Vaccine moderna là của nước nào sản xuất

Covid-19: Moderna cho biết khả năng bảo vệ của vaccine sẽ suy yếu

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Dữ liệu mới từ cuộc thử nghiệm diện rộng vaccine Covid-19 của Moderna cho thấy khả năng bảo vệ sẽ suy yếu theo thời gian, theo Reuters.

Kết quả này ủng hộ đề xuất cần tiêm liều tăng cường, công ty sản xuất vaccine Moderna cho biết trong một thông cáo báo chí hôm thứ Tư [15/9].

Covid-19: Không muốn tiêm vaccine Trung Quốc, từ chối có bị xử phạt?

Covid-19: Vì sao phim Ranh giới của VTV gây tranh cãi?

Quảng cáo

Covid: Nước nào đang tiêm vaccine cho trẻ em và tại sao?

Theo Chủ tịch Moderna Stephen Hoge, ước tính sẽ có tới khoảng 600.000 ca bị suy giảm khả năng miễn dịch với Covid-19 vào thời điểm mùa thu và đông năm nay.

Ông Hoge không dự đoán có bao nhiêu ca trong số này sẽ nghiêm trọng, nhưng cho biết một số ca đự đoán sẽ phải nhập viện.

Dữ liệu này hoàn toàn trái ngược với dữ liệu từ một số nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng bảo vệ của vaccine Moderna kéo dài hơn so với vaccine Pfizer/BioNTech. Các chuyên gia cho biết sự khác biệt có thể là do liều lượng RNA [mRNA] của Moderna cao hơn và khoảng thời gian giữa hai lần tiêm cách nhau hơn một chút.

Cả hai loại vaccine đã được chứng minh là cực kỳ hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh trong các nghiên cứu diện rộng ở Giai đoạn III.

Tuy nhiên, phân tích hôm thứ Tư cho thấy tỷ lệ lây nhiễm ở những người được tiêm cách đây khoảng 13 tháng cao hơn so với những người được tiêm cách đây khoảng 8 tháng.

Thời gian nghiên cứu từ tháng 7 đến tháng 8, khi Delta là dòng chủ lực. Hiện vẫn chưa có dòng virus nào đánh bại Delta.

Moderna vào ngày 1/9 đã nộp đơn lên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ [FDA] để xin cấp phép cho tiêm liều tăng cường. Các tài liệu tóm tắt từ phân tích của FDA về đơn xin triển khai tiêm liều tăng cường Pfizer, được công bố trước đó vào thứ Tư, cho thấy rằng một vấn đề quan trọng mà cơ quan này sẽ xem xét là liệu khả năng bảo vệ của vaccine có đang suy yếu hay không.

Thư Sài Gòn: Thẻ xanh, thẻ vàng, vùng xanh, vùng đỏ

Việt Nam: Huyết mạch của nền kinh tế vỉa hè

World Bank: Việt Nam chịu ‘cú sốc lớn về kinh tế'

Ông Hoge cho biết dữ liệu từ các nghiên cứu về liều tăng cường cho thấy vaccine có thể tăng kháng thể trung hòa lên mức cao hơn mức đã thấy sau liều thứ hai.

Ông nói: "Chúng tôi tin rằng điều này sẽ làm giảm các ca nhiễm Covid-19. Chúng tôi cũng tin rằng liều thứ ba của mRNA-1273 có thể tăng cường khả năng miễn dịch đáng kể trong suốt nhiều năm tới khi chúng tôi cố gắng chấm dứt đại dịch."

Trong phân tích của mình, Moderna đã so sánh hiệu suất của vaccine ở hơn 14.000 tình nguyện viên được tiêm chủng từ tháng 7 đến tháng 10/2020, với khoảng 11.000 tình nguyện viên ban đầu trong nhóm giả dược được tiêm từ tháng 12/2020 đến tháng 3/2021, sau khi vaccine này được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại Hoa Kỳ.

