Trò chơi luyện thì giác cho trẻ mầm non

* Bài tập 1: Đi tìm tiếng chuông + Mục đích: Luyện khả năng định hướng âm thanh + Cách thực hiện:

Lấy một cái khăn bịt mắt trẻ. Bạn đứng ở cuối phòng rung chuông và yêu cầu trẻ di chuyển về hướng có tiếng chuông rung. Chiếc khăn bịt mắt sẽ giúp trẻ tập trung lắng nghe để tìm ra tiếng chuông và di chuyển về hướng có âm thanh.

* Bài tập 2: Nghe và đoán âm thanh + Mục đích: Trẻ chú ý lăng nghe, phân biệt các âm thanh khác nhau + Cách thực hiện: – Chuẩn bị 2 bộ dung cụ âm nhạc, hoặc đồ dùng phát ra âm thanh: bộ muỗng, ly, guốc, bộ gõ, kèn, trống… – Đặt 1 bộ trước mặt trẻ, và bạn giữ 1 bộ, cho trẻ nghe tất cả âm thanh, sau đó lấy 1 dụng cụ gõ cho trẻ nghe, sau đó yêu cầu trẻ lấy dụng cụ có âm thanh vừa phát ra – Cho trẻ ngồi quay lưng lại với bạn, sau đó gõ 1 dụng cụ và cho trẻ nói tên dụng cụ vừa nghe

– Bạn có thể cho trẻ nghe nhịp bạn gõ, sau đó yêu cầu trẻ gõ lại giống bạn

* Bài tập 3: Đọc thơ, truyện + Mục đích: Luyện khả năng chú ý, lắng nghe và ghi nhớ + Cách thực hiện: Chọn bài thơ, câu chuyện đơn giản, ngắn gọn để đọc cho trẻ nghe, sau khi nghe xong hỏi lại trẻ những thông tin trong bài thơ, câu chuyện – Trong truyện có ai? có con gì? – Ai đang làm gì? – Con nghe câ chuyện/ bài thơ gì?

* Bài tập 4: Cho trẻ nghe nhạc + Mục đích: Luyện khả năng lắng nghe + Cách thực hiện:

Lựa chọn những bài hát hay cho trẻ nghe, những bài nhạc hát ru, nhạc thiếu nhi êm dịu, những nhạc sôi động, đa dạng các tiết tấu. Trẻ nghe và cảm nhận được thông qua các tiết tấu vui nhộn, nhẹ nhàng.

* Bài tập 5: Phân biệt tiếng nói + Mục đích: phân biệt các tiếng nói khác nhau + Cách thực hiện: – Chuẩn bị cho trẻ hình ảnh về người thân trong gia đình, hoặc của bạn bè của trẻ

– Yêu cầu tất cả mọi người đứng sau lưng trẻ và 1 người lên tiếng, trẻ nghe và lấy hình người vừa nói đưa lên [nếu trẻ có khả năng nói tốt thì cho trẻ nói tên người mà trẻ vừa nghe]

* Bài tập 6: Nghe âm thanh tiếng kêu các con vật + Mục đích: Nhận biết con vật thông qua tiếng kêu + Cách thực hiện:

Chuẩn bị hình ảnh 1 số con vật quen thuộc, cho trẻ nghe tiếng kêu của con vật, sau đó chọn hình con vật tương ứng với tiếng kêu. Cho trẻ nói tên con vật và bắt chước lại tiếng kêu của con vật đó

* Bài tập 7: Phân biệt cường độ âm thanh + Mục đích: Nghe và phân biệt các âm thanh khác nhau + Cách thực hiện: – Chuẩn bị: vỏ lon nước ngọt, bỏ các vật liệu vào trong như: sỏi, cát, nước, đá, hạt đậu…[nên bọc lon nước ngọt lại cho an toàn với trẻ] – Lắc để tạo ra tiếng động, cho trẻ lắng nghe và đoán xem âm thanh trong đó là của vật liệu nào – Cho trẻ chọn vật liệu mà trẻ nghe được

– Cho trẻ chọn một cái lon mà cũng có vật liệu giống như âm thanh trẻ vừa nghe

* Bài tập 8: Trả lời tín hiệu khi nghe thấy +Mục đích: Phát triển thính giác cho trẻ

