cấp CO2 cho tế bào. B. Thải CO2 và khí độc ra khỏi cơ thể. D. Thải O2 khỏi cơ thể. Câu 54: Máu của vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ: A. Tâm thất trái. B. Tâm thất phải. C. Tâm nhĩ trái. D. Tâm nhĩ phải. Câu 55: Vòng tuần hoàn lớn có chức năng: A. Cung cấp ôxi và chất dinh dưỡng cho tế bào. C. Nhận khí O2 từ phổi đưa về tim. B. Thải khí CO2 khỏi cơ thể. D. Tất cả đều đúng.. Câu 56: Máu của vòng tuần hoàn lớn sau khi thực hiện sự trao đổi khí sẽ trở về tim ở: A. Tâm thất phải. B. Tâm thất trái. C. Tâm nhĩ phải. D. Tâm nhĩ trái. Câu 57: Hệ bạch huyết của cơ thể gồm: A. Các tế bào bạch huyết. C. Mạch bạch huyết và các hạch bạch huyết. B. Các hạch bạch huyết. D. Các mạch bạch huyết. Câu 58: Loại tế bào nào dưới đây không có trong bạch huyết là: A. Bạch cầu. B. Tiểu cầu. C. Hồng cầu. D. Tế bào limphô. Câu 59: Loại tế bào có trong bạch huyết ít hơn ở trong máu là: 4 Trường THCS Giáp Lai GV: Ngô Thị Ngà A. Tiểu cầu. B. Hồng cầu. C. Bạch cầu. D. Bạch cầu và hồng cầu. Câu 60: Phân hệ bạch huyết lớn thu bạch huyết ở: A. Nửa trên bên phải cơ thể. C. Nửa phải và phần trên cơ thể. B. Nửa trên bên trái và phần dưới cơ thể. D.Nửa trái và phần trên Câu 61: Hướng luân chuyển bạch huyết đúng trong mỗi phân hệ là: A. Tĩnh mạch-> Mao mạch bạch huyết-> Hạch bạch huyết-> ống bạch huyết. B. Mao mạch bạch huyết-> Mạch bạch huyết-> Hạch bạch huyết-> Mạch bạch huyết-> ống bạch huyết-> Tĩnh mạch. C. Mạch bạch huyết-> Hạch bạch huyết-> ống bạch huyết-> Mạch bạch huyết-> Mao mạch bạch huyết ->Tĩnh mạch . D. Tĩnh mạch -> mao mạch -> ống bạch huyết Câu 62: Mạch máu trong mỗi vòng tuần hoàn đều có: A. Động mạch C. Mạch bạch huyết B. Tĩnh mạch và mao mạch D. Động mạch ,Tĩnh mạch và mao mạch Câu 63: Câu nào sau đây không đúng: A. Vòng tuần hoàn nhỏ, máu từ tâm thất phải vào động mạch phổi giàu O2. B. Vòng tuần hoàn nhỏ, máu giàu O2 theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái. C. Vòng tuần hoàn lớn, máu động mạch đi nuôi cơ thể giàu O2.. D. Vòng tuần hoàn lớn, máu tĩnh mạch từ cơ quan về tim nghèo O2. Câu 64: Thành phần bạch huyết khác thành phần máu ở chỗ: A. Có ít hồng cầu , nhiều tiểu cầu. C. Không có hồng cầu, tiểu cầu ít. B. Có nhiều hồng cầu , không có tiểu cầu D. Không có hồng cầu, tiểu cầu nhiều Câu 65: Ở người, số ngăn trong tim là: A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 66: Từ điền đúng cho câu sau: “Tâm nhĩ trái nhận máu từ ………….” Là: A. Động mạch phổi. B. Động mạch chủ. C. Tĩnh mạch phổi. D. Tĩnh mạch chủ. Câu 67: Nơi nhận máu từ tâm nhĩ phải là: A. Tâm thất phải. B. Tâm nhĩ trái C. Tâm thất trái. D. Động mạch chủ. Câu 68: Tâm nhĩ trái co bóp đẩy máu vào: A. Động mạch. B. Tĩnh mạch. C. Tâm nhĩ phải. D. Tâm thất trái. Câu 69: Tâm thất phải co bóp đẩy máu vào: A. Động mạch phổi. B. Động mạch chủ. C. Tâm nhĩ phải. D. Tâm thất trái. Câu 70: Van nhĩ - thất ngăn cách giữa: A. Tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái. C. Tâm