TRIAC là loại linh kiện bán dẫn có Máy điện cực

Là linh kiện không thể thiếu trong hầu hết các bo mạch điện tử hiện nay nhưng không phải ai cũng nắm được khái niệm “TRIAC là gì?”

TRIAC là một linh kiện điện tử vô cùng quan trọng nên người làm việc trong ngành rất cần nắm được khái niệm “Triac là gì?”. TRIAC là phần tử bán dẫn gồm năm lớp bán dẫn, tạo nên cấu trúc p-n-p-n như ở thyristor theo cả hai chiều giữa các cực T1 và T2, do đó có thể dẫn dòng theo cả hai chiều giữa T1 và T2. TRIAC có thể coi tương đương với hai thyristor đấu song song song ngược để điều khiển Triac ta chỉ cần cấp xung cho chân G của Triac.

TRIAC là gì?

  • Triac 3Q có thể được kích hoạt chỉ ở góc phần tư 1, 2 và 3. Vì không yêu cầu mạch bảo vệ, thiết bị 3Q hiệu quả hơn triac tiêu chuẩn trong các ứng dụng có tải không điện trở.
  • Loại tiêu chuẩn hay TRIAC 4Q có thể được kích hoạt trong bốn chế độ. TRIAC 4Q phải bao gồm các linh kiện bảo vệ bổ sung như điện trở – tụ điện [RC] trên các cực chính và một cuộn cảm mắc nối tiếp trong thiết bị.

Triac được coi như một công tắc điện chuyên dùng để điều khiển thiết bị điện xoay chiều vì thế các chân của nó cũng gần tương đương với các thành phần của một công tắc điện tử.

TRIAC có thể điều khiển cho mở dẫn dòng bằng cả xung dương [dòng đi vào cực điều khiển] lẫn xung âm [dòng đi ra khỏi cực điều khiển]. Tuy nhiên xung dòng điều khiển âm có độ nhạy kém hơn, nghĩa là để mở được TRIAC sẽ cần một dòng điều khiển âm lớn hơn so với dòng điều khiển dương.

Vì vậy trong thực tế để đảm bảo tính đối xứng của dòng điện qua TRIAC thì sử dụng dòng điện dương là tốt hơn cả.

Triac được ký hiệu là chữ T ở trên mạch điện tử.

Cấu tạo của một TRIAC

► Tham khảo một số mẫu cvonline chuyên nghiệp cho ứng viên ngành điện tử

TRIAC là một linh kiện bán dẫn đóng vai trò như một công tắc đóng cắt điện cho tải xoay chiều.

Tính năng hai chiều của TRIAC làm cho chúng chuyển đổi thuận tiện cho dòng điện xoay chiều [AC]. Ngoài ra, áp dụng một kích hoạt ở góc pha điều khiển của AC trong mạch chính cho phép điều khiển dòng điện trung bình chảy vào tải [điều khiển pha]. Điều này thường được sử dụng để kiểm soát tốc độ của động cơ cảm ứng, đèn mờ, và kiểm soát máy sưởi điện.

Chúng ta có thể thấy triac được sử dụng nhiều trong các đèn bàn học có điều chỉnh độ sáng, các bộ điều khiển quạt trần, trong mạch điều khiển tốc độ của máy khoan, máy cưa, trong các mạch điều khiển nồi phở điện, các bộ điều khiển nhiệt độ của lò nướng công nghiệp, các tủ hấp, tủ sấy, nồi hơi…

TRIAC dễ sử dụng và có chi phí thấp hơn thay vì sử dụng hai thyristor cho các ứng dụng công suất thấp. Khi cần có công suất cao hơn, người ta thường sử dụng hai thyristor đặt đối song với nhau.

Tuy công suất không cao nhưng TRIAC có tính ứng dụng rất cao do chi phí thấp

Tuy nhiên người ta không sử dụng nó trong các ứng dụng chuyển mạch công suất cao – một trong những lý do là đặc tính chuyển mạch không đối xứng của nó.

TRIAC được sử dụng trong nhiều ứng dụng chuyển mạch điện:

  • Kiểm soát các thiết bị gia dụng nhỏ chạy bằng điện xoay chiều.
  • Điều khiển động cơ nhỏ.
  • Điều khiển tốc độ quạt điện.
  • Đèn điều chỉnh ánh sáng trong nhà…

Hi vọng sau bài viết này của Timviecdientu, các bạn có thể phần nào đó nhận biết được TRIAC trong thực tế và trả lời được câu hỏi “TRIAC là gì?” cũng như các thông tin liên quan như ký hiệu, cấu tạo nguyên lý hoạt động và tính ứng dụng trong thực tiễn.

► Khám phá các kênh tuyển dụng uy tín hàng đầu hiện nay!