+ Cách thực hiện: Cho trẻ ngồi quay lưng lại với người thực hiện, gọi tên trẻ với cường độ lớn nhỏ khác nhau. Ví dụ: người thực hiện gọi tên trẻ nhỏ, sau đó gọi lớn dần. Nếu trẻ nghe thấy thì trẻ sẽ “dạ”. Nếu người thực hiện gọi nhỏ thì trẻ sẽ “dạ” nhỏ, nếu gọi to thì trẻ sẽ “dạ” to

* Bài tập 9: Làm theo hiệu lệnh âm nhạc + Mục đích: giúp trẻ phát triển khả năng phản xạ nhanh và luyện tai nghe cho trẻ

+ Cách thực hiện: Cho trẻ nghe nhạc, khi nhạc mở thì trẻ sẽ chạy nhảy múa tùy theo trẻ. Khi nghe nhạc dừng thì trẻ phải chạy đến ghế ngồi xuống. Khi có nhạc trẻ lại đứng lên nhảy múa theo ý thích của mình.

Các bài viết tham khảo:

  • Luyện thị giác cho trẻ
  • Phát triển các giác quan cho trẻ

Biên soạn bởi canthiepsomhcm.edu.vn

Skip to content

1. MÙ DẪN MÙ

  • Thể loại:       Trò chơi cảm giác,vận động nhẹ.
  • Rèn luyện:    nhận định chính xác môi trường xung quanh bằng thính giác và xúc giác.
  • Giáo dục:     Tương trợ, sẳn sàng giúp đỡ nhau và cùng nhau gánh vác trách nhiệm.
  • Luật chơi:    2 người bị bịt mắt,từ điểm khởi hành cách điểm tới 3m, với thời gian 1 phút và khi tiếng còi khởi hành, 2 người mù dẫn nhau về điểm tới và chạm vào 1 bức tường hay 1 vật gì đó ở điểm tới.Cặp nào chạm được vật ở điểm tới trước thời gian quy định, được kể là thắng.
  • Mục đích:     Gây bầu khí sôi động để dẫn vào chiều sâu lắng sau đó và có sự tranh đua trong khi chơi.
  • Vật dụng:     02 cái khăn để bịt mắt.
  • Lưu ý:           Nhớ dọn dẹp các vật dụng nguy hiểm xung quanh khu vực chơi, quản trò nhắc nhở các đội viên đứng ở nơi qui định.

2. TÀU ĐI TRONG SƯƠNG MÙ

  • Thể loại:       Trò chơi cảm giác, vận động mạnh ngoài trời, người tham dự  mỗi đội khoảng 08 người.
  • Rèn luyện:    Nhận định chính xác môi trường, linh động và tương trợ nhau.
  • Giáo dục:     Nhanh nhẹn, hiểu ý nhau và tương trợ với nhau một cách đắt lực.
  • Luật chơi:   Mỗi hàng  01 đội là một chiếc tàu. Đội trưởng là tài công. Tất cả bịt mắt, trừ đội trưởng, người sau đặt tay trên vai người trước. Từ mức khởi hành đến mức tới là 5m, trên khoảng đường này đặt một số chướng ngại vật [càng khó càng hay].  Tiếng còi khởi hành, các tàu di chuyển, tài công không được đụng vào tàu mình, chỉ được quyền ra lệnh: quẹo phải, trái, lùi lại, tiến lên vv… Tàu nào đụng vào chướng ngại vật là  thua còn Tàu nào đến đích trước là thắng.
  • Mục đích:     Gây bầu khí sôi động, có sự tranh đua trong khi chơi, tạo sự đoàn kết với nhau trong hàng đội.
  • Vật dụng:     Số khăn tương ứng với mỗi đội, các vật dụng làm chướng ngại vật.
  • Lưu ý:           Nhớ dọn dẹp các vật nguy hiểm xung quanh khu vực chơi, các chướng ngại vật không bén nhọn.

3. TRUYỀN TIN

  • Thể loại:       Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng và ngoài trời, khoảng 08 người tham dự.
  •  Rèn luyện:   Nhận định chính xác các cử điệu từ người khác.
  • Giáo dục:      Tương trợ nhau,phải có sự nhanh nhẹn và hiểu ý nhau trong lời nói và hành động.
  • Luật chơi:    Đứng thành từng đội và mỗi đội  cử 01 người đến Qt nhận bản tin, rồi trở về đứng cách những người của đội mình 1,5m  và truyền lại bản tin đó bằng cử điệu  mà không được nói, cũng như không được nhép miệng. Đội nào nhận được bản tin và thực hiện theo bản tin trước là thắng.
  • Mục đích:     Gây bầu khí sôi động để dẫn vào chiều sâu lắng sau đó.
  • Vật dụng:     Các vật dụng của các bản tin.
  • Lưu ý:           Không nên nói những lời khó hiểu và khó thực hiện.

