Trẻ mấy tháng thì địu đi xe máy được

BÉ MẤY THÁNG TUỔI THÌ MẸ CÓ THỂ DÙNG ĐỊU ĐƯỢC?

Bé mấy tháng tuổi thì mẹ có thể dùng địu được

Ngày xưa ở khu vực miền núi, nông thôn các mẹ thường dùng địu để thuận tiện làm việc nhà và làm nương rẫy. Tuy nhiên hiện nay các nhà sản xuất đã cải tiến chất lượng, thiết kế để cung cấp rất nhiều dòng địu sang trọng, hiện đại, chắc chắn giúp mẹ bỉm sữa mang bé yêu bên mình mọi lúc mọi nơi. Chiếc địu chắc chắn, an toàn và phù hợp sẽ tạo sự thoải mái, dễ chịu cho bé cũng như không làm mẹ mỏi lưng hay khó chịu. Vậy với chiếc địu thông minh tuyệt vời như thế thìbé mấy tháng tuổi mẹ có thể dùng địu được?

Bé mấy tháng tuổi thì mẹ có thể dùng địu được

Bé mấy tháng tuổi thì địu được?

- Không nên sử dụng khi trẻ còn quá bé [nhất là với trẻ sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng] và nên chọn loại địu có cách sử dụng đơn giản, có đỡ gáy an toàn, chắc chắn, phù hợp với kích thước và cân nặng của bé, không để bé bị tuột ra ngoài.

- Bé dưới 6 tháng tuổi thì vùng đầu và cổ của bé chưa phát triển hoàn thiện, vì thế mẹ nên địu bé ở trước ngực theo kiểu kangaroo để đảm bảo an toàn cho bé. Ngoài ra bạn nên địu bé theo hướng để bé nhìn thấy mặt bố mẹ, bé sẽ cảm thấy an toàn và yên tâm hơn.

- Từ 10 tháng tuổi trở lên, bố mẹ có thể địu bé sau lưng và mẹ còn có thể địu bé đi xe đạp, xe máy. Tuy nhiên,không nên địu bé quá lâu tối đa là 2 giờ đồng hồ để bé có sự thoải mái. Khi địu bé, các bà mẹ cần kiểm tra các móc khoá an toàn, tư thế địu bé đúng cách.

Cần chọn tư thế địu an toàn và phù hợp cho bé

Cách chọn địu cho bé an toàn

- Bé từ 4 tháng tuổi trở lên thì mẹ có thể sử dụng được địu. Tuy nhiên tùy theo nhu cầu, mẹ có thể chọn loại địu đơn hoặc loại đa năng.

- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại địu khác nhau, nên khi chọn mua mẹ cần nghiên cứu kĩ về nhãn hàng và chất lượng sản phẩm, không nên tiếc tiền mà mua một sản phẩm kém chất lượng cho con. Đặc biệt, mẹ cần chú ý đến chất liệu địu đảm bảo thoáng khí, thấm hút tốt.

- Nên chọn địu có miếng lót cứng ở trong, giống như một chiếc giá, nâng đỡ đầu của bé vì khi còn nhỏ, đầu chưa cứng cáp nên bé dễ bị ngửa cổ ra.

- Mẹ nên nhớ kĩ một nguyên tắc là trẻ nào kích thước ấy. Tùy theo kích thước, cân nặng, tư thế địu, mẹ nên chọn loại phù hợp với con mình. Nếu địu nhỏ so với bé thì có thể khiến trẻ bị ngã ra ngoài, nhưng quá to thì lớp vải của chiếc địu có thể che kín vùng mũi, miệng dễ khiến trẻ ngạt thở.

- Với trẻ sơ sinh, vùng đầu và cổ của bé chưa phát triển hoàn thiện, nên khi lựa chọn địu cho con, mẹ nên chọn loại địu theo tư thế nằm của bé sẽ tốt hơn so với địu có tư thế ngồi.

Hãy luôn để mắt đến bé

Lưu ý khác khi dùng địu cho bé

- Hãy luôn để mắt đến bé để đảm bảo con không bị ngạt khi ở trong địu.

- Mẹ nên tránh địu em bé vào người khi đang tập thể dục, đi xe đạp, chạy bộhay làm bất kỳ hoạt động mạnh nào khác.

- Nên thận trọng khi địu bé trong bếp. Không địu bé khi đang nấu ăn hoặc đang sử dụng các vật sắc nhọn hoặc các đồ dùng nóng.

- Không được cúi người khi đang địu bé vì làm như vậy bé có thể rơi ra ngoài.

