Từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất hãy rút ra bài học vệ giá trị của hòa bình

Câu hỏi: Từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay

Lời giải:

Ngày nay, chiến tranh xung đột vẫn thường xuyên diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Nếu như cuộc chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra, sẽ không chỉ gây nên sự thương vong và tổn thất khổng lồ, mà sẽ là cuộc chiến tranh hạt nhân dẫn đến sự hủy diệt toàn nhân loại.

- Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt để bảo vệ sự sống của con người và nền văn minh nhân loại đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn thể mọi người.

- Loài người cần mau chóng tìm ra giải pháp để tháo gỡ xung đột, hạn chế tối đa các cuộc chiến tranh đang diễn ra hoặc có nguy cơ diễn ra trên thế giới.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về thế chiến thứ 2 nhé!

1. Thế chiến thứ 2 là gì?

Chiến tranh thế giới thứ hai[còn được nhắc đến với các tên gọiĐệ nhị thế chiến,Thế chiến IIhayĐại chiến thế giới lần thứ hai] là một cuộcchiến tranh thế giớibắt đầu từ khoảng năm1939và chấm dứt vào năm1945. Cuộc chiến có sự tham gia của đại đa số các quốc gia trên thế giới - bao gồm tất cả cáccường quốc- tạo thành hailiên minh quân sựđối lập:Đồng MinhvàPhe Trục. Trong diện mạo một cuộcchiến tranh toàn diện, Thế chiến II có sự tham gia trực tiếp của hơn 100 triệunhân sựtừ hơn 30 quốc gia. Các bên tham chiến chính đã dồn toàn bộ nguồn lực kinh tế, công nghiệp và khoa học chonỗ lực tham chiến, làm mờ đi ranh giới giữa nguồn lực dân sự và quân sự. Chiến tranh thế giới thứ hai làcuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại, gây nêncái chết của 70 đến 85 triệu người, với số lượng dân thường tử vong nhiều hơn quân nhân. Hàng chục triệu người đã phải bỏ mạng trong các vụthảm sát,diệt chủng[trong đó cóHolocaust],chết vì thiếu lương thựchay vì bệnh tật. Máy bay đóng vai trò quan trọng đối với tiến trình cuộc chiến, bao gồmném bom chiến lượcvào các trung tâm dân cư, và đối với sự phát triểnvũ khí hạt nhâncũng như hai lần duy nhất sử dụng loại vũ khí này trong chiến tranh.

2. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa,so sánh lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi căn bản.

+ Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.

- Nguyên nhân trực tiếp:

+ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1932 làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

+ Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

3. Diễn biến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai

Từ 1939 đến 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai đại thể đã trải qua 5 giai đoạn:

1. Giai đoạn thứ nhất:từ 1-9-1939 [ngày Đức tấn công Ba Lan, mở đầu đại chiến] đến 22-6-1941 [ngày phát xít Đức tấn công Liền Xô].

2. Giai đoạn thứ hai:từ 22-6-1941 đến 19-11-1942 [ngày mở đầu cuộc phản công ở Xtalingrat].

3. Giai đoạn thứ ba: từ 19-11-1942 đến 24-12-1943 [ngày mở đầu cuộc tổng phản công của Hồng quân Liên Xô trên khắp các mặt trận].

4. Giai đoạn thứ tư:từ 24-12-1943 đến 9-5-1945 [ngày phát xít Đức đầu hàng, chiến tranh kết thúc ở châu Âu].

5. Giai đoạn thứ năm:từ 9-5-1945 đến 14-8-1945 [ngày Phát xít Nhật đầu hàng, Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt].

4. Kết quả chiến tranh thế giới thứ hai

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Khối Đồng minh [Liên Xô, Mĩ, Anh] đã chiến thắng.

- Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người [60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ].

- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

Giải quyết mọi bất đồng, mâu thuẫn giữa các quốc gia, dân tộc bằng phương pháp đối thoại, hòa bình

Phải biết kìm chế trước nguy cơ xảy ra chiến tranh,nếu xung đột mâu thuẫn này không được giải quyết mà chỉ làm các nước tham chiến phải gánh chịu hậu quả nặng nề.

Cần mau chóng tìm ra giải pháp để tháo gỡ xung đột, hạn chế tối đã các cuộc chiến tranh mang tính khu vực đang diễn ra hoặc có nguy cơ diễn ra trên thế giới.

Chiến tranh Thế giới thứ nhất – Bài học không được phép lãng quên

Đúng 11 giờ tại Paris ngày 11/11/1918, Chiến tranh Thế giới thứ nhất được tuyên bố kết thúc bằng một hiệp định đình chiến, khép lại một trong những cuộc chiến quy mô nhất và tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại, cướp đi sinh mạng của hơn 18,6 triệu người và khiến khoảng 60 triệu người bị thương.

Tròn 100 năm sau, các sự kiện tưởng niệm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất được tổ chức trọng thể tại nhiều nơi trên thế giới, mà đỉnh điểm là buổi lễ ở Paris diễn ra đúng 11 giờ [17 giờ Việt Nam] ngày 11/11 với sự tham gia của khoảng 80 nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin…

Nếu nhìn lịch sử từ những con số, Chiến tranh Thế giới thứ nhất, bắt nguồn từ mâu thuẫn lợi ích giữa các đế quốc lớn ở châu Âu, mở đầu ngày 28/7/1914, khi đế quốc Áo-Hungary tuyên chiến với Serbia.

Dù trên lý thuyết đây là cuộc cạnh tranh giữa hai khối quân sự kình địch gồm khối liên minh trung tâm Đức-Áo-Hungary và khối Hiệp ước Anh-Pháp-Nga, với các đế quốc lớn như Anh, Đức, Pháp, Đức, Nga, đế chế Áo-Hungary và Ottoman [tiền thân của nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay], song trên thực tế, gần 70 nước đã bị lôi kéo vào cuộc chiến dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có Italy năm 1915 và Mỹ năm 1917. Tính tổng cộng có tới trên 800 triệu người, tức hơn một nửa dân số thời kỳ đó ở các nước được coi là tham chiến.

Từ 20 triệu người được các bên tham chiến huy động lúc chiến tranh bùng nổ, khi xung đột leo thang và lan rộng, con số đã tăng nhiều lần, lên tới 70 triệu người. Đông nhất là Đức, 13 triệu người, tiếp đó là Áo-Hungary 9 triệu, bằng với số quân của Anh [bao gồm cả quân từ các thuộc địa, phần lớn là Ấn Độ]. Với quy mô như vậy, đây là lần đầu tiên thế giới biết đến một kiểu chiến tranh tổng lực, diễn ra ác liệt trên bộ, trên không, trên biển. Cũng lần đầu tiên, vũ khí hóa học đã được sử dụng quy mô lớn khi lực lượng Đức dùng khí chlorine tấn công tại Bỉ năm 1915.

Mức độ tàn khốc của cuộc chiến kéo dài 52 tháng này còn được tính bằng hàng triệu người thiệt mạng, hàng triệu người bị thương, chưa nói tới hơn 3 triệu người bị chiến tranh làm cho góa bụa và 6 triệu người mồ côi, trên 10 triệu người phải tị nạn. Ít nhất 10 triệu binh lính tử trận, hơn 8 triệu dân thường thiệt mạng.

Thậm chí, trong ngày cuối cùng của cuộc chiến, trước khi văn kiện đình chiến được ký trên một toa tàu hỏa vào lúc 5 giờ 10 phút ở một cánh rừng tại thành phố Compiègne của Pháp, con số người thiệt mạng, bị thương và mất tích được thống kê là 11 triệu người.

Sau gần bốn năm, Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc với thắng lợi thuộc về phe Anh-Pháp-Nga và đồng minh, song nó để lại hậu quả khủng khiếp và tang thương.

