Vài trò của chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Ngành sản xuất nông nghiệp của nước ta đang ngày càng yêu cầu cao về kỹ thuật và chất lượng các mặt hàng sản phẩm trong đó có mặt hàng thực phẩm thủy sản là phải an toàn, chất lượng, đòi hỏi người nuôi thủy sản phải tăng cường các biện pháp phòng bệnh nhằm hạn chế dư lượng các loại hóa chất và kháng sinh trong sản phẩm thủy sản để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là thị trường quốc tế. Bởi vậy chế phẩm sinh học hữu ích giúp hỗ trợ người nuôi trồng thủy sản phòng trị bệnh cho tôm, cá,…

Tác dụng của Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Khi đưa chế phẩm sinh học vào trong nuôi trồng thủy sản, các vi sinh vật có lợi sẽ sinh sôi và phát triển rất nhanh trong môi trường nước. Sự hoạt động của các vi sinh vật có lợi sẽ có tác dụng cho các ao nuôi thủy sản như:

  • Phân hủy các chất hữu cơ trong nước hấp thu xác tảo chết và làm giảm sự gia tăng của lớp bùn đáy.
  • Giảm các độc tố trong môi trường nước, do đó sẽ làm giảm mùi hôi trong nước, giúp tôm cá phát triển tốt.
  • Nâng cao khả năng miễn dịch của tôm cá.
  • Ức chế sự hoạt động và phát triển của vi sinh vật có hại. Trong môi trường nước, nếu vi sinh vật có lợi phát triển nhiều sẽ kìm hóm, ức chế, lấn át sự phát triển của vi sinh vật có hại, do đó sẽ hạn chế được mầm bệnh phát triển để gây bệnh cho tôm cá.
  • Giúp ổn định độ pH của nước, ổn định màu nước do chế phẩm sinh học hấp thu chất dinh dưỡng hòa tan trong nước nên hạn chế tảo phát triển nhiều, do đó sẽ giảm chi phí thay nước. Đồng thời làm tăng oxy hòa tan trong nước, giúp tôm cá đủ oxy để thở, do đó tôm cá sẽ kháe mạnh, ít bệnh, ăn nhiều, mau lớn.

Ngoài ra, một số chế phẩm sinh học còn được sử dụng trộn vào thức ăn để nâng cao khả năng hấp thu thức ăn của cơ thể tôm cá, làm giảm hệ số thức ăn và phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cho tôm cá.

Do đó, sử dụng Chế phẩm sinh học sẽ có ý nghĩa nhiều mặt trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế cho các mô hình nuôi thủy sản như:

  • Làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn [giảm hệ số thức ăn].
  • Tôm cá mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi.
  • Tăng tỷ lệ sống và tăng năng suất do tôm cá nuôi ít bị hao hụt.
  • Giảm chi phí thay nước.
  • Giảm chi phí sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất trong việc điều trị bệnh.

Chú ý khi sử dụng các loại chế phẩm sinh học

Các Chế phẩm sinh học đều có tác dụng chính là phòng bệnh cho tôm cá, cho nên cần phải sử dụng càng sớm càng tốt để phát huy tốt hiệu quả phòng bệnh. Có thể sử dụng Chế phẩm sinh học ngay sau quá trình cải tạo ao vì trong quá trình cải tạo ao, diệt tạp thì hầu như các vi sinh vật đều bị tiêu diệt. Do đó, trước khi thả giống vào ao nuôi cần phải đưa Chế phẩm sinh học vào nước ao để phục hồi sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi và tái tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho ao.

Không nên sử dụng Chế phẩm sinh học cùng với các loại hóa chất và kháng sinh, vì có thể làm chết các nhóm vi sinh có lợi, do đó việc sử dụng Chế phẩm sinh học sẽ không hiệu quả.

Nếu sử dụng các loại hóa chất tạt vào ao nuôi thì khoảng 2 – 3 ngày sau nên sử dụng Chế phẩm để khôi phục lại các nhóm vi sinh vật có lợi trong nước để cải thiện chất lượng nước và hạn chế ô nhiễm môi trường, vì khi đưa hóa chất vào nước ao sẽ làm tảo chết, mà vai trò của tảo trong nước rất quan trọng do tảo hấp thu các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước sẽ giúp cho môi trường nước được sạch hơn.

