Ủa sinh thái là gì

  • Hệ sinh thái là gì?
  • Các thành phần của hệ sinh thái
  • Phân loại hệ sinh thái
  • Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
  • Ví dụ về hệ sinh thái

Hệ sinh thái có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con người cụ thể như việc giữ gìn tài nguyên đất, ngăn chặn sạt lở, bão lụt, đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái tự nhiên đó là khả năng tự lập lại cân bằng, Hệ sinh thái là gì? Ví dụ về hệ sinh thái.

Hệ sinh thái là gì?

Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã [sinh cảnh], trong hệ sinh thái các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

Các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một thể thống nhất tương đối ổn định.

Các thành phần của hệ sinh thái

Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:

– Các thành phần vô sinh như đất đá, nước, thảm mục,…

– Sinh vật sản xuất là thực vật.

– Sinh vật tiêu thụ gồm có động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.

– Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm,…

Phân loại hệ sinh thái

Hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt là ba nhóm hệ sinh thái chính. Tuy nhiên, các nhóm này lại được chia ra nhiều hệ sinh thái nhỏ hơn:

– Hệ sinh thái trên cạn gồm các hệ sinh thái rừng nhiệt đới, savan, sa mạc, hoang mạc, thảo nguyên,…

– Hệ sinh thái nước mặn gồm các hệ sinh thái ven bờ biển, rừng ngập mặn, cỏ biển, san hô, vùng khơi,…

– Hệ sinh thái nước ngọt gồm hệ sinh thái nước đứng [ao, hồ], hệ sinh thái nước chảy [sông, suối],…

Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn

Chuỗi và lưới thức ăn biểu hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã.

Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

Ví dụ Thức ăn của chuột là lúa và động vật ăn thịt chuột là rắn.

Tương tự:

Sâu ăn lá —> Bọ ngựa —> Rắn

Cây xanh —> Sâu -> Bọ ngựa

Rau muống —> Lợn —> Người

Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau, vừa là sinh vật bị mắt xích phía trước tiêu thụ.

Trong tự nhiên, một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà đồng thời còn tham gia vào các chuỗi thức ăn khác. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn.

Các sinh vật trong quần xã gắn bó với nhau bởi nhiều mối quan hệ trong đó quan hệ dinh dưỡng có vai trò quan trọng được thể hiện qua chuỗi và lưới thức ăn.

Một lưới thức ăn hoàn chỉnh ao gồm 3 thành phần chủ yếu là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

Ví dụ về hệ sinh thái

Ví dụ: Trong một khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn đóng vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng. Động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động với môi trường sống của chúng rất chặt chẽ tạo thành hệ sinh thái.
Thực tế hiện nay nhiều hoạt động của con người gây hậu quả xấu đối với môi trường, làm mất các loài sinh vật, làm suy giảm các hệ sinh thái hoang dã, làm mất cân bằng hệ sinh thái.

Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá hủy thảm thực vật, từ đó gây ra xói mòn và thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lụt lội, lũ quét,…

Tuy nhiên với sự hiểu biết ngày càng tăng, con người đã và đang nỗ lực để khắc phục tình trạng đó đồng thời bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên bằng những biện pháp như:

– Hạn chế phát triển dân số quá nhanh.

– Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.

– Bảo vệ các loài sinh vật.

– Phục hồi và trồng rừng mới.

1. Giới hạn sinh thái

- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định của môi trường, trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian, nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật không tồn tại được.

- Trong giới hạn sinh thái có điểm giới hạn trên [max], điểm giới hạn dưới [min], khoảng cực thuận [khoảng thuận lợi] và các khoảng chống chịu. Vượt ra ngoài các điểm giới hạn, sinh vật sẽ chết.

+ Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho loài sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

+ Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.

- Giới hạn sinh thái của mỗi loài là khác nhau.

Một ví dụ về giới hạn sinh thái của sinh thái của cá rô phi:

+ Giới hạn sinh thái từ 5,60C đến 420C.

+ Nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên.

+ Khoảng nhiệt độ thuận lợi cho các chức năng sống của cá là từ 200C đến 350C.

+ Khoảng nhiệt độ chống chịu là từ 5,60C đến 200C và từ 350C đến 420C.

- Những loài có giới hạn sinh thái rộng với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố rộng, những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố hẹp.

- Ở cơ thể còn non hoặc cơ thể trưởng thành nhưng trạng thái sinh lí thay đổi, giới hạn sinh thái đối với nhiều nhân tố bị thu hẹp.

2. Nơi ở và ổ sinh thái

a. Khái niệm

- Nơi ở là địa điểm cư trú của loài.

- Ổ sinh thái là cách sinh sống của loài đó, là một “không gian sinh thái” [hay không gian đa diện] mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

b. Ví dụ về các ổ sinh thái:

- Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi... của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.

Ví dụ như chim ăn sâu, chim ăn hạt cây, trong đó có chim ăn hạt lớn, chim ăn hạt vừa, chim ăn hạt nhỏ do khác nhau về kích thước mỏ.

- Như vậy, tuy chúng cùng nơi ở nhưng thuộc các ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau.

2. Ý nghĩa của việc phân hóa ổ sinh thái:

- Trong thiên nhiên, các loài có ổ sinh thái giao nhau hoặc không giao nhau. Những loài có ổ sinh thái giao nhau, khi phần giao nhau càng lớn, sự cạnh tranh càng khốc liệt, có thể loại trừ nhau, loài thua cuộc bị tiêu diệt hoặc phải rời đi nơi khác. Do đó, các loài gần nhau về nguồn gốc khi sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn, chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái để tránh cạnh tranh.

- Có nhiều loài cùng nơi ở nhưng lại không cạnh tranh với nhau do chúng có ổ sinh thái khác nhau.

- Phạm vi của nơi ở rất biến đổi, có khi hẹp, có khi rộng và thường bao gồm nhiều ổ sinh thái, nhất là ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau của các loài. Chẳng hạn, trên một tán cây có nhiều loài chim cư ngụ. Chúng chung sống được ở đây vì mỗi loài có ổ sinh thái riêng: loài ăn hạt, loài hút mật, loài ăn sâu bọ, loài ăn thịt. Song nếu số lượng các loài quá đông, không gian trở nên chật hẹp thì chúng lại cạnh tranh với nhau về nơi ở.

- Theo Odum, nơi ở chỉ ra “địa chỉ” của sinh vật, còn ổ sinh thái chỉ ra “nghề nghiệp” của nó với hàm ý sinh vật sống “ở đâu” và dựa vào “những cái gì”, “phương thức khai thác chúng ra sao” để tồn tại và phát triển một cách ổn định, lâu dài.

- Trong các ổ sinh thái thì ổ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhất bởi vì chức năng dinh dưỡng chi phối tất cả các chức năng khác. Các loài cạnh với nhau khi chúng có ổ sinh thái trùng nhau. Mức độ cạnh tranh mạnh hay yếu phụ thuộc vào ổ sinh thái trùng nhau nhiều hay ít.

Chủ Đề