Trình bày nguyên lý điều chỉnh điện áp tải trạm biến áp bằng cách thấy đổi đầu phân áp máy biến áp

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi question date

Ngày hỏi:23/06/2017

 Điều chỉnh  Điện áp  Hệ thống điện

Các biện pháp điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện bao gồm những biện pháp gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Thiên Kim hiện đang sống và làm việc tại Đà Nẵng. Tôi đang tìm hiểu về điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện. Tôi muốn hỏi Ban biên tập các biện pháp điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện bao gồm những biện pháp gì? Vấn đề này được quy định tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Các biện pháp điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện được quy định tại Điều 73 Thông tư 40/2014/TT-BCT Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, theo đó:

    1. Thay đổi nguồn công suất phản kháng đang vận hành của thiết bị bù ngang [tụ điện, kháng điện], máy bù đồng bộ, máy bù tĩnh, máy phát điện theo thứ tự từ gần đến xa điểm cần điều chỉnh điện áp.

    2. Điều chỉnh nấc máy biến áp cho phù hợp với tình hình thực tế và quy định vận hành của thiết bị. Không thực hiện điều chỉnh nấc máy biến áp [bằng tay hoặc tự động] để tăng điện áp phía hạ áp hoặc trung áp khi điện áp phía cao áp đã thấp dưới -5% so với điện áp danh định.

    3. Huy động thêm các nguồn điện đang dự phòng để phát hoặc nhận công suất phản kháng khi điện áp nằm ngoài giới hạn cho phép.

    4. Thay đổi kết lưới hoặc phân bổ lại trào lưu công suất trong hệ thống điện [tách đường dây truyền tải thấp trong trường hợp điện áp cao quá giới hạn cho phép và không gây quá tải đường dây còn lại].

    5. Sa thải phụ tải có thể được sử dụng để tránh điện áp vi phạm các giới hạn điện áp thấp theo quy định.

    Ngoài ra liên quan tới vấn đề này Ban biên tập Thư Ký Luật gửi đến bạn những thông tin sau:

    Điện áp hay hiệu điện thế là tỉ số chênh lệch giữa nơi có điện thế cao và điện thế thấp.

    Việc phân loại hiệu điện thế phụ thuộc vào ứng dụng cụ thể và quy ước của từng quốc gia.

    Trong truyền tải điện công nghiệp ở Việt Nam, EVN quy ước:

    - Nguồn điện lưới nhỏ hơn 1 kV là hạ thế

    - Từ 1kV đến 66kV là trung thế

    - Lớn hơn 66kV là cao thế

    Điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong vận hành hệ thống điện. Mục tiêu của việc điều chỉnh điện áp nhằm đảm bảo:

    - Chất lượng điện năng cung cấp cho các thiết bị điện. Cả thiết bị điện trên lưới cũng như thiết bị dùng điện của khách hàng đều được thiết kế để vận hành trong một dải điện áp nhất định.

    - Đảm bảo sự ổn đinh của hệ thống điện trong trường hợp bất thường và sự cố

    - Hiệu quả kinh tế trong vận hành. Giảm tối thiểu tổn thất điện năng và tổn thất điện áp.

    Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các biện pháp điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 40/2014/TT-BCT.

    Trân trọng!


Chi tiết Tin Tức Tin Bkaii

Máy biến áp là một thiết bị không thể thiếu khi sử dụng các loại máy móc, đặc biệt là các loại máy hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài. Ở bài viết trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm, cấu tạo và phân loại máy biến áp. Với bài viết này BKAII sẽ cùng các bạn có những nghiên cứu chi tiết hơn nữa về nguyên lí hoạt động cũng như công dụng của máy biến áp nhé!

Nhắc lại một chút, máy biến áp hiểu theo một cách đơn giản nhất. Nó là một cái máy có chức năng biến đổi điện áp xoay chiều. Có thể tăng hoặc giảm mức điện áp ban đầu tuỳ thuộc vào cấu tạo của nó. Ngày nay nhu cầu sử dụng máy biến áp tăng lên nhanh chóng bởi những vai trò quan trọng của chúng với hệ thống máy móc.