4. TÌM SỐ NHÀ

  • Thể loại:       Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng, khoảng 08 người tham dự.
  • Rèn luyện:    Sự quan sát, ghi nhớ các sự vật.
  • Giáo dục:     Dùng các giác quan để nhận ra các sự vật hiện tượng.
  • Luật chơi:    Cho  những dự chơi đứng quan sát 3 phút. Sau đó đi ra xa 3m rồi bịt mắt lại. Có còi hiệu mỗi người đi lần về chỗ để các hình, tìm lấy 1 hình, sờ kỹ rồi nói hình đó mang số mấy. Ai nói sai bị phạt.
  • Mục đích:     Gây bầu khí sôi động, linh hoạt trong khi chơi.
  • Vật dụng:     Lấy giấy cát tông hay giấy croquis cắt làm 6 hoặc 10 hình khác nhau. Mỗi hình có ghi 1 số: từ 1-10.
  • Lưu ý:           Có thể áp dụng vào việc dạy giáo lý bằng việc cắt những hình biểu tượng như: chim bồ câu, con chiên, đồng tiền…  rồi ghi những câu Kinh Thánh [ngắn gọn vào đó]. Thí dụ: hình con chiên thì ghi câu: “Chiên Ta thì nghe tiếng Ta”. Đồng tiền: “Của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa, của César trả cho César”.

5. BAY TRONG SƯƠNG MÙ

  • Thể loại:       trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng lớp, hay vòng tròn.
  • Rèn luyện:    Nhận định chính xác môi trường chung quanh và sự nhanh nhẹn.
  • Giáo dục:     Sự cố gắng nỗ lực nhanh lẹ, chính xác.
  • Luật chơi:
    • Vài người làm máy bay bị bịt mắt, dang tay làm cánh. Để vài đồ vật [tương ứng với số máy bay] trên bàn, hay trong 1 vòng tròn nhỏ, làm mục tiêu cho máy bay đáp.
    • 5 người ngồi rải rác cố định là 5 ngọn núi cản trở đường bay.
    • Các máy bay quan sát địa hình 2 phút với 5 ngọn núi [3 phút với 8 ngọn núi].
    • Sau đó ra khỏi phòng, nghe hiệu còi, các máy bay cùng lúc bay vào: không đụng núi, không đụng nhau.
    • Khi bay, miệng ngậm lại hum…um…”.
    • Máy bay nào đáp xuống mục tiêu an toàn [bắt lấy 1 đồ vật]: Thắng.
  • Mục đích:     Gây bầu khí sôi động và có sự tranh đua.
  • Vật dụng:     Số khăn để bịt mắt, đồ vật
  • Lưu ý:

6. MƯỜI NGƯỜI NHƯ MỘT

  • Thể loại:       Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ ngoài trời, mỗi đội khoảng 08 người.
  • Rèn luyện:    Nhận thức chính xác môi trường xung quanh.
  • Giáo dục:     Tương trợ và kế thừa lẫn  nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm.
  • Luật chơi:
    •  Hàng đội có số người bằng nhau, đứng ngang nhau ở vạch xuất phát, đội trưởng đứng sau cùng. Tất cả bịt mắt, 2 tay để trên vai người trước, đội trưởng không bịt mà cách vạch xuất phát 10m, vẽ 1 đường làm mức đến. Đặt một số vật trở ngại.
    • Hiệu còi xuất phát, các đội bắt đầu đi tới, theo lệnh  đội trưởng. Đội trưởng ra lệnh bằng cách [không được nói] đánh vai phải người trước [quẹo phải], đánh vai trái [quẹo trái], đánh 2 vai [đi thẳng]. Người này chuyền cho người kia, để người đi đầu bết phải quẹo hay đi thẳng. Cả đội không được đụng vào chướng ngại vật, các đội không được đụng nhau. Đội nào đến đích trước là thắng.
  • Mục đích:     Gây bầu khí sôi động, đoàn kết với nhau .
  • Vật dụng:     các khăn để bịt mắt, các chướng ngại vật.
  • Lưu ý:

