Từ Sài Gòn về miền Tây có bị cách ly không

Tính đến trưa ngày 20-10, theo ghi nhận của PLO đã có 9/13 tỉnh, thành miền Tây ban hành quy định về “thích ứng an toàn, linh hoạt, phòng chống dịch COVID-19” theo quy định của Nghị quyết 128 của Chính phủ [gọi tắt NQ128/CP]. Bốn tỉnh chưa ra văn bản là Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, và Kiên Giang.


9/13 tỉnh, thành miền Tây gần như có chung quy định về giao thông vận tải. Ảnh minh họa: CHÂU ANH

Trong số 9 tỉnh, thành đã ban hành quy định về “thích ứng an toàn, linh hoạt, phòng chống dịch COVID-19” theo quy định của NQ128/CP, hầu hết các tỉnh có chung quy định vận tải hành khách công cộng đường bộ, thủy nội địa, hàng hải; lưu thông vận chuyển hàng hóa nội tỉnh, liên tỉnh được phép hoạt động nhưng phải đáp ứng điều kiện theo hướng dẫn của hai Bộ GTVT, Y tế.

Còn về việc đi lại, di chuyển của người dân thì có một số khác nhau, cụ thể như sau:

1. Long An:  Áp dụng phòng, chống dịch theo Cấp 2 từ ngày 16-10

Tỉnh không quy định về việc đi lại, di chuyển của người dân; Không quy định về chốt kiểm soát. Hiện tỉnh này đã quyết định không giữ lại các các chốt kiểm soát trên địa bàn tỉnh.

2. Tiền Giang: Áp dụng phòng, chống dịch theo Cấp 2 từ ngày 17-10.

Việc đi lại của người dân: Đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng [phong tỏa] và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3 thì phải có kết quả xét nghiệm âm tính

Đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2 thì không yêu cầu kết quả xét nghiệm âm tính. Trường hợp không chứng minh được mình đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2 thì phải có kết quả xét nghiệm âm tính.

Trong đó, người ở tỉnh, thành khác đang có dịch đến Tiền Giang thực hiện cách ly từ 7-14 ngày tại nhà hoặc tập trung. Người ra, vào tỉnh trong ngày thì phải khai báo với chính quyền địa phương nơi đến/về [UBND cấp xã] hoặc cơ quan, đơn vị nơi người đó làm việc.

Khuyến khích người dân hạn chế ra khỏi tỉnh; trường hợp cần giấy xác nhận của chính quyền nơi đi thì liên hệ UBND cấp xã nơi sinh sống.

Trong nội tỉnh, người dân đi/về từ địa bàn cấp độ 1, cấp độ 2 không hạn chế; người ở địa bàn cấp 3 qua chỗ khác mà chưa tiêm vaccine thì phải có xét nghiệm âm tính; Người ở địa bàn cấp 4 qua nơi khác mà chưa tiêm hoặc mới một liều thì không được đi nơi khác trừ trường hợp cấp thiết có giấy xác nhận của UBND cấp xã.


TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Ảnh: ĐÔNG HÀ

3. Bến Tre: Áp dụng phòng, chống dịch Cấp 2 từ ngày 19-10.

Việc đi lại của người dân: Người từ các tỉnh, thành Cấp 1, 2 được đi lại; Cấp 3 mà có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ phải có xét nghiệm âm tính hoặc tiêm đủ liều vaccine hoặc khỏi bệnh COVID-19; Cấp 4 thì phải có xét nghiệm âm tính hoặc đã tiêm đủ liều hoặc khỏi bệnh COVID-19 và thực hiện cách ly 7-14 ngày tùy theo đối tượng.

Riêng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các chuyên gia, chủ doanh nghiệp, cơ sở sản suất, kinh doanh, công nhân… ở ngoài tỉnh thuộc vùng cấp độ 3,4 ra vào tỉnh thường xuyên, trong ngày về thì phải đủ hai mũi vaccine hoặc khỏi bệnh COVID-19 hoặc xét nghiệm âm tính.

Người dân ra khỏi tỉnh không cần xin phép.

