Trang phục có trang Trung Quốc gọi là gì

[kkstarratings]

Trung Quốc là một đất nước có hàng nghìn năm lịch sử, chính vì vậy trang phục truyền thống của người dân nơi đây cũng khá đa dạng. Cùng Airbooking tìm hiểu những nét đẹp trong trang phục truyền thống của đất nước này nhé!

1. Xường xám – Trang phục truyền thống của Phụ nữ Trung Hoa

Xường xám [hay còn gọi là sườn xám, tuy nhiên theo phiên âm từ tiếng Quảng Đông thì Xường Xám phát âm có phần đúng hơn] là biểu tượng của trang phục truyền thống Trung Quốc, và được coi là mẫu mực trong thiết kế trang phục Trung Hoa, thể hiện nét giao thoa văn hóa giữa phương Đông và phương Tây. Đây cũng là sự kết hợp hài hòa giữa dân gian và học thuật. Từ thời vua Đạo Quang [1821-1850] tới Quang Tự [1875-1908], cho đến những năm đầu của thế kỷ hai mươi, chiếc áo dài sườn xám đã trải qua nhiều thay đổi, nhưng vẫn luôn gắn liền với nhiều mỹ nhân nổi tiếng của Trung Hoa.

Theo truyền thống, xường xám được may bằng lụa, có thêu hoa ngũ sắc hay chỉ nhiều màu, ôm lấy thân nhưng không bó sát vào cơ thể, cổ cao và tà áo thẳng.

Từ những năm đầu thế kỉ hai mươi, Sườn Xám có sự thay đổi khá nhiều về mặt kết cấu, ví dụ như: cổ dựng, chỉ có hai bên vạt áo xẻ, ôm sát thân, tay áo có thể liền hoặc rời thân. Và bắt đầu từ những năm hai mươi, Sườn Xám xuất hiện dần dần trên đường phố Thượng Hải rồi lan sang Tô Châu, Hàng Châu, Dương Châu… Sau đó do ảnh hưởng của nền văn hóa phương tây Sườn Xám đã có một vài đổi mới so với thời Mãn Thanh: Cổ áo có thể tròn, cao hoặc xẻ, tay áo tùy theo được thiết kế loe hoặc cắt ngắn. Hơn nữa, dáng áo có thể được cắt ngắn độ dài của tà, áo váy rời nhau với đường xẻ sâu để phù hợp hơn với xu hướng ngày càng sexy hóa.

Loại váy áo liền thân này làm tôn thêm dáng của người thiếu nữ, phần trên ôm sát thân, hàng cúc được thiết kế vắt chéo sang môt bên rồi chạy dọc một bên sườn, hai tà xẻ cao đến ngang đùi tạo dáng thướt tha, tôn vẻ nữ tính, mặt trước của Sườn Xám thường được thêu các họa tiết bằng chỉ ngũ sắc. Trên phương diện tạo mẫu hay trang trí thủ pháp đều thể hiện được những nét truyền thống văn hóa sâu đậm của Trung Quốc nói riêng và của các nước phương đông nói chung. Ngoài ra, loại váy áo này còn làm nổi bật đức tính đoan trang, trang nhã, kín đáo của người thiếu nữ.

2. Trường Bào, Mã Quái – Trang phục truyền thống của nam giới Trung Hoa

Trang phục truyền thống tiêu biểu của giới nam gồm có: Trường Bào, Mã Quái [một dạng áo khoác bên ngoài], hai loại trang phục này đều là trang phục của dân tộc Mãn Thanh, áo cổ tròn, ống tay cửa hẹp, Mã Quái thường là xẻ giữa, cài nút thắt, ống tay áo hình chữ U, còn Trường Bào thường là xẻ bên.

Cũng có loại trang phục được kết hợp giữa Trường Bào và Mã Quái, loại trang phục này chỉ có vạt áo dưới của Trường Bào còn phần trên là Mã Quái, hai phần được nối với nhau bằng một dải cúc được đính ở mặt trong của Trường Bào, mặc hai loại trang phục này không chỉ thể hiện được sự long trọng mà còn đem lại cảm giác tự nhiên, thoải mái cho người mặc.

Trung Quốc cũng rất khéo léo quảng bá hình ảnh đất nước qua trang phục truyền thống. Tại Hội nghị APEC năm 2001, các nguyên thủ quốc gia đều mặc trang phục đời Đường, vì người phương Tây thường gọi nơi ở của người Hoa là “Đường nhân phố”, cho nên loại trang phục người Đường mặc tất nhiên được coi là trang phục truyền thống tiêu biểu của người Hoa. Và cũng từ đấy đã dấy lên phong trào coi “Đường trang” là một trong những trang phục mốt, thịnh hành được giới trẻ yêu thích.