Nguyên lí hoạt động

  • Dây quấn 1 có N1 vòng dây và dây quấn 2 có N2 vòng dây được quấn trên lõi thép.
  • Khi đặt một điện áp xoay chiều U1 vào dây quấn 1 [dây quấn sơ cấp], sẽ có dòng điện i1 chạy trong dây quấn 1.
  • Trong lõi sinh ra từ thông Φ móc vòng với cả hai dây quấn 1 và 2, cảm ứng ra các sức điện động e1 và e2.
  • Dây quấn 2 [dây quấn thứ cấp] có sức điện động e2, sẽ sinh ra dòng điện i2 đưa ra tải với điện áp xoay chiều u2.
  • Như vậy năng lượng của dòng điện xoay chiều đã được truyền từ dây quấn 1 sang dây quấn 2.
  • Nếu N2> N1 thì U2 > U1, I2< I1: máy tăng áp.
  • Nếu N2< N1 thì U2 < U1, I2> I1: máy giảm áp.

Công dụng máy biến áp

Máy biến áp dùng để tăng điện áp từ máy phát điện lên đường dây tải điện đi xa và giảm điện áp ở cuối đường dây để cung cấp cho tải.

Ngoài ra, chúng còn được dùng trong các lò nung, hàn điện, đo lường hoặc làm nguồn điện cho các thiết bị điện, điện tử.

Những loại biến áp nhỏ ta dễ thấy nhất đó chính là một phụ kiện mà chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày, là những chiếc sạc điện thoại. Máy biến áp nhỏ được tích hợp trong chiếc sạc để hạ áp từ 220V xuống 5V và chỉnh lưu sang nguồn một chiều để sạc pin.

Hiện nay, với công nghệ ngày càng phát triển, các thiết bị điện dần chuyển sang nguồn điện thấp hơn nguồn 220V cho an toàn nên những chiếc máy biến áp lại càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng. Máy biến áp điều chỉnh điện áp dùng trong gia đình giúp bảo vệ đồ dùng điện và an toàn hơn cho con người khi sử dụng điện, là thành phần thiết yếu của hệ thống truyền tải điện và thường là tài sản giá trị nhất trong trạm biến áp. Như vậy, máy biến áp không những có vai trò quan trọng trọng các hệ thống lớn như nhà máy xí nghiệp mà chúng còn có tác dụng lớn khi đảm bảo an toàn cho hộ gia đình sử dụng các thiết bị điện.

So sánh biến áp thường và biến áp xung

Dễ dàng nhận thấy hai loại biến áp này đều có cấu tạo về cơ bản là giống nhau. Chúng đều có cuộn sơ cấp, thứ cấp và lõi sắt.

Tuy nhiên hai loại biến áp này cũng tồn tại những điểm khác biệt nhất định. Biến áp thường ta thấy chúng thường được dùng ở tần số thấp, lõi sắt Silic được chẻ ra làm nhiều lá có độ dày 0.35 đến 0.5mm và điện cảm hay điện dung kí sinh đều không quan trọng.

Không giống như vậy, biến áp xung làm việc với tần số cao, ở sườn dùng lõi sắt thông thường không được mà phải dùng vật liệu sắt có tổng trở cao cỡ Ferit, đặc tính từ trễ là hình chữ nhật. Biến áp xung khi quấn phải tuân thủ không được để điện cảm hay điện dung lớn.

Xem thêm:

Trên đây là một vài tìm hiểu chi tiết hơn nữa về nguyên lí hoạt động cũng như công dụng máy biến áp. Đặc biệt là những so sánh cơ bản giữa biến áp thường và biến áp xung. Hi vọng với bài viết này các bạn đã có thêm cho mình những tìm hiểu thú vị và có ích cho việc học tập, làm việc. Có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!

"BKAII - Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"

Máy biến áp điện lực là thành phần quan trọng trong hệ thống truyền tải điện năng, điện năng từ nhà máy sản xuất điện đến nơi tiêu thụ thường trải qua 4 đến 5 lần tăng giảm điện áp. Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước lượng điện tiêu thụ hàng năm cũng tăng theo nhanh chóng. Để đáp ứng được nhu cầu lớn từ thị trường cũng như độc giả có nhu cầu tìm hiểu về loại thiết bị điện này, chúng tôi chia sẻ thông tin đầy đủ từ cơ bản đến chuyên sâu.

1. Định nghĩa máy biến áp:

      Máy biến áp[hay còn gọi là máy biến thế] là một thiết bị điện từ loại tĩnh, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp khác với tần số không thay đổi.

