Trong chuyên đề 2022 phẩm chất cơ bản của đạo đức cách mạng gồm máy nội dung

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng và xã hội đã có một quá trình lịch sử, lâu dài.Với mỗi người dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là biểu tượng ngời sáng về đạo đức cách mạng, tấm gương hi sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, hết lòng, hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người không chỉ đấu tranh, mưu cầu cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân mà còn để lại cho các thế hệ sau một di sản tinh thần vô cùng quý báu, đó là tư tưởng, là đạo đức, là phong cách Hồ Chí Minh.Tại lễ truy điệu của Người, trong điếu văn Chủ tịch Hồ Chí Minh do đồng chí Lê Duẩn đọc đã khẳng định “suốt đời học tập đạo đức, tác phong của người, bồi  dưỡng phẩm chất cách mạng, không sợ gian khổ, không sợ hi sinh, rèn luyện mình thành những chiến sĩ trung thành với Đảng, với dân. Xứng đáng là đồng chí, là học trò của Hồ Chủ Tịch”.Và những năm sau đó, khẩu hiệu “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” với yêu cầu học tập và làm theo gương Bác đã được toàn Đảng, toàn dân nêu cao thực hiện.Lần đầu tiên trong văn kiện Đại Hội VII của Đảng đã khẳng định xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh không chỉ về chính trị, tư tưởng, tổ chức mà còn nhấn mạnh xây dựng Đảng về đạo đức.Đây cũng là lần đầu tiên “Phong cách Hồ Chí Minh” được nhấn mạnh chính thức trong văn kiện Đại Hội Đảng. Ngày 15/5/2016, Bộ Chính Trị khóa VII đã ban hành chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Với trọng tâm là học tập, làm theo phong cách, tác phong Hồ Chí Minh về dân chủ, nêu gương, quần chúng, khoa học, nói đi đôi với làm… với mục tiêu tạo động lực mới trong việc đổi mới phong cách, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp, các ngành.Tư tưởng Hồ Chí Minh gồm tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc, tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân, tư tưởng về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Cán bộ, Đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển dân tộc. Là nền tảng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ đối với mỗi thời kì cách mạng.Tử tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng đó mãi sống với chúng ta vì nó đã thấm sâu vào quần chúng nhân dân, được kiểm nghiệm qua thực tiễn cách mạng, ngày càng tỏa sáng, chiếm lĩnh trái tim, khối óc của hàng triệu, hàng triệu con người Việt Nam. Những giá trị tinh thần đó đã, đang và sẽ mãi mãi là chân lí sáng ngời, góp phần vào sự kiến tạo và phát triển của nhân loại.Về vị trí của đạo đức trong đời sống xã hội và của mỗi người.Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng, muốn làm cách mạng phải lấy đạo đức làm gốc, người viết : “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang nhưng nó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề. Một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang.”Hồ Chí Minh coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông, suối. Người viết : “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.”Hồ Chủ Tịch quan niệm đạo đức cách mạng là chỗ dựa giúp cho con người vững vàng trong mọi thử thách. Theo người, có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước… khi gặp thuận lợi và thành công cũng giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa.

Về những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam, quan điểm đạo đức Hồ Chí Minh đã bao quát những mối quan hệ cơ bản của con người trong xã hội, bao gồm:

  • Một là đối với đất nước, dân tộc phải “Trung với nước, hiếu với dân”.
  • Hai là  với mọi người phải “yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình”.
  • Ba là, với mình phải thực sự “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.

