Trần Đăng Khoa làm thơ từ máy tuổi

Mỗi bài thơ không chỉ là một sáng tạo nghệ thuật. Ẩn chứa trong đó là những câu chuyện dí dỏm, hồn nhiên của tuổi thơ, mà tác giả luôn muốn chia sẻ với các độc giả nhí.

Nằm trong khuôn khổ “Hội sách thiếu nhi”- chào mừng ngày Quốc tế Thiếu Nhi 1/6, diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám; NXB Kim Đồng tổ chức chương trình “Marathon reading- Du hành qua các nền văn học thế giới”. Trong chương trình này, các bạn đọc nhỏ tuổi sẽ được cùng nhau đọc sách, khám phá các tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới dành cho thiếu nhi và nhận nhiều phần quà hấp dẫn. Sau khi du hành qua một loạt các quốc gia như: Anh, Pháp, Nga, Italia, Phần Lan, Nhật Bản… các bạn nhỏ đã “quay trở lại” Việt Nam và có cuộc gặp gỡ đầy thú vị với nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa trong buổi giao lưu. Ảnh: Quỳnh Anh

Trong buổi giao lưu, tác giả của Góc sân và khoảng trời đã chia sẻ rất nhiều câu chuyện thú vị xung quanh những bài thơ mà ông làm khi còn bé, mà chắc chắn nhiều bạn nhỏ còn chưa được biết. Nhà thơ Trần Đăng Khoa rất vui khi thấy có nhiều bạn nhỏ đến Văn Miếu vào hôm nay để cùng nhau đọc sách, Đọc sách là một thói quen tốt đối với trẻ nhỏ, khi còn bé Trần Đăng Khoa cũng là một đứa trẻ rất ham đọc.

Nhắc đến những kỷ niệm về chuyện đọc sách, nhà thơ nhớ ngay đến tủ sách của anh trai. Ông tâm sự: “Khi tôi còn nhỏ, anh Trần Nhuận Minh có một giá sách rất lớn, ở trong đó có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng của nền văn học Việt Nam và thế giới như: Số đỏ, Bỉ vỏ, Thi nhân Việt Nam, Đỏ và đen, Truyện ngắn của Chekhov, Tấn trò đời… hồi ấy những tác phẩm này đều bị liệt vào hàng … sách cấm; và trẻ con thì càng không được đọc. Nhưng tôi vẫn tìm cách chờ những lúc anh trai đi vắng để đọc trộm”.

Chính niềm đam mê đọc sách đã dẫn cậu bé Khoa chập chững những bước đầu tiên đến với “nghiệp làm thơ”. Nhà thơ chia sẻ một kỷ niệm rất hồn nhiên: “Trong một lần anh Minh dọn tủ sách và đem bỏ bớt những quyển bị mối mọt và hư hỏng quá nhiều, tôi tìm thấy trong đống sách bỏ đi tập thơ Tấm lòng chúng em. Đây là tập thơ thiếu nhi, tập hợp những bài thơ các bạn nhỏ trên mọi miền đất nước viết về Bác Hồ [do hai nhà thơ Định Hải và Ngô Viết Dinh tuyển chọn]. Đọc xong tôi thầm nghĩ: “Làm thơ như thế này thì… mình cũng làm được”. Từ đó, cậu bé Khoa bắt đầu làm thơ.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa chụp ảnh cùng các bạn nhỏ.

