Vai trò ý nghĩa chính của báo cáo là gì


Trường Đại học Hoa Sen

-



GVHD: Đặng Thị Thu Hằng



Bảng cân đối tài khoản: là phụ biểu bắt buộc các doanh nghiệp phải lập để nộp riêng cho Cơ

quan thuế. Bảng cân đối tài khoản phản ánh số dư đầu năm theo từng bên [Nợ, Có] số phát

sinh trong năm theo từng bên [Nợ, Có] và số số dư cuối năm theo từng bên [Nợ, Có] của tất

cả các tài khoản mà doanh nghiệp sử dụng. Bảng có thể lập riêng cho các tài khoản cấp 1

hoặc lập chung cho cả các tài khoản cấp 1 và tài khoản cấp 2.



-



Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo tài chính không bắt buộc các doanh nghiệp nhỏ và vừa

phải lập mà chỉ khuyến khích các doanh nghiệp lập để nắm rõ lượng tiền lưu chuyển trong kỳ

của doanh nghiệp. Nội dung và kết cấu của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ áp dụng trong các

doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng tương tự như các doanh nghiệp khác.

1.1.2



Vai trò của BCTC đối với việc phân tích BCTC của doanh nghiệp



Hệ thống báo cáo tài chính giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong phân tích hoạt

động tài chính của một doanh nghiệp. Đồng thời có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với công

-



tác quản lý doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện qua những vấn đề mấu chốt sau đây:

Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin tổng quát về kinh tế - tài chính, giúp cho việc

phân tích tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích thực trạng tài chính

của doanh nghiệp trong kỳ. Trên cơ sở đó, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình đầu tư

vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá tình hình chấp hành và thực



-



hiện các chính sách kinh tế tài chính của doanh nghiệp.

Những thông tin trên báo cáo tài chính là những căn cứ vô cùng quan trọng trong việc phân

tích, phát hiện khả năng tiềm tàng về kinh tế. Trên cơ sở đó, dự toán tình hình hoạt động sản

xuất kinh doanh, cũng như xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Đó là những tiền đề quan

trọng, giúp cho việc đưa ra quyết định trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh

doanh của các nhà quản trị doanh nghiệp, hoặc những quyết định của các nhà đầu tư, các chủ



-



nợ, các cổ động tương lai của doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin giúp cho việc phân tích tình hình tài sản, nguồn

vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định, phân tích thực trạng tài

chính của doanh nghiệp: tình hình biến động về quy mô cơ cấu tài sản, nguồn vốn, tình hình

và khả năng thanh toán, việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, phân phối lợi



-



nhuận của doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu, các số liệu trên báo cáo tài chính là những cơ sở quan trọng để tính ra các chỉ

tiêu kinh tế khác, giúp cho việc đánh giá và phân tích hiệu quả sử dụng vốn và quá trình sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời cũng là những căn cứ quan trọng để đánh giá

thực trạng tài chính của một doanh nghiệp.



Đề án Phân tích báo cáo tài chính



8



Trường Đại học Hoa Sen



GVHD: Đặng Thị Thu Hằng



Tuy nhiên, trong hệ thống báo cáo tài chính, mỗi loại báo cáo lại có vai trò cung cấp

thông tin đối với việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp dưới góc độ cụ thể.

-



Bảng cân đối kế toán: Cung cấp những thông tin về tình hình tài sản, các khoản nợ, các

nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời kỳ nhất định, giúp cho việc đánh giá

thực trạng tài chính của doanh nghiệp, như: tình hình biến động về quy mô và cơ cấu tài sản,

nguồn hình thành tài sản, về khả năng thanh toán, tình hình phân phối lợi nhuận. Đồng thời,

giúp cho việc đánh giá khả năng huy động nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của



-



doanh nghiệp trong thời gian tới.

Báo cáo kết quả kinh doanh: Cung cấp những thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp trong kỳ, cung cấp những thông tin về việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân

sách Nhà nước. Từ sự phân tích số liệu trên phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, giúp doanh

nghiệp có thể kiểm soát những thay đổi tiềm tàng về nguồn lực kinh tế trong tương lai, đánh

giá tính khả thi sinh lợi của doanh nghiệp, hoặc đánh giá hiệu quả của các nguồn lực bổ sung



-



mà doanh nghiệp có thể thực hiện.

Báo cáo luân chuyển tiền tệ: Cung cấp những thông tin về biến động tài chính trong doanh

nghiệp, giúp cho việc phân tích hoạt động đầu tư, tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp,

nhằm đánh giá khả năng tạo ra nguồn tiền và các khoản tương đương tiền trong tương lai,

cũng như việc sử dụng các nguồn tiền này cho hoạt động kinh doanh, đầu tư tài chính của



-



doanh nghiệp.

Thuyết minh báo cáo tài chính: Cung cấp những thông tin chi tiết hơn về tình hình sản xuất

kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp, giúp cho việc phân tích một cách cụ thể một số chỉ

tiêu, phản ánh tình hình tài chính mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày được.

1.1.3



-



Nội dung của BCTC



Bảng cân đối kế toán: Phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.

Bảng này được lập trên cơ sở tính cân bằng về mặt lượng giữa giá trị tài sản và nguồn hình

thành tài sản của doanh nghiệp và được lập vào một thời điểm nhất định [cuối tháng, cuối



-



quý, cuối năm].