Cần kiệm liên chính, chí công vô tư trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là mối quan hệ  “với tự mình”. Người quan niệm cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính cần có của con người, mang một lẽ tự nhiên, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương.Bốn là mở rộng quan hệ yêu thương con người đối với toàn nhân loại, người cách mạng phải có “tinh thần quốc tế trong sáng”.Về những nguyên tắc xây dựng và thực hành đạo đức, theo Hồ Chí Minh là lời nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức. Xây dựng đạo đức phải đi đôi với chống. Đấu tranh chống lại tiêu cực. Lạc hậu phải phát hiện sớm, phải chú ý phòng ngừa, ngăn chặn.Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.Nội dung về phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi lãnh vực hoạt động của người tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có giá trị khoa học, đạo đức và thẩm mĩ, bao gồm một số nội dung chính là : phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt.Về phong cách tư duy: tư duy khoa học, cách mạng và hiện đại. Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo. Tư duy hài hòa, uyển chuyển, có lý có tình.Về phong cách làm việc: làm việc một cách khoa học. Hồ Chí Minh yêu cầu làm việc gì cũng phải điều tra, nghiên cứu, thu thập thông tin, số liệu để nắm chắc thực chất tình hình “Đảng có hiểu rõ tình hình thì đặt chính sách mới đúng”. Làm việc phải có chương trình, kế hoạch. Làm việc phải đúng giờ. Phải luôn đổi mới, sáng tạo, không chấp nhận lối cũ, đường mòn. Đó là một phong cách không cố chấp, bảo thủ, luôn đổi mới. Người nói : “Tư tưởng bảo thủ như là sợi dây cột chân, cột tay người ta… Muốn tiến bộ thì phải có tinh thần mạnh dạn, dám nghĩ dám làm”. Cuộc đời người là một tấm gương tuyệt vời về đổi mới, có sức động viên, khích lệ, gởi mở sự đổi mới, sáng tạo cho mỗi chúng ta.Về phong cách ứng xử phải luôn khiêm tốn, nhã nhặn, lịch thiệp. Chân tình, nồng hậu, tự nhiên. Linh hoạt, chủ động và biến hóa. Vui vẻ, hòa nhã. Xóa nhòa mọi khoảng cách.Về phong cách sinh hoạt là phong cách sống cần kiệm liêm chính. Sống hài hòa nhuần nhuyễn giữa văn hóa Đông – Tây. Tôn trọng quy luật tự nhiên, gắn bó với thiên nhiên.Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đạo đức Hồ Chí Minh là tuyệt đối trung thành, kiên định lí tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, đất nước, dân tộc lên trên tất cả… Là cần kiệm liêm chính chí công vô tư. Phong cách Hồ Chí Minh là những bài học sâu sắc vô giá.

Với lòng biết ơn Chủ Tịch Hồ Chí Minh vô hạn, với tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và những nhiệm vụ yêu cầu mới. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân hãy biến những tình cảm thiêng liêng đối với Bác Hồ kính yêu thành ý chí, thành hành động thiết thực. Chúng ta nguyện không ngừng phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh trong từng việc làm cụ thể, đoàn kết một lòng. Sớm đưa nước ta bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu.

Lượt xem: 116007

Đạo đức cách mạng và giáo dục đạo đức cách mạng cho mỗi cán bộ, đảng viên luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm và suốt đời chăm lo. Người là tấm gương sáng, mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên cần tiếp tục rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng để thực sự “là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”; có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước.

Ảnh minh họa: Internet

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức... thì còn làm nổi việc gì”[1]. Từ những năm 1925-1927, trong các bài giảng của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ của tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội do Người tổ chức tại Quảng Châu [Trung Quốc], để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930, vấn đề rèn luyện phẩm chất đạo đức đã được Người đặt ra như một yêu cầu cơ bản đầu tiên đối với một người cách mạng chân chính. 

Về tư cách một người cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra ba yêu cầu: “Đối với mình phải cần kiệm; hòa mà không tư; cả quyết sửa lỗi mình; cẩn thận mà không nhút nhát; hay hỏi; nhẫn nại; hay nghiên cứu, xem xét; vị công vong tư; không hiếu danh, không kiêu ngạo; nói thì phải làm; giữ chủ nghĩa cho vững; hy sinh; ít lòng ham muốn về vật chất; bí mật. Đối với người phải khoan thứ, với đoàn thể thì nghiêm, có lòng bày vẽ cho người, trực mà không táo bạo, hay xem xét người. Đối với việc phải xem xét hoàn cảnh kỹ càng, quyết đoán, dũng cảm, phục tùng đoàn thể”[2].

Có thể thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt yêu cầu rất cao về vấn đề tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức đối với bản thân người cách mạng. Nếu “Đối với người” và “Đối với việc” chỉ có bốn đến năm yêu cầu, thì “Đối với mình”, Người đề ra tới 14 yêu cầu và là nội dung được Người đặt lên trên hết, trước hết. Những yêu cầu đó có thể khái quát thành bốn nhóm phẩm chất chính: nhóm đạo đức gồm: cần, kiệm, hòa mà không tư, vị công vong tư, ít lòng ham muốn về vật chất, không hiếu danh, không kiêu ngạo; nhóm tri thức gồm: hay hỏi, hay nghiên cứu, xem xét; nhóm ý chí gồm: cả quyết sửa lỗi mình, nhẫn nại, cẩn thận mà không nhút nhát, nói thì phải làm; nhóm lập trường gồm: giữ chủ nghĩa cho vững, hy sinh, bí mật.