Làm thơ, không chỉ đem đến cho Trần Đăng Khoa niềm vui được bước vào thế giới của sự tưởng tượng và ngôn từ. Tiền nhuận bút thời đó còn là cả một gia tài lớn… với không chỉ riêng cậu bé Khoa mà còn đối với cả nhà. Nhà thơ kể: “Một gánh bèo mẹ tôi vất vả vớt cả buổi mới được có 5 hào. Trong khi đó một bài thơ của tôi in trên báo Văn Nghệ vào những năm 1960 đã được trả nhuận bút lên tới 30 đồng. Khi cộng tác với NXB Kim Đồng, các cô chú BTV sợ tôi giữ tiền sẽ sinh hư nên quyết định... không trả tiền nữa mà thay bằng hiện vật. Khi thì con búp bê Nga biết mở mắt, nhắm mắt, lúc thì cái chăn bông, hay đài cassette. Đài cassette khi ấy rất hiếm, cả xã may ra mới có một cái, nên ai có đài thì oai lắm. Thế mới có chuyện có anh đi tán gái, liền đến nhà tôi mượn cái đài để đeo bên mình để đến nhà bạn gái cho oai”.

Nhà thơ cũng đã có chia sẻ về hai ấn bản mới của mình tại NXB Kim Đồng là Tuyển thơ Trần Đăng Khoa và Đảo chìm, đặc biệt là Tuyển thơ Trần Đăng Khoa. Cá nhân tác giả đánh giá đây là tuyển tập thể hiện đầy đủ và khá toàn diện về gia tài sáng tác của mình từ buổi đầu đến nay. Cuốn sách này không chỉ là ấn bản để bạn đọc đến với những vần thơ của Trần Đăng Khoa, nó còn là công cụ hữu ích cho việc nghiên cứu.

Tuyển thơ Trần Đăng Khoa, ấn bản mới với nhiều câu chuyện về quá trình sáng tác.

Buổi giao lưu khép lại với đầy ắp tiếng cười. Chính sự dí dỏm và hóm hỉnh của nhà thơ Trần Đăng Khoa đã thu hẹp khoảng cách thế hệ giữa nhà thơ và các độc giả nhí. Dường như sâu thẳm trong con người sắp bước vào tuổi sáu mươi ấy, vẫn còn bóng dáng của chú bé mê làm thơ, thật thà, hồn nhiên thuở nào.

Nhà thơ nổi tiếng tâm sự, ông mất tuổi thơ từ những câu chữ đầu tiên trong nghiệp viết. Thay vào đó, Trần Đăng Khoa trở thành người phát ngôn cho thế hệ trẻ em thời chiến tranh.

Sáng 17/4, Ngày sách Việt Nam lần thứ hai được khai mạc tại Hà Nội với chủ đề “Sách xưa và nay”. Phần giao lưu cùng Trần Đăng Khoa với chủ đề "Từ góc sân đến khoảng trời" thu hút đông độc giả. Nhà thơ đã có những tâm sự rất thật nhưng không kém phần dí dỏm về tuổi thơ, cuộc đời.

Góc sân và khoảng trời là tập thơ được tác giả xuất bản khi mới lên 10 tuổi. Trần Đăng Khoa cho rằng, cậu bé cách đây nửa thế kỷ giờ đã là một “lão Khoa tròn ùng ục”.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa giao lưu cùng độc giả. Ảnh: Hoàng Anh.

Nhắc về kỷ niệm tuổi thơ, Trần Đăng Khoa nhớ về chú chó vàng trong bài Sao không về vàng ơi. Ông tâm sự: “Tôi nghĩ rằng, tại sao đám tang lại phải buồn? Sau này tôi sẽ an nghỉ tại gốc khế sau vườn như chú chó vàng. Trước đó mọi người hãy thay tôi đọc câu thơ:

"Sau bao năm ròng mệt mỏi

Xuống xứ này rong chơi

Giờ ta làm ngọn khói

Õng ẹo bay về trời".

Tuổi thơ luôn là vùng ký ức màu mỡ trong những tác phẩm của ông. Tuy nhiên, Trần Đăng Khoa lại tiết lộ suy nghĩ ít người biết: "Nếu được quay lại thời trẻ con, tôi sẽ tranh thủ chơi nhiều hơn làm thơ. Tôi bắt đầu từ giã tuổi thơ của mình từ khi công bố tác phẩm đầu tiên. Bấy giờ tôi 8 tuổi, tự nguyện làm công việc phát ngôn cho thế hệ trẻ con kháng chiến chống Mỹ”.