Ngoài ra, trang phục của từng vùng, từng dân tộc cũng không giống nhau, đều mang những bản sắc riêng của mình. Ví dụ như, Yếm là loại trang phục truyền thống sát thân của trẻ con Trung Quốc tại Quan Trung và Thiểm Bắc. Hai vạt của Yếm phía trên được buộc với nhau bởi hai dây vải vòng qua cổ, phía dưới cũng được nối với nhau bởi hai dây buộc vòng qua thắt lưng. Mặt trước của Yếm thường được dùng chỉ ngũ sắc để thêu các hình đầu hổ và ngũ tú, thông qua đó muốn gửi gắm hy vọng cầu mong cho con cái mình được mạnh khỏe.

Các trang phục truyền thống của những dân tộc thiểu số cũng rất đặc biệt, ví dụ như trang phục của Nữ Huệ An tại Phúc Kiến, hay của các dân tộc thiểu số Di, Bạch, Cáp Nê, Miêu [H’Mông], Mông Cổ …

Trang phục truyền thống được giới thiệu trên đây không chỉ là biểu hiện nét đẹp văn hóa của đất nước Trung Hoa mà còn tôn lên vẻ đẹp của mỗi người dân khi khoác lên mình bộ quốc phục.

Trang phục truyền thống của Trung Quốc luôn là niềm tự hào của đất nước này với bạn bè thế giới, mỗi một triều đại đều gắn với một bộ trang phục truyền thống riêng tạo nên sự đa dạng về màu sắc văn hóa của đất nước. Ngày nay, không ít bạn trẻ thường mặc những trang phục truyền thống của Trung Quốc như sườn xám, Mãn phục, Hán phục,…vì sự yêu thích đối với nền văn hóa của quốc gia này. Hôm nay, TIẾNG TRUNG DƯƠNG CHÂU sẽ cùng các bạn tìm hiểu một bộ trang phục truyền thống nổi tiếng của Trung Quốc dưới thời nhà Hán nhé!

trang phục thời Hán

Nhà Hán [giản thể: 汉朝; phồn thể: 漢朝; phiên âm: Hàn cháo] là một triều đại của Trung Hoa, bắt đầu từ năm 206 Trước công nguyên và kết thúc vào năm 220 sau công nguyên. Nhà Hán được chia thành hai giai đoạn: Tây Hán [206 TCN – 9] với kinh đô ở Trường An và Đông Hán [23 – 220] với kinh đô ở Lạc Dương. Trải dài suốt 4 thế kỷ, nhà Hán được đánh giá là triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Cho đến ngày nay, nhóm dân tộc chiếm phần lớn dân số Trung Quốc cũng tự cho mình là người Hán, và chữ viết Trung Quốc cũng được xem là chữ Hán.

Nhà Hán đặt ra các khu vực cai trị được quản lý trực tiếp từ trung ương, thường được gọi là quận và một số nước chư hầu. Tuy nhiên, những nước này đã dần dần bị loại bỏ, đặc biệt là sau loạn bảy nước xảy ra dưới thời Hán Cảnh Đế Lưu Khải. Những chiến dịch mở rộng cương thổ được thực hiện chủ yếu tại lòng chảo Tarim, Trung Á. Thành lập một hệ thống thương mại rộng lớn tới tận khu vực Địa Trung Hải mà người ta thường gọi là con đường tơ lụa.

trang phục nhà Hán

Trang phục thời Hán hay còn được gọi là Hán phục [tiếng Trung: 漢服, phiên âm: Hànfú] là một loại trang phục của người Hán ở Trung Quốc vào khoảng cách đây gần 4000 năm.  Trong lịch sử, người Hán sử dụng áo choàng hoặc áo sơ mi làm trang phục thân trên trong khi thân dưới thường dùng váy xếp li. Từ thời nhà Hán, trang phục của người Trung Quốc đã phát triển đa dạng phong cách và kỹ thuật dệt tinh xảo, đặc biệt là trên lụa cũng như hấp thu các yếu tố tích cực từ các nền văn hóa bên ngoài. Hán phục có ảnh hưởng nhất định tới các loại trang phục truyền thống của các quốc gia lân cận, như kimono, yukata của Nhật Bản.  Hiện nay bộ trang phục này không còn được mặc thường xuyên mà thường chỉ có thể bắt gặp nó trong các bảo tàng hoặc những bộ phim cổ trang hoặc được giới trẻ cos play lại.