Ngoài mất mát về người, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy… ở châu Âu đều bị phá hủy, thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỷ USD.

Tương quan lực lượng giữa các cường quốc đã thay đổi rõ rệt, các nước tư bản ở châu Âu đều bị suy yếu, trong đó có hai nước tư bản lâu đời là Anh và Pháp. Đế quốc Đức và Áo-Hungary bại trận.

Hệ thống Hiệp ước Versailles và sau đó là Hệ thống Hiệp ước Washington ra đời với mục đích tổ chức lại thế giới thời hậu chiến sao cho phù hợp với tương quan lực lượng mới, song thực chất là các đế quốc phân chia lại thuộc địa, cũng như xác lập lại sự áp đặt, nô dịch đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.

Tuy nhiên, cuộc phân chia lại lợi ích và ảnh hưởng sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất đã không hóa giải được những mâu thuẫn gốc rễ, mà còn làm cho những mâu thuẫn đó trở nên trầm trọng hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ năm 1939.

Đánh giá về cuộc chiến này, tiến sỹ Khoa học lịch sử Nga Natalia Narochnitskaya cho rằng nguyên nhân gây ra Chiến tranh Thế giới thứ nhất bắt nguồn từ việc các đế quốc cạnh tranh với nhau để gây ảnh hưởng, để tranh giành thị trường và tiếp cận đường biển. Đây có thể coi là kết quả của sự phát triển kinh tế chính trị của chủ nghĩa tư bản thế giới từ cuối thế kỷ 19 và những năm đầu thế kỷ 20, lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Tham vọng tranh giành thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc tất yếu dẫn đến chiến tranh để chia lại đất đai trên thế giới, đặc biệt tại các nước thuộc địa. Tham vọng quyền lực chiến lược, mâu thuẫn lợi ích càng khiến các bên bị kéo vào vòng chiến.

Trong khi đó, Tổng thống Nga Putin nói rằng cuộc chiến này là một bi kịch, nhắc nhở nhân loại về những hậu quả khi sự thù địch và lòng ích kỷ, cũng như tham vọng quá mức của những người đứng đầu nhà nước và giới thượng lưu chính trị được đặt cao hơn lương tri.

Nhà lãnh đạo Nga lo ngại rằng nhân loại đã lãng quên bài học từ cuộc chiến tranh 100 năm trước, trong bối cảnh tình hình hiện tại trên thế giới đã và đang diễn biến hết sức phức tạp và tham vọng tranh giành địa chính trị trở nên quyết liệt hơn.

Mâu thuẫn lợi ích vẫn là nguyên nhân của căng thẳng và đụng độ, chủ nghĩa bá quyền và tư duy nước lớn, phớt lờ lợi ích của các nước khác, vẫn tồn tại, xung đột vũ trang vẫn là câu chuyện thường nhật, bom đạn vẫn rơi và máu vẫn đổ ở nhiều khu vực chiến sự, thậm chí thế giới đôi lúc đã trong tình trạng “bên bờ vực chiến tranh.”

Những vấn đề dân tộc cực đoan, khác biệt tôn giáo… đang trở thành “quân bài” để kích động xung đột, mâu thuẫn, mà trong một thế giới hiện đại, công nghệ phát triển như hiện nay, đây hoàn toàn có thể là mầm mồng cho một cuộc chiến tranh toàn cầu với sức hủy diệt tàn khốc. “Bóng ma” Chiến tranh Thế giới thứ nhất có thể lùi xa từ 100 năm trước, song bài học xương máu của nó thì còn nguyên giá trị.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron [phải] và Thủ tướng Đức Angela Merkel gặp gỡ các cựu chiến binh tại lễ kỷ niệm ở Compiègne, Pháp ngày 10/11/2018. [Ảnh: AFP/TTXVN]

Video liên quan

Chủ Đề