Văn hóa học đường bao gồm những gì

.1.Văn hóa:Cùng với giáo dục, văn hóa cũng là một hiện tượng riêng có của xã hội loài người. Văn hóasẽ tồn tại mãi mãi cùng với sự tồn tại của xã hội loài người.Văn hóa là một khái niệm rất rộng và có nhiều định nghĩa. Theo thời gian, số lượng các địnhnghĩa về văn hóa ngày càng tăng lên. Năm 1950 trên thế giới có 164 định nghĩa về văn hóa, năm 1970là 250 và năm 1990 là hơn 400.Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về văn hóa. Tuy nhiên chúng ta có thể nóirằng văn hóa là cuộc sống hoặc văn hóa là toàn bộ đời sống tinh thần và vật chất của con người. Rõràng hơn, ta có thể hiểu : Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra đểlàm cho cuộc sống ngày một đẹp hơn, tốt hơn, đó là cách người ta sống, người ta suy nghĩ. Tuy nhiên,văn hóa không phải là một vật thể, nhưng cũng không có một cái gì do con người tạo ra mà không cómặt văn hóa của nó, tức là không có một cái gì chỉ là văn hóa mà không đồng thời là một cái gì khác.Ngày nay, trong các hoạt động của con người khái niệm văn hóa được vận dụng vào trongnhiều lĩnh vực khác nhau như “ văn hóa chính trị”, “ văn hóa doanh nghiệp”, “ văn hóa ẩm thực”, “văn hóa học đường”…1.2. Văn hóa học đường:Thuật ngữ này xuất hiện trong những năm 1990 trong một số nước nói tiếng Anh như Anh,Mỹ, Úc…và dần dần trở nên phổ biến trên thế giới với ý nghĩa tổng quát : Văn hóa học đường lànhững giá trị, những kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người đã tích lũy trong quá trình xây dựng hệthống giáo dục và quá trình hình thành nhân cách.Theo Giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc thì: “Văn hóa học đường là hệ các chuẩn mực, giá trịgiúp cán bộ quản lý nhà trường, thầy cô giáo, các vị phụ huynh và các em học sinh, sinh viên có cáccách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp”.2. Mục tiêu, bản chất, nội dung văn hóa học đường2.1. Mục tiêu:Mục tiêu chung nhất của văn hóa học đường là xây dựng trường học lành mạnh, các mốiquan hệ thân thiện và chất lượng giáo dục thật.Trên cơ sở mục tiêu chung của ngành giáo dục, mỗi trường học có mục tiêu, nội dung vănhóa học đường của trường mình. Để làm được điều đó, mỗi nhà trường phải xem xét cụ thể hoàn cảnh,điều kiện của trường mình mà xây dựng một hệ chuẩn mực, giá trị phù hợp được các thành viên trongnhà trường cùng tham gia xây dựng với những biện pháp tổ chức thực hiện. Hệ chuẩn mực, giá trị đóphải tương hợp với một mức độ nhất định với các giá trị truyền thống, phong tục của địa phương,cộng đồng.Văn hóa học đường ở mỗi nhà trường tạo niềm tin cho xã hội trong việc thực hiện chứcnăng giáo dục và sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần đào tạo,cung ứng cho xã hội những người công dân tốt, một nguồn nhân lực có phẩm chất, năng lực, đáp ứngyêu cầu của xã hội. Từ đó mỗi nhà trường sẽ là tấm gương cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội, cộngđồng noi theo.2.2. Bản chất của văn hóa học đường:Về bản chất, văn hóa học đường là môi trường. Môi trường văn hoá học đường là nơi màmỗi cá nhân hoạt động trong đó có đủ điều kiện thể hiện mình một cách toàn vẹn nhất vì mục tiêuchung của cộng đồng. Môi trường văn hóa học đường phải bao gồm cả môi trường địa lý tự nhiên, môitrường vật lý, môi trường tâm lý mà mỗi thành viên trong đó đều có nhiều hoạt động thể hiện mình.Môi trường đó cũng là nơi chốn [ thời gian, không gian] với các đối tượng mà mọi người trong xã hộikhách quan đều nhìn thấy, đánh giá và cảm nhận được.2.3. Nội dung văn hóa học đường:Từ bản chất của vấn đề như trên, nội dung văn hóa học đường có thể được nhìn nhận dướiba góc độ sau đây:- Văn hóa học đường là văn hóa môi trường.Học đường là nơi để tiến hành dạy và học với sự tham gia của cơ sở vật chất trường học, cánbộ quản lý giáo dục, thầy, trò, chương trình, nội dung giáo dục… để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáodục đào tạo của từng trường học. Do vậy, nói đến văn hóa học đường trước hết phải nói đến môitrường, cảnh quang sư phạm, cây xanh, hoa kiểng, nơi chỗ vui chơi, giải trí, sinh hoạt, hội họp, họctập, thực hành thí nghiệm, vệ sinh an toàn…như thế nào. Tổng quan toàn cảnh nhà trường từ cổng,hàng rào, bảng tên