Trung tâm điện máy Sài Gòn lừa đảo

Bất ngờ được tặng đồ tiết kiệm điện, xe máy

Mới sáng sớm, anh Hữu Liêm [quận 8, TP.HCM] nhận được cuộc điện thoại từ số lạ. Người cầm số điện thoại 039.279.5731 là một phụ nữ có giọng miền Trung cho biết, hệ thống bên họ báo về là thuê bao của anh Liêm nhận được một phần quà tri ân từ công ty. Người này hỏi trước là có nhân viên nào gọi xác nhận chưa.

Khi hỏi là công ty nào, người phụ nữ này không nói rõ, mà chỉ nói là công ty chuyên cung cấp các mặt hàng gia dụng cho DMX, DMCL, Metro… Người này thao thao rằng: “5 năm qua, ghi nhận khách hàng có mua hàng tại các hệ thống trên. Nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập công ty, có chương trình quay số may mắn và gửi quà tri ân cho khách hàng. Được thông báo là 1 trong 50 thuê bao may mắn nhận được bộ quà tặng trị giá 4.300.000 đồng”.

Anh Liêm cho biết, anh được nhận quà tặng gồm một thiết bị tiết kiệm điện cho gia đình [800.000 đồng] và một chia nước hoa Coco Chanel được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp [giá 3,5 triệu đồng]. Dù trước đó, anh không hề được thông báo là có chương trình trúng thường nào, cũng chưa hề biết bất cứ thể lệ nào của chương trình, cũng như công ty này tên gì, nhưng vẫn trúng thưởng.

Để nhận được quà, anh phải hỗ trợ 10% phí VAT, tức 430.000 đồng. Công ty hỗ trợ giao quà về tận nhà cho khách. Người được tặng quà có quyền mở hàng ra coi, đúng loại và không hư hỏng mới nhận. Nhận thấy sự việc có nhiều điểm đáng ngờ nên anh từ chối không nhận.

Được nhà sản xuất “ưu ái” tặng quà trăm triệu đồng

Tình trạng lừa đảo qua số điện thoại không chỉ bùng phát vào dịp cuối năm, chuyện này diễn ra vào mọi lúc, miễn là câu được những con mồi nhẹ dạ và có lòng tham lớn. Như trường hợp của bà Phạm Thị Thanh Thủy [Mỏ Cày Nam, Bến Tre].

Bà Thủy đã làm đơn tố cáo Công ty EcoMart [họ tự giới thiệu là ở tại khu chức năng số 2A, KĐT Thủ Thiêm, Q.2, TP.HCM]. Nguyên nhân là trong khoảng thời gian 25/5-25/10/2019, công ty này đã lừa đảo bà Thủy số tiền là 128 triệu đồng.

Cụ thể, bà Thủy kể, vào ngày 10/5/2019, bà nhận được cuộc gọi từ số 0287.308.2882 nói là đại diện cho Công ty Samsung phía Nam, muốn tri ân khách hàng. Trong số 3 phần quà họ tặng, bà Thủy được nhận một phần gồm: 1 xe máy Vision, 1 tủ lạnh và 1 tivi.

Ngày 18/5/2019, số điện thoại này gọi lại hối thúc bà nhận quà với điều kiện mua một món hàng bên Samsung. Bà Thủy buộc phải mua một bếp nướng không khói với giá 1 triệu đồng. Một tuần sau nữa, số điện thoại 0287.309.0807 gọi cho bà Thủy báo là xe máy vận chuyển từ Hà Nội vào tới Đồng Nai bị tai nạn, kêu bà đóng phí vận chuyển 3 triệu đồng nữa.

Đến ngày 20/9/2019, phía Công ty EcMart này gọi tiếp cho bà Thủy, báo là tổng giá trị bà Thủy sẽ nhận được là 482 triệu đồng, buộc bà Thủy phải đóng thuế 10% là 48 triệu đồng. Dù vậy, cho đến cuối tháng 10/2019, bà Thủy vẫn chưa nhận được phần quà nào bên Samsung.

Chưa dừng lại, nhóm này sau đó tiếp tục gọi cho bà Thủy bảo là nhận được phiếu quà tặng 300 triệu đồng nữa, kêu bà đóng phí vận chuyển 30 triệu đồng. Sau đó họ viện cớ có thêm quà tặng, bắt bà đóng phí tiếp. Đến tháng 11/2019, bà Thủy nói vẫn chưa nhận được món quà nào. Đến đây bà Thủy mới biết mình bị lừa. Tổng số tiền bà bị lừa là 128 triệu đồng, đa số là tiền bà đi vay mượn.

Theo bà Thủy, nhóm lừa đảo này nói Công ty EcMart này có địa chỉ ở số 458 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Họ dùng nhiều số điện thoại gọi cho bà Thủy, như 0247.300.3030, 02873.033.366, 02873.033.966, 02873.090.807, 02873.080.101.

Thực tế, địa chỉ trên là nơi tọa lạc của Khu đô thị Vinhomes Times City, không hề có công ty nào là Ecomart. Theo tìm hiểu, có Công ty Cổ phần Ecomart nhưng địa chỉ nằm tại thôn Đan Nhiễm, thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Các số điện thoại nhóm lừa đảo gọi cho bà Thủy thì được, nhưng bà gọi lại không được. Nhiều diễn đàn trên mạng cũng xác nhận các số điện thoại trên là lừa đảo.

Người tiêu dùng cần làm gì để không bị mất tiền oan?

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng đã lên tiếng nhiều lần về việc nhiều người bị lừa đảo qua điện thoại. Tuy nhiên, hiện nay, chiêu thức này đã tinh vi hơn khi đối tượng lừa đảo nhắc đến các giao dịch gần đây nhằm lấy lòng tin từ “con mồi”. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng không đủ cơ sở pháp lý để làm việc với các bên liên quan, do các giao dịch đều thực hiện qua điện thoại.

Cục khuyến cáo người dân nên thận trọng với những lời mời mua hàng, thông báo qua điện thoại, tin nhắn, đặc biệt là từ số điện thoại di động với thông tin doanh nghiệp mập mờ, không chính xác. Bên cạnh đó, người dùng cần tỉnh táo, tránh bị cuốn vào thông tin quảng cáo hoặc thông tin trúng thưởng, dễ khiến mất cảnh giác với thủ đoạn của đối tượng

Nếu nhận được thông báo trúng thưởng, người tiêu dùng cần xác thực thông tin chương trình bằng cách liên hệ trực tiếp đến số hotline của đơn vị tổ chức trao thưởng, kiểm tra thông tin trên website chính thức của doanh nghiệp hoặc tìm hiểu Trực tiếp với nhân viên tư vấn mua sắm trả góp tại các trung tâm điện máy.

Nếu các thông tin về giải thưởng không trùng khớp với thông tin được niêm yết công khai trên website của các đơn vị bán hàng, khách hàng cần khai báo với cơ quan chức năng. Trên hết, người tiêu dùng cần chủ động bảo mật thông tin cá nhân như CMND, giấy phép lái xe, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng…

                                                        [ Theo Báo Điện tử Chất Lượng và Cuộc Sống ]

Hàng loạt website giả mạo siêu thị điện máy lừa khách hàng

[NLĐO] - Hiện có nhiều website giả mạo các trung tâm, siêu thị điện máy nhằm đánh lừa người tiêu dùng.

  • Đua nhau lập page giả mạo cô giáo gọi học sinh là 'óc lợn'

  • Cảnh báo giả mạo nhân viên ngân hàng để lừa mở thẻ

  • Cán bộ tư pháp giả mạo chữ ký chủ tịch phường để xây nhà trái phép

Mới đây, Trung tâm Mua sắm Sài Gòn Nguyễn Kim [Nguyễn Kim] vừa có công văn gửi đến các cơ quan truyền thông để giúp truyền tải thông tin về việc trên mạng xuất hiện hàng loạt website mạo danh trung tâm bảo hành Nguyễn Kim để người tiêu dùng nắm rõ. Khuyến cáo của Nguyễn Kim nêu rõ: "Hiện nay, nhu cầu mua sắm, bảo hành, sửa chữa các sản phẩm điện lạnh của người tiêu dùng tăng đột biến. Điều này dẫn đến việc các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ mạo danh tên tuổi của các thương hiệu lớn, đã có uy tín trên thị trường để trục lợi, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng".

Doanh nghiệp này cũng cho biết vừa qua, bộ phận chăm sóc khách hàng Nguyễn Kim tiếp nhận nhiều trường hợp khiếu nại, gần đây nhất là chị Ngân [quận 2] phản ánh về việc vệ sinh, bơm gas máy lạnh đã thanh toán xong nhưng nhân viên không xuất hóa đơn. Sau khi kiểm tra thông tin khách hàng, Nguyễn Kim xác định địa chỉ trang web chị Ngân sử dụng là mạo danh.

Hàng loạt website giả mạo Trung tâm bảo hành Nguyễn Kim

Trong thông báo của mình, Nguyễn Kim liệt kê danh sách hàng chục cơ sở kinh doanh nhỏ sử dụng tên "tương tự" với Nguyễn Kim, dễ gây nhầm lẫn với người tiêu dùng. Ví dụ: Công ty TNHH Thương mại dịch vụ kỹ thuật Nguyễn Kim, Công ty TNHH cơ điện lạnh Nguyễn Kim [dienmaynguyenkimvn.com, dichvunguyenkim.com…], Trung tâm sửa chữa điện máy Nguyễn Kim [trungtamnguyenkim.net], TT sửa chữa bảo hành điện máy Nguyễn Kim, Trung tâm bảo hành điện máy Nguyễn Kim [dienmaynguyenkim.com.vn, trungtamsuachuanguyenkim.net, dichvunguyenkim.org], Trung tâm bảo hành lưu động Nguyễn Kim [baohanhnguyenkim.net.vn], Trung tâm sửa chữa điện máy Nguyễn Kim [trungtamdienmaynguyenkim.com]…

Đại diện Nguyễn Kim cũng cho biết nhiều website giả mạo lập lờ với quảng cáo không rõ ràng, cố tình đưa ra những địa chỉ giống dễ gây lầm tưởng. Tình trạng giả mạo này không chỉ mới có gần đây mà nó đã diễn ra cả chục năm nay. Trước đây, khi công nghệ chưa phát triển thì việc giả mạo ngay tại các cửa hàng, họ trương cả tên Nguyễn Kim để "câu" khách. Và hiện nay tình trạng những cửa hàng mạo danh này vẫn còn, thậm chí nở rộ như nấm sau mưa trên mạng xã hội.

Hàng loạt website sử dụng tên Nguyễn Kim

Các trung tâm, siêu thị điện máy khác như Thiên Hòa, Chợ Lớn cũng cho biết gần đây xuất hiện khá nhiều vụ đóng giả người của siêu thị, trung tâm điện máy, thậm chí giả mạo là đại diện chi nhánh của các siêu thị này, để bán hàng điện máy kém chất lượng, cũng như lừa làm dịch vụ sửa chữa, bảo trì tận nhà cho người tiêu dùng. Tình trạng này không chỉ diễn ra tại TP HCM mà còn lan sang nhiều tỉnh, thành khác.

Những dịch vụ bảo hành giả mạo còn đến tận nhà để thu nhận tivi, tủ lạnh, máy giặt chở về "trạm" để sửa chữa với lý do có đầy đủ thiết bị kiểm tra, chẩn đoán "bệnh" chính xác hơn. Nhiều chủ nhà tin tưởng nên giao máy mà không cần giấy tờ gì cả. Nếu chủ nhà cẩn thận đòi biên nhận, họ cũng đáp ứng nhưng là giấy giả mạo. Nhiều chủ nhà khi giao máy, chờ lâu không thấy phản hồi, gọi điện thì chỉ nghe ò í e và xem như mất máy. Hoặc nhân viên dỏm này gọi điện đến thông báo tình trạng máy hư hỏng rất nặng với chi phí sửa chữa khá cao. Do vào thế kẹt nên phần lớn chủ nhà chấp nhận sữa chữa. Nếu chủ nhà đòi hóa đơn thanh toán, họ cũng xuất cả hóa đơn giả cho khách.

Trung tâm Chăm sóc khách hàng - Trung tâm Điện máy Thiên Hòa cho biết trung tâm đã tiếp nhận rất nhiều vụ khách hàng phản ánh bị lừa như trên. Dịch vụ dỏm này thường giả nhân viên Thiên Hòa hoặc các trung tâm điện máy lớn [có mặc đồng phục] đến các vùng ven để lừa bán sản phẩm điện gia dụng, bếp gas... rẻ tiền do Trung Quốc sản xuất hoặc lừa làm dịch vụ vệ sinh máy lạnh, sửa chữa tủ lạnh... rồi "vẽ vời" máy bị hư hỏng đủ kiểu để thay thế linh kiện dỏm lấy tiền. Thậm chí, có khách hàng còn phản ánh họ đến sửa tủ lạnh rồi lấy trộm điện thoại di động trị giá gần cả chục triệu đồng.

Đại diện Trung tâm Mua sắm Sài Gòn Nguyễn Kim cho biết hiện nay còn có tình trạng lập cả công ty mang tên các trung tâm, siêu thị điện máy lớn để dễ hoạt động. Và để thu hút sự chú ý của khách hàng, ngoài việc cho nhân viên mặc đồng phục của các thương hiệu thật, các công ty này còn sử dụng cả những loại giấy tờ giống y chang các siêu thị, trung tâm điện máy lớn, kể cả phiếu thu, logo. "Đã có trường hợp một công ty in tờ rơi ghi đúng cả địa chỉ, số điện thoại bàn của Nguyễn Kim. Họ in cả thẻ đeo cho nhân viên với thông tin: "Nguyễn Kim cấp thẻ mãi mãi… cho nhân viên N.". Khi giao dịch, họ cũng xưng là đại lý của Nguyễn Kim. Chẳng hạn một chủ nhà ở quận 4 gọi vào số điện thoại trong tờ rơi có logo Nguyễn Kim để yêu cầu vệ sinh máy lạnh. Khi 2 người thợ đến [đều mặc đồng phục Nguyễn Kim] nhưng do cảnh giác nên chủ nhà liên hệ với Trung tâm Mua sắm Sài Gòn Nguyễn Kim để xác minh. Ngay sau đó, Nguyễn Kim cử người phối hợp với lực lượng công an đến kiểm tra thì xác định 2 nhân viên này là giả mạo" - đại diện Trung tâm Mua sắm Sài Gòn Nguyễn Kim kể lại.

Bà Nguyễn Trần Thảo Nguyên, Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh Trung tâm Điện máy – Nội thất Thiên Hoà, cho rằng việc giả mạo Thiên Hòa là quá nhiều. Do đó Thiên Hòa phải "nhờ" đến luật sư để vào cuộc truy tìm tận nơi để yêu cầu tháo gỡ bảng hiệu ở cửa hàng cũng như các website trên mạng.

Nguyễn Hải

Video liên quan

Chủ Đề