Nếu đó sử dụng kháng sinh thì sau khi ngưng sử dụng kháng sinh nên sử dụng các loại Chế phẩm sinh học hoặc các loại men vi sinh trộn vào thức ăn cho cá để khôi phục lại hệ men đường ruột. Nguyên nhân là thuốc kháng sinh đó làm chết hệ men đường ruột trong hệ tiêu hóa của cá nên sau khi sử dụng kháng sinh cá sẽ có hiện tượng yếu ăn, chậm lớn do kém hấp thụ thức ăn vì trong bộ máy tiêu hóa thiếu các loại men vi sinh để giúp các hấp thu tốt thức ăn.

Cần bảo quản Chế phẩm sinh học ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Có thể khẳng định rằng, việc sử dụng Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản là 1 giải pháp khoa học kỹ thuật hữu hiện để tạo ra sự an toàn về môi trường ao nuôi, phòng bệnh cho tôm cá cũng như đảm bảo được những nguồn thực phẩm sạch, an toàn và chất lượng, đồng thời cũng là cách để giúp cho nghề nuôi tôm, cá phát triển ổn định và bền vững!

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH XNK BIO CHEM

Địa chỉ        : H18 ĐƯỜNG C4, P.TÂN THỚI NHẤT, QUẬN 12, TP.HCM

Điện thoại: 08 3939 4747 – 0946 876 019 – 0942 89 30 31

Email :

Website      : //bio-chem.net/

Facebook   : //www.facebook.com/hoachatbiochem/

Chế phẩm sinh học là một cụm từ chắc sẽ không còn xa lạ đối với những người nuôi tôm. Nhưng chắc hẳn không ít người đang còn phân vân chưa hiểu hết về chế phẩm sinh học là gì? ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản là gì? Chế phẩm sinh học là những chế phẩm được điều chế, chiết xuất từ những thành phần nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, do vậy rất an toàn, thân thiện với con người, với môi trường.

Chế phẩm sinh học là gì?

Chế phẩm sinh học là gì ?

Từ chế phẩm sinh học tiếng anh là probiotics, có nguồn gốc từ Hy Lạp bao gồm hai từ “ pro” có nghĩa là “ thân thiện” và “ biotics “ có nghĩa là “ sự sống “. Chế phẩm sinh học được sản xuất với mục đích kích thích sự gia tăng các loại vi khuẩn có lợi trong ao.

Chế phẩm sinh học nuôi tôm còn là men vi sinh chứa trong vi sinh vật sống bao gồm những vi khuẩn có lợi, nhóm vi khuẩn hữu ích.

Các chủng vi sinh vật có trong chế phẩm sinh học bao gồm:

+ Nhóm 1: Gồm các vi sinh vật sống như vi khuẩn thuộc nhóm Bacillus, tactobacillus,… và thường được trộn vào thức ăn để kích thích tiêu hóa, giúp tôm tăng trưởng.

+ Nhóm 2: Gồm các vi sinh vật có tính đối kháng hoặc cạnh tranh thức ăn với vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn Bacillus spp và được dùng trong xử lý các chất thải hữu cơ và các khí độc trong môi trường ao nuôi tôm.

+ Nhóm 3: Gồm các vi sinh vật cải thiện chất lượng môi trường như vi khuẩn Nitrosomonas sp, Nitrobacter,…..  là nhóm vi khuẩn hiếu khí, sử dụng có hiệu quả tiêu hao nhiều oxy trong ao. Đây là nhóm có khả năng biến đổi các khí độc NH3 thành sản phẩm ít độc NO3 qua quá trình nitrate hóa.

Cơ chế hoạt động của chế phẩm sinh học là gì?

Chế phẩm sinh học nuôi tôm theo các nghiên cứu của các chuyên gia được hoạt động theo một khía cạnh như sau:

+ Cạnh tranh loại trừ vi khuẩn gây bệnh: Chế phẩm sinh học có khả năng bám dính và xâm chiếm bề mặt niêm mạc ruột tôm , do vậy tạo ra cơ chế bảo vệ chống lại các mầm bệnh qua việc cạnh tranh điểm bám vào thức ăn

+ Tạo ra các hoạt chất ức chế: các nghiên cứu gần đây đã chứng minh các dòng chế phẩm sinh học sản sinh ra các chất diệt khuẩn chống lại các mầm bệnh trên tôm nuôi.

