Trượt đại học có trượt tốt nghiệp không

Điểm chuẩn vào nhiều trường đại học tốp đầu, các ngành hấp dẫn năm nay cao “đột biến”, có ngành tăng tới 9 điểm so với năm trước, khiến thí sinh đạt 9 điểm/môn vẫn trượt nguyện vọng 1 khiến một số ý kiến lại đặt ra câu chuyện nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông bởi dùng điểm thi của kỳ thi này làm thước đo không “chuẩn” nữa.

Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ - Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng: “Không chỉ nước ta mà hầu hết nước nào họ cũng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Do đó, với tình hình như hiện nay chúng ta không thể bỏ kỳ thi này, nếu bỏ thì học sinh sẽ không chịu học gì”.

Theo Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ, chỉ khi nào người thầy trên cả nước thực sự khách quan, công minh trong kiểm tra- đánh giá- cho điểm thì có thể xét tốt nghiệp bằng học bạ, chứ hiện nay vẫn còn tình trạng bệnh thành tích, xin xỏ, nâng điểm, hạ điểm… nếu bỏ kỳ thi tốt nghiệp thì cảnh “chạy điểm” sẽ càng phổ biến và thuận lợi, khi đó, điểm học bạ sẽ cao chót vót, không đánh giá được năng lực thực sự của người học.

Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ - Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam [ảnh: Thùy Linh]

Nhìn nhận việc năm nay điểm chuẩn nhiều ngành/trường đại học năm nay cao, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ cho rằng, chỉ tiêu tuyển sinh là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước điều phối cho việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội, cơ hội việc làm.

Tức là, chỉ tiêu tuyển sinh đã được tính toán trên cơ sở khoa học, hợp lý do đó trên cơ sở chỉ tiêu, các trường sẽ lấy điểm từ trên xuống và nguyên tắc “nước lên thì thuyền lên” đương nhiên xảy ra.

Do đó không đỗ nguyện vọng này, trường này thì các em vẫn còn cơ hội vào nguyện vọng khác gần giống như vậy bởi các em được đăng ký vô hạn số lượng nguyện vọng.


165 thí sinh 27 điểm trượt đại học sẽ được xét tuyển bổ sung

Còn tuyển sinh thì trong hoàn cảnh dịch bệnh, một số trường dù đã xây dựng những phương án xét tuyển khác nhau bằng kỳ thi đánh giá năng lực, kỳ thi kiểm tra tư duy, nhưng không thể tổ chức được vẫn phải sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông làm căn cứ.

“Tôi cho rằng, kết quả đầu vào không ảnh hưởng gì đến việc đào tạo của các nhà trường, cũng không ảnh hưởng gì đến người học vì tuyển sinh dựa trên căn cứ lấy từ cao xuống thấp, rất công bằng, minh bạch”, thầy Nhĩ nói.

“Nếu bản thân các trường còn băn khoăn về kết quả thi tốt nghiệp thì hoàn toàn chỉ coi điểm chuẩn này là bước sơ tuyển, sàng lọc bước đầu để tạo điều kiện cho người học có cơ hội vào trường.

Sau sơ tuyển, các trường đại học có thể phải kiểm tra lại bằng hình thức tổ chức bài test hoặc phỏng vấn trực tiếp để đánh giá năng lực thật của người học thì đó là chuyện của từng cơ sở giáo dục đại học”, chuyên gia này đưa quan điểm.

3 nguyên dân dẫn tới hiện tượng điểm chuẩn cao

Dưới góc nhìn của cơ sở đào tạo, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội chỉ ra ba nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng điểm chuẩn cao. Cụ thể, theo thầy Đức, năm nay, số lượng thí sinh dự thi tăng vọt so với năm trước [xấp xỉ 11%], trong khi chỉ tiêu không có sự tăng đột biến.

Thứ hai, các đơn vị đào tạo cũng tự chủ trong việc xét tuyển và ngày càng sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác ngoài kết quả thi trung học phổ thông như xét học bạ, đánh giá năng lực; có không ít trường có đến gần 50% thí sinh trúng tuyển.

Điều này khiến tỷ lệ chọi theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông ngày càng lớn và đẩy điểm trúng tuyển lên cao.