Ông quan niệm, ở cái thời “viên đạn nặng hơn người” – lời Chế Lan Viên, trẻ con đều làm thơ hay và già như "ông cụ non". Có thể kể ra những vần thơ sâu sắc của tác giả Hoàng Hữu Nhân:

“Bọn trẻ xóm em có đứa chưa thuộc hết nẻo đường làng

Nhưng nhớ hết con đường ra mặt trận

Có đứa chưa cao ngang tầm súng

Vẫn biết cách dùng đạn gém của dân quân

Có đứa mải chơi quên cả giờ ăn

Vẫn nhớ ngày giặc hành hình anh Trỗi

Anh chớ bảo chúng em là khôn trước tuổi

Cái gì cần nhớ trước thì nhớ trước

Cái gì cũng cần nhưng tạm nhớ sau…”

Phần giao lưu thú vị của nhà thơ Trần Đăng Khoa thu hút nhiều bạn đọc. Ảnh: Hoàng Anh.

Đi qua tuổi thơ, Trần Đăng Khoa trưởng thành trong những năm tháng chiến tranh liên miên. Tháng 2/1975, cậu học trò bỏ dở lớp 10 để ra trận. Nhắc đến đây, ông ngậm ngùi: "Bạn bè một thời bây giờ chỉ còn tôi và một người nữa sống sót qua chiến tranh. Nhiều người đã nằm lại trên chiến trường và không tìm được hài cốt".

Từng đi học ở nước ngoài, nhiều năm làm việc tại Hà Nội, Trần Đăng Khoa vẫn tự nhận mình là kẻ nhà quê đến tận cùng bản chất. Đây cũng là lý do vì sao ông làm thơ về vùng nông thôn lại hay đến vậy.

Trước sự tiếc nuối của nhiều độc giả khi hiện tại Trần Đăng Khoa không còn làm thơ về trẻ con, ông lý giải: "Tôi không bí thơ, bỏ thơ. Tôi lựa chọn sự trải nghiệm trong những thể loại mới như phê bình, báo chí. Tôi nghĩ điều này cũng đơn giản như việc ngồi vào mâm cơm, người dùng đũa nhưng kẻ khác lại cầm thìa mà thôi".

Mẹ ốm

Thơ Trần Đăng Khoa

Mọi hôm mẹ thích vui chơiHôm nay mẹ chẳng nói cười được đâuLá trầu khô giữa cơi trầuTruyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nayCánh màn khép lỏng cả ngàyRuộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưaNắng mưa từ những ngày xưaLặn trong đời mẹ đến giờ chưa tanKhắp người đau buốt, nóng ranMẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thămNgười cho trứng, người cho camVà anh bác sĩ đã mang thuốc vàoSáng nay trời đổ mưa ràoNắng trong trái chín ngọt ngào bay hươngCả đời đi gió đi sươngBây giờ mẹ lại lần giường tập điMẹ vui, con có quản gìNgâm thơ, kể chuyện rồi thì múa caRồi con diễn kịch giữa nhàMột mình con sắm cả ba vai chèoVì con mẹ khổ đủ điềuQuanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhănCon mong mẹ khoẻ dần dầnNgày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ sayRồi ra đọc sách, cấy càyMẹ là đất nước, tháng ngày của con...1970

Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, Nxb Văn hoá dân tộc, 1999

Thơ Mẹ Ốm của Trần Đăng Khoa

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Trần Đăng Khoa

Cuộc đời và sự nghiệp Trần Đăng Khoa

86 31.030

Tải về Bài viết đã được lưu

Nhà thơ Trần Đăng Khoa

  • Tóm tắt lý lịch Trần Đăng Khoa
  • Tiểu sử nhà thơ Trần Đăng Khoa
    • Trần Đăng Khoa thời trẻ
    • Cuộc sống gia đình Trần Đăng Khoa

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà thơ Trần Đăng Khoa được trích dẫn qua tác phẩm "Mưa" nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 6 để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.

  • Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Bồ Tùng Linh
  • Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Dữ
  • Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lê Anh Xuân

Tóm tắt lý lịch Trần Đăng Khoa

Nhà thơ Trần Đăng Khoa sinh ngày 24-4-1958 tại Tỉnh Hải Dương, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Kim Ngưu, cầm tinh con [giáp] chó [Mậu Tuất 1958]. Trần Đăng Khoa xếp hạng nổi tiếng thứ 48143 trên thế giới và thứ 226 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng.

Tiểu sử nhà thơ Trần Đăng Khoa

Trần Đăng Khoa là một nhà thơ nổi tiếng được mệnh danh là "Thần đồng thơ trẻ". Ông cũng là một nhà văn và một nhà báo. Ông giữ chức vụ biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình của kênh VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam. Hiện nay, ông giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa bắt đầu sáng tác từ rất sơm, năm 8 tuổi ông đã có một số sáng tác được in trên báo. Năm 10 tuổi, ông đã cho xuất bản tập thơ đầu tiên với nhan đề "Từ góc sân nhà em "[1968]. Cũng trong năm 1968, ông đã cho ra mắt tập thơ thứ hai là "Góc sân và khoảng trời" do nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành. Trong đó, bài thơ "Hạt gạo làng ta" sáng tác năm 1968, là bài thơ phổ biến nhất của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Bài Thơ này đã được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc năm 1971, bài hát được rất nhiều người yêu thích, nhất là lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng.

Năm 10 tuổi, nhà thơ Trần Đăng Khoa là người đề nghị đổi câu thơ "Đường ta đi rộng thênh thang tám thước" trong bài thơ "Ta đi tới" của nhà thơ Tố Hữu , thành "Đường ta rộng thênh thang ta bước" . Điều này đã làm cho giới văn học Việt Nam một phen ngỡ ngàng.

Thành tích:

Giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong các năm 1968, 1969, 19711

Giải nhất báo Văn nghệ năm 1982

Giải thưởng Nhà nước năm 2000

Trần Đăng Khoa sáng tác không nhiều, những tác phẩm nổi bật của ông như:

  • Từ góc sân nhà em, 1968.
  • Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới
  • Khúc hát người anh hùng, trường ca, 1974.
  • Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986.
  • Chân dung và đối thoại, tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần. Tác giả cho biết ban đầu đã dự kiến phát hành tập II của tác phẩm này, nhưng hiện đã gộp bản thảo vào phần I để tái bản.
  • Bài "Thơ tình người lính biển" đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc.
  • Đảo chìm, tập truyện - ký, đến đầu năm 2009 đã tái bản 25 lần.

Trần Đăng Khoa thời trẻ

Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp 10/10 tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng. Sau khi thống nhất, việc bổ sung quân cho chiến trường khong còn cần thiết nữa, ông được bổ sung về quân chủng hải quân. Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên Văn nghệ quân đội. Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, giữ chức Phó Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật, sau đó là Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 2008, khi Đài tiếng nói Việt Nam thành lập Hệ phát thanh có hình VOVTV, ông được phân công làm Giám đốc đầu tiên của hệ này. Đến khoảng giữa năm 2011, chức vụ này được chuyển giao cho ông Vũ Hải – Phó Tổng Giám đốc của Đài kiêm nhiệm. Hiện nay, ông là Phó Bí thư Đảng Ủy Đài Tiếng nói Việt Nam VOV.

Cuộc sống gia đình Trần Đăng Khoa

Trần Đăng Khoa có một anh trai là nhà thơ, nhà báo Trần Nhuận Minh, từng là Chủ tịch Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh. Chị gái của ông là Trần Thị Bình hiện đang sống ở quê cùng với cha mẹ. Ông còn có một người em gái tên là Trần Thị Thuý Giang, hiện làm giáo viên tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh..

Tham khảo thêm

  • Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan
  • Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Lê Anh Xuân
  • Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Dữ

Video liên quan

Chủ Đề