Tuyến yên ở đâu

02/12/2017 10:26

U tuyến yên là khối u phát triển từ tế bào tuyến yên. Đây là u lành tính, phát triển chậm. U tuyến yên nằm ở hố yên [ở nền sọ ngay phía sau gốc mũi]. Tuyến yên tiết nhiều nội tiết tố [hormone] quan trọng điều khiển nhiều tuyến nội tiết khác của cơ thể. U tuyến yên là một trong 4 loại u trong sọ hay gặp nhất [u di căn não, u màng não, u tế bào thần kinh đệm và u tuyến yên].

Mỗi năm, tại Bệnh viện Việt Đức, chúng tôi điều trị và phẫu thuật hơn 400 bệnh nhân u tuyến yên. Đây là một trong những cơ sở y tế điều trị nhiều bệnh u tuyến yên nhất tại Việt Nam.

Hình ảnh khối u tuyến yên trong sọ

Sinh bệnh học:

Tuyến yên có nhiều loại tế bào tuyến khác nhau, mỗi loại tế bào tuyến tiết một loại nội tiết tố [hormone] tương ứng và tác động lên các cơ quan hay tuyến nội tiết khác của cơ thể. U tuyến yên có nhiều loại nhưng có thể chia thành 2 nhóm chính: u tuyến yên tăng tiết và u tuyến yên không tăng tiết. Nhóm u tuyến yên tăng tiết là u tuyến yên xuất phát từ những tế bào tiết ra nội tiết tố. Những tế bào tiết nội tiết tố của tuyến yên phát triển thành khối u, tiết ra quá nhiều nội tiết tố trong máu. Những nội tiết tố này tác động tới các cơ quan hoặc tuyết nội tiết khác của cơ thể và làm rối loạn các hoạt động.

Ví dụ, u tuyến yên xuất phát từ tế bào tuyến tiết prolactin gây tăng nồng độ prolactin máu. Nồng độ prolactin ở bệnh nhân u tuyến yên [u tăng tiết prolactin] có thể tăng nhiều lần hoặc hàng trăm hay hàng nghìn lần. Chúng tôi đã từng điều trị một số bệnh nhân u tuyến yên có nồng độ prolactin hơn 900 000 đơn vị [nồng độ bình thường 200-500 đơn vị]. U tuyến yên xuất phát từ tế bào tuyến yên tiết nội tiết tố tăng trưởng GH [growth hormone] làm tăng nồng độ nội tiết tố này trong máu và làm bệnh nhân phát triển bất thường. Nồng độ GH tăng cao trong máu.

Nhóm u tuyến yên không tăng tiết là những u tuyến yên xuất  phát từ những tế bào tuyến không tiết nội tiết tố. Nội tiết tố tuyến yên ở những bệnh nhân này không tăng cao trong máu, ngược lại đôi khi bị giảm. Khối u tuyến yên phát triển to dần, chèn ép những tế bào tuyến yên lành bên cạnh, làm giảm hoặc rối loạn tiết nội tiết tố. Khối u to dần chèn ép các cấu trúc não liền kề gây hội chứng chèn ép như các u trong sọ khác.

U tuyến yên có hay gặp không?

U tuyến yên khá hay gặp. Theo nhiều nghiên cứu, cứ 10 người trưởng thành có 1 người bị u tuyến yên. Những phần lớn những khối u tuyến yên này rất nhỏ, không có triệu trứng lâm sàng hoặc không bao giờ có dấu hiệu gì và không cần thiết điều trị. Tỷ lệ bệnh nhân u tuyến yên phải điều trị chiếm tỷ lệ rất thấp. Khối u tuyến yên chiếm 25% khối u trong sọ được phẫu thuật.

U tuyến yên có những loại nào?

Có nhiều cách phân loại u tuyến yên. Phân loại dựa theo tế bào tiết nội tiết tố [như đã mô tả trong phần sinh bệnh học] chia u tuyến yên thành hai nhóm u tăng tiết và u không tăng tiết. Phân loại dựa theo kích thước cũng chia u tuyến yên thành hai nhóm: u tuyến yên nhỏ [Microadenoma] là u tuyến yên nhỏ hơn 1cm, u tuyến yên lớn [Macroadenoma] là u tuyến yên lớn hơn hoặc bằng 1cm. Phân loại u tuyến yêu dựa theo tốc độ phát triển chia u tuyến yên thành hai nhóm: u tuyến yên phát triển chậm, và u tuyến yên phát triển nhanh [aggressive pituitary adenoma].

Nguyên nhân u tuyến yên:

Giống phần lớn các khối u trong sọ hoặc khối u khác, nguyên nhân gây bệnh khối u tuyến yên chưa rõ. Một số ít trường hợp có tính di truyền như gia đình bị bệnh khổng lồ [gigantism]. Hoặc một số trường hợp u tuyến yên ở bệnh cảnh nhiều loại u tuyến nội tiết nhóm 1.