trường, bàn ghế học sinh, nhà làm việc, nhà vệ sinh… đều toát lên nét văn hóa củatrường học. Nhưng điều đó không hẳn là cổng trường to hay nhỏ, hoa kiểng đẹp hay xấu, cây xanhnhiều hay ít…mà quan trọng là cách sắp xếp, bố cục các vật thể ấy trong nhà trường như thế nào? nóilên điều gì? Văn hóa học đường tuy không phải là vật thể nhưng văn hóa học đường thể hiện qua cácvật thể ấy.Dĩ nhiên trong tình hình hiện nay nhiều trường học còn khó khăn về cơ sở vật chất cũng lànhững cản ngại cho xây dựng văn hóa học đường, nhưng tục ngữ Việt Nam có câu “Nghèo cho sạch,rách cho thơm” cho thấy rằng không phải đợi đến khi nhà trường có cơ sở vật chất tươm tất, đầy đủ rồimới xây dựng văn hóa môi trường.- Văn hóa học đường là văn hóa tổ chức:Trường học là một tổ chức, văn hóa học đường là văn hóa tổ chức. Một tổ chức sau khi đượchình thành, tồn tại và phát triển thì tự khắc nó sẽ dần dần hình thành nên những nề nếp, chuẩn mực, lễnghi, niềm tin và giá trị. Đó là sợi dây vô hình gắn kết các thành viên trong tổ chức lại với nhau cùngphấn đấu cho những giá trị chung của tổ chức. Đó là nghi lễ, đồng phục, không khí học tập trật tự, sinhhoạt nề nếp, đi học đúng giờ, tôn trọng luật giao thông…Có thể nói, văn hóa tổ chức là yếu tố cơ bản trong văn hóa học đường, nó hiện diện trongkhắp các hoạt động của nhà trường.- Văn hóa học đường là văn hóa ứng xử:Xét trên nhiều khía cạnh, văn hóa ứng xử tương đồng với văn hóa giao tiếp, văn hóa hành vi[trong môi trường học đường]. Văn hóa học đường là hành vi ứng xử của các chủ thể tham gia hoạtđộng giáo dục đào tạo trong nhà trường, là lối sống văn minh trong trường học thể hiện như:+ Ứng xử của thầy, cô giáo với học sinh, sinh viên: Được thể hiện như sự quan tâm đến họcsinh, sinh viên, biết tôn trong người học, biết phát hiện ra ưu điểm, nhược điểm người học để chỉbảo…Thầy, cô luôn gương mẫu trước học sinh, sinh viên.+ Ứng xử của học sinh, sinh viên với thầy, cô giáo thể hiện bằng sự kính trọng, yêu quí củangười học với thầy, cô giáo. Hiểu được những chỉ bảo giáo dục của thầy, cô và thực hiện điều đó tựgiác, có trách nhiệm.+ Ứng xử giữa lãnh đạo với giáo viên, nhân viên thể hiện người lãnh đạo phải có năng lực tổchức các hoạt động giáo dục. Người lãnh đạo có lòng vị tha, độ lượng, tôn trọng giáo viên, nhân viênxây dựng được bầu không khí lành mạnh trong tập thể nhà trường.+ Ứng xử giữa các đồng nghiệp, học sinh, sinh viên với nhau phải thể hiện qua cách đối xửmang tính tôn trọng, thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau.Tất cả các ứng xử trong nhà trường là nhằm xây dựng một môi trường sống văn minh, lịchsự trong nhà trường.3. Xây dựng văn hóa học đường.Xây dựng văn hóa học đường là xây dựng hệ giá trị giáo dục trong mỗi trường học. Đó làcác nội dung văn hóa cụ thể được định danh rõ ràng, kết quả có thể kiểm tra đánh giá được. Các nộidung này được hình thành trên cơ sở hệ giá trị chung của ngành giáo dục, phù hợp với đặc điểm củađịa phương, của trường và được bàn bạc dân chủ thống nhất bao gồm các nội dung như:+ Sứ mệnh: Mọi hoạt động của các thành viên trong nhà trường phải nhằm thực hiện sứmệnh chung.2+ Tầm nhìn: Giúp cho các thành viên hình dung được thành quả của sự phát triển chungtrong tương lai 20 năm, 30 năm tới và thấy được trách nhiệm của riêng mình.+Chiến lược phát triển: Các thành viên thấy được những định hướng lớn của sự phát triểncủa nhà trường trong 10 năm, 15 năm.+Hệ thống giá trị: Là một tập hợp các phẩm chất đạo đức cơ bản của mỗi công dân cần phảicó, những đặc trưng của người Việt Nam, các giá trị mang tính truyền thống và hiện đại như tráchnhiệm, nghĩa vụ, sự tôn trọng lẫn nhau, hợp tác trong làm việc mà tất cả thành viên tùy theo vị trí,công việc của mình tuân thủ làm theo.Thí dụ: Hệ giá trị giáo dục của quốc gia Singapore được Bộ Giáo dục nước này công bố đầunăm học 2004-2005 như sau:Sứ mệnh: Sứ mệnh nền giáo dục Singapore là phục vụ con em, cung cấp cho con em mộtnền giáo dục toàn diện, cân đối, phát triển hết tiềm năng, giáo dục con em thành những công dân tốt,có ý thức trách nhiệm với gia đình, xã hội và đất nước.Tầm nhìn: Để vượt qua thách thức trong tương lai, phải xây dựng nhà trường tư duy, quốcgia học tập, làm cho Singapore trở thành