- Không nên địu trẻ trong lúc đang ngồi ô tô hoặc máy bay.

- Luôn nhớ kiểm tra nhiệt độ trong dụng cụ địu trẻ để đảm bảo rằng trẻ không bị nóng.

Chúc bé của bạn ngày càng ngoan ngoãn, thông minh và khỏe khoắn nhé!


CHÀO MỪNG CÁC MOM THAM GIA. Nơi chia sẻ Kinh nghiệm mang Thai, chăm sóc Mẹ & Bé. Không buôn bán, Không quảng cáo. CÓ CHUYÊN GIA SỨC KHỎE, BÁC SĨ giải đáp Thắc mắc. Tất cả vì Bé Yêu và vì Hạnh Phúc gia đình Mom nhé!//www.facebook.com/groups/519397551792435/

TIN TỨC KHÁC
  • TOP CÁC LOẠI BÌNH SỮA CHO BÉ
    15/08/2018

    Đây là TOP các loại bình sữa tốt nhất được tóm tắt trong bảng giành cho các mẹ có ít thời gian. Nếu bạn rãnh rồi nên đọc hết bài viết bổ ích này chúng ta sẽ biết thêm cách chọn bình sữa tốt nhất và chi tiết của các bình trong top nhé

  • Bảng cân nặng và chiều cao con chuẩn nhất
    05/01/2018

    Tặng mẹ bảng so sánh các chỉ số của con cùng mẹo để đo đạc chính xác nhất cân nặng, chiều cao bé.

  • TRẺ NÔN TRỚ SAU KHI BÚ, ĂN MẸ PHẢI LÀM SAO?
    05/01/2018

    Nôn trớ là triệu chứng của đường tiêu hóa hay gặp, đặc biệt ở trẻ sơ sinh.

  • KHI TRẺ SỐT VỀ ĐÊM, MẸ PHẢI LÀM SAO?
    05/01/2018

    Nhiều bà mẹ có con nhỏ ở độ tuổi từ 1-2 tuổi cho biết đang phải đối mặt với tình trạng ban đêm đột ngột sốt cao, mồ hôi đầm đìa nhưng ban ngày lại rất bình thường, ăn uống khỏe mạnh. Với hiện tượng này, nếu bé được cha mẹ đưa đến bác sĩ kịp thời và phát hiện được chứng bệnh đang gặp. Tuy nhiên vẫn có nhiều cha mẹ do chủ quan để bệnh của bé phát triển nặng. Tại sao lại xảy ra triệu chứng trẻ sốt về đêm như vậy và cha mẹ phải làm gì khi thấy trẻ có các triệu chứng trên?

  • LÀM THẾ NÀO ĐỂ RƠ LƯỠI BÉ 1 CÁCH KHOA HỌC?
    05/01/2018

    Với những bé bú mẹ, tình trạng nấm miệng, đẹn miệng rất dễ xảy ra. Do đó, rơ lưỡi cho bé là điều cần thiết mẹ nên làm thường xuyên để phòng những bệnh này. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cùng biết cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh chuẩn cho con. Những cách sau đây có thể giúp mẹ chăm sóc bé tốt nhất!

  • BÉ BỊ TRẮNG LƯỠI CÓ LÀM SAO Ko?
    05/01/2018

    Lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng có thể chỉ là do ít được vệ sinh, nhưng cũng không hiếm những trường hợp bé bị nhiễm nấm ở lưỡi và những nơi khác trong khoang miệng. Mẹ nên phân biệt rõ hai dạng bợn trắng ở lưỡi để biết khi nào bé bị nấm và đưa ra cách xử lý thích hợp nhất

  • NGUYÊN TẮC GIÚP BÉ NGỦ NGON!
    12/12/2017

    GIÚP CON NGỦ NGON, SÂU GIẤC

  • PHƯƠNG PHÁP 7 NGÀY GIÚP BÉ NGỦ NGON, SÂU GIẤC HIỆU QUẢ!
    01/12/2017

    Phương pháp 7 ngày giúp bé ngủ ngon Ferberizing

  • BẬT ĐÈN NGỦ CHO BÉ CÓ NÊN Ko?
    21/04/2017

    Tác hại giật mình của đèn ngủ với trẻ sơ sinh

  • MẸO CHỮA NẤC CỤT CHO BÉ HIỆU QUẢ
    21/04/2017

    Mẹo đơn giản giúp trẻ sơ sinh hết ngay nấc cụt

  • Video liên quan

    Chủ Đề