Thứ ba, do tình hình dịch bệnh, đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông nhìn chung được điều chỉnh dễ hơn so với những năm trước đây. Cá biệt, có những tổ hợp tổng số bài thi đạt điểm giỏi tăng đột biến và ở mức cao như các tổ hợp có môn Tiếng Anh, Ngữ văn; hoặc Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân,…

Ngoài ra, ở một số ngành tăng mạnh, thu hút thí sinh vì những ngành đó hứa hẹn khả năng có việc làm sau khi tốt nghiệp cao.

"Với những yếu tố trên, tôi thấy việc tăng điểm trúng tuyển năm nay có lý do rất khách quan và cũng là tín hiệu đáng mừng khi việc lựa chọn trường, chọn ngành dần đi vào quy luật cung - cầu; ngành tốt, trường tốt thì điểm sẽ rất cao và dễ dàng tuyển đủ thí sinh có chất lượng ngay từ đợt 1", thầy Đức nêu quan điểm.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong kỳ xét tuyển vừa qua, số thí sinh đạt 27 điểm thực [cho tổng 3 môn, chưa tính điểm ưu tiên] trở lên nhưng không trúng tuyển nguyện vọng xét tuyển nào là 165 em, có 3 em trong số này có tổng điểm trên 28 điểm.

Trong 165 em, có 51 em đăng ký xét tuyển vào các trường khối dân sự, 114 em xét tuyển vào các trường công an, quân đội [bao gồm cả 61 em như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cung cấp thông tin trước đó với điểm xét tuyển - đã cộng điểm ưu tiên, điểm học bạ - đạt từ 29,5 điểm xét trở lên nhưng không trúng tuyển nguyện vọng nào].

Trong số 114 em đăng ký xét tuyển vào các trường công an, quân đội, có 97 em chỉ đăng ký 01 nguyện vọng duy nhất. Trong số 51 em đăng ký xét tuyển vào các trường khối dân sự, có 10 em chỉ đăng ký 1 nguyện vọng duy nhất.

Thùy Linh

Trượt tốt nghiệp trung học phổ thông, có phương án nào không? 

Tuyển sinh tư vấn online AUM Việt Nam trả lời:

Học và thi lại

Trượt tốt nghiệp THPT không còn là ngõ cụt và cũng không là rào cản để lập thân. Vẫn có nhiều hướng đi để học sinh lựa chọn trình lớp 12 mà chọn các trung tâm GD thường xuyên để theo học rồi dự thi với tư cách thí sinh tự do.
Hình thức này vừa nhẹ nhàng cho các em, vừa có khả năng đỗ cao hơn. Nếu các em chọn giải pháp lưu ban thì các em sẽ phải học 11 môn như những HS lớp 12 khác mà khả năng đỗ thấp hơn do chương trình THPT nặng hơn chương trình bổ túc THPT. Trong khi đó giá trị của văn bằng tốt nghiệp THPT và tốt nghiệp bổ túc THPT là ngang nhau.
Bên cạnh đó, các em có thể chọn phương án học dự thính tại các trường THPT – môn học do các em tự đăng ký theo sở thích của mình.
Hoặc cũng có thể nhà trường tổ chức các lớp ôn tập cho các em dưới dạng tổ chức các lớp học thêm. Nếu vậy thì nhà trường phải bàn bạc với phụ huynh để thực hiện.

Đi đường vòng nhưng… không xa khi trượt tốt nghiệp THPT

Con đường đã rộng mở hơn cho những học sinh có ý thức và trách nhiệm để học tập phấn đấu, và khả năng sau 5 năm các bạn vẫn đạt được tấm bằng Đại học với sự nghiêm túc từ việc học. Với quy định đào tạo liên thông sẽ tạo cơ hội cho người học được học tập suốt đời để nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp và không phải học lại những nội dung đã học khi chuyển sang học trình độ cao hơn cùng ngành nghề. Theo đó, những người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cùng ngành nghề đào tạo được dự thi tuyển sinh đào tạo liên thông lên CĐ, ĐH. Thời gian đào tạo liên thông từ trung cấp nghề lên CĐ và từ CĐ nghề lên ĐH 1,5-2 năm. Đào tạo liên thông từ trung cấp nghề lên ĐH 3-4 năm.

Chọn một ngành nghề phù hợp không quá khó nhưng lại có ảnh hưởng vô cùng lớn lao đến tương lai của bạn. Trong đó, việc lựa chọn đơn vị đào tạo nghề có chất lượng là yếu tố không kém phần quan trọng, nó quyết định cơ hội việc làm và sự nghiệp của bạn.