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Phản ánh doanh thu, thu nhập, chi phí và kết quả hoạt

động kinh doanh. Thông qua báo cáo này, người sử dụng thông tin có thể đánh giá được hiệu

quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời biết được quy mô chi phí, doanh thu, thu nhập

và kết quả từ các hoạt động kinh doanh cũng như số lợi nhuận thuần trước và sau thuế thu



-



nhập doanh nghiệp.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Phản ánh tình hình lưu chuyển tiền tệ trong kỳ của doanh nghiệp,

qua đó đánh giá được khả năng thanh toán, xây dựng được kế hoạch đầu tư, dự đoán được

Đề án Phân tích báo cáo tài chính



9



Trường Đại học Hoa Sen



GVHD: Đặng Thị Thu Hằng



luồng tiền trong tương lai.... Báo cáo này được lập theo từng hoạt động [hoạt động sản xuất

kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư], trong đó chi tiết theo từng nguyên nhân

-



tăng, giảm tiền tệ.

Báo cáo thuyết minh: Nội dung chính của báo cáo thuyết minh thường đề cập đến đặc điểm,

tình hình chung của doanh nghiệp; về thu nhập của người lao động; về các nguyên nhân tăng

giảm của tài sản cố định [theo nguyên giá, theo giá trị còn lại]; về tình hình tăng, giảm các

nguồn vốn, các quỹ doanh nghiệp; những khoản nợ tiềm tàng, những khoản cam kết và

những thông tin tài chính khác.

1.2 Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích báo cáo tài chính

1.2.1 Khái niệm về phân tích BCTC

Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu

về tài chính trong kỳ kinh doanh đã qua. Thông qua số liệu về phân tích báo cáo tài chính sẽ

cung cấp cho người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng

như những rủi ro về tài chính trong tương lai của doanh nghiệp.

Phân tích báo cáo tài chính nhằm cung cấp những thông tin hữu ích không chỉ cho

quản trị doanh nghiệp mà còn cung cấp nhưng thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu cho các

đối tượng sử dụng thông tin ngoài doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích báo cáo tài chính không

phải chỉ phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, mà còn

cung cấp những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã đạt

được trong một kỳ nhất định.

1.2.2 Ý nghĩa của việc phân tích BCTC

Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp

và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng hoạt động tài chính, xác

định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình

hình tài chính cảu doanh nghiệp. Từ đó, có những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng

cường tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, có sự quản lý vĩ mô

của nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế khác nhau đều bình đẳng trước

pháp luật trong kinh doanh, có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của

doanh nghiệp như: các nhà đầu tư, các nhà cho vay, nhà cung cấp, khách hàng. Mỗi đối tượng

này đều quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp dưới những góc độ khác nhau. Các

đối tượng quan tâm đến thông tin của doanh nghiệp có thể được chia thành hai nhóm: nhóm

có quyền lợi trực tiếp và nhóm có quyền lợi gián tiếp.

Đề án Phân tích báo cáo tài chính



10



Trường Đại học Hoa Sen



GVHD: Đặng Thị Thu Hằng



Nhóm có quyền lợi trực tiếp:

-



Các cổ đông tương lai: Trong trường hợp này, doanh nghiệp phát hành cổ phiếu trên thị

trường chứng khoán, các báo cáo của doanh nghiệp được công bố cho nhà đầu tư. Các cổ

đông với mục tiêu muốn đầu tư vào doanh nghiệp để kiếm lời nên họ quan tâm đến khả năng

sinh lợi của công ty. Họ chính là các chủ sở hữu doanh nghiệp nên sử dụng các thông tin của

kế toán để theo dõi tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục

đích bảo vệ tài sản của mình đã đầu tư. Tình trạng và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

có ảnh hưởng rất lớn đến giá cả cổ phiếu do doanh nghiệp cổ phần đã phát hành. Để bảo vệ

tài sản của mình, các cổ đông thưởng xuyên phân tích tình hình tài chính và kết quả kinh

doanh của doanh nghiệp mà họ đã đầu tư vào để quyết định có tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đó



-



nữa hay không.

Các chủ ngân hàng và nhà cung cấp tín dụng quan tâm đến khả năng sinh lợi và khả năng

thanh toán của doanh nghiệp thể hiện trên các báo cáo tài chính. Bằng việc so sánh số lượng,

chủng loại tài sản với số nợ phải trả theo kỳ hạn, những người này có thể xác định được khả

năng thanh toán của doanh nghiệp và quyết định có nên cho doanh nghiệp vay hay không.

Ngoài ra họ còn quan tâm đến chủ sở hữu và coi đó là nguồn đảm bảo cho ngân hàng có thể

thu nợ khi doanh nghiệp hoạt động lỗ hay phá sản. Ngân hàng sẽ hạn chế cho vay khi một

doanh nghiệp có dấu hiệu không thể thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tương tự đối với nhà



-



cung cấp, họ xem xét có nên bán hàng theo phương thức trả chậm hay không.

Cơ quan Thuế cần các thông tin phân tích báo cáo tài chính để xác định mức thuế mà doanh



-



nghiệp phải nộp.

Các nhà quản lý cần thông tin để kiểm soát và chỉ đạo tình hình sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp. Tuy nhiên, các thông tin trên báo cáo tài chính không đủ để đáp ứng nhu cầu

cho họ, do đó doanh nghiệp thường tổ chức thêm hệ thống kế toán riêng, đó là kế toán quản

trị.

Nhóm có quyền lợi gián tiếp:



-



Các cơ quan quản lý nhà nước khác ngoài cơ quan Thuế: cần thông tin từ phân tích báo cáo

tài chính để kiểm tra tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó xây



-



dựng nên kế hoạch vĩ mô.

Người lao động cũng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp để đánh giá triển



-



vọng của nó trong tương lai và hy vọng mức lương xứng đáng cũng như việc làm ổn định.

Các đối thủ cạnh tranh quan tâm khả năng sinh lợi, doanh thu bán hàng và các chỉ tiêu tài

chính khác trong điều kiện có thể để tìm biện pháp cạnh tranh với doanh nghiệp.



Đề án Phân tích báo cáo tài chính



11



Video liên quan

Chủ Đề