+ Tăng cường hệ miễn dịch cho tôm: Các chế phẩm sinh học có thể kích thích hệ miễn dịch của tiim. Các chất kích thích miễn dịch khác nhau tùy theo môi trường và cách sử dụng.

+ Chế phẩm sinh học có thể kích thích hệ miễn dịch của vật nuôi. Các chất kích thích miễn dịch khác nhau tùy theo môi trường và cách sử dụng. Các chất dẫn xuất nhất như polysaccharides, lipoproteins,… có khả năng làm tăng bạch huyết cầu bằng cách kích hoạt đại thực bào. Việc sử dụng Bacillus đã được chứng minh có hiệu quả trong việc phòng bệnh trên vật nuôi bằng cách kích hoạt hệ miễn dịch và có hệ miễn dịch tế bào cho tôm sú.

Vai trò của chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi tôm

+ Sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi tôm sẽ giúp tăng cường sức khỏe và ngăn chặn khả năng mắc các bệnh trên tôm: Chế phẩm sinh học có khả năng sản sinh ra các chất tác dụng diệt các vi khuẩn gây bệnh bám trên thành ruột của tôm, do đó có thể coi chế phẩm vi sinh là một rào cản hữu hiệu ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh.

Và chế phẩm vi sinh Antidot chính là một sản phẩm rất hữu hiệu nhất hiện nay được cung cấp bởi Nuôi tôm an toàn. Antidot giúp hỗ trợ điều trị hội chứng phân trắng, sản phẩm chứa enzyme tiêu hóa protein từ thực vật hoạt hóa cao và các chất chuyển hóa lên men từ vi khuẩn lactobacillus, giúp phân giải độc tố proteotoxin.

Chế phẩm sinh học Antidot giúp trung hòa độc tố trong hệ tiêu hóa

Xem thêm: Chế phẩm sinh học Germ Out – Tiêu diệt vi khuẩn Vibrio trong hệ tiêu hóa

+ Cải thiệu hệ tiêu hóa cho tôm nuôi: Chế phẩm sinh học là nguồn dinh dưỡng và enzyme cho bộ máy tiêu hóa của các vật nuôi. Theo các nghiên cứu cho thấy chế phẩm sinh học có ảnh hưởng tích cực đến quá trình tiêu hóa của tôm vì các dòng chế phẩm sinh học sản xuất ra enzyme và cung các các dưỡng chất phát triển cần thiết như vitamin, axit béo, axit amin.

Để nuôi tôm đạt hiệu quả cao Nuôi tôm an toàn khuyến cáo bà con có thể tham khảo và sử dụng chế phẩm sinh học CompreZyme – cung cấp nhiều loại enzyme thiết yếu mà tôm không thể tự tổng hợp được, cần thiết cho việc chuyển hóa các loại protein.

+ Đồng thời chế phẩm sinh học còn giúp phân hủy chất hữu cơ thừa, cải thiện chất lượng nước, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm trong ao nuôi nhờ các vi sinh vật có lợi trong ao nuôi.

Và hiện nay có chế phẩm vi sinh Rate-Up – chứa enzyme hoạt hóa, giúp phân cắt thức ăn dư thừa trong nồng độ muối cao. Đồng thời giảm vật chất hữu cơ và màng sinh học của vi khuẩn trong ao nuôi tôm.

Chế phẩm sinh học Rate – Up giúp phân cắt vật chất hữu cơ trong ao ương

Trong quá trình nuôi tôm để đạt được hiệu quả cao, bà con nên sử dụng chế phẩm sinh học cho tôm để giúp ức chế các vi khuẩn gây hại, đồng thời làm giảm hàm lượng độc tố trong ao, giảm thiểu khả năng ô nhiễm nguồn nước ao. Không chỉ vậy,  sử dụng chế phẩm sinh học còn giúp  tôm sinh trưởng và phát triển đồng đều hơn, giúp tôm có thể đạt được mức giá phù hợp.

Trên đây là một số thông tin về sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản mà Nuôi tôm an toàn đã chia sẻ đến bà con. Nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline 19002620 để được gặp chuyên gia tư vấn.

Từ khóa tìm kiếm liên quan:

  • sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm
  • nuôi tôm sú bằng chế phẩm sinh học
  • cách sử dụng vi sinh trong nuôi tôm
  • các loại chế phẩm sinh học trong nuôi tôm

Video liên quan

Chủ Đề