nhĩ và tâm thất. B. Tâm thất phải và tâm thất trái. D. Tâm nhĩ trái và tĩnh mạch phổi. Câu 71: Van nhĩ – thất của tim có tác dụng giúp máu di chuyển một chiều từ : A. Tâm thất trái -> động mạch chủ C. Tâm nhĩ -> tâm thất B. Tâm thất phải -> động mạch phổi D. Tĩnh mạch -> tâm nhĩ. Câu 72: Mạch máu có đường kính nhỏ nhất là: A. Động mạch. B. Mao mạch. C. Tĩnh mạch. D. Mao mạch và tĩnh mạch. Câu 73: Loại mạch nào có khả năng đàn hồi nhiều nhất là: A. Mao mạch. B. Tĩnh mạch. C. Động mạch. D. Tất cả các loại mạch trên. Câu 74: Máu di chuyển chậm nhất trong: A. Động mạch. B. Tĩnh mạch. C. Mao mạch. D. Tĩnh mạch, mao mạch. Câu 75; Ngăn tim có thành cơ mỏng nhất là : 5 Trường THCS Giáp Lai GV: Ngô Thị Ngà A. Tâm nhĩ trái. B. Tâm nhĩ phải. C. Tâm thất trái. D. Tâm thất phải. Câu 76; Việc thực hiện trao đổi khí và chất giữa máu và tế bào được thực hiện qua: A. Mao mạch. B. Động mạch. C. Tĩnh mạch. D. Tĩnh mạch và động mạch. Câu 77: Giữa tâm thất và động mạch có: A. Van nhĩ – thất. B. Van tĩnh mạch. C. Cả A, B đúng. D. Tất cả A, B, C đều sai. Câu 78: Câu có nội dung sai dưới đây là: A. Tim là một túi cơ 4 ngăn [ 2 tâm nhĩ ở trên, 2 tâm thất ở dưới]. C. Tâm nhĩ có lỗ thông tĩnh mạch. B. Giữa tâm thất và động mạch có lỗ thông. D. Hệ mạch gồm : Tim , tĩnh mạch, động mạch. Câu 79: Câu có nội dung sai dưới đây là: A. Các ngăn của tim có độ dày không đều nhau. B. Thành của tâm thất dày hơn thành của tâm nhĩ. C. Trong cơ thể, tâm nhĩ nằm phía dưới và tâm thất ở phía trên. D. Tâm thất phải đổ máu vào động mạch phổi. Câu 80: Trong mỗi chu kỳ co dãn của tim , tổng thời gian nghỉ ngơi của tâm thất là: A. 0,5 giây. B. 0,4 giây. C. 0,3 giây. D. 0,2 giây. Câu 81: Trong mỗi chu kỳ co dãn của tim , tổng thời gian nghỉ ngơi của tâm nhĩ là: A. 0,7 giây. B. 0,5 giây. C. 0,4 giây. D. 0,3 giây. Câu 82: Một chu kỳ co dãn của tim kéo dài khoảng [Thời gian của 1 chu kỳ tim là]: A. 0,6 giây B. 0,7 giây C. 0,8 giây. D. 1 phút. Câu 83: Thời gian của pha co tâm thất trong 1 chu kì tim là: A. 0,4 giây. B. 0,2 giây. C. 0,3 giây. D. 0,1 giây. Câu 84: Thời gian của pha giãn chung trong một chu kì tim là: A. 0,8 giây. B. 0,4 giây. C. 0,3 giây. D. 0,1 giây. Câu 85: Thời gian co bóp nhịp nhàng của tim theo chu kì bình thường là 0,8 giây được chia ra như sau: A. Tâm nhĩ co: 0,1 giây. Tâm thất co: 0,3 giây. Thời gian giãn chung: 0,4 giây. B. Tâm nhĩ co: 0,4 giây. Tâm thất co: 0,1 giây. Thời gian giãn chung: 0,3 giây. C. Tâm nhĩ co: 0,3 giây. Tâm thất co: 0,1 giây. Thời gian giãn chung: 0,4 giây. D. Tâm nhĩ co: 0,1 giây. Tâm thất co: 0,4 giây. Thời gian giãn chung: 0,3 giây. Câu 86: Các pha của 1 chu kì tim là: A. Co tâm thất, dãn tâm thất. C. Co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung. B. Dãn tâm thất, co tâm nhĩ. D. Dãn tâm nhĩ, dãn tâm thất, dãn chung. Câu 87: Hiện tượng dưới đây xảy ra ở pha co tâm nhĩ: A. Đóng van động mạch. C. Mở