Để được tư vấn chi tiết hơn về chọn nghề cho tương lai, bạn có thể liên hệ số Hotline của AUM Việt nam: 091.5500.256, email:  hoặc để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm. tư vấn tuyển sinh trực tiếp

Ngày 9 – 1-0/8 tới đây sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, nhiều thí sinh vẫn hoang mang về những trường hợp bị trượt tốt nghiệp. Dưới đây là những lý do trượt tốt nghiệp thí sinh cần lưu ý để có một kỳ thi tốt nghiệp đạt kết quả tốt.

Xem thêm: Thí sinh thi tốt nghiệp THPT tại Đà Nẵng phải đeo khẩu trang suốt buổi thi

Trường hợp 1:  Điểm xét tốt nghiệp dưới 5

Thí sinh không có điểm xét tốt nghiệp trên 5,0 sẽ không đỗ tốt nghiệp. Điểm xét tốt nghiệp THPT 2020 được xét theo công thức sau:

– Ví dụ:

Thí sinh NGUYỄN VĂN A dự thi các môn với các số điểm là:

  • Toán: 7 điểm
  • Văn: 5 điểm
  • Anh: 6 điểm
  • Lý: 4 điểm
  • Hóa: 6 điểm
  • Sinh học: 5 điểm

– Điểm trung bình cả năm lớp 12 là: 6,5

– Điểm ưu tiên 0

– Điểm khuyến khích 2 điểm [chứng nhận nghề loại giỏi]

=> Điểm xét tốt nghiệp của NGUYỄN VĂN A là [6,25×7 + 6,5×3]:10 + 0 = 6,325

NGUYỄN VĂN A không bị môn nào mắc điểm liệt, dự thi đủ số bài thi và có điểm xét tốt nghiệp trên 5,0. Như vậy, NGUYỄN VĂN A đỗ tốt nghiệp.

Trường hợp 2: Thí sinh bị điểm liệt

Điểm liệt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT là điểm để giới hạn thí sinh đó có đủ điều kiện để được công nhận tốt nghiệp hay không. Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp lấy điểm để xét công nhận tốt nghiệp đều phải đạt trên 1,0 điểm. Như vậy nếu thí sinh chỉ được 1,0 điểm hoặc dưới 1,0 điểm sẽ bị coi là “điểm liệt”.

Vì vậy, thí sinh đủ điều kiện xét tốt nghiệp là khi tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp lấy điểm để xét công nhận tốt nghiệp đều phải đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10.

Trường hợp 3: Thí sinh bị kỷ luật hủy bài thi

Trong quá trình thi tốt nghiệp THPT, nếu thí sinh bị kỷ luật hủy bài thi sẽ bị xét trượt tốt nghiệp, theo quy chế của Bộ GD&ĐT, các trường hợp bị hủy bài thi là:

– Thí sinh bị đình chỉ thi: Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi bài thi đó vẫn tiếp tục vi phạm Quy chế thi ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo; mang vật dụng trái phép theo quy định vào phòng thi [Xem vật dụng được phép và không được phép khi vào phòng thi  TẠI ĐÂY; đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi; viết, vẽ vào tờ giấy làm bài thi của mình những nội dung không liên quan đến bài thi; có hành động gây gổ, đe dọa những người có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác;

– Có hai bài thi trở lên bị điểm 0 [không] do phạm những lỗi: Bài thi được chép từ các tài liệu mang trái phép vào phòng thi; có hai bài làm trở lên đối với một bài thi; bài thi có chữ viết của hai người trở lên; những phần của bài thi viết trên giấy nháp, giấy không đúng quy định;

– Viết, vẽ vào tờ giấy thi những nội dung không liên quan đến bài thi; để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác dưới mọi hình thức; sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài; dùng bài của người khác để nộp. Căn cứ báo cáo bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng thi, Giám đốc sở GDĐT ra quyết định hủy bỏ kết quả thi.

Trường hợp 4: Không dự thi đủ số bài thi

Thí sinh bỏ làm bài thi dù chỉ 1 môn sẽ bị tính 0 điểm cho bài thi đó và sẽ không đủ điều kiện để xét tốt nghiệp năm nay. Vì thế, thí sinh đã đăng ký bài thi nào, môn thi thành phần nào trong bài thi tổ hợp cũng phải dự thi đầy đủ.

Video liên quan

Chủ Đề