Lý thuyết Công nghệ 12: Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC

I. ĐIỐT BÁN DẪN

1. Công dụng:

Dùng chỉnh lưu, tách sóng, ổn định điện áp nguồn 1 chiều

2. Cấu tạo:

Điôt bán dẫn là linh kiện bán dẫn có một tiếp giáp P-N, có vỏ bọc bằng thủy tinh, nhựa hoặc kim loại. Có hai dây dẫn ra là hai điện cực: anốt [A] và katốt [K].

3. Phân loại:

- Theo công nghệ chế tạo: 2 loại

+ Điôt tiếp điểm: Chỗ tiếp giáp P-N là một tiếp điểm rất nhỏ, chỉ cho dòng điện rất nhỏ đi qua, dùng để tách sóng và trộn tần

+ Điôt tiếp mặt : Chỗ tiếp giáp P-N có diện tích tiếp xúc lớn, cho dòng điện lớn đi qua, dùng để chỉnh lưu.

- Theo chức năng: 2 loại

+ Điôt ổn áp [điốt zêne] dùng để ổn định điện áp một chiều.

+ Điốt chỉnh lưu: dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều thành một chiều

4. Ký hiệu của điôt:

Xem hình 4.1 ở trên

II/ TRANZITO

1. Công dụng:

Dùng khuyếch đại tín hiệu

2. Cấu tạo:

Tranzito là linh kiện bán dẫn có 2 tiếp giáp P-N, có vỏ bọc bằng nhựa hoặc kim loại. Tranzito có 3 dây dẫn là 3 điện cực

3. Phân loại:

Tuỳ theo cấu tạo chia 2 loại

- Tranzito PNP: Chất N xen giữa, chất P hai đầu

- Tranzito NPN: Chất P xen giữa, chất N hai đầu

4. Kí hiệu:

III/ TIRIXTO [scr]

1. Cấu tạo, kí hiệu, công dụng:

a] Cấu tạo

Trixto là linh kiện bán dẫn có 3 lớp tiếp giáp P-N, có vỏ bọc bằng nhựa hoặc kim loại, có 3 dây dẫn ra là ba điện cực: anốt [A]; catốt [K] và cực điều khiển [G]

b]Kí hiệu

c]Công dụng

Được dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển

2. Nguyên lí làm việc và số liệu kĩ thuật

a] Nguyên lí làm việc

- Khi chưa có điện áp dương UGKvào cực G, tirixto không dẫn điện dù UAK> 0

- Khi đồng thời có và UAK> 0 và UGK> 0 thì tirixt dẫn điện. Khi tirixto dẫn điện UGKkhông còn tác dụng, dòng điện chỉ dẫn theo một chiều từ A sang K và sẽ ngưng khi UAK= 0

b] Số liệu kĩ thuật

- IAK định mức: Dòng điện định mức qua 2 cực A, K

- UAK định mức:Điện áp định mức đặt lên hai cực A, K

- UGK định mức: Điện áp định mức hai cực điều khiển GK

- IGK định mức:Dòng điện định mức qua 2 cực G, K .

IV/ TRIAC VÀ ĐIAC

1. Cấu tạo, kí hiệu, công dụng:

a]Cấu tạo:Triac và điac là linh kiện bán dẫn.

+ Triac có 3 điện cực A1,A2và G,

+ Điac có cấu tạo hoàn toàn giống triac nhưng không có cực điều khiển.

b]Kí hiệu: Hình vẽ trên

c]Công dụng

Dùng để điều khiển các thiết bị điện trong các mạch điện xoay chiều.

2. Nguyên lí làm việc và số liệu kĩ thuật

a] Nguyên lí làm việc

- Triac:

+ Khi G và A2có điện thế âm so với A1thì triac mở cho dòng điện đi từ A1sang A2

+ Khi G và A2có điện thế dương so với A1thì triac mở dòng điện đi từ A2sang A1

- Điac:

Do điac không có cực điều khiển nên được kích mở bằng cách nâng cao điệp áp ở hai cực.

b]Số liệu kĩ thuật:Giống tristo

V/ QUANG ĐIỆN TỬ

- Khi cho dòng điện chạy qua nó bức xạ ánh sáng được gọi là đèn LED

- Dùng trong các mạch điện tử điều khiển bằng ánh sáng.

VI/ VI MẠCH TỔ HỢP [IC]

1. Khái niệm chung

Vi mạch tổ hợp [IC] là mạch vi điện tử tích hợp, được chế tạo bằng các công nghệ đặc biệt tinh vi và chính xác. Trên chất bán dẫn Si làm n ền người ta tích hợp, tạo ra trên đó các linh kiện như: Tụ, trở, điốt, tranzito…Chúng được mắc với nhau theo nguyên lí từng mạch điện và có chức năng riêng.

2. Phân loại

Chia hai nhóm:

- IC tương tự dùng đ ể khuyếch đại, tạo dao đ ộng, ổn áp…

- IC số dùng trong các thiết bị tự động, thiết bị xung số , máy tính điện tử…

Sử dụng

-Tra sổ tay xác định chân để lắp mạch cho đúng chân

- Cách xác định chân:

Video liên quan

Chủ Đề