trang phục thời Hán

Một bộ trang phục thời Hán hoàn chỉnh bao gồm những phần chính sau:

Yī [衣]: áo và phần cổ áo mở, và được mặc bởi cả hai giới. Vòng tay áo hẹp, Yi không có nút và được cố định với một đai rộng buộc quanh thắt lưng. Đai có 2 loại: 1 là thân từ tơ lụa chế thành, 2 là cách đới từ da chế thành. Mọi người khi mặc thường đeo thêm 1 miếng ngọc bội. Phần lớn loại vải trong giai đoạn này chủ yếu là màu sắc ấm áp, đặc biệt là màu vàng, đỏ, nâu. Cũng có màu lạnh như màu xanh, màu xanh lá cây. Các màu sắc cơ bản như đỏ, vàng thường được dùng để vẽ lên các loại vải sau khi dệt.

trang phục nhà Hán

Qún [裙] hoặc Shang [裳]: Váy dành cho nữ và nam. Phần lớn những bộ trang phục thời kỳ này đều được xây dựng theo cấu tạo hai phần chính như vậy. Ngoài ra còn có rất nhiều những phụ kiện đi kèm như thắt lưng, trâm, sai, thoa, quan, mão, vân khiên, hài, quạt,…Hán phục tồn tại lâu đời nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, mỗi triều đại sẽ có một trang phục truyền thống của triều đại đó nhưng nhìn chung là vẫn dựa trên nền tảng của Hán phục sau đó cải biến một chút đến tận khi nhà Thanh thành lập, người Mãn mặc trang phục Mãn Châu của họ thì bộ trang phục này mới bị cấm ở Trung Quốc. Mãi cho đến những năm đầu thế kỷ XXI, với sự thành công của những bộ phim cổ trang thì Hán phục đã lại được sống lại một lần nữa và ngày càng được giới trẻ yêu thích.  

trang phục nhà Hán

Chắc hẳn những tín đồ của phim cổ trang Trung Quốc thì không thể bỏ lỡ cơ hội khoác trên mình những bộ Hán phục xinh đẹp rồi phải không nào? Vậy muốn thuê để đi chụp ảnh hay tham dự những buổi cosplay thì chúng ta có thể tìm kiếm ở đâu?

Các bạn ở Hồ Chí Minh có thể ghé qua những địa điểm sau để chọn cho mình những bộ Hán phục nhé:     

+ BB Cosplay:  118/19 Bạch Đằng, phường 24, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

SĐT: 094.342.9974.

Link facebook: BB Cosplay 

+ Cosplay – Cổ trang shop: Số 44, đường số 1, phường 7, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. 

SĐT:  0984. 168.184.

Link facebook: Cosplay – Cổ trang shop

+ Chie cosplay shop: 8 ngách 23 ngõ 82 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.

SĐT: 0987.930099.

Link facebook:  Chie Cosplay    

+ Songshop: Số 4, ngõ 405 đường Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội.

SĐT: 097 833 10 80.

Link facebook: Song shop cổ trang 

Chúng ta đã vừa cùng nhau tìm hiểu một trong những bộ trang phục được yêu thích của Trung Quốc là Hán phục rồi đấy. Đây là một trong những niềm tự hào của Trung Quốc, nhắc đến văn hóa Trung Quốc không thể không nhắc đến trang phục này.

Các bạn có thể tự trải nghiệm thêm các văn hóa Trung Quốc bằng cách book cho mình một chuyến du lịch Trung Quốc nha! Nhưng trước hết chúng mình cần chuẩn bị hành trang tiếng Trung thật tốt để có một chuyến đi thật hoàn hảo! Các bạn hãy mua cho mình một bộ giáo trình thật “xịn xò” TẠI ĐÂY để tự học tiếng Trung tại nhà nhé.


Mọi thông tin thêm về các khóa học mọi người có thể liên hệ tư vấn trực tiếp :

 Inbox fanpage Tiếng Trung Dương Châu

♥ Shop Tiki : //tiki.vn/cua-hang/nha-sach-tieng-trung-duong-chau

 Shop Shopee : //shopee.vn/nhasachtiengtrungduongchau

♥ Shop Lazada : //www.lazada.vn/shop/nha-sach-tieng-trung-pham-duong-chau

Hotline: 09.4400.4400 – 09.8595.8595

?️ Cơ sở 1 : số 10 ngõ 156 Hồng Mai – Bạch Mai – Hà Nội.

?️Cơ sở 2 : tầng 4 – số 25 – ngõ 68 Cầu Giấy

Video liên quan

Chủ Đề