một quốc gia tư duy và cam kết làm cho các công dân có khảnăng đóng góp cho đất nước tiếp tục lớn mạnh và thịnh vượng. Hệ thống giáo dục của chúng ta mưucầu giúp học sinh thành những người tư duy sáng tạo, học suốt đời và là nhà lãnh đạo của những đổithay.Hệ giá trị:1/ Chính trực: Lấy chính trực làm cơ sở, có tinh thần dũng cảm, đạo đức và thẳng thắn, nóivà làm đúng đắn.2/ Con người: Lấy con người làm tiêu điểm, phát huy cái tốt của mọi người.3/ Học tập: Đam mê học tập, lấy học tập làm đường đời, luôn sẵn sàng đón tương lai.4/ Chất lượng: Theo đuổi chất lượng, chúng ta tốt hơn là chúng ta có thể, cố gắng cải tiếnmọi việc chúng ta làm.Căn cứ trên hệ giá trị này, các trường học Singapore xây dựng hệ giá trị của trường mình.Tùy theo qui mô, tính phức tạp về cơ cấu tổ chức bộ máy của mỗi trường, hệ giá trị có thể có đến vàimươi tiêu chí.4. Hiện thực hóa văn hóa học đường.Xây dựng hệ giá trị chỉ mới là bước đầu. Các trường phải có mục tiêu, biện pháp để biến hệgiá trị đó thành hiện thực. Thực chất của việc làm này là chuyển hóa vốn học vấn của các thành viênthành vốn văn hóa tức là đi từ kiến thức, kỹ năng thành thái độ giá trị nhân cách. Đối với học sinh,sinh viên, con đường để hình thành, phát triển nhân cách nhân văn, văn hóa là thông qua dạy chữ, dạyngười, dạy nghề, dạy kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh, sinh viên.Biện pháp cơ bản hiện thực hóa văn hóa học đường bao gồm:+Thực hiện vai trò gương mẫu của lãnh đạo nhà trường và thầy, cô giáo.+ Khuyến khích các hoạt động xây dựng văn hóa học đường.+ Xây dựng các phương châm ứng xử phát huy văn hóa học đường [ viết sao cho dễ nhớ, dễhiểu]+ Xây dựng khung cảnh, môi trường văn hóa trong toàn trường, trong từng lớp học.+ Xây dựng logo, biểu tượng, bảng hiệu, khẩu hiệu đặc trưng của trường [ để nơi dễ nhìnthấy hoặc nơi trang trọng].+ Xây dựng truyền thống nhà trường qua đồng phục, nghi lễ, nghi thức, bài hát.+ Tổ chức hoặc tham gia hoạt động văn hóa, lễ hội ở địa phương.3+ Quan tâm tới sự bày tỏ các nhu cầu, cảm xúc, mong muốn của cá nhân.+ Xây dựng uy tín, vị thế của nhà trường.Văn hóa học đường lành mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự tin cậy, tôn trọng lẫn nhau,giúp mọi thành viên trong nhà trường quan tâm nâng cao chất lượng dạy và học, tạo điều kiện khuyếnkhích học sinh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giúp cho học sinh có kỹ năng tự xây dựng mộthệ giá trị lành mạnh, đúng hướng cho cuộc sống tương lai của mình, xác lập cho mình một lẽ sống, lýtưởng sống đúng đắn.Văn hóa học đường là một khái niệm động. Nếu những chuẩn mực, giá trị xã hội thay đổi,văn hóa học đường cũng sẽ có những đổi thay. Do vậy, việc xây dựng văn hóa học đường phải đượcthực hiện trong thời gian dài mới đạt được kết quả tốt đẹp. Văn hóa học đường chịu nhiều ảnh hưởngcủa hiệu trưởng-người lãnh đạo cao nhất trong nhà trường. Hiệu trưởng phải thấy rõ bản chất, vai trò,những yếu tố cơ bản của văn hóa học đường thì mới thực hiện hoạt động này có hiệu quả.CÔNG DÂN TOÀN CẦUCông dân toàn cầu là những người sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau. Họ có thể có mộthoặc nhiều quốc tịch. Hiện tượng xuất hiện khái niệm công dân toàn cầu đã làm thay đổi cơ bản mọikhái niệm và giá trị về biên giới, lãnh thổ, chính trị, văn hóa, quản lý nhà nước và cả ngành tư phápquốc tếGiải thích:- Thế nào là công dân toàn cầu? : Công dân toàn cầu là những người có thể sống và làm việc ở mộthay nhiều quốc gia khác nhau, họ có thể vượt qua những ranh giới về không gian, thời gian, văn hóa,…Nhưng những công việc mà họ làm phải mang lại lợi ích cho cộng đồng toàn cầu+ Tiêu chí là công dân toàn cầu: Là công dân toàn cầu rất cần những kiến thức về đất nước và thế giới;những kỹ năng toàn cầu như: kỹ năng Internet, kỹ năng giao tiếp toàn cầu, việc sử dụng ngôn ngữ toàncầu. ý thức toàn cầu. Nền tảng của một công dân toàn cầu là ý thức về bản thân và dân tộc đất nướcmình. Ý thức toàn cầu chính là hòa nhập nhưng không được hòa tan, tiếp thu cái mới hiện đại nhưngcũng phải có chọn lọc và vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc, đó là quá trình “hòa nhậpnhưng không hòa tan”* Bàn luận:Tạisaolạicầnthiếttrởthànhcôngdântoàncầu?