van tĩnh mạch. B. Mở van nhĩ - thất. D. Tất cả các hiện tượng trên. Câu 88: Mỗi ngăn tim của người bình thường lúc nghỉ ngơi đều chứa được khoảng: A. 60 ml máu. B. 70 ml máu. C. 65 ml máu. D. 80 ml máu. Câu 89: Số nhịp tim [số chu kì tim] của người bình thường lúc nghỉ ngơi là: A. 85 nhịp / phút. B. 90 nhịp / phút. C. 75 nhịp / phút. D. 60 nhịp / phút. Câu 90: Huyết áp là: A. Áp lực máu khi di chuyển trong mạch. C. Cả A, B đúng. B. Chiều dài máu di chuyển trong mạch. D. Tất cả A, B, C đều sai. Câu 91: Huyết áp tối thiểu xuất hiện khi: A. Tâm thất dãn. B. Tâm nhĩ co. C. Tâm thất co. D. Tâm nhĩ dãn. Câu 92: Huyết áp tối đa xuất hiện khi: 6 Trường THCS Giáp Lai GV: Ngô Thị Ngà A. Tâm thất dãn. B. Tâm nhĩ co. C. Tâm thất co. D. Tâm nhĩ dãn. Câu 93: Vận tốc máu ở mao mạch vào khoảng: A. 0,1 m/giây. B. 0,01 m/giây. C. 0,001 m/giây. D. 1 m/giây. Câu 94: Vận tốc máu di chuyển trong tĩnh mạch có đặc điểm: A. Nhỏ hơn động mạch. C. Cả A, B đều sai. B. Lớn hơn trong mao mạch. D. Cả A, B, đều đúng. Câu 95: Trong động mạch, vận tốc máu vào khoảng: A. 0.5 mm/giây. B. 0,5 cm/giây. C. 0,5 m/giây. D. 0,5 dm/giây. Câu 96: Mạch nào dưới đây có huyết áp cao nhất: A. Động mạch chủ. B. Động mạch phổi. C. Tĩnh mạch chủ. D. Mao mạch. Câu 97: Trong chu kì tim, pha tạo ra huyết áp cao nhất là: A. Co tâm nhĩ. B. Co tâm thất. C. Co tâm nhĩ và co tâm thất. D. Dãn chung. Câu 98: Huyết áp nhỏ nhất ở vào pha: A. Co tâm thất. B. Co tâm nhĩ. C. Dãn chung. D. Hai câu A, B đúng. Câu 99: Nguyên nhân của sự vận chuyển máu trong động mạch là: A. Sự chênh lệch huyết áp trong mạch B. Sự đàn hồi của thành mạch. C. Sự co bóp của cơ bắp ảnh hưởng đến thành mạch, sức hút của lồng ngực và tâm nhĩ. D. Sự chênh lệch huyết áp trong mạch, sự đàn hồi của thành mạch. Câu 100: Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp: A. Người lớn tuổi nên động mạch bị cơ cứng. B. Do ăn mặn, ăn nhiều thịt làm tăng độ nhớt, giữ muối; do ăn nhiều mỡ động vật … C. Lao động nặng, lo lắng, hồi hộp. D. Ba câu A, B, C đúng. Câu 101: Chất có thể gây hại cho tim, mạch là: A. Rượu. B. Nicôtin trong thuốc lá. C. Hêrôin. D. Tất cả các chất trên. Câu 102: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của tim, mạch là: A. Chế độ ăn. B. Hoạt động thể dục thể thao. C. Sự lao động. D. Tất cả các yếu tố trên. Câu 103: Loại thức ăn có thể gây hại cho hệ mạch là: A. Mỡ động vật. B. Dầu thực vật. C. Rau. D. Chất khoáng. Câu 104: Những câu sau đây, câu nào là hậu quả của việc tăng huyết áp: A. Làm tăng áp lực máu, nếu tăng quá cao làm cho mạch máu dễ vỡ. Nếu vỡ mạch máu não sẽ gây tai biến mạch máu não có thể tử vong. B. Thường xuyên luyện tập thể thao, lao động vừa sức, tránh súc động mạnh, lo âu, căng thẳng…. C. Huyết áp cao lâu ngày dẫn đến suy thận. D. Hạn chế ăn muối, chất béo, rượu, thuốc lá ….. Câu 105: Những câu sau đây, câu nào là phòng tránh bệnh cao huyết áp: A. Làm tăng áp lực máu, nếu tăng