Ưu điểm của phương pháp trắc nghiệm

Trắc nghiệm là phương pháp kiểm tra nhanh các kiến thức, kỹ năng của mọi người thông qua việc đánh giá bằng các câu hỏi đúng sai hoặc lựa chọn đáp án A, B, C.

Từ năm 2017, Bộ GD&ĐT đã thay đổi phương án thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia [THPTQG] từ hình thức thi tự luận truyền thống sang thi trắc nghiệm [trừ môn Văn vẫn thi theo tự luận truyền thống]. Vấn đề này được thông qua và nhận được nhiều nhận xét khác nhau. Tuy mới triển khai năm đầu tiên nhưng kỳ thi vừa qua đã thu được kết quả cao hơn mong đợi, nhưng dù là thi tự luận hay trắc nghiệm thì mỗi hình thức sẽ có ưu thế và nhược điểm khác nhau.

Hãy cùng AZtest tìm hiểu về hình thức thi trắc nghiệm để phần nào hiểu rõ hơn nhé!

1. ƯU ĐIỂM

Hình thức thi trắc nghiệm sẽ ứng dụng được CNTT vào quá trình chấm thi: Mỗi thí sinh đều được phát một mẫu phiếu trả lời câu hỏi trắc nghiệm, thí sinh phải điền đầy đủ thông tin vào đó kèm theo đáp án, máy tính sẽ tự động chấm bài mà không cần phải có giáo viên chấm thi như trước.

Mẫu phiếu trả lời trắc nghiệm thi trên giấy trước đây

  • Nhanh chóng và khách quan hơn so với chấm thi bằng tay: Việc chấm thi bằng máy sẽ công bằng và khách quan hơn. Nếu như chấm tay, giáo viên có thể châm chước bỏ qua bớt các lỗi sai hoặc vớt điểm cho thí sinh nhưng đối với chấm thi bằng máy thì mọi thứ đều là tự động, chỉ có một số người người điều khiển máy nên điều này sẽ rất công bằng cho các thí sinh.
  • Sử dụng máy tính Casio có thể giải quyết được một số câu dễ và tương đối: Hiện nay một số máy tính Casio đã được nâng cấp dần và thông minh. Có những câu rất phức tạp nếu giải tay thì rất lâu nhưng chỉ cần nhập vào máy tính thì 30s sau sẽ ra kết quả ngay. Vậy nên chuyển sang thi trắc nghiệm thì máy tính Casio là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời.

    Lợi ích của máy tính CASIO trong bài thi trắc nghiệm

  • Tiết kiệm thời gian, chi phí triển khai: Rút ngắn thời gian thi, tổ chức thi tại các cụm thi tập trung nên tiết kiệm được nhiều chi phí cho nhà nước.
  • Biết kết quả thi sớm hơn: Nếu như với hình thức thi tự luận, việc chấm thi sẽ do đại diện các giáo viên của các trường THPT trên cả nước tham gia chấm thi và chấm theo kiểu thủ công nên thời gian có kết quả sẽ chậm hơn. Nếu là chấm trên máy, chỉ cần bỏ bài làm vào và máy tính sẽ chạy tự động và có thể chỉ trong thời gian ngắn [10 ngày hoặc 20 ngày sau sẽ có kết quả trên toàn quốc].
  • Yên tâm hơn về kết quả thi: Đáp án của bài thi là 1 trong 4 đáp án A, B, C, D nên có thể sẽ yên tâm hơn về kết quả của mình.
  • Điểm thi chia đều cho các câu: Nếu như bài thi tự luận thì các câu sẽ có các thang điểm khác nhau tùy theo mức độ dễ khó; còn đối với bài thi trắc nghiệm thì điểm sẽ chia đều cho 50 câu, tức là 1 câu 0,2 điểm
  • Cấu trúc đề thi theo thứ tự tăng dần độ khó: từ câu 1 đến câu 50 sẽ được nâng dần cấp độ vì thế bạn nên làm theo thứ tự từ 1 đến 50 chứ không nên bỏ qua câu nào.

2. NHƯỢC ĐIỂM

- Làm giảm khả năng tư duy của học sinh: Nếu như thi theo hình thức tự luận thì học sinh sẽ phải suy nghĩ về hướng giải quyết một bài toán, một câu hỏi và xem xét phải trình bày như thế nào cho hợp lý thì theo hình thức thi trắc nghiệm thí sinh không cần phải chú trọng nhiều vào việc trình bày mà chỉ tập trung vào kết quả sẽ như thế nào. Đây là hạn chế lớn nhất của thi trắc nghiệm, giáo viên sẽ không thể diễn biến tư duy của thí sinh trong quá trình làm bài.