Vào tháng 7 và tháng 8 năm nay, các nhà nghiên cứu đã xác định được 88 ca nhiễm Covid-19 trong số những người được tiêm hai mũi trong thời gian gần đây, so với 162 ca ở những người được tiêm phòng trước đó. Nhìn chung, chỉ có 19 trường hợp được coi là nghiêm trọng, một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá khả năng bảo vệ đang suy yếu.

Moderna cho biết có xu hướng giảm tỷ lệ ca bệnh nặng trong số những người được tiêm chủng gần đây hơn, mặc dù phát hiện này không có ý nghĩa thống kê.

Trong khi đó, dữ liệu từ một nghiên cứu riêng biệt được thực hiện với hệ thống y tế Kaiser Permanente Nam California cho thấy vaccine của Moderna tiếp tục hoạt động đối với biến thể Delta.

Các nhà nghiên cứu so sánh dữ liệu của hơn 352.000 người đã tiêm hai liều vaccine Moderna với cùng một số lượng người chưa được tiêm chủng và phát hiện rằng vaccine Moderna có hiệu quả 87% trong việc ngăn ngừa việc nhiễm Covid-19 và 96% hiệu quả trong việc ngăn tình trạng nhập viện.

Ông Hoge cho biết hiệu quả ban đầu của vaccine là rất tốt, nhưng lập luận rằng không nên để khả năng bảo vệ suy yếu.

"Sáu tháng đầu tiên là tuyệt vời, nhưng bạn không thể tin rằng điều đó sẽ ổn định trong một năm và lâu hơn thế nữa," ông nói.

Moderna thành vaccine thứ 5 được phê duyệt ở Việt Nam

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Thứ trưởng Bộ Y tế vừa ký quyết định phê duyệt khẩn có điều kiện vaccine Moderna. Đây là vaccine thứ 5 được chấp thuận ở Việt Nam, sau AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer và Sinopharm.

Quyết định phê duyệt dựa trên dữ liệu an toàn, chất lượng và hiệu quả do Zuellig Pharma cung cấp cho Bộ Y tế đến ngày 23/6.

Virus corona: Vaccine Moderna đạt hiệu quả đến 95%

Vaccine Covid thứ hai sắp được Hoa Kỳ chấp thuận

Quảng cáo

Covid-19: Mỹ phê chuẩn vaccine Moderna

Zuellig Pharma cũng là đơn vị chịu trách nhiệm phân phối vaccine Moderna tại Việt Nam.

Theo đó, Zuellig Pharma Việt Nam phải đáp ứng được việc phối hợp với Cục Khoa học, công nghệ và đào tạo tổ chức đánh giá an toàn và hiệu quả của vaccine; phối hợp đơn vị phân phối và sử dụng triển khai theo dõi cảnh giác dược.

Đồng thời, đơn vị này cũng cần phối hợp với Bộ Y tế triển khai kiểm định vaccine trước khi ra thị trường và quản trị rủi ro trong suốt quá trình vaccine sử dụng tại Việt Nam.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tiêm vaccine là một giải pháp chiến lược chống Covid-19 ở cộng đồng, theo giới chuyên gia

Bộ Y tế cho biết vaccine Moderna của Mỹ nhưng có thể được sản xuất tại Tây Ban Nha, Pháp. Cơ sở sản xuất vaccine Moderna khác có thể được thay đổi căn cứ vào khả năng cung cấp vaccine tại thời điểm cơ sở nhập khẩu nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu vaccine theo quy định.

Vaccine Covid-19 của Moderna được WHO phê duyệt ngày 30/4.

Vaccine AstraZeneca: Giải đáp thắc mắc về độ an toàn

Covid-19: Dịch bùng phát, VN thực hiện cách ly tại nhà 28 ngày

Vaccine sử dụng công nghệ mRNA giống với Pfizer. Tuy nhiên, Moderna cần được vận chuyển trong nhiệt độ khoảng -20C - tương tự như trong tủ đông thông thường.