quá cao làm cho mạch máu dễ vỡ. Nếu vỡ mạch máu não sẽ gây tai biến mạch máu não có thể tử vong. B. Thường xuyên luyện tập thể thao, lao động vừa sức, tránh súc động mạnh, lo âu, căng thẳng…. C. Huyết áp cao lâu ngày dẫn đến suy thận. D. Hạn chế ăn muối, chất béo, rượu, thuốc lá ….. Câu 106: Huyết áp giảm dần trong các mạch theo thứ tự sau : A. Động mạch chủ -> động mạch lớn -> động mạch nhỏ -> mao mạch -> tĩnh mạch. 7 Trường THCS Giáp Lai GV: Ngô Thị Ngà B. Động mạch chủ -> động mạch nhỏ -> động mạch lớn -> mao mạch -> tĩnh mạch. C. Tĩnh mạch -> mao mạch -> động mạch. D. Động mạch -> Tĩnh mạch -> mao mạch . Câu 107: Câu nào sau đây không đúng? A. Thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ. B. Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải. C. Thành tìm dày sẽ tạo áp lực để đẩy máu trong động mạch. D. Nhờ có van tim nên máu di chuyển một chiều từ động mạch → tâm thất → tâm nhĩ. Câu 108: Dụng cụ để sơ cứu khi cầm máu là: A. Bông , băng. B. Gạc, vải sạch. C. Dây cao su [ Dây vải]. D. Bông , băng Gạc, vải sạch ,Dây cao su [ Dây vải]. Câu 109: Phương pháp sơ cứu vết thương chảy máu ở mao mạch là: A. Không nên bịt chặt miệng vết thương . B. Sát trùng vết thương . Không dán hoặc băng vết thương lại. C. Bịt chặt miệng vết thương – Buộc garô - Sát trùng – băng lại. D. Bịt chặt miệng vết thương cho tới khi máu không chảy nữa,dán hoặc băng vết thương lại. Câu 110: Khi buộc dây garô cần chú ý : A. Buộc cách vết thương khoảng 10 cm về phía tim. B. Buộc cách vết thương khoảng 5 cm dưới vết thương. C. Sau 10 phút lại nới lỏng dây garô và buộc lại. D. Buộc cách vết thương khoảng 5 cm về phía tim.Sau 15 phút nới lỏng dây garô và buộc lại. 8 Trường THCS Giáp Lai GV: Ngô Thị Ngà Chương IV: HỆ HÔ HẤP. Một số câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Hô hấp là: A. Quá trình không ngừng cung cấp O2 cho tế bào của cơ thể. C. Sự trao đổi khí O2 và CO2. B. Loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. D. Cung cấp O2 và loại CO2 cho các tế bào. Câu 2 : Hệ hô hấp của người gồm: A. Đường dẫn khí và 2 lá phổi. C. Mũi, phế quản và 2 lá phổi. B. Thanh quản, khí quản và 2 lá phổi. D. Mũi, khí quản và 2 lá phổi. Câu 3: Quá trình hô hấp gồm : A. Sự thở, trao đổi khí ở phổi C. Hít vào thật sâu, thở ra gắng sức B. Trao đổi khí ở tế bào D. Sự thở, trao đổi khí ở phổi, ở tế bào. Câu 4: Cơ quan quan trọng nhất trong hệ hô hấp là: A. Khí quản B. Phế quản C. Phổi D. Mũi. Câu 5: Vừa tham gia dẫn khí cho hô hấp vừa có vai trò trong sự phát âm: A. Thanh quản. B. Khí quản. C. Phế quản. D. Mũi. Câu 6: Hoạt động nào dưới đây không phải là chức năng của hô hấp: A. Cung cấp ôxi cho các tế bào. C. Giúp tế bào và cơ thể chánh bị đầu độc bởi khí CO 2. B. Cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào. D. Loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. Câu 7: Quá trình nào dưới đây không phải của hô hấp là: A. Sự