4. Vĩnh Long: ngoài 6 ấp, tổ Cấp 4, còn lại trên địa bàn tỉnh theo Cấp độ 2, áp dụng từ ngày 16-10 đến 31-10-2021.

Tỉnh duy trì các chốt kiểm soát của tỉnh, huyện, xã giáp ranh các tỉnh lân cận và giáp địa bàn nguy cơ cao, rất cao, đảm bảo không gây ách tắc lưu thông hàng hóa, sản xuất kinh doanh và đi lại, sinh hoạt của người dân.

Người dân hạn chế ra đường khi không cần thiết từ 21 giờ hôm trước đến 4 giờ hôm sau.

Người dân ra vào tỉnh thực hiện theo quy định của Bộ Y tế và GTVT. Riêng đối với người dân trong tỉnh ra khỏi tỉnh và trở về, người từ tỉnh, thành khác đến ngoài các yêu cầu theo quy định của hai bộ trên thì phải thực hiện cách ly theo quy định phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

Đối với người tham gia thực hiện các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, nhà đầu tư muốn đến đầu tư, làm việc tại tỉnh… phải đảm bảo các điều kiện tiêm đủ liều vaccine, có xét nghiệm RT-PCR âm tính, khai báo với chính quyền địa phương trước khi đến Vĩnh Long, bố trí ở và làm việc tại địa điểm có phương án phòng, chống dịch theo quy định.


Cần Thơ áp dụng phòng, chống dịch theo Cấp 1, việc đi lại của người dân thuận tiện. Ảnh: NHẪN NAM

5. Cần Thơ: Áp dụng Cấp 1, thực hiện từ ngày 18-10

Người đến/về từ địa bàn cấp 1, 2 không chỉ định xét nghiệm, người dân cung cấp thông tin tại các Điểm hỗ trợ khai báo y tế của TP, tự theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày.

Người đến từ vùng cấp 3,4, việc giám sát, xét nghiệm, cách ly thực hiện theo Kế hoạch 207 ngày 6-10-2021 của UBND TP [tùy theo đối tượng sẽ cách ly tại nhà hoặc tập trung]; Người trên 65 tuổi, người có bệnh nền, dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng [chưa tiêm đủ liều vaccine] cách ly tại nhà 7 ngày; Người tham gia đoàn công tác theo quyết định của cơ quan nhà nước và lực lượng tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch thực hiện theo Công văn 6386, 7316 của Bộ Y tế.

Khuyến khích người dân hạn chế ra khỏi TP; nếu nơi đến cần giấy xác nhận của nơi đi thì liên hệ UBND cấp xã nơi sinh sống.

6. Hậu Giang: Áp dụng Cấp độ 2 từ ngày 19-10 [73/75 xã phường thị trấn cấp 2; bốn ấp của hai xã, thị trấn thuộc cấp 3 và một xã cấp 4].

Trưa ngày 20-10, Hậu Giang dỡ bỏ chốt kiểm soát trên QL1A, nhưng duy trì các chốt kiểm soát phòng, chống dịch khu vực cửa ngõ ra, vào tỉnh nhằm kiểm soát người và phương tiện từ các địa bàn có dịch vào tỉnh.

Người dân trong khu vực cách ly [phong tỏa] hoặc cấp 4 không ra khỏi nơi cư trú. Người trong khu vực cấp 1,2,3 không di chuyển đến vùng cấp 4 hoặc khu cách ly [trong và ngoài tỉnh].

Người dân ở tỉnh khác đến Hậu Giang [hoặc người trong tỉnh đi ra ngoài trở về] phải khai báo y tế tại cơ sở y tế nơi đến và thực hiện việc theo dõi sức khỏe, cách ly tại nhà hoặc tập trung tùy theo đối tượng.

Nhà đầu tư, chuyên gia, những người thực hiện các công trình dự án đầu tư làm việc tại tỉnh phải tiêm đủ liều vaccine, trường hợp chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều thì phải xét nghiệm nhanh ngay khi đến.


Hậu Giang còn duy trì chốt kiểm soát ra vào cửa ngõ của tỉnh. Ảnh: CHÂU ANH

7. Sóc Trăng: áp dụng từ 17-10

Người dân được ra khỏi tỉnh. Người từ ngoài tỉnh vào nếu đã tiêm đủ liều vaccine hoặc khỏi bệnh COVID-19 và đến từ vùng không có dịch [nếu đến từ vùng dịch thì phải xét nghiệm âm tính] thì không phải cách ly. Các trường hợp còn lại vào tỉnh phải cách ly tại nhà hoặc tập trung tùy đối tượng.

