Từ đồng nghĩa là gì và ví dụ

Từ đồng nghĩa là một khái niệm khá quen thuộc và vô cùng đơn giản. Khi bạn thay đổi một từ bằng từ đồng nghĩa thì ý nghĩa của nó không thực sự thay đổi nhiều. Vậy thế nào là từ đồng nghĩa? Làm thế nào để phân biệt chúng?

Từ đồng nghĩa là gì?

Từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

Mục đích sử dụng từ đồng nghĩa là tránh sự lặp lại liên tục của cùng một từ trong câu. Không những vậy từ đồng nghĩa có lợi thế là có thể có một văn bản sạch sẽ, sinh động và dễ nhìn hơn nhiều trong mắt người khác.

Phân loại từ đồng nghĩa

Dựa vào ngữ nghĩa, từ đồng nghĩa được chia thành hai loại là từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

Đồng nghĩa hoàn toàn

Từ đồng nghĩa hoàn toàn hay còn được gọi là từ đồng nghĩa tuyệt đối. Từ đồng nghĩa hoàn toàn là các từ mang đặc điểm có nghĩa hoàn toàn giống nhau, biểu thị cùng một khái niệm, và có sắc thái như nhau và trong một câu hay một đoạn văn vẫn có thể thay thế cho nhau.

VD:

  • Mẹ – má => cùng chỉ người sinh ra mình
  • Dứa – thơm – khóm => cùng chỉ 1 loại quả nhiệt đới, có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.
  • Hổ – cọp – hùm => Một loại thú dữ lớn, có lông màu vàng hoặc trắng và có vằn đen, loài thú cùng họ với mèo.

Các từ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay thế cho nhau khi sử dụng.

VD: Tía em đi làm rồi.

Bố em đi làm rồi.

Cha em đi làm rồi.

=> Từ đồng nghĩa “tía – bố – cha” đều là các từ chỉ người đàn ông sinh ra chúng ta. Chúng ta hoàn toàn có thể thay thế cho nhau trong câu mà không ảnh hưởng đến nghĩa của câu, hay sắc thái biểu cảm của câu.

Đồng nghĩa không hoàn toàn

Từ đồng nghĩa không hoàn toàn [đồng nghĩa tương đối]. Đối với các từ có các nghĩa giống nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm hoặc có những cách thức hoặc hành động khác nhau thì được gọi là từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

Phân tích sắc thái biểu cảm của những từ đồng nghĩa không hoàn toàn

Ta có các từ đồng nghĩa không hoàn toàn là: Cuồn cuộn – lăn tăn – nhấp nhô;  rạn nứt – tan vỡ ; thanh bình – yên ả

Cuồn cuộn – lăn tăn – nhấp nhô: Ba từ đều chỉ trạng thái của sóng biến. Trong đó, “cuồn cuộn” diễn tả cơn sóng mạnh mẽ, dồn dập, lớp này chồng lên lớp khác; “lăn tăn” chỉ những gợn sóng nhỏ và “nhấp nhô” là từ miêu tả những đợt sóng nhô lên cao hơn, tiếp nối hết lớp này đến lớp khác.

Rạn nứt – tan vỡ: đều chỉ trạng thái của sự vật, sự việc. “Rạn nứt” chỉ sự không được nguyên vẹn, có vết xước, vết nứt cho thấy bị tác động dẫn đến không còn nguyên vẹn, mong manh dễ vỡ. “Tan vỡ” chỉ sự đổ vỡ, tan nát, vỡ vụn thành những mảnh nhỏ.

Thanh bình – yên ả: đều chỉ trạng thái của cảnh vật làng quê. “Thanh bình” thể hiện nên không gian bình dị, yên vui. “Yên ả” lại thể hiện sự yên tĩnh, êm đềm tạo cảm giác dễ chịu hơn.

Tác dụng của từ đồng nghĩa

Từ đồng nghĩa giúp người nói, người viết đa dạng hơn trong cách diễn đạt, dùng từ.

VD:

“Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

Truyện Kiều – Nguyễn Du

Cặp từ đồng nghĩa không hoàn toàn được Nguyễn Du sử dụng là từ “ghen – ghét”. Tác giả đã dùng từ hờn thay thế cho từ ghen nhằm tạo sự sinh động, vần điệu cho câu thơ, tránh việc bị lặp từ.

Các từ đồng nghĩa không hoàn toàn có sắc thái biểu đạt khác nhau mang đến hiệu quả miêu tả, biểu cảm, diễn đạt khác nhau. Vận dụng đặc điểm đó, chúng ta có thể linh hoạt sử dụng từ đồng nghĩa để nói giảm nói tránh.

VD: Chết – mất – hy sinh. => đều là từ chỉ sự mất khả năng sống, không còn biểu hiện của sự sống.  

  • “Chết” là cách nói bình thường, có phần thẳng thắn, không mang sắc thái tình cảm cụ thể nào.
  • “Mất” là cách nói nhẹ nhàng hơn của từ “chết”, sắc thái biểu cảm mềm mỏng và ý nhị hơn khi nói về cái chết.
  • “Hy sinh” là cách nói thiêng liêng, trang trọng hơn, mang sắc thái biểu cảm kính cẩn, biết ơn và trân trọng.

Lưu ý khi sử dụng từ đồng nghĩa

Không phải trường hợp nào từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Đặc biệt, đối với từ đồng nghĩa không hoàn toàn, các từ này tuy chúng có nghĩa tương đương nhau nhưng lại mang sắc thái biểu thị khác nhau.