thở. B. Trao đổi khí ở phổi. C. Trao đổi khí ở tế bào. D. Đưa máu từ tim vận chuyển trong mạch. Câu 8: Chức năng của sự thở đối với hô hấp là: A. Đưa ôxi từ không khí vào phổi. C. Cả A và B đúng. B. Thải khí CO2 từ phổi ra không khí. D. Cả A, B và C đều sai. Câu 9: Sự trao đổi khí ở phổi có ý nghĩa: A. Làm tăng lượng máu tuần hoàn trong mạch. C. Làm tăng lượng khí CO 2 của máu. B. Làm tăng lượng ôxi và làm giảm lượng khí CO2 trong máu. D. Làm giảm lượng khí O2 của máu. Câu 10: Chức năng của sự chao đổi khí ở tế bào là: A. Cung cấp ôxi cho tế bào và loại CO2 khỏi tế bào. C. Làm giảm lượng khí CO2 của máu. B. Làm tăng lượng ôxi của máu. D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 11: Trong quá trình hô hấp, sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở: A. Mũi. B. Phổi. C. Khí quản. D. Cả A và B. Câu 12: Các bộ phận đầy đủ của đường dẫn khí là: A. Mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản. C. Mũi, họng, khí quản, phế quản. B. Mũi, thanh quản, phế quản. D. Mũi, khí quản, phế quản. Câu 13: Đặc điểm dưới đây không có ở mũi: A. Có nhiều lông. C. Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy. B. Được cấu tạo toàn bằng xương. D. Có lớp mao mạch dày đặc. Câu 14: Các tuyến amiđan và tuyến V.A nằm ở : A.Xoang mũi. C. Thanh quản. B. Họng. D. Phế quản. Câu 15: Số thùy được phân chia của phổi bên phải là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 9 Trường THCS Giáp Lai GV: Ngô Thị Ngà Câu 16: Đơn vị cấu tạo của phổi là: A. Tế bào. B. Các vòng sụn. C. Phế nang. D. Các tổ chức lien kết. Câu 17: Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào xảy ra do: A. Sự khuếch tán từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp hơn. B. Sự khuếch tán từ nơi có áp suất thấp đến nơi có áp suất cao hơn. C. Áp suất CO2 trong phế nang cao hơn trong máu nên CO2 ngấm từ máu vào phế nang. D. Áp suất O2 trong phế nang thấp hơn trong máu nên O2 ngấm từ phế nang vào máu. Câu 18: Vì sao trẻ em mới chào đời sau khi sinh thường hay khóc: A. Đứa trẻ bị cắt rốn, lượng CO2 thừa ngày càng nhiều trong máu sẽ kết hợp với nước thành axit cacbônic, hàm lượng ion H+ tăng kích thích trung khu hô hấp gây nên tiếng khóc. B. Đứa trẻ bị cắt rốn, trung khu hít vào hoạt động trước làm đứa trẻ hít vào một lượng không khí vào trong phổi. Trung khu thở ra hoạt động sau, làm trẻ thở ra. Khi không khí tràn qua thanh quản tạo nên tiếng khóc chào đời. C. Vì tế bào chính là nơi sử dụng trực tiếp O2 và tạo ra CO2 sự trao đổi khí ở tế bào chính là nguyên nhân bên trong của sự trao đổi khí bên ngoài thực hiện ở phổi. D. Hai câu A, B đúng. Câu 19: Áp lực máu trong các mao mạch phổi luôn rất thấp sẽ: A. Làm cho huyết tương không bị thoát ra ngoài. C. Giúp cho phế nang không bị xẹp xuống. B. Làm cho huyết tương không tập trung lại trong phế nang. D. Hai câu A, B đúng. Câu 20: Cử động hô hấp là: A. Tập hợp các lần hít vào trong 1 phút C. Các