+ Đó là do quá trình toàn cầu hóa trên thế giới. Toàn cầu hóa là điều kiện vô cùng thuận lợi để mỗicông dân trở thành những công dân toàn cầu. Khi mà các rào cản biên giới được phá bỏ, hàng hóa, tiềntệ, thông tin, lao động… được thông thoáng, sự phân công mang tính quốc tế thì không còn trở ngại gìđể mọi công dân trở thành những công dân toàn cầu.+ Sự bùng nổ, phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật làm cho cả Thế giớinày nhỏ lại, “phẳng ra”, nó đã mở ra không biết bao nhiêu cơ hội cho con người, internet như là chìakhóa mở ra thế giới, vào kho báu tri thức của nhân loại+ Hiện nay trái đất đang phải đối mặt với rất nhiều những vần đề nan giải: hiện tượng trái đất nónglên, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường nước, không khí, bệnh dịch SATL, H5N1, H1N1..] …Đâykhông còn là vấn đề của một quốc gia, một khu vực mà đã trở thành vấn đề của toàn cầu, cần phải cósự bắt tay, hợp tác của cộng đồng quốc tế vì hành tinh xanh của chúng ta.- Cần làm gì để trở thành công dân toàn cầu?+ Nhiều ý kiến cho rằng phải ra nước ngoài mới là công dân toàn cầu? Có nhất thiết phải như vậy khivới sự toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay thì dù ở đâu cũng có thể tiếp cận nguồn thông tin phongphú, dù ở đâu cũng có thể kết nối bạn bè khắp nơi, dù ở đâu cũng có thể có những hành động mangtính toàn cầu như hoạt động bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng...4+ Cần có ý thức cố gắng trong học tập, trau dồi kiến thức cho bản thân, những kiến thức của quốc giadân tộc và cả những kiến thức trên thế giới, những xu hướng của toàn cầu. Bên cạnhviệc tiếp thu, học hỏi kiến thức thì giới trẻ nhất thiết cần có những trải nghiệm trong cuộc sống để hìnhthành nên những kỹ năng sống. Hình thành tư duy toàn cầu, ý thức toàn cầu, ý thức dân tộc sao chođúng đắn+ Tuy nhiên giới trẻ Việt đang gặp phải những vấn đề không nhỏ trong việc trở thành những công dântoàn cầu chân chính: thiếu sự quan tâm cần thiết về các vấn đề quốc gia và thế giới, những xu thế,những cơ hội, những cánh cửa lúng túng trong những kỹ năng toàn cầu, môi trường làm việc quốc tếthường đòi hỏi những kỹ năng mà người Việt Nam chưa phát huy hiệu quả, khả năng sử dụng ngoạingữ còn hạn chế.[Lấy dẫn chứng trong thực tế có rất nhiều bạn trẻ đã thực sự là những công dân toàn cầu bằng những ýtưởng sáng tạo, những hành động có ý nghĩa với cộng đồng...]Vd: robocon, Đỗ Nhật Nam....* Bài học liên hệ:- Công dân toàn cầu là ước mơ của người Việt trẻ cũng như mọi công dân trên thế giới này. Trở thànhcông dân toàn cầu là phù hợp với xu thế chung của thế giới. Phấn đấu để thực hiện mong muốn đóbằng những hành động, việc làm thiết thực.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, con người xã hội chủ nghĩaChủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ ra rằng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là mộtcon đường dài, khúc khuỷu, quanh co và không ít khó khăn, thử thách; để vượt qua con đường ấy cầnphải có những con người mới, con người cách mạng. Chủ nghĩa xã hội được xây dựng bằng sức mạnhcủa những con người mới và con người mới cũng là mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy,Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: "Muốn xã hội chủ nghĩa, phải có: người xã hội chủ nghĩa"1.Vậy con người xã hội chủ nghĩa theo quan điểm của Chủ tịchHồ Chí Minh là gì?Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, con người mới - con người xã hội chủ nghĩa là những người có mục đíchvà lối sống cao đẹp, có bản lĩnh chính trị vững vàng. Con người ấy vừa phải có đức, vừa phải có tài,vừa hồng, vừa chuyên. Biểu hiện cụ thể của phẩm chất ấy là:- Trung với nước, hiếu với dân.Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Nhà nước là của dân, do dân, vì dân, nước là của dân và dân là chủnhân của nước. Vì vậy, con người mới, con người xã hội chủ nghĩa phải ý thức được vai trò, vị trí củamình, luôn quyết tâm phấn đấu để thực hiện và hoàn thành mục tiêu cách mạng của Tổ quốc; khẳngđịnh sức mạnh, vai trò "gốc rễ" của mình và toàn thể nhân dân, chăm lo cho đời sống vật chất và tinhthần của nhân dân.- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.