Đật thuốc y học cổ truyền là gì

   1.   MÔ HÌNH BỆNH TẬT THAY ĐỔI:  

-         Theo Tổ chức Y tế Thế giới: Tại các nước phát triển, tỷ lệ bệnh tim mạch, đột quỵ não có xu hướng giảm rõ rệt. Trong khi các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, tỉ lệ bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng đến mức báo động.

-         Yếu tố góp phần tăng tỉ lệ bệnh không lây do: chế độ ăn uống và sinh hoạt không điều độ, ý thức phòng bệnh kém.


Theo thống kê  45% dân số nam giới hút thuốc lá, 77% dân số uống rượu, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, số người thừa cân béo phì không ngừng tăng.

-            Bên cạnh đó, người dân Việt Nam sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới [9,4gram/ngày]. Tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, nguy cơ tim mạch, ung thư, tâm thần được phát hiện sớm và quản lý điều trị còn thấp.

2.     THẾ MẠNH CỦA YDCT:

-         An toàn: Nhưng phương pháp và nguyên liệu được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân trong Y học cổ truyền có tính an toàn rất cao. Các loại thuốc được sử dụng chủ yếu là những nguyên liệu lấy từ thiên nhiên như thân cây, rễ cây, lá cây, quả, hoa…Do đó thường không có độc tính và tác dụng phụ đối với cơ thể người bệnh. Không những thế, quá trình chế biến thuốc  cũng rất truyền thống và thủ công, dựa chủ yếu vào tự nhiên. Theo Viện Dược liệu ghi nhận trên 5.000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật dùng làm thuốc. Có nhiều loài được xếp vào loại quý hiếm trên thế giới như: sâm Ngọc Linh, Tam thất, Bách hợp, Thông đỏ...

  YDCT là liệu pháp chăm sóc sức khỏe “êm dịu”, không can thiệp, điều biến [modification] hệ miễn dịch, củng cố sức đề kháng.

3.     NHU CẦU CỦA CỘNG ĐỒNG:

-         Theo WHO, đến 80% dân số ở các nước đang phát triển dựa vào thảo dược để chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Ở các nước phát triển, 1/4 số thuốc thống kê trong các toa thuốc đều có chứa hoạt chất thảo mộc.

-         Hiện trên 63 tỉnh – thành đã có 58 bệnh viện YHCT [có 8 tỉnh chưa có bệnh viện YHCT, một số tỉnh thành có 2 bệnh viện].

-         Thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu rất lớn. Nhu cầu sử dụng dược liệu ước tính khoảng 60-80 nghìn tấn/năm, trong đó phần lớn sử dụng cho sản xuất thuốc đông dược, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm [nguồn Thông Tấn Xã VN].

4.  XU THẾ SỬ DỤNG LIỆU PHÁP TỰ NHIÊN LÀ TẤT YẾU:

-         Trên thế mạnh về nguồn tài nguyên dược liệu, người dân Việt Nam đã tích lũy được những kinh nghiệm lâu đời khi sử dụng các loại cây, con làm thuốc, góp phần hình thành nên một kho tàng tri thức to lớn mang bản sắc riêng của từng dân tộc, từng vùng miền.

 

Sâm ngọc linh không chỉ quý báu ở Việt Nam ở Việt Nam, sâm ngọc linh được coi là loài sâm có giá trị nhất trên thế giới.


Tam thất

-         Người nước ngoài du lịch hoặc làm việc tại Việt Nam rất ưa chuộng chăm sóc sức khỏe bằng liệu pháp tự nhiên.

Học viên người nước ngoài đang tìm hiểu về y dược học cổ truyền Việt Nam.

- Hiện có nhiều doanh nghiệp tham gia, kết hợp các nhà khoa học, và người nuôi trồng để luôn luôn có nguồn nguyên – dược liệu sử dụng làm thuốc chất lượng. Đặc biệt có nhiều cây thuốc - bài thuốc gia truyền có giá trị của đồng bào dân tộc ít người.

5.     LỜI KẾT:  

Xu hướng mới “phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh” và “chữa bệnh khi bệnh mới phát” luôn luôn đúng. Sử dụng liệu pháp chăm sóc sức khỏe từ tự nhiên được xem là xu hướng tiến bộ và được sự đồng thuận cao của nhiều chuyên gia y tế. Hãy cùng nhau hướng đến mục tiêu bảo tồn và phát triển nguồn cây – con làm thuốc chất lượng và tạo ra các dòng chế phẩm an toàn – hiệu quả, tiến đến tăng tuổi thọ, cải thiện tốt chất lượng cuộc sống.

Thuốc y học cổ truyền vốn có rất nhiều ưu điểm, có thể chữa được một số bệnh mạn tính mà Tây y gặp khó khăn. Kết hợp Đông -Tây y là một trong những phương châm chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của ngành y tế Việt Nam.

Đặt lịch hẹn qua số điện thoại

Nếu bạn yêu cầu hỗ trợ y tế khẩn cấp, xin hãy gọi trực tiếp tới đường dây cấp cứu 24h theo số :

 

Thiết thực kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng miền Nam [30/4/1975 - 30/4/2022]; 136 năm ngày Quốc tế Lao động [1/5/1886 - 1/5/2022] và hưởng ứng tháng...

 

Hướng tới các hoạt động chào mừng kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước [30/4/1975 – 30/4/2022], ngày 18 -19/4, Bệnh viện Y...

 

Hướng đến chào mừng Đại hội đại biểu Chi hội Điều hưỡng nhiệm kỳ 2022 – 2027, trong 2 ngày 14-15/4, Bệnh viện Y học Cổ truyền Nghệ An đã tổ chức...

 

Trải qua 58 năm hình thành và phát triển, từ Bệnh xá Đông y dân lập quốc trợ chỉ với 10 giường bệnh đơn sơ, đến nay Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ...

 

Tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe có vai quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe đối với người bệnh và nhân dân. Tư vấn, TT – GDSK đối với...

Video liên quan

Chủ Đề