Do đó máy biến áp chỉ làm nhiệm vụ truyền tải hoặc phân phối năng lượng chứ không biến đổi năng lượng.

Nếu một cuộn dây được đặt vào một nguồn điện áp xoay chiều [gọi là cuộn dây sơ cấp], thì sẽ có một từ thông sinh ra với biên độ phụ thuộc vào điện áp sơ cấp và số vòng dây quấn sơ cấp.

Với tỷ số tương ứng giữa số vòng dây quấn sơ cấp và thứ cấp chúng ta sẽ có tỷ lệ tương ứng giữa điện áp sơ cấp và thứ cấp.

2. Cấu tạo máy biến áp

Mô hình máy biến thế

      MBA có các bộ phận chính gồm: Lõi thép [mạch từ], dây cuộn và vỏ máy.

Lõi thép của máy biến thế thường là các lá thép kỹ thuật điện [tôn silic] có chức năng dẫn từ thông đồng thời làm khung để đặt dây cuốn. Đối với các loại biến áp dùng trong lĩnh vực thông tin, tần số cao thường được cấu tạo bởi các lá thép permalloy ghép lại.

Dây quấn của máy biến thế làm nhiệm vụ truyền dẫn năng lượng và thường được làm bằng đồng hoặc nhôm. Với biến áp quấn bằng dây đồng thì sẽ dẫn điện tốt hơn, tránh được ôxi hoá, tăng tuổi thọ của biến áp.

Vỏ máy biến thế thường được làm bằng nhựa hoặc sắt, thép,…tuỳ vào thiết kế của từng loại biến áp. Nhiệt lượng sinh ra trong quá trình hoạt động của máy biến áp sẽ làm các cuộn dây và lõi thép nóng lên có thể gây hư hỏng hoặc giảm hiệu suất làm việc của máy. Nhưng hệ thống làm mát bằng dầu hoặc không khí được thiết kế trong mỗi máy biến thế sẽ giảm thiểu tối đa vấn đề này. 

Ngoài ra còn có sứ cách điện, rơ le bảo vệ máy, bộ điều chỉnh điện áp,…

3. Nguyên lý hoạt động của máy biến áp

      Dây quấn 1 có N1 vòng dây và dây quấn 2 có N2 vòng dây được quấn trên lõi thép.

Khi đặt một điện áp xoay chiều U1 vào dây quấn 1 [dây quấn sơ cấp], sẽ có dòng điện i1 chạy trong dây quấn 1.

Trong lõi sinh ra từ thông Φ móc vòng với cả hai dây quấn 1 và 2, cảm ứng ra các sức điện động e1 và e2.

Dây quấn 2 [dây quấn thứ cấp] có sức điện động e2, sẽ sinh ra dòng điện i2 đưa ra tải với điện áp xoay chiều u2.

Như vậy năng lượng của dòng điện xoay chiều đã được truyền từ dây quấn 1 sang dây quấn 2.

a] Trường hợp biến áp có tải

    • Nếu N2 > N1 thì U2 > U1: Ta gọi máy này là máy tăng áp.
    • Nếu N2 < N1 thì U2 < U1: Ta gọi máy này là máy hạ áp
  •      

Vậy:

Máy biến áp làm tăng điện áp hiệu dụng bao nhiêu lần thì cường độ hiệu dụng giảm đi bấy nhiêu lần và ngược lại.

b] Trường hợp biến áp không tải:

Ta vẫn có quan hệ: như trường hợp biến áp có tải. Tuy nhiên, vì ở cuộn thứ cấp của máy để hở [không tải] nên trong cuộn thứ cấp không có dòng điện [I2 = 0], trong cuộn sơ cấp có một dòng điện rất nhỏ.

Sơ đồ hoạt động máy biến áp

4. Công dụng và lĩnh vực sử dụng máy biến áp

Máy biến thế dùng để tăng điện áp từ máy phát điện lên đường dây tải điện đi xa,và giảm điện áp ở cuối đường dây để cung cấp cho tải.

Ngoài ra, chúng còn được dùng trong các lò nung, hàn điện, đo lường hoặc làm nguồn điện cho các thiết bị điện, điện tử.