Đó là những phẩm chất tạo nên giá trị nhân cách đạo đức của cán bộ cách mạng, hoàn toàn đối lập với mọi phẩm chất đạo đức tiêu cực như: hiếu danh, kiêu ngạo, ham muốn vật chất, nói không đi đôi với làm.v.v. Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học sâu sắc cho lớp lớp thế hệ cán bộ, đảng viên rèn luyện, trưởng thành. Lịch sử cách mạng Việt Nam đã có biết bao tấm gương cán bộ, đảng viên thấu triệt tư tưởng của Người, quên mình vì nước, hết lòng, hết sức vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân. 

Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương kiên trung của đội ngũ cán bộ, đảng viên vẫn có không ít những “người mang danh đảng viên” tự coi mình là “quan cách mạng”, miệng thì nói “dân chủ” nhưng làm thì theo lối “quan chủ”, “khi có ít nhiều quyền hạn trong tay thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu, không tự giác, biến thành người có tội với cách mạng”[3]. Một số cán bộ, đảng viên làm việc kém hiệu quả, không giữ được lập trường chính trị, vướng vào cám dỗ vật chất tầm thường; một số “công bộc” lại hách dịch, nhũng nhiễu, vi phạm kỷ luật. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, Hội nghị Trung ương lần thứ tư khóa XII đã chỉ rõ: “Do bản thân những cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng, hoang mang, dao động trước những tác động từ bên ngoài; sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi, bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất, không làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình trước Đảng, trước dân”[4]. Những biểu hiện này trái với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tư cách người cách mạng, cán bộ, đảng viên. Việc tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là bài học về “Tư cách một người cách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vừa là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, vừa là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Vì vậy, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên cần tập trung làm tốt một số nội dung sau:

Một là, mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đây là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để mỗi cán bộ, đảng viên có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Có trách nhiệm tốt sẽ luôn tận tâm, tận lực với công việc. Ngược lại, trách nhiệm chưa cao hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn tới tư tưởng làm việc thiếu trách nhiệm, hời hợt, không hiệu quả. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng yêu cầu: “Bất kỳ ai, ở địa vị nào, làm công tác gì, gặp hoàn cảnh nào, đều phải có tinh thần trách nhiệm”[5]. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tính chất, ý nghĩa, tầm quan trọng của công việc mình làm, phải xác định cái gì lợi cho dân, phục vụ Nhân dân là chân lý, từ đó phải tận tâm, tận lực, quyết tâm làm tròn phần việc được giao, không ngại khó khăn, vất vả. Nếu kết quả không tốt thì phải chịu trách nhiệm; phải có sự ràng buộc giữa lời nói và hành động của mình, bảo đảm nói đi đôi với làm, nói thì phải làm và làm cho tốt. 

Hai là, mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên thực hành “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.

Những phẩm chất đạo đức này không khó thực hiện và ai cũng nhận thức được ý nghĩa của việc rèn luyện và thực hành. Mỗi cán bộ, đảng viên, theo vị trí, chức trách, nhiệm vụ của mình, cần cụ thể hóa thành những yêu cầu thiết thực, phù hợp; phải cần mẫn, tận tâm, hăng hái trong mọi công việc, kiên trì thực hiện cho được kế hoạch công tác, không vì khó khăn mà bỏ dở công việc; không lãng phí, phô trương, hình thức trong mọi việc; luôn trong sáng, ham làm, ham học, ham tiến bộ, không tham địa vị, tiền tài; chính trực trong thực hiện nhiệm vụ, ngay thẳng trong mọi công việc, có bản lĩnh đấu tranh bảo vệ cái đúng, cái đẹp, phê phán cái sai, cái xấu.

Thực hành đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” của đội ngũ cán bộ, đảng viên phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và phải đồng bộ, không được đề cao hay coi nhẹ bất cứ một phẩm chất nào, bởi chúng có mối quan hệ biện chứng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cần và kiệm phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người. Cần mà không kiệm thì làm chừng nào xào chừng ấy… Kiệm mà không cần thì không tăng thêm, không phát triển được”[6]. Mặt khác, Người nhấn mạnh: “Chữ liêm phải đi đôi với chữ kiệm. Cũng như chữ kiệm phải đi đôi với chữ cần. Có kiệm mới có liêm được”[7] và “Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa, quả mới hoàn toàn. Một người có cần, kiệm, liêm, nhưng còn phải chính mới là người hoàn toàn”[8].

Ba là, nói phải đi đôi với làm, nêu gương về thực hành đạo đức là phẩm chất cần có đối với mỗi cán bộ, đảng viên.