Đây chính là phẩm chất biểu hiện sinh động của phẩm chất "Trung với nước, hiếu với dân". Đó cũngchính là thước đo phẩm chất của mỗi con người [cần cù, siêng năng, chăm chỉ; tiết kiệm tiền bạc, củacải, thời gian, không hoang phí; trong sạch không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng, thẳng thắn,đứng đắn; công minh trong mọi việc...]. Đó cũng là thước đo sự phồn thịnh của một dân tộc bởi conngười chính là biểu hiện của quốc gia, dân tộc.- Thương yêu con người, có tinh thần quốc tế trong sáng.Con người dù ở vị trí nào trong xã hội đều có hai mặt tốt và xấu. Chúng ta cần phải làm cho phần tốttrong mỗi con người ngày càng nảy nở thêm và phần xấu dần dần mất đi. Mỗi người phải không5ngừng cố gắng mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người khác và toàn thể xã hội. Nhưng việc làm đókhông chỉ dừng lại trong phạm vi dân tộc, quốc gia mà phải mở rộng ra toàn thế giới. Mặt khác, conngười mới cũng cần phải đấu tranh chống lại kẻ thù chung của toàn nhân loại, chống lại áp bức, chiếntranh, đem lại cuộc sống hòa bình trên toàn thế giới.- Có trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật và nghề nghiệp.Ba phẩm chất trên là biểu hiện của chữ "đức" trong mỗi một con người mới. Nhưng nếu có đức màkhông có tài thì cũng là người vô dụng. Do đó, con người mới cần phải không ngừng nâng cao trí thứcvà trình độ chuyên môn của bản thân. Vì có như vậy họ mới mang lại cuộc sống có đủ cả giá trị vậtchất và tinh thần.Như vậy con người mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh, phải vừa có "đức", vừa có "tài", vừa "hồng" vừa"chuyên". Có được những phẩm chất ấy con người mới có thể xây dựng được cuộc sống tốt đẹp chomình, góp phần dựng xây đất nước. Và hơn cả, có những con người như vậy mới xây dựng được chủnghĩa xã hội.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của giáo dục trong việc phát triển con người mới, con ngườixã hội chủ nghĩaTheo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải tạo con người cũ, xâydựng con người mới. Người nói: "Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng tolớn của Đảng và nhân dân ta"2. Người khẳng định: "Trong việc kiến thiết nước nhà về mọi mặt, tathiếu rất nhiều cán bộ như kỹ sư, chuyên gia, thợ lành nghề, thầy dạy học, v.v.. Vì vậy ta phải pháttriển mạnh đại học và chuyên nghiệp. Muốn phát triển đại học và chuyên nghiệp, phải chú trọng cấp 2,cấp 1 và cấp vỡ lòng"3. Để thực hiện được việc hoàn thiện hệ thống giáo dục từ cấp nhỏ nhất đếnnhững bậc lớn ấy không phải là nhiệm vụ của ngành nào khác mà chính là nhiệm vụ của giáo dục.Người chỉ ra rằng: "Bây giờ nhiệm vụ của giáo dục khác trước. Các cô các chú có nhiệm vụ rất quantrọng: bồi dưỡng thế hệ công dân, cán bộ sau này. Làm tốt thì thế hệ sau này có ảnh hưởng tốt. Làmkhông tốt sẽ có ảnh hưởng không tốt đến thế hệ sau. Mục đích giáo dục bây giờ là phục vụ nhân dân,phục vụ Tổ quốc, đào tạo lớp người, lớp cán bộ mới"4.Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò vô cùng to lớn của giáo dục trong việc đào tạothế hệ công dân mới, công dân tương lai, những con người xã hội chủ nghĩa. Giáo dục giữ vai trò chủyếu và quyết định đối với việc hình thành con người mới trên mọi lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, vănhóa... Người nói: "Giáo dục phải cung cấp cán bộ cho kinh tế... Giáo dục không phát triển thì khôngđủ cán bộ giúp cho kinh tế phát triển" 5. Kinh tế quyết định văn hóa, giáo dục nhưng cũng cần phải cóvăn hóa, giáo dục của nhà trường và giáo dục của xã hội. Người cho rằng giáo dục có vai trò rất lớntrong việc xây dựng con người văn hóa, con người mới xã hội chủ nghĩa. Người khẳng định: "Văn hóagiáo dục là một mặt trận quan trọng..."6.Giáo dục là một hoạt động có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển con người mới, chủ nhântương lai của đất nước. Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến mọi cấp đào tạo, mọi hìnhthức đào tạo. Người khẳng định vai trò của giáo dục đối với nhi đồng, thanh niên, cán bộ, trong đó cócả cán bộ quản lý. Người đặc biệt quan tâm tới những lớp bình dân học vụ, lớp bổ túc văn hóa, cán bộphụ trách đội học sinh, sinh viên. Và ở bất cứ nơi đâu, Người đều nhấn mạnh đến vai trò của giáo dụctrong việc xây dựng con người mới.