Triệu chứng u tuyến yên:

Dấu hiệu người bệnh bị u tuyến yên phụ thuộc nhiều vào loại nội tiết tố khối u tiết ra, kích thước, vị trí, mức độ phát triển của khối u. Khối u tuyến yên phát triển thường gây ra 3 nhóm dấu hiệu:

-Dấu hiệu rối loạn nội tiết:

+Tăng tiết prolactin khiến người bệnh bị mất kinh nguyệt, chậm kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, tiết sữa ở vú [mặc dù không có thai, không có kinh]. Nhiều người bệnh đi chữa vô sinh khi làm xét nghiệm thấy nồng độ prolactin cao nên chuyển sang Bệnh viện Việt Đức phẫu thuật. Một số người bệnh đi chữa vô sinh nhiều năm mới phát hiện bị u tuyến yên tăng tiết prolactin. Người bênh nam giới có thể bị giảm ham muốn tình dục, giảm hoặc mất cương, bất lực.

+Tăng tiết nội tiết tố tăng trưởng GH [growth hormone] gây cho người bệnh phát triển với nhiều rối loạn khác như to đầu chi, mặt to, trán rộng, trán dô, cằm rộng, môi dày, da thô, bàn chân và ngón chân to [người bệnh không tìm được giầy vừa chân], bàn tay và ngón tay to [không đeo được nhẫn]… Nhìn khuôn mặt của người bệnh bị u tuyến yên tăng tiết GH [Acromegaly] rất đặc biệt. Có thể chẩn đoán ngay người bệnh dựa vào quan sát khuôn mặt. Bản than tôi đã gặp hai ông chồng đi chăm vợ bị ốm tại bệnh viện. Khi gặp ông chồng có khuôn mặt như mô tả trên, tôi nói “bác bị bệnh tuyến yên, nên khám và chụp phim”. Cả hai ông đều bất ngờ vì họ hoàn toàn không có hiểu hiện gì đặc biệt ngoài thấy tay chân to dần, da thô, không đi vừa dày dép cũ. Nhưng khi làm xét nghiệm và chụp cộng hưởng từ sọ não chẩn đoán xác định u tuyến yên tăng tiết GH và được phẫu thuật chữa khỏi.

Hình ảnh người bệnh 9 năm trước [trái] và khi phát hiện được u tuyến yên tăng tiết GH [phải].

+U tuyến yên tăng tiết ACTH gây bệnh Cushing. Người bệnh thường có dấu hiệu tăng cân, vết rạn da ở bụng, đùi, tay… cơ nhẽo, bụng to, tay chân nhỏ.

Vết rạn da đùi ở bệnh nhân bị u tuyến yên tăng tiết ACTH [Bệnh Cushing]

+Dấu hiệu suy tuyến yên: Khối u tuyến yên không tăng tiết chèn ép tế bào tuyến yên lành làm suy tuyến yên, giảm tiết các nội tiết tố gây các dấu hiệu như bất lực, vô sinh, rụng lông, mất ngon miệng, mệt mỏi, da khô, chậm phát triển hay chậm dậy thì ở trẻ em… Một số trường hợp chảy máu trong u tuyến yên có thể gây dấu hiệu suy tyến yên cấp với các dấu hiệu suy tuyến yên xuất hiện nhanh, đau đầu nhiều, đau đầu dữ dội, nhìn mờ nhanh. Suy tuyến yên do u tuyến yên chảy máu là một cấp cứu ngoại khoa thần kinh cần phải được xử trí nhanh, đúng và kịp thời.

-Dấu hiệu rối loạn nhìn:

Khối u tuyến yên nằm ngay ở hố yên, phía dưới giao thoa thị giác [nơi bắt chéo của hai dây thần kinh thị giác] nên khi u lớn, chèn ép gây rối loạn nhìn như nhìn mờ, bán manh [chỉ nhìn được một phía trong hay phía ngoài]. Khi bị bán manh, người bệnh chỉ nhìn thấy hình ảnh ngay phía trước mặt, không nhìn được vật ở phía bên ngoài thái dương [bán manh thái dương], hoặc không nhìn thấy vật ở phía trong [bán manh phía mũi]. Một số người bệnh nhận thấy được dấu hiệu bán manh, một số chỉ được bác sỹ phát hiện khi khám bệnh. U xâm lấn sang bên [vào xoang tĩnh mạch hang] gây lác mắt, nhìn đôi, tê bì mặt…do chèn ép dây thần kinh III, IV, V.

-Dấu hiệu khối u chèn ép gây tăng áp lực trong sọ:

U chèn ép trong sọ gây tăng áp lực trong sọ như đau đầu, nôn, buồn nô, rối loạn ý thức… thậm chí hôn mê.