- Không đánh giá được khách quan năng lực của thí sinh: Theo hình thức thi trắc nghiệm sẽ khó đánh giá được năng lực thực sự của thí sinh vì sẽ có thành tố may rủi. Nhiều thí sinh có năng lực và làm bài thực sự nhưng cũng không ít người gọi là đánh lụi [đánh bừa] và tự nhiên đúng. Điều này sẽ không công bằng cho các thí sinh khác.

- Đề thi mang tính bao quát cao và rộng: Nếu như thi tự luận lượng kiến thức sẽ ít hơn, tập trung vào từng dạng và coi trọng đến cách trình bày hơn; còn đối với thi trắc nghiệm thì ngược lại, lượng kiến thức thì vô tận, có nhiều dạng mới và đào sâu tất cả những gì có trong sách giáo khoa, nhưng đối với thi trắc nghiệm thì không cần bận tâm nhiều đến cách trình bày.

- Áp lực về thời gian thi: Rút ngắn thời gian thi ít lại trong khi đó lượng kiến thức vô cùng lớn, thí sinh nào học không chắc kiến thức sẽ không làm được dẫn đến tình trạng chọn đáp án một cách ngẫu nhiên

- Gây áp lực cho phụ huynh, học sinh và hơn hết là giáo viên: Họ phải tìm cách đổi mới phương pháp dạy, thay đổi giáo án, thay đổi cách kiểm tra, ôn tập... để làm sao cho học sinh mình có thể hiểu và nắm bắt kiến thức kịp thời, giải đề nhanh và chính xác… Nếu giáo viên không hướng dẫn kỹ thì học sinh cũng không biết phải đi theo hướng nào.

- Rất khó soạn đề vì thế đối với một số giáo viên lớn tuổi: Họ không quen sử dụng CNTT nếu chuyển qua thi trắc nghiệm thì họ sẽ phải sử dụng CNTT để tạo đề hoặc thu thập các đề thi, do đó họ sẽ chậm hơn những giáo viên khác.

Trên đây là một vài ưu nhược điểm của hình thức thi trắc nghiệmAZtest chia sẻ. Các bạn có thể tham khảo và thông qua đó để có cái nhìn mới mẻ hơn về hình thức thi trắc nghiệm này. Hình thức nào cũng sẽ có những điểm hay riêng, nếu bạn học tốt, kiến thức chắc chắn thì dù thi theo hình thức nào đi nữa cũng không thể làm khó bạn được.

Chúc các bạn ôn tập và thi tốt trong kỳ thi THPTQG sắp tới!

>>> XEM THÊM: Bật mí cách làm bài thi trắc nghiệm trực tuyến môn Toán hiệu quả


--------------------------------------------
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do
 CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VÀ DỊCH VỤ NGUỒN MỞ THUẬN ĐỨC phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.