Đạo đức vừa là một hình thái ý thức, vừa là một hình thái hoạt động, là sự thống nhất biện chứng giữa ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức, giữa nhận thức và hành động. Nếu mỗi người chỉ tiếp nhận những quan niệm, chuẩn mực đạo đức mà không thực hành thì không có đạo đức trong thực tế. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên càng phải nêu gương về thực hành đạo đức, nói đi đôi với làm; phải thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 

Đồng thời, mỗi cán bộ, đảng viên phải tuyên truyền, hướng dẫn tận tình cho người dân hiểu đúng nội dung chủ trương của Đảng. Khi truyền đạt cần phải cụ thể, thiết thực, từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Khi đề ra công việc, phải thật cụ thể, chi tiết, không chung chung, đại khái. Cán bộ phải nói trước, làm trước để làm gương cho cấp dưới, cho Nhân dân; không được quan liêu, nói nhiều làm ít hoặc nói mà không làm.

Bốn là, không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 

“Đức” và “tài” của cán bộ, đảng viên luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng. Người khẳng định: “Có đức mà không có tài như ông bụt ngồi trong chùa không giúp ích được gì ai”[9] và yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải ham học hỏi, ham tìm hiểu để mở rộng tầm hiểu biết, không ngừng nâng cao năng lực công tác, hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Người nhấn mạnh: “Xã hội ngày càng tiến, công tác của ta cũng ngày càng tiến... Vì vậy, năng lực của ta, sáng kiến của ta, tiến bộ của ta cũng phải luôn phát triển, tiến lên không ngừng. Không tiến, tức là thoái”[10]. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải có thái độ nghiêm túc, chủ động, tự giác trong học tập, nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có hiểu biết sâu sắc về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; có kiến thức về ngoại ngữ, tin học; thường xuyên nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động thực tiễn và năng động trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn... Chỉ có như vậy, mỗi cán bộ, đảng viên mới không ngừng tiến bộ, trưởng thành, thực sự xứng đáng là “người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

Năm là, nghiêm túc tự phê bình và phê bình, ngăn chặn, đẩy lùi mọi biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống.

Tự phê bình và phê bình có ý nghĩa rất quan trọng để xây dựng, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, là phương thức hiệu quả để ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái đạo đức, lối sống. Do vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự gương mẫu trong tự phê bình và phê bình, phải soi xét lại mình, lắng nghe ý kiến đồng chí, đồng nghiệp và mọi người để tự đánh giá bản thân một cách khách quan, nghiêm khắc.

Trong phiên bế mạc Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư khóa XI, đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nêu rõ: “Tôi xin nhắc lại: cách làm trước tiên là không chờ phải mở hội nghị, không chờ cơ chế, chính sách, từng đồng chí bây giờ xem lại mình luôn đi. Còn chờ gì nữa. Nếu qua Hội nghị này, các đồng chí thống nhất rồi, mai kia các đồng chí quán triệt xuống bên dưới, tất cả đồng tình rồi, từng đồng chí tự kiểm điểm mình luôn. Trên những nội dung này, mình tự soi lại mình xem, đơn vị mình xem, gia đình mình xem, con cái mình xem, có gì cần điều chỉnh thì điều chỉnh ngay đi. Thế là tốt nhất. Kêu gọi lòng tự giác”[11]. Đồng thời, khuyến khích người khác phê bình mình, có thái độ cầu thị tiếp thu ý kiến phê bình của người khác, nghiêm túc khắc phục, sửa chữa nếu có sai lầm, khuyết điểm, khắc phục chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng và mọi biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, tuyệt đối tránh thái độ quy chụp, trù dập, gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn tự tu dưỡng đạo đức cách mạng thường xuyên, liên tục; phải bền bỉ rèn luyện suốt đời như “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng; Phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch; Phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”[12]./.

-----------------------

Ghi chú:

[1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG-ST, H.2011, tr.292.

[2] Sđd, tập 2, tr.280.

[3], [5] Sđd, tập 7, tr.361, tr.249.

[4] Ban Tuyên giáo Trung ương, Tài liệu hỏi - đáp các văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Nxb CTQG-ST, H.2016, tr.18. 

[6] Sđd, tập 13, tr.104.

[7], [8] Sđd, tập 6, tr.126, tr.129.

[9] Sđd, tập 10, tr.346.

[10] Sđd, tập 8, tr.405.

[11] Nguyễn Phú Trọng, Xây dựng chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt để phát triển đất nước, Nxb CTQG-ST, H.2017, tr.82.

[12] Sđd, tập 15, tr.622.

Nguyễn Văn Thưởng - Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng

tcnn.vn

Video liên quan

Chủ Đề