[Mời các bạn đón đọc kỳ tới: Chẩn đoán và điều trị u tuyến yên]

PGS-TS Đồng Văn Hệ

Tác giả cuốn “Chẩn đoán và điều trị u tuyến yên”- NXB Y học 2017

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.

Tuyến yên hay còn gọi là tuyến não thùy là một tuyến nội tiết có kích thước bằng hạt đậu và khối lượng 0.5g [0.018 oz] nằm ở sàn não thất ba, trong hố yên của thân xương bướm. Đây là một tuyến quan trọng giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác.

Tuyến yên

Vị trí tuyến yên [mũi tên]

Mô phỏng tuyến yên trong não

Chi tiếtĐịnh danhLatinhhypophysis, glandula pituitariaMeSHD010902NeuroLex IDbirnlex_1353TAA11.1.00.001FMA13889Thuật ngữ giải phẫu

[Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu Wikidata]

Đặc biệt tuyến yên có vai trò sản xuất hormone tăng trưởng [viết tắt là GH] quyết định đến sự phát triển chiều cao. Khi tuyến yên hoạt động bình thường, nó sẽ tiết ra rất nhiều hormone tăng trưởng, đặc biệt là trong khi ngủ [từ 10:00 đến 1:00 sáng]. Hormone tăng trưởng ảnh hưởng đến hầu hết các mô của cơ thể, làm tăng số lượng và kích thước của các tế bào [1]

Ngoài ra, tuyến yên cũng tạo ra sự tương tác giữa hormone tăng trưởng và somatomedin trong chuyển hóa protein để thúc đẩy tăng trưởng sụn và tăng trưởng cơ thể và kích thích sự kết hợp của sulfate vào sụn. Đồng thời, dưới tác dụng của hormone tăng trưởng, lipid được sử dụng để tạo ra năng lượng cần thiết để tiết kiệm protein cho sự tăng trưởng cơ thể và kích thích tăng trưởng chiều cao tối đa.

Dựa vào hình thể, nguồn gốc thai và chức năng, người ta chia tuyến yên làm ba thùy: thùy trước, thuỳ giữa và thuỳ sau.

Thùy trước tuyến yên [tuyến yên bạch]

Thùy trước được chia làm 3 phần: phần phễu, phần trung gian, và phần xa [hay phần hầu]. Thùy trước tuyến yên có tính chất là một tuyến nội tiết thật sự, nó gồm hai loại tế bào:tế bào ưa acid tiết ra hormon GH và Prolactin, tế bào ưa kiềm tiết ra ACTH, TSH, FSH, LH, Lipoprotein...

Chức năng: các hormon này tham gia vào rất nhiều hoạt động quan trọng của cơ thể như: quyết định sự tăng trưởng của cơ thể [GH], sự tăng trưởng và phát triển các tuyến sinh dục [LH, FSH]. Đặc biệt các hormon tuyến yên còn có tác động điều hòa hầu hết các tuyến nội tiết khác, nên người ta gọi tuyến yên là đầu đàn trong các tuyến hệ nội tiết.

Thuỳ sau tuyến yên

Gồm các tế bào giống như các tế bào mô thần kinh đệm,các tế bào này không có khả năng bài tiết hormon. Chúng chứa các hormon do vùng dưới đồi bài tiết ra đó là Vasopressin và Oxytoxin. Chức năng của Vasopressin [ADH]:hay còn gọi là hormon làm tăng hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp. Nếu thiếu hormon này thì nước không thể tái hấp thu ở thận gây bệnh đái tháo nhạt. Oxytoxin: đây là hormone làm tăng co bóp cơ tử cung. Phụ nữ có thai thường có nồng độ hormone này tăng cao trong máu. Đến giai đoạn sinh, tác dụng của oxytoxin làm co bóp mạnh cơ tử cung và đẩy thai nhi ra ngoài

Thuỳ giữa tuyến yên

Thường phát triển mạnh ở động vật cấp thấp, ở người chỉ phát triển ở trẻ nhỏ. Thuỳ giữa tuyến yên tiết ra MSH có tác dụng phân bố sắc tố da. Động mạch cung cấp máu cho tuyến yên là hai nhánh: động mạch tuyến yên trên và động mạch tuyến yên dưới, cả hai đều xuất phát từ động mạch cảnh trong.

  1. ^ Vai trò của tuyến yên

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tuyến yên.
Tra pituitary gland hoặc hypophysis trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary
  • Tuyến yên tại Encyclopædia Britannica [tiếng Anh]
  • Ảnh mô học: 14201loa – Hệ thống học tập môn mô học tại trường Đại học Boston
  • The Pituitary Gland, from the UMM Endocrinology Health Guide Lưu trữ 2010-06-20 tại Wayback Machine
  • Oklahoma State, Endocrine System
  • The Pituitary Foundation
  • The Pituitary Network Association -- pituitary.org

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tuyến_yên&oldid=67953129”

Video liên quan

Chủ Đề