Liên hệ hotline 02337774455 hoặc Fanpage //m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. 1. Máu của bạn chiếm bao nhiêu % nước? 1. a. 30% b. 48% c. 78% d. 85% 2. Đặc điểm nào sau đây của ở phôi người lặp lại đặc điểm của cá? a. Lúc 2 tháng có đuôi dài b. Bộ não 5 tháng có 5 phần riêng rẽ. c. Giai đoạn giữa của phôi thường có vài ba đôi vú d. Cả 3 đặc điểm đã nêu 3. Hai câu hỏi trên thuộc loại câu hỏi: a. Trắc nghiệm b. Tự luận. a và b đều sai d. Một đáp án khác. c.
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TPHCM KHOA CNSH-KTMT BỘ MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HOC ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM ̃ ̣ ̃ GV: ĐINH NGUYÊN TRONG NGHIA ́ Nhom 6 SVTH: Nguyễn thành Đạt Nguyễn Thị Hồng Hoàng Thị Hoa Nguyễn Thanh Thiên Hương Trần Thị Hương Lê Thị Kim Liên Nguyễn Thị Liên Lê Văn Thử
  3. NỘI DUNG: 1. Khái niệm 2. Phân loại và giải quyết câu hỏi khi nào thì sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan. 3. Ưu, nhược điểm của phương pháp trắc nghiệm. 4. So sánh phương pháp trắc nghiêm trong nghiên cứu khoa học và giáo dục. 5. Tài liệu tham khảo.
  4. 1. Khái niệm 1. Theo nghĩa chữ Hán"trắc" có nghĩa là "đo lường", "nghiệm" là "suy xét", "chứng thực". Như vậy “trắc nghiệm là sự kiểm chứng”. Trắc nghiệm xuất hiện từ thế kỷ 19 do một nhà khoa học người Mỹ nghĩ ra nhằm thủ đánh giá trí thông minh của con người. Sau đó, hai nhà tâm lý học người Pháp soạn ra bộ giáo án trắc nghiệm. Và tuỳ theo quan niệm của mỗi người mà có những câu trả lời khác nhau, nhưng xét một cách tổng quát thì: “ Trắc nghiệm là một phép lượng giá cụ thể ở mức độ, khả năng thể hiện hành vi trong lĩnh vực nào đó”.
  5. 1. Khái niệm 1. Như vậy: trong nghiên cứu khoa học phương pháp trắc nghiệm là một phép lượng giá mức độ, khả năng của quá trình nghiên cứu. Hay: trắc nghiệm là loại câu hỏi đóng – loại câu hỏi mà người ta trả lời bằng cách chọn 1 phương án có sẵn để đánh dấu. Trong đó phép lượng giá này có thể đã được chứng minh và trở thành điều đã biết hoặc chưa được chứng minh và đang trong quá trình nghiên cứu chứng minh.
  6. 2. Phân loại trắc nghiệm 2.
  7. 2. Phân loại trắc nghiệm 2. oại viết thường được sử dụng nhiều nhất Vì: Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học: Viết đóng vai trò rất quan trọng để Nhà khoa học, Nhà nghiên cứu có thể gây thuyết phục hơn cho người đọc người nghe, nó còn là một bản báo cáo về công trình nghiên cứu hoàn chỉnh cũng như đóng góp một phần lớn cho kho tàng kiến thức của nhân loại
  8. 2. Phân loại trắc nghiệm 2. Còn cụ thể trong một góc cạnh của giáo dục: thì viết mang những ưu điểm như:  Cho phép kiểm tra nhiều người cùng một lúc;  Cho phép người trả lời cân nhắc nhiều hơn khi trả lời;  Có thể đánh giá một vài loại tư duy ở mức độ cao;  Cung cấp các bản ghi trả lời để nghiên cứu kỹ khi đánh giá.  Dễ quản lý vì người đánh giá không tham gia trực tiếp vào bối cảnh kiểm tra.
  9. 2. Phân loại trắc nghiệm 2. Câu nhiều lựa chọn [có cách trả lời đơn giản và được sử dụng phổ biến nhất] thường có hai phần: phần dẫn thường nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi, phần sau là phương án để chọn thường được đánh dấu bằng các chữ cái a, b, c, d…. Trong các phương án để chọn chỉ có một phương án chọn là đúng hoặc đúng nhất.
  10. Trắc nghiệm khách quan: Câu nhiều lựa chọn Tr Ví dụ: Ví Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học: Khi một người Nghiên cứu sinh đã nghiên cứu về nhiệt độ cấp đông phù hợp cho rau quả trong quy trình sản xuất rau quả đông lạnh thì người này đã đưa ra một ssoos khả năng nhiệt độ dự trù là tối ưu: Nhiệt độ [oC] 0 -18 -25 -35 Nhiệt độ cấp đông tối ưu × Cụ thể trong góc cạnh giáo dục: Học thuyết tiến hóa của Darwin ra đời năm: a.1658 b. 1758 c.1858 d.1958 Đáp án: c
  11. Trắc nghiệm khách quan: Câu ghép đôi Tr Câu ghép đôi: Câu ghép đôi yêu cầu phải có định hướng rõ của việc ghép đôi, nên đánh số ở cột bên này và chữ ở cột bên kia; các dòng trên mỗi cột phải tương đương về nội dung hình thức, độ dài và cấu trúc ngữ pháp; tránh dùng các câu phủ định, đặc biệt là phủ định hai lần. Câu ghép đôi đòi hỏi người trả lời phải ghép đúng từng cặp nhóm từ ở hai cột với nhau sao cho phù hợp vể ý nghĩa.