Những loại biến áp nhỏ mà chúng ta dễ thấy nhất đó là những chiếc sạc điện thoại. Máy biến áp nhỏ được tích hợp trong chiếc sạc để hạ áp từ 220V xuống 5V và chỉnh lưu sang nguồn một chiều để sạc pin.

5. Phân loại máy biến áp 

Có thể phân máy biến áp thành nhiều loại dựa trên:

– Theo cấu tạo : được phân theo số pha biến áp 1, 2 pha và 3 pha

– Theo chức năng : có máy tăng áp hay hạ áp

– Phương thức cách điện: sử dụng lõi ngâm dầu hay lõi không khí [biến áp khô]

– Tính chuyên dụng : sử dụng cho điện lực, hàn hồ quang điện, biến áp xung, biến áp tự ngẫu hay máy dân dụng …..  

6. Sự làm việc song song của máy biến thế

Nhờ làm việc song song, công suất lưới điện lớn rất nhiều so với công suất Mỗi Máy, đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống và an toàn cung cấp điện, khi một máy hỏng hóc hoặc phải sửa chữa.

Điều kiện để cho các MBA làm việc song song  :

  • Điện áp định mức sơ cấp và thứ cấp của các máy phải bằng nhau tương ứng
  • Các máy phải có cùng tổ nối dây
  • Điện áp ngắn mạch của các máy phải bằng nhau.

UnI% = UnII% =…..UnN%

Cần đảm bảo điều kiện này, để tải phân bố trên các máy tỷ lệ với công suất định Mức của chúng.  

7.Một số máy biến thế đặc biệt

Máy biến áp tự ngẫu

MBA tự ngẫu còn được gọi là Máy tự biến áp

MBA tự ngẫu Một pha thường có công suất nhỏ, được dùng trong các phòng thí nghiệm và trong các thiết bị để làm nguồn có khả năng điều chỉnh được điện áp đầu ra theo yêu cầu.

MBA tự ngẫu  Một pha gồm có dây quấn thấp áp [số vòng dây W2 ] là Một phần của dây quấn cao áp [số vòng dây W1] [ hình 7.10.1 ]

Ta có: U1/U2=W1/W2 hay là U2 = U1.W1/W2

sơ đồ nguyên lý

Hình 7.10.1

Ta thay đổi vị trí tiếp điểm trượt a, sẽ thay đổi được điện áp U2.

Máy tự biến áp có tiết diện lõi thép bé hơn MBA thông thường nhưng vẫn đảm bảo đủ công suất

Máy tự biến áp trong đó cuộn thấp áp là Một phần cuộn cao áp cho nên tiết kiệm được dây dẫn, và giảm được tổn hao.

Máy tự biến áp có nhược điểm là Mức độ an toàn điện không cao

Máy biến áp đo lường

hay còn gọi là Máy biến điện áp

Dùng biến đổi điện áp xoay chiều rất cao xuống điện áp thấp để đo lường bằng các dụng cụ thông thường.  

Số vòng dây cuộn thứ cấp phải ít hơn số vòng dây cuộn sơ cấp. Tiết diện dây quấn sơ cấp nhỏ hơn tiết diện dây quấn thứ cấp.

Trong khi làm việc, không được để cho Máy biến điện áp ngắn Mạch ở thứ cấp.

sơ đồ nguyên lý máy biến thế đo lường

Hình 7.10.2.a

Máy biến dòng điện

Dùng biến đổi dòng điện xoay chiều lớn xuống dòng điện nhỏ để đo lường và Một số Mục đích khác.

Vì dòng điện thứ cấp nhỏ hơn dòng điện sơ cấp nên số vòng dây thứ cấp nhiều hơn số vòng dây sơ cấp. Tiết diện dây quấn thứ cấp nhỏ hơn tiềt diện dây sơ cấp

Đối với Máy biến dòng không được để hở Mạch ở thứ cấp.

Nguyên lý hoạt động máy đo lường

Cảm ơn độc giả đã ghé thăm chúng tôi, nếu độc giả quan tâm hãy để lại Email để chúng tôi gửi tài liệu chuyên sâu nhé. Tải tài liệu thiết kế máy biến thế điện lực tại đây

Xem thêm

  • Máy biến dòng điện
  • Máy biến áp 1 pha 
  • Bảng giá máy biến thế Đông Anh

Video liên quan

Chủ Đề