Để phát huy hết vai trò của giáo dục trong việc phát triển con người mới, con người xã hội chủ nghĩa,Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đến mọi chủ thể của hệ thống giáo dục, từ người học, người dạy,người quản lý đến nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục. Theo Người, tất cả các yếu tố đó tácđộng mạnh mẽ đến việc phát triển con người xã hội chủ nghĩa.Về chương trình giáo dục, Người nhắc nhở: "Phải sửa đổi triệt để chương trình giáo dục cho phù hợpvới sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc" 7. Chương trình học cần phải xây dựng để phù hợp với hoàncảnh cụ thể của đất nước, con người mới. Do đó, việc "... kiểm thảo kỹ công tác "cải cách" về chương6trình, chủ trương và cách thi hành, để tìm thấy những khuyết điểm mà sửa đổi, những ưu điểm mà pháttriển thêm..."8 là rất cần thiết.Về phương pháp giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất lưu tâm tới việc "sửa đổi cách dạy cho phù hợp".Đây là công việc quan trọng của người thầy, người thầy phải lựa chọn "dạy cái gì, dạy thế nào để họctrò hiểu chóng, nhớ lâu, tiến bộ nhanh" 9. Theo Người, giáo dục phải biết kết hợp các phương phápkhác nhau sao cho hiệu quả giáo dục đạt cao nhất, có như vậy giáo dục mới hoàn thành nhiệm vụ củamình.Về nội dung giáo dục, Người nhấn mạnh: "Giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng vàChính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân. Học phải đi đôi với hành, lý thuyết phảiliên hệ với thực tế. Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng,giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động sản xuất" 10.Như vậy, nội dung giáo dục phải đa dạng, phong phú, gồm cả "tài" và "đức", cả tri thức và phẩm chấtđạo đức, lý tưởng cách mạng... Đặc biệt nội dung giáo dục phải hướng vào phục vụ lao động sản xuất,phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam.Về hình thức giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh chú ý tới việc kết hợp giáo dục nhà trường và gia đình:"... gia đình liên lạc chặt chẽ với nhà trường, giúp nhà trường giáo dục và khuyến khích con em chămchỉ học tập, sinh hoạt lành mạnh và hăng hái giúp ích nhân dân" 11. Ngoài ra, giáo dục còn phải tiếnhành thường xuyên, liên tục dưới nhiều hình thức khác nhau: chính quy, bổ túc văn hóa, bồi dưỡng...Việc kết hợp các hình thức đó sẽ góp phần nâng cao trình độ văn hóa cho con người xã hội chủ nghĩa,chủ nhân tương lai của đất nước.Về phía người học, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng cần xác định "Bây giờ phải học để:- Yêu Tổ quốc: cái gì trái với quyền lợi của Tổ quốc, chúng ta kiên quyết chống lại.- Yêu nhân dân: việc gì hay người nào phạm đến lợi ích chung của nhân dân, chúng ta kiên quyếtchống lại.- Yêu lao động: ai khinh rẻ lao động, chúng ta kiên quyết chống lại.- Yêu khoa học: cái gì trái với khoa học, chúng ta kiên quyết chống lại.- Yêu đạo đức: chúng ta phải thực hiện đức tính trong sạch, chất phác, hăng hái, cần kiệm; xóa bỏ hếtnhững vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động"12.Muốn đạt được điều đó thì "học phải đi đôi với hành", luôn biết kết hợp giữa thực tế và lý luận, nhàtrường và xã hội...Về phía người dạy học, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh vai trò của người thầy trong sựnghiệp giáo dục nói chung và trong việc phát triển con người mới, con người xã hội chủ nghĩa nóiriêng. Do đó "... cán bộ giáo dục cần phải luôn luôn ra sức thi đua công tác và học tập, thật thà tự phêbình và phê bình để cùng nhau tiến bộ mãi" 13. Người nhấn mạnh: cán bộ giáo dục "phải thật thà đoànkết, nâng cao tinh thần trách nhiệm, không nên "đứng núi này trông núi nọ", muốn thay đổi công tác,kèn cựa vì địa vị14. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao vai trò của người thầy trong giáo dục nhân cách conngười: "Học trò tốt hay xấu là do thầy giáo, cô giáo tốt hay xấu" 15. Người từng viết trong tác phẩmNhật ký trong tù:Hiền, dữ phải đâu là tính sẵnPhần nhiều do giáo dục mà nên.7Người dạy có vai trò quyết định như vậy cho nên phải có công tác cán bộ giáo dục cho tốt và đặc biệtchú ý cả tài, cả đức của người dạy học. Tài là văn hóa, chuyên môn, đức là chính trị. Người từng viết:"Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức"16.Người giáo viên cũng phải tự rèn luyện để nêu gương cho người học. Bên cạnh đó, việc kết hợp giữangười dạy và người học là rất quan trọng: "Thầy và trò thật thà đoàn kết và dùng cách dân chủ [thậtthà tự phê bình và phê bình] để giúp nhau tiến bộ mạnh, tiến bộ mãi" 17.Như vậy, muốn có một nền kinh tế bền vững, phát huy được hết vai trò trong việc xây dựng và pháttriển con người mới, con người xã hội chủ nghĩa cần phải có các giải pháp đồng bộ, toàn diện từ nộidung, phương pháp, chương trình, người dạy, người học...Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của giáo dục đối với phát triển con người xã hội chủ nghĩa là một hệthống quan điểm mang tính sâu sắc, toàn diện. Quan điểm này của người là nền tảng tư tưởng, là cơ sởlý luận cho việc xây dựng nền giáo dục Việt Nam bền vững. Những quan điểm của Người vẫn nhưnhững vì sao sáng xuyên suốt công cuộc xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa của chúng ta ngàynay.VĂN HÓA TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾToàn cầu hoá là một xu thế khách quan, đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt trong đời sống xãhội của các quốc gia, dân tộc. Xét về lĩnh vực văn hoá, toàn cầu hoá không chỉ tạo ra cơ hội cho cácquốc gia, dân tộc mở rộng sự giao lưu, hiểu biết và xích lại gần nhau, mà còn đặt những giá trị văn hoátruyền thống của mỗi dân tộc trước nhiều thách thức to lớn. Để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoátruyền thống của Việt Nam, theo tác giả, cần: thứ nhất, tăng cường giáo dục truyền thống lịch sử vàtruyền thống cách mạng của dân tộc; thứ hai, đẩy mạnh việc giáo dục pháp luật; thứ ba, xác lậpbTrong bối cảnh hội nhập quốc tế, văn hoá Việt Nam có cơ hội giao lưu với tất cả các nền văn hoá củathế giới, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển và khẳng định bản sắc văn hóa của dân tộc. Do vậy,nhận thức và giải quyết tốt mối quan hệ giữa hội nhập quốc tế và việc giữ gìn, phát huy bản sắc vănhoá dân tộc là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa, con ngườiViệt Nam hiện nay.Hội nhập quốc tế đã và đang tác động đến những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam cảtheo hướng tích cực lẫn tiêu cực. Một mặt, nó góp phần nâng cao trình độ tư duy khoa học của xã hộicông nghiệp, góp phần làm giàu thêm, phong phú thêm các giá trị văn hoá Việt Nam truyền thống. Mặtkhác, nó cũng đặt ra những thách thức lớn trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyềnthống, và thách thức lớn nhất là làm thế nào để nền văn hóa dân tộc vừa có thể tiếp thu được các giá trịthời đại, tinh hoa văn hoá nhân loại, vừa có thể giữ được bản sắc dân tộc vốn có; không bị hoà tan,không bị nhấn chìm vào các nền văn hóa khác hoặc trở thành “cái bóng mờ” của dân tộc khác, nền vănhoá khác. Giá trị văn hóa truyền thống là những giá trị thuộc về tư tưởng, lối sống, chuẩn mực đạo đứcđược cộng đồng thừa nhận và bảo tồn, gìn giữ từ đời này sang đời khác… Không dựa trên nền tảngcủa giá trị văn hóa truyền thống thì không thể tiếp thu có hiệu quả những thành tựu hiện đại và càngkhông thể có sự phát triển lâu bền. Do vậy, giải quyết tốt quan hệ giữa hội nhập quốc tế với việc giữgìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc là một yêu cầu tất yếu, vừa có tính cấp bách,trước mắt, vừa mang tính chiến lược, lâu dài nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiêntiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng nhân cách con người Việt Nam phù hợp với yêu cầucủa sự nghiệp đổi mới, để văn hóa thực sự là nền tảng, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.