Trong khi đó, Pfizer cần được giữ ở nhiệt độ gần -75C, khiến việc vận chuyển khó khăn hơn nhiều.

Vaccine Moderna cũng cần tiêm mũi thứ hai, cách khoảng 28 ngày.

Tại Mỹ, vaccine giá 25-30 đôla một liều, đắt hơn so với các đối thủ trên thị trường như AstraZeneca [3-4 đôla một liều].

Việt Nam thiếu vaccine trầm trọng

Theo số liệu từ Our Wolrd in Data, tính tới ngày 27/6/2021, chỉ mới có 3,23% dân số Việt Nam được tiêm một liều vaccine Covid-19. Và chỉ có 0,16% dân số được tiêm đầy đủ cả hai liều.

Theo các thông tin mới được công bố gần đây, Pfizer sẽ cung cấp 31 triệu liều vaccine cho Việt Nam trong năm 2021.

Nhật Bản cũng đã tặng Việt Nam 1 triệu liều.

Việt Nam sẽ sử dụng vaccine ‘tự sản xuất’ trong năm 2022

Vaccine phòng Covid-19 và chuẩn của Việt Nam là gì?

Trung Quốc vừa tặng Việt Nam 500.000 liều vaccine Sinovac, nhưng lô hàng này chủ yếu được sử dụng cho người Trung Quốc tại Việt Nam hoặc những người có nhu cầu đi lại, làm ăn ở Trung Quốc.

Mỹ vừa công bố kế hoạch chia sẻ 55 triệu liều vaccine Covid-19 cho thế giới. Cụ thể, có khoảng 7 triệu liều được phân phối cho châu Á thông qua cơ chế COVAX. Việt Nam nằm trong số các nước được tặng.

Bộ Y tế Việt Nam vẫn đang tiếp tục tìm kiếm thêm vaccine từ các nguồn cung ứng trên toàn cầu hướng tới mục tiêu 150 triệu liều để tiêm cho khoảng 75 triệu người dân, với tổng kinh phí khoảng 25.000 tỷ đồng.

Ngày 15/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã chủ trì cuộc họp triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 lớn nhất trong lịch sử với sự tham gia của y tế, quân đội, công an và các bộ ngành khác.

Việt Nam vốn là một trong những nước được thế giới đánh giá cao trong công tác phòng chống dịch giai đoạn đầu.

Tuy nhiên, giữa lúc Việt Nam đang đối mặt với làn sóng Covid nghiêm trọng trong tình trạng thiếu vaccine thì nhiều nước trên thế giới đã đi trước trong việc tiêm vaccine cho người dân.

Hôm 26/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ làm việc với Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen sau khi công ty này kiến nghị cấp phép khẩn cấp vaccine Nano Covax.

Covid-19: Vaccine TQ sẽ được tiêm cho ai ở VN?

VN có thể cấp phép khẩn cấp để lưu hành vaccine Nano Covax?

Tranh cãi về ‘vaccine made in Vietnam'

Ông Chính đã yêu cầu tháo gỡ ngay mọi khó khăn, vướng mắc và nghiên cứu lập tổ hành động để thúc đẩy sản xuất vaccine phòng chống Covid-19 trong thời gian sớm nhất. Bước đi trên cũng góp phần xua tan những đồn đoán rằng Công ty Nanogen đang bị làm khó về mặt thủ tục.

Tuy nhiên, giới khoa học tiếp tục bày tỏ nghi ngờ và quan ngại về thông tin mà Nanogen đưa ra liên quan đến vaccine ngừa Covid-19 có tên gọi Nano Covax mà công ty này đang phát triển.

Việt Nam nay nằm trong số những nước bị coi là chậm trong việc đặt mua vaccine từ nguồn quốc tế, do đã quá tự tin đặt cược vào cách dập dịch bằng biện pháp hành chính và trở thành ví dụ của quốc gia bị động.

Video liên quan

Chủ Đề