7. TRONG BÓNG TỐI

  • Thể loại:       Trò chơi thính giác, vận động nhẹ, khoảng 20 người tham gia.
  • Rèn luyện:
  • Giáo dục:
  • Luât chơi:   Tất cả tản mát ngoài sân rộng, mỗi người một khăn quàng để bịt mắt. QT vừa thổi còi vừa di chuyển từ từ về 1 điểm nào đó. Mỗi người phải đi theo tiếng còi. Ai đến trước: Thắng.
  • Mục đích:     Gây bầu khí sôi động, di chuyển đội hình.
  • Vật dụng:     khăn.
  • Lưu ý:

8. NỐI LỬA

  • Thể loại:       Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng.
  • Rèn luyện:    nhận định chính xác môi trường xung quanh bằng thính giác và xúc giác.
  • Luật chơi:    Đứng thành vòng tròn. Hai người bịt mắt đứng cách xa nhau. Mỗi người cầm 1 cây nến, nhưng 1 người cầm nến cháy 1 người cầm nến chưa cháy.  Khi nghe hiệu còi, 2 người tiến lại gần nhau để mồi nến cho nhau, làm sao cho lửa đừng tắt, mà lại mồi được lửa. Vòng tròn ủng hộ bằng cách vỗ tay dồn dập hoặc thưa thớt tuỳ lúc. Qt có thể mời mỗi đội cử 2 người lên thi đua. Cứ 2 người cửa mỗi đội được mồi nến 3 lần. Sau đó, căn cứ vào số lần mồi được nến cháy mà tính thứ tự nhất, nhì, ba, tư.
  • Mục đích:     Gây bầu khí sôi động.
  • Vật dụng:     2 cái khăn, 2 cây nến.
  • Lưu ý:

9. BỊT MẮT BẮT BỒ

  • Thể loại:       Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài trời, khỏang 30 người tham gia.
  • Rèn luyện:    Nhận định chính xác môi trường xung quanh các giác quan.
  • Giáo dục:     Nhận ra đối phương bằng các giác quan.
  • Luật chơi:    1 người bịt mắt đứng giữa. Vòng tròn vừa đi vừa hát. Hết bài, mọi người đứng lại im lặng. Qt dẫn người bịt mắt đến trước một người nào đó. Người bịt mắt được quyền  hỏi 3 câu, những không được hỏi tên. Người được hỏi phải trả lời theo câu hỏi, nhưng có thể đổi giọng. Còn người bịt mắt đoán tên, nếu đúng thì người đó ra thay thế người bịt mắt, nếu sai, phải tiếp tục. Có thể thay đổi nhiều cách, như cho người bịt mắt sờ 2 bàn tay, hoặc 2 bàn chân, rồi đoán tên.
  • Mục đích:     Gây bầu khí sôi động để đẫn vào chiều sâu lắng sau đó.
  • Vật dụng:     1 cái khăn.
  • Lưu ý:

10. BÓI RA THÚ VẬT

  • Thể loại:       Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài trời.
  • Rèn luyện:    Nhận định chính xác các sự vật hiên tượng bằng các giác quan.
  • Giáo dục:
  • Luật chơi:    Đứng thành vòng tròn. Một người làm thầy bói đi xa khỏi vòng một lát. Qt cho mỗi người chọn 1 con vật khác nhau. Sau đó gọi thầy bói vào cho quan sát vị trí của các bạn 1 phút, rồi bịt mắt lại và ngồi ở giữa vòng tròn.  Thầy bói nói tên 1 con vật [thí dụ: gà] ai chọn con vật đó phải bắt chước kêu tiếng của con vật đó [thí dụ: cù tát]. Thầy bói sẽ nói tên của người đó. Nếu đúng thì người đó ra làm thầy bói. Trò chơi tiếp tục. Nếu sai, thầy bói nói tên một con vật khác, và bói xem ai.
  • Mục đích:     Gây bầu khí sôi động để dẫn vào chiều sâu lắng sau đó.
  • Vật dụng:     1 cái khăn.
  • Lưu ý:
  • pro.edu.vn sưu tầm, biên soạn

  • Làm sao để tự tin trong cuộc sống hằng ngày? Nguyên nhân nào khiến bạn tự ti Quản trị nhân tài: “nước chảy mới trong”? Những “bất ngờ” thú vị trên thanh tìm kiếm Google 1. Google chú ý phát triển nhân viên toàn diện. Công ty mở lớp vũ đạo để nhân viên trao

  • 4 cách giữ hòa khí nơi công sở Dân công sở ngoài năng lực ra còn cần trang bị thêm những kỹ năng mềm nào khi đi làm Kỹ năng từ chối: Từ chối làm sao để không mất lòng cho cả 2 Không do dự khi làm việc Để bắt đầu làm một việc

Video liên quan

Chủ Đề