Vì vậy cần lưu ý khi lựa chọn, chọn lọc từ đồng nghĩa cho phù hợp với ngữ cảnh, đối tượng để tạo được hiệu quả sử dụng tốt nhất.

Phân biệt từ đồng nghĩa với từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.

Từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa là những từ có ngữ nghĩa trái ngược nhau hoàn toàn.

VD: chạy >< dừng, già >< trẻ, cao >< thấp

Từ đồng âm

Từ đồng âm là những từ giống nhau về mặt âm thanh nhưng lại có nét nghĩa hoàn toàn khác nhau. Còn từ đồng nghĩa là những từ khác nhau về mặt âm thanh nhưng lại có nét nghĩa giống nhau hoặc tương đương nhau. Từ đồng âm, từ đồng nghĩa thường sử dụng trong chơi chữ, ca dao, tục ngữ.

VD: Lợi thì có lợi nhưng răng không còn

Trong câu trên có 2 từ lợi nhưng có ý nghĩa khác nhau. Từ lợi thứ nhất mang nghĩa một bộ phận trên cơ thể, có tác dụng bao quanh, bảo vệ chân răng. Từ lợi thứ hai có nghĩa là lợi ích, một điều gì đó có lợi cho một đối tượng nào đó.

Từ nhiều nghĩa

Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển, có mối liên hệ với nghĩa gốc. Được dùng để biểu thị nhiều ý nghĩa khác nhau.

VD: Từ ăn

Ăn cơm: nghĩa gốc, hành động đưa thức ăn vào cơ thể để duy trì sự sống

Ăn diện: mặc quần áo, trang sức đẹp

Ăn ảnh: vẻ đẹp được tôn lên đẹp hơn trong tấm ảnh

Ăn khách: “cửa hàng ăn khách”, thể hiện sự thu hút, hấp dẫn của một sản phẩm nào đó.

Như vậy, tìm hiểu về từ đồng nghĩa giúp chúng ta trau dồi thêm vốn ngôn ngữ, biết vận dụng từ đồng nghĩa sao cho phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. Theo dõi … để biết thêm nhiều bài viết

Hãy nêu suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết [Ngữ văn - Lớp 7]

2 trả lời

Phương thức biểu đạt là gì [Ngữ văn - Lớp 7]

2 trả lời

Từ đồng nghĩa là gì? Bạn đang muốn tìm hiểu sâu hơn về từ đồng nghĩa? Bạn muốn biết từ đồng nghĩa được phân loại như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về từ đồng nghĩa trong bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm:

  • Từ trái nghĩa là gì?
  • Phép lặp
  • Ẩn dụ

Từ đồng nghĩa là gì?

– Từ đồng nghĩa trong tiếng Việt là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, trong một số trường hợp từ đồng nghĩa có thể thay thế hoàn toàn cho nhau, một số khác cần cân nhắc về sắc thái biểu cảm trong trường hợp cụ thể.

Ví dụ:

  • bố – ba: đều chỉ người sinh thành ra mình
  • mẹ – má – mế: chỉ người mẹ, người sinh ra mình
  • chết – hy sinh: mất khả năng sống, không còn biểu hiện của sự sống
  • siêng năng  – chăm chỉ – cần cù
  • lười biếng – lười nhác – biếng nhác

Phân loại từ đồng nghĩa

Từ đồng nghĩa được chia thành hai loại chính là:

Từ đồng nghĩa hoàn toàn [đồng nghĩa tuyệt đối]: là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, có thể thay thế cho nhau

Từ đồng nghĩa không hoàn toàn [đồng nghĩa tương đối]: là những từ có nghĩa giống nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm hoặc cách thức hành động nên cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn thay thế cho nhau.

Ví dụ:

– Từ đồng nghĩa hoàn toàn: đất nước – non sông – non nước – tổ quốc, bố – ba, mẹ – má, xe lửa – tàu hỏa, con lợn – con heo

– Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: chết – hy sinh – quyên sinh, cuồn cuộn – lăn tăn – nhấp nhô

– Phân tích sắc thái biểu cảm của những từ đồng nghĩa không hoàn toàn:

Chết – mất – hy sinh – quyên sinh: “Chết” là cách nói bình thường, “mất” là cách nói giảm nói tránh nỗi đau, “hy sinh” cách nói thiêng liêng, trang trọng hơn, “quyên sinh” là cái chết chủ động, có mục đích, tự tìm đến cái chết.

Cuồn cuộn – lăn tăn – nhấp nhô: Đều chỉ trạng thái của sóng biển, nhưng “cuồn cuộn” thể hiện sự dồn dập, mạnh mẽ, hết lớp này đến lớp khác, “lăn tăn” là những gợn sóng nhỏ, trong khi “nhấp nhô” là những đợt sóng nhô lên cao hơn những đợt sóng xung quanh, hết lớp này đến lớp khác.

Hiền hòa – hiền lành – hiền từ – hiền hậu: “hiền hòa” thường dùng để chỉ tính chất của sự vật [ví dụ dòng sông hiền hòa], “hiền lành” chỉ tính cách của con người, hiền và tốt bụng, không có ý gây hại cho bất kì ai, “hiền từ” thể hiện lòng tốt và tính thương người, “hiền hậu” là hiền lành và nhân hậu.

– Mong rằng những chia sẽ trên sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn

Video liên quan

Chủ Đề