  12. Ví Ví dụ: Hãy tìm ở cột bên phải 1 đại phân tử sinh học ứng với Hãy khái niệm của nó ở cột bên trái Như vậy: 1–b 2–d 3–c 4–a
  13. Tr Trắc nghiệm khách quan: Câu điền khuyết Câu điền khuyết: Yêu cầu: nêu một mệnh đề có khuyết một bộ phận, người trả lời phải nghĩ ra nội dung thích hợp để điền vào chỗ trống. Với loại câu này người viết cần thiết kế sao cho có thể trả lời bằng một từ đơn nhất mang tính đặc trưng [người, vật, địa điểm, thời gian hoặc khái niệm]. Trong câu chỉ để một chỗ trống để điền đáp án, đồng thời cung cấp đủ thông tin để người trả lời chọn từ trả lời và chỉ có một lựa chọn là đúng.
  14. Tr Trắc nghiệm khách quan: Câu điền khuyết • Ví dụ: Francois Jacob đã noi: “Sinh vât hoc……… có muc ́ ̣ ̣ ̣ đich giai thich cac đăc tinh cua cơ thể sông thông qua ́ ̉ ́ ́ ̣́ ̉ ́ câu truc cac phân tử thanh phân”. Hãy chọn từ dưới đây ́ ́ ́ ̀ ̀ điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu noi trên: ́ ̣ ̣ b. Cổ điên ̉ ́ ̉ d. Ở thể kỉ a. Hiên đai c. Phat triên 19 ́́ • Đap an: a
  15. Ví dụ khac: ́ Ph. Ăng ghen viết: “Khi xã hội có nhu cầu về kỹ Ph. thuật thì nó thúc đẩy khoa học phát triển hơn mười [ ………………………]”. Hãy chọn từ dưới đây điền vào chỗ trống để hoàn thiện luận điểm trên. a. Nhà phát minh; c. Tiến sỹ khoa học; b. Trường đại học; d. Viện nghiên cứu. Đáp án: Trường đại học.
  16. Trắc nghiệm khách quan: Câu đúng sai Tr Câu đúng sai: Phương phap nay cung được sử dung khá phổ biên khi cac nhà ́ ̀ ̃ ̣ ́ ́ khoa hoc đang nghiên cứu môt công trinh hay môt sự kiên nao đó mà ̣ ̣ ̀ ̣ ̣ ̀ chưa biêt trước kêt qua. Họ sẽ đăt cac giả thuyêt luc đó họ nghiên cứu để ́ ́ ̉ ̣́ ́́ tim ra câu trả lời cho chinh minh về giả thuyêt ban đâu là đung hay sai. ̀ ́ ̀ ́ ̀ ́ Đối với loại câu hỏi này câu trả lời phải hoàn toàn đúng hoặc sai, không có trường hợp ngoại lệ. Câu hỏi sao cho thật đơn giản, tránh dùng câu phủ định đặc biệt là phủ định hai lần.
  17. Ví dụ: Ví Chí Hồ Chí Minh xác định “Đạo đức là gốc của người cách mạng” đúng hay sai? a. Đúng; b. Sai Đáp án: a.
  18. Vây: khi nao sử dung trăc nghiêm trong nghiên ̣ ̀ ̣ ́ ̣ Vây: cứu khoa hoc ̣ Qua những ví dụ trên cho thây trong nghiên cứu khoa hoc noi chung trăc ́ ̣ ́ ́ nghiêm thường được sử dung khi Nhà khoa hoc, Nhà nghiên cứu đang trong ̣ ̣ ̣ quá trinh nghiên cứu, họ thường đăt ra môt số giả thuyêt để đinh hướng cach ̀ ̣ ̣ ́ ̣ ́ giai quyêt cung như phương hướng nghiên cứu cua công trinh. Những giả ̉ ́̃ ̉ ̀ thuyêt đăt ra sẽ có những giả thuyêt sử dung phương phap trăc nghiêm. ̣́ ́ ̣ ́ ́ ̣ Ngoai ra trăc nghiêm cung được sử dung trong quá trinh kiêm nghiêm, đanh giá ̀ ́ ̣ ̃ ̣ ̀ ̉ ̣ ́ ví dụ như: Để đánh giá cảm quan mức độ cay cua rượu như sau: ̉ 1.Không cay 2. Cay 3.Hơi cay ́ 4. Rât cay Như vây: khi cảm quan môt trong 4 đanh giá trên thì cach ̣ ̣ ́ ́ chon đó cung được coi là môt hinh thức trăc nghiêm trong nghiên cứu ̣ ̃ ̣̀ ́ ̣ Và cac phương phap được sử dung phổ biên khi dăt giả thuyêt la: ́ ́ ̣ ́ ̣ ́̀ phương phap nhiêu lựa chon, phương phap câu đung sai, phương phap trả lời ́ ̀ ̣ ́ ́ ́ ́ ngăn.
  19. 3. Ưu nhược điểm của phương pháp trắc 3. nghiệm trong nghiên cứu khoa học. Ưu điểm: Cho phép có một sự tự do tương đối nào đó để trả lời một câu hỏi được đặt ra. Đánh giá một cách khách quan. Thường có nhiều phương án trả lời nhưng chỉ có một phương án duy nhất là đúng hoặc đúng nhất, phù hợp nhất.
  20. 3. 3. Ưu nhược điểm của phương pháp trắc nghiệm nghiên cứu khoa học. Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian để nghiên cứu tìm ra đáp án đúng. Đòi hỏi kiến thức phải rộng khi thực hiện nghiêng cứu đề tài nào đó theo phương pháp này. Người thực hiện phải hiểu rõ và sâu sắc thì mới có thể đưa ra một đáp án đúng chính xác.

Page 2

YOMEDIA

NỘI DUNG 1. Khái niệm 2. Phân loại và giải quyết câu hỏi khi nào thì sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan. 3. Ưu, nhược điểm của phương pháp trắc nghiệm. 4. So sánh phương pháp trắc nghiêm trong nghiên cứu khoa học và giáo dục. 5. Tài liệu tham khảo.

20-10-2012 1295 101

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề