Trung tâm ứng dụng Khoa học công nghệ Bắc Giang

Bảng dữ liệu đã được ẩn đi một phần, để xem đầy đủ thông tin mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký

Tổng kết: Bên mời thầu Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang đã đăng tải 17 KQLCNT trong đó:
  • Đã công bố kết quả của 17 gói, hủy thầu 0 gói [trong số các gói thầu ở trên].
  • 11 gói có kết quả mà không tìm thấy TBMT, TBMST.

Tổng số trong tuần: 6,737

Tổng số trong tháng: 147,726

Tổng số trong năm: 482,960

Tổng số truy cập: 9,913,248

Khoa học và công nghệ [KH&CN] là nhân tố quyết định để đẩy mạnh quá trình phát triển, hiện đại hóa đất nước, giữ vai trò quyết định trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Khoa học và công nghệ đóng góp vai trò to lớn trong việc tăng năng suất lao động của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương, vì vậy KH&CN ngày càng trở thành một lực lượng sản xuất quan trọng của nhân loại. Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng [khóa XI] khẳng định “Phát triển và ứng dụng KH&CN là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển KT-XH và bảo vệ Tổ quốc”. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII cũng nhấn mạnh cần“Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trên các lĩnh vực”. Điều đó nói lên vai trò to lớn của KHCN cả về lý luận và thực tiễn, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bắc Giang là một tỉnh ở khu vực miền núi, vì vậy việc phát triển, ứng dụng những tiến bộ của KH&CN vào sản xuất có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển KT-XH của tỉnh. Thực tiễn, trong thời gian qua việc chuyển giao, triển khai những tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống cho thấy, ở đâu có sự sáng tạo trong đổi mới các giải pháp về kỹ thuật, công nghệ, chính sách, thì ở đó đều có sự tiến bộ vượt bậc. Điển hình trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh Bắc Giang đã áp dụng thành công kỹ thuật thụ tinh nhân tạo để tạo ra đàn lợn giống tốt thay thế giống địa phương, phục vụ chương trình nạc hóa đàn lợn. Ứng dụng kỹ thuật mới trong thâm canh, tăng vụ, sử dụng đất hợp lý như: Triển khai phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM; Công nghệ nhân vô tính để phục vụ trồng rừng kinh tế; Bảo tồn nguồn gen một số loài cây quý hiếm; Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để sản xuất và phát triển vùng sản xuất rau an toàn; Trồng hoa chuyên canh chất lượng cao, trồng các cây lương thực, cây ngắn ngày bằng hệ thống nhà lưới, nhà kính... mà hiện nay người dân đã có thể trồng được 3 - 4vụ/năm; Xây dựng vùng vải chất lượng cao theo tiêu chuẩn Asian GAP, Viet GAP, GloBalGAP và chế biến vải thiều thành một số sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh việc nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cũng đã được Trung tâm Ứng dụng KH&CN tỉnh đã phối hợp cùng các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, trường đại học chuyển giao tiến bộ KH&CN, góp phần tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Nhiều cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng tốt đã được nghiên cứu- ứng dụng vào sản xuất và đời sống trên địa bàn các huyện, thành phố. Điển hình như: Đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng mới như giống lúa thuần, lúa lai: QR1, BG6, QJ, CNC11; giống khoai tây [Atlantics, Actrice, Nicola, Melanto]; các giống hoa: hoa lay ơn, hoa Lily, lan Hồ Điệp; hoa trang trí…; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật các giống gà Ri lai, gà HMông trên địa bàn các huyện Yên Thế, Sơn Động, nuôi ngan pháp, chim bồ câu pháp, thỏ trên địa bàn các huyện Việt Yên, Yên Dũng; các giống thủy hải sản: Cá trắm đen, cá rô phi đơn tính, nuôi tôm càng xanh; nuôi giống giun Pont. Corethrurus nhằm cung cấp nguồn thức ăn trong chăn nuôi và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương thăm một số mô hình trồng thử nghiệm giống cây mới tại Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ

Hoạt động chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình, biện pháp canh tác đã có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh như: Vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế, lúa, rau, lạc, na, nấm, hoa... Người dân được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ sản xuất, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Đó là các biện pháp kỹ thuật nuôi tôm càng xanh, nuôi gà thả đồi,... kỹ thuật canh tác các loại hoa chất lượng cao, cà chua bi, dưa chuột chế biến, kỹ thuật sản xuất nấm ăn… trong nhà lưới, nhà màng, nhà lạnh; sản xuất rau, quả bằng giá thể hữu cơ kết hợp với hệ thống tưới dinh dưỡng... đối với từng loại cây trồng, vật nuôi. Đồng thời người dân địa phương được tiếp cận các loại vật tư, phân bón mới, các chế phẩm sinh học trong phòng, trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi và thủy sản... trong đó tập trung vào các loại giống cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của tỉnh như: Rau chế biến [cà chua, dưa chuột], hoa, nấm, cây dược liệu... Hiện nay, Trung tâm Ứng dụng KH&CN đã làm chủ được công nghệ trong sản xuất giống khoai tây sạch bệnh bằng công nghệ khí canh [sản xuất 200.000 củ giống gốc hàng năm], bảo quản khoai tây sạch bệnh bằng kho lạnh, mỗi kho bảo quản được 40-45 tấn giống/năm, tỷ lệ hao hụt thấp 5-7%. Hay như việc, đã triển khai mô hình sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GlobalGAP tại huyện Lục Ngạn, phục vụ xuất khẩu. Đến nay, sản xuất vải thiều theo hướng GlobalGAP có 18 mã vùng được cấp cho 217ha, trong đó 25ha được cấp chứng nhận GlobalGAP.

Thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 16/CT-CP về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0, tỉnh Bắc Giang đã tập trung vào các nội dung: Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh kết nối các chương trình, nhiệm vụ KH&CN để tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN lần thứ 4.

Bên canh các hoạt động chuyển giao tiến bộ KH&CN, hoạt động tuyên truyền, truyền thông qua Cổng thông tin khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của tỉnh kết nối với Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia. Hệ thống thông tin KH&CN đến cơ sở được xây dựng, duy trì hoạt động tại các xã/phường đã và đang ngày càng hoạt động có hiệu quả, phục vụ đắc lực nhu cầu thông tin cho các nhà quản lý, người dân, doanh nghiệp, rút ngắn khoảng cách giữa nghiên cứu, thực nghiệm và sản xuất, đời sống, nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác và sử dụng thông tin. Xây dựng Chương trình phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình: “KHCN với Cuộc sống” phát trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Giang, với thời lượng 12 chương trình/năm; 12 chuyên trang “Khoa học và Công nghệ” đăng trên Báo Bắc Giang. Hàng năm biên tập, phát hành 6.000 cuốn lịch khoa học và công nghệ phục vụ cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tổ chức lựa chọn, đề xuất các sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh của tỉnh để tập trung đầu tư phát triển; Triển khai thí điểm phổ cập kiến thức KH&CN đến người dân qua điện thoại di động. Triển khai các hoạt động kết nối cung-cầu công nghệ. Phát huy vai trò Sàn giao dịch công nghệ để tạo điểm đến giao dịch công nghệ cho các doanh nghiệp, tổ chức KH&CN, nhà khoa học, đồng thời là nền tảng cho các hoạt động tư vấn, môi giới, xúc tiến chuyển giao, thương mại hóa công nghệ; Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.

Vai trò của Trung tâm Ứng dụng  KH&CN trong thời gian qua, bước đầu đã mang lại sự thành công và khẳng định tính phù hợp của các tiến bộ khoa học và công nghệ, thực tế được người dân tiếp nhận và nhân rộng trong sản xuất và đời sống, mang lại hiệu quả, đóng góp tích cực trong hoạt động ứng dụng - chuyển giao và góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh./.

Trương Thị Hồng Minh

Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KH&CN

Video liên quan

Chủ Đề