lần hít vào và thở ra trong 1 phút B. Tập hợp các lần thở ra trong 1 phút D. Một lần hít vào và một lần thở ra. Câu 21: Câu có nội dung đúng dưới đây là: A. Hai lá phổi căng lên khi thở ra. C. Thể tích lồng ngực không thay đổi trong hô hấp. B. Lồng ngực thu hẹp lại khi hít vào. D. Cả A, B và C đều sai. Câu 22: Khi hít vào thì : A. cơ hoành giãn và nâng lên. B. cơ hoành giãn và hạ xuống. C. cơ hoành co và nâng lên. D. cơ hoành co và hạ xuống. Câu 23: Động tác hít vào bình thường xẩy ra do: A. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành dãn. C. Cơ liên sườn ngoài co và cơ hoành dãn. B. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành co. D.Cơ liên sườn ngoài dãn và cơ hoành co. Câu 24: Hô hấp đúng cách là cách hô hấp mà: A. Hít vào ngắn hơn thở ra. C. Thở qua niệng. B. Thở qua mũi. D. Hai câu A, B đúng. Câu 25: Lượng khí lưu thông trong cử động hô hấp là: A. 500 ml. B. 800 ml. C. 1000 ml. D. 1200 ml. Câu 26: 500 ml là lượng khí: A. Hít vào gắng sức. B. Thở ra bình thường. C. Thở ra gắng sức. D. Dự trữ. Câu 27: Lượng không khí luôn có trong phổi [khoảng1000- 1200 ml] gọi là: A. Khí lưu thông. B. Khí cặn. C. Khí dự trữ. D. Dung tích sống. Câu 28: Hiệu quả hô hấp sẽ tăng khi: A. Thở sâu và giảm nhịp thở. B. Thở bình thường. C. Tăng nhịp thở. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 29: Sự trao đổi khí ở tế bào gồm: A. Sự di chuyển của khí O2 từ máu vào tế bào. B. Sự di chuyển của khí CO2 từ tế bào vào máu. 10 Trường THCS Giáp Lai GV: Ngô Thị Ngà C. Sự khuếch tán O2 từ máu vào tế bào và CO2 từ tế bào vào máu. D. Sự khuếch tán CO2 từ máu vào tế bào. Câu 30: Máu thực hiện trao đổi khí là máu trong: A. Động mạch. B. Tĩnh mạch. C. Mao mạch. D. Động mạch và tĩnh mạch. Câu 31: Khí nào dưới đây được khuếch tán từ máu vào phế nang trong trao đổi khí: A. Ôxi. B. CO2. C. Ôxi và CO2. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 32: Hiện tượng dưới đây xảy ra trong sự trao đổi khí ở phổi: A. Khí ôxi khuếch tán từ máu vào phế nang. C. Cả ôxi và CO2 đều khuếch tán từ máu vào phế nang. B. Khí CO2 khuếch tán từ phế nang vào máu. D. Khí CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang. Câu 33: Tổng các lượng khí của thở ra bình thường, thở ra gắng sức, hít vào gắng sức được gọi là: A. Thể tích phổi. B. Dung tích phổi. C. Dung tích sống của phổi. D. Thể tích sống của phổi. Câu 34: Các bệnh nào rễ lây qua đường hô hấp: A. Bệnh Sars, bệnh lao phổi. C. Bệnh thương hàn, thổ tả, kiết lị, bệnh về giun sán. B. Bệnh cúm, bệnh ho gà. D. Hai câu A, B đúng. Câu 35: Bệnh nào dưới đây có thể gây tổn thương cho hệ hô hấp: A. Viêm phổi. C. Lao phổi. B. Viên phế quản. D. Viêm phổi, viên phế quản, lao phổi. Câu 36: Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp là: A. Bụi. C. Các vi khuẩn gây bệnh. B. Các khí độc hại như NOx; SOx; CO, nicôtin... D. Bụi , khí độc, vi khuẩn gây bệnh . Câu 37: Khi làm việc nhiều sẽ gây