Để giải quyết tốt quan hệ giữa hội nhập quốc tế với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyềnthống của dân tộc cần thực hiện tốt một số định hướng cơ bản sau đây:Thứ nhất, phải xây dựng hệ giá trị Việt Nam, chuẩn giá trị Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Hệ giá trịvăn hóa trước đây của chúng ta là văn hóa nông nghiệp – nông thôn gắn với văn hóa làng xã, nhữnggiá trị đó đã nuôi dưỡng tinh thần dân tộc trong những dặm trường lịch sử. Để văn hóa truyền thốngViệt Nam vững vàng trước những “va chạm”, “xung đột” văn hóa của thời đại hội nhập, để xây dựnghệ giá trị người Việt Nam làm nền tảng, động lực đưa đất nước vươn ra “biển lớn”, cần có sự điều8chỉnh phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển và cần xác lập một hệ giá trị mới: Hệ giá trị văn hóa côngnghiệp – đô thị – hội nhập, để đất nước vững vàng trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa vàhội nhập trong một thế giới phẳng. Xây dựng hệ giá trị văn hóa Việt Nam hiện nay chúng ta cần xácđịnh trọng tâm là xây dựng con người với các đặc tính cơ bản như yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trungthực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo…và xây dựng một hệ giá trị thích hợp để phát huy được những điểmmạnh và hạn chế thói hư tật xấu của người Việt. Bên cạnh đó, phải chuẩn bị các yếu tố cần thiết đểchắt lọc thẩm thấu tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời loại bỏ các “dị tật” ngoại lai.Thứ hai, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhânloại. Trong hội nhập, giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc là quan trọng song giữ gìn bản sắckhông phải là một hiện tượng cố hữu, bất biến. Văn hóa luôn nằm trong quá trình hiện đại hóa, nó phảitrở thành sức sống hiện đại của dân tộc. Giữ gìn, bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc phải gắn kết vớimở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác. Mặtkhác, giữ gìn bản sắc không loại trừ sự tiếp biến văn hóa; văn hóa dân tộc phải hội lưu với văn hóanhân loại, rồi theo dòng chảy của nó mà tiếp thu những cái “chân – thiện – mỹ” của các nền văn hóatrên thế giới để bồi đắp cho văn hóa bản địa. Giữ gìn bản sắc cũng phải trên cơ sở vừa thừa kế, vừakhông ngừng tiếp thu tinh hoa của văn hóa nhân loại để làm sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyềnthống, góp phần củng cố và làm phong phú hơn nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Và“tinh hoa” ở đây cũng phải hiểu trên cơ sở kế thừa, chứ không phải là một thứ bất biến. Đồng thời, quađó, cũng góp phần làm phong phú văn hóa thế giới khi chính các nền văn hóa ngoại lai cũng tiếp nhậnnhững giá trị tinh hoa văn hóa Việt Nam.Thứ ba, chống thái độ bảo thủ, thái độ hư vô trong giải quyết quan hệ giữa hội nhập quốc tế và giữgìn giá trị văn hóa truyền thống. Giữ gìn văn hóa truyền thống là việc phải làm nhưng không sa vàobảo thủ khi đề cao quá văn hóa dân tộc truyền thống mà coi nhẹ và không chịu tiếp thu tinh hoa vănhóa thế giới. Tự khép kín là làm trái quy luật phát triển, làm cho nền văn hóa trở nên nghèo nàn, đơnđiệu. Tôn sùng chủ nghĩa dân tộc thái quá dễ dẫn đến những thái độ cực đoan, sai lầm, bảo thủ và lạchậu. Điều này sẽ kéo theo sự kìm hãm, níu kéo, làm chậm sự phát triển. Bên cạnh đó cùng cần chốngquan điểm coi nhẹ, hạ thấp vai trò và các giá trị của văn hóa truyền thống, chạy theo thị hiếu và các giátrị văn hóa ngoại lai, tệ sùng bái nước ngoài, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ gây hại đếnthuần phong mỹ tục của dân tộc.NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾKHÁI NIỆMNguồn lực là tổng thể vị trí địa lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên hệ thống tài sản quốc gia nguồn nhânlực đường lối chính sách vốn và thị trường... ở cả trong nước và nước ngoài có thể được khai thác nhằmphục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.Nguồn lực không phải là bất biến. Nó thay đổi theo không gian và thời gian. Con người có thể làm thay đổinguồn lực theo hướng có lợi cho mình.II - PHÂN LOẠI NGUỒN LỰC1. Căn cứ vào nguồn gốc2. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổCăn cứ vào phạm vi lãnh thổ có thể phân chia nguồn lực thành hai loại:a] Nguồn lực trong nướcNguồn lực trong nước [còn gọi là nội lực] bao gồm các nguồn lực tự nhiên nhân văn hệ thống tài sản quốcgia đường lối chính sách đang được khai thác9Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗiquốc gia.b] Nguồn lực nước ngoàiNguồn lực nước ngoài [còn gọi là ngoại lực] bao gồm khoa học - kỹ thuật và công nghệ nguồn vốn kinhnghiệm về tổ chức và quản lý sản xuất và kinh doanh... từ nước ngoài.Nguồn lực nước ngoài có vai trò quan trọng thậm chí đặc biệt quan trọng đối với nhiều