Trong nội tỉnh, người ở vùng cấp 1,2 được đi qua lại; Nếu người vùng cấp 1,2 đi qua vùng cấp 3 và ngược lại thì phải tiêm đủ liều vaccine hoặc khỏi bệnh COVID-19, không được đến vùng cấp 4, trừ trường hợp đặc biệt.

8. Bạc Liêu: Áp dụng Cấp độ 2, từ ngày 20-10.

Người ra, vào tỉnh không cần làm thủ tục xin phép. 100% người vào tỉnh phải khai báo y tế tại các chốt kiểm soát.

Người từ vùng cấp 1, 2 đến nếu chưa tiêm vaccine thì phải tự theo dõi sức khỏe hoặc cách ly tại nhà 7 ngày tùy theo cấp độ. Những người còn lại thì không phải cách ly, đi lại không hạn chế; Người từ vùng cấp 3, 4 đến phải có xét nghiệm âm tính, tùy vào việc tiêm vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 mà mỗi trường hợp phải thực hiện theo dõi sức khỏe hoặc cách ly từ 7-14 ngày.

9. Cà Mau: Áp dụng từ ngày 16-10

Người vào tỉnh phải khai báo y tế. Trong đó, người đến từ vùng cấp 1, 2 thì cho vào tỉnh. Người đến từ vùng cấp 3, 4 khi vào tỉnh phải có xét nghiệm âm tính, và tùy theo đối tượng sẽ được theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc cách ly tại nhà, tập trung từ 7-14 ngày.

Người tham gia các đoàn công tác thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Các địa phương mở lại nhiều hoạt động theo Nghị quyết 128

[PLO]- Nhiều tỉnh, thành đã xác định cấp độ nguy cơ và cho mở lại nhiều hoạt động theo Nghị quyết 128 của Chính phủ.

NHẪN NAM

[PLO]- Lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL lý giải việc áp dụng thời gian, đối tượng cách ly với người về quê khác với hướng dẫn của Bộ Y tế.

Ngày 6-10, Bộ Y tế có Công văn 8399 hướng dẫn các tỉnh, thành về việc áp dụng biện pháp phòng chống dịch đối với người về từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An.

Tuy nhiên, khi thực hiện, các địa phương vùng ĐBSCL vận dụng khác nhau về việc cách ly y tế với người về quê.

Nơi quán triệt theo “khung” của Bộ Y tế

TP Cần Thơ xây dựng kế hoạch chi tiết việc tiếp nhận người dân Cần Thơ trở về từ vùng dịch, kèm theo là các chính sách hỗ trợ và thực hiện tương đối tốt.

Bà con về đến Kiên Giang sẽ được kiểm tra y tế, phân loại trước khi cách ly. Ảnh: CHÂU ANH

Một số địa phương áp dụng cách ly tập trung với người dân về từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Các địa phương vẫn có thể linh hoạt cách thức thực hiện tùy vào đặc thù và điều kiện mà địa phương có, tất cả đều hướng đến việc làm sao kiểm soát dịch tốt nhất.

Một lãnh đạo Bộ Y tế nói vào chiều 7-10 

Theo ghi nhận, tại các chốt cửa ngõ TP Cần Thơ, mọi người dân trở về đều được kiểm tra y tế, giấy tờ tùy thân, chứng nhận tiêm vaccine để phân loại, cách ly phù hợp, đúng với hướng dẫn của Bộ Y tế.

Theo đó, với người chưa tiêm vaccine phòng COVID-19, Cần Thơ sẽ áp dụng biện pháp cách ly tập trung; với người đã tiêm hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 thì hướng dẫn để thực hiện cách ly tại nhà.

TP Cần Thơ cũng đã kích hoạt 37 khu cách ly tập trung; tăng cường hệ thống điều trị [ba tầng điều trị] và tiếp tục khảo sát, thành lập thêm các khu cách ly y tế tập trung.

Tương tự, tại An Giang, chiều 7-10, trao đổi với PV, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết: Tỉnh thực hiện đúng theo hướng dẫn tại Công văn 8399 của Bộ Y tế. “Quan điểm của tỉnh là tất cả đều được tiếp đón chu đáo và đảm bảo an toàn sức khỏe, cũng như được chăm lo đời sống để người dân an tâm” - ông nói.

Trong những ngày qua, An Giang đã tiếp nhận 42.000 người dân về quê.

Chỗ vận dụng gắn thực tế của địa phương

Tuy nhiên, một số nơi lại cho cách ly tập trung với tất cả người về địa phương hoặc cho cách ly “nghiêm ngặt” hơn so với hướng dẫn của Bộ Y tế.

Chiều 7-10, lý giải về sự khác biệt này, nhiều lãnh đạo các tỉnh ở ĐBSCL giải thích là địa phương đã có kế hoạch đón người tự về trước khi có hướng dẫn của Bộ Y tế và địa phương chậm ra văn bản thay thế.

Ví dụ, Hậu Giang đưa đi cách ly tập trung tất cả người tự về. Theo ông Đồng Hoàng Dũng, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn UBND tỉnh Hậu Giang, hiện tổ giúp việc đang nghiên cứu soạn thảo văn bản theo hướng dẫn của Bộ Y tế về việc cho bà con cách ly tại nhà khi trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh thông qua sẽ triển khai để giảm áp lực cho các khu cách ly tập trung.

Tương tự, Bạc Liêu dự kiến hôm nay [8-10] sẽ có văn bản thay cho phương án cách ly đã thực hiện trước đó, theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

Riêng Kiên Giang thì đã cho cách ly y tế tại nhà trước khi Bộ Y tế có công văn hướng dẫn.

Riêng Cà Mau, trao đổi với PV, ông Nguyễn Đức Thánh, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn UBND tỉnh Cà Mau, cho biết về cơ bản, tỉnh thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tuy nhiên, diễn biến dịch ở địa phương còn phức tạp, một số ổ dịch vẫn còn, có trường hợp điều trị xong nhưng khi về nhà tự cách ly thêm 10 ngày thì tái nhiễm. “Vì vậy, với người đủ điều kiện được cách ly tại nhà [đã tiêm vaccine, đã khỏi bệnh], tỉnh cho cách ly tại nhà 14 ngày và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo…” - ông Thánh nói.

Cũng theo ông Thánh, lẽ ra Cà Mau đã nới lỏng giãn cách theo Chỉ thị 19 từ ngày 4-10 nhưng phải hoãn, tiếp tục áp dụng Chỉ thị 15 có tăng cường. “Khi vận dụng hướng dẫn của bộ, tỉnh cân nhắc, thận trọng và căn cứ thực tế đưa ra thời hạn cách ly để đảm bảo công tác phòng chống dịch hiệu quả, đảm bảo an toàn cho cộng đồng” - ông Thánh lý giải.

Ông Văn Công Minh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, cho biết sở đang tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, quyết định phương án cách ly đối với các công dân từ địa phương khác về trên tinh thần công văn của Bộ Y tế. Hiện tỉnh đã tiếp nhận hơn 5.000 công dân từ các địa phương về Vĩnh Long, trong đó có 30 ca dương tính với COVID-19.

Bộ Y tế đưa ra khung cách ly với người về quê

Theo Công văn 8399/BYT-MT ngày 6-10 của Bộ Y tế, các địa phương tiếp nhận, thực hiện cách ly với người về từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An như sau:

Những người đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng sáu tháng thì tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong bảy ngày, luôn thực hiện thông điệp 5K; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất; nếu có dấu hiệu bất thường như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác thì báo cho cơ quan y tế.

Với những người tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19 [một liều - PV]: Thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú trong bảy ngày; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong bảy ngày tiếp theo và luôn thực hiện thông điệp 5K; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ bảy kể từ ngày về địa phương.

Với người chưa tiêm vaccine phòng COVID-19: Thực hiện cách ly 14 ngày; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo và luôn thực hiện thông điệp 5K; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ bảy và ngày thứ 14. 

NHÓM PHÓNG VIÊN

Video liên quan

Chủ Đề