thở gấp vì: A. Cơ thải nhiều CO2. Hb kết hợp với CO tạo thành HbCO tác động lên trung khu hô hấp và gây thở gấp để tăng O2 cung cấp cho cơ. B. Cơ thải nhiều O2. Hb kết hợp với O2 tạo thành HbO2 tác động lên trung khu hô hấp và gây thở gấp để tăng O2 cung cấp cho cơ. C. Cơ thải nhiều CO2. Khí CO2 kết hợp H2O thành axit cacbônic. Axit cacbônic có trong máu qua hành tủy sẽ tác động lên trung khu hô hấp và gây thở gấp để tăng O2 cung cấp cho cơ. D. Ba câu A, B, C sai. Câu 38: Không khí bị ô nhiễm là không khí: A. Chứa nhiều CO2. C. Chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. B. Chứa nhiều khí độc. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 39: Các khí nào sau đây có hại cho hệ hô hấp : A. Oxi B. CO2 C. SO2 D. Cả B và C. Câu 40: Khí có trong khói thuốc lá là: A. Ôxi. B. CO. C. NO2. D. SO2. Câu 41: Tác hại của khói thuốc lá là: A. Làm tê liệt lớp lông rung của đường dẫn khí. C. Có thể gây ung thư phổi. B. Làm giảm hiệu quả lọc không khí của đường dẫn khí. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 42: Chất độc có trong khói thuốc lá là: A. NO2. B. SO2. C. CO2 nicôtin. D. Nicôtin,SO2. Câu 43: Chất dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá là: A. Oxit nitơ. B. Oxit lưu huỳnh. C. Nicôtin. D. Cả 3 chất trên. Câu 44: Câu có nội dung đúng khi nói về khói thuốc lá là: A. Làm giảm hiệu quả lọc không khí của đường dẫn khí. B. Không gây hại cho cơ thể khi tác dụng với nồng độ thấp. 11 Trường THCS Giáp Lai GV: Ngô Thị Ngà C. Kích thích sự trao đổi khí trong hoạt động hô hấp. D. Cả 3 câu A, B, C đều đúng. Câu 45: Để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh cần : A. Luyện tập thể dục thể thao đúng cách. B. Tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên , từ bé. C. Hút thuốc lá. D. Luyện tập đúng cách, tập thở đúng cách, thường xuyên. Câu 46: Biện pháp giữ vệ sinh hô hấp là: A. Không hút thuốc lá. C. Lao động hợp lí và tập thể dục thể thao đúng cách. B. Trồng cây xanh. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 47: Các biện pháp bảo vệ đường hô hấp là: A. Đeo khẩu trang ở những nơi có nhiều bụi. B. Hạn chế khạc nhổ bừa bãi. C. Trồng nhiều cây xanh ở những nơi có nhiều bụi. D. Thỉnh thoảng làm vệ sinh nơi ở. Câu 48: Dụng cụ để tiến hành hô hấp nhân tạo là : A. Chiếu. B. Gối. C. Gạc hoặc vải. D. Chiếu, gối, gạc hoặc vải. Câu 49: Phương pháp hô hấp nhân tạo nào có nhiều ưu thế hơn: A. Hà hơi thổi ngạt C. Hà hơi thổi ngạt và ấn lồng ngực. B. Ấn lồng ngực D. Tuỳ từng trường hợp mà áp dụng 1 trong 2 cách. Câu 50: Ở nơi đông người , nếu có một em nhỏ bị ngất xỉu, mặt tái tím và ngừng hô hấp đột ngột. Em xử lý như thế nào? A. Đưa em nhỏ bị nạn đi bệnh viện cấp cứu. B. Đưa em nhỏ bị nạn ra khỏi nơi đông người. C. Tiến hành hô hấp nhân tạo bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt. D. Đưa em nhỏ bị nạn ra khỏi nơi đông người, hà hơi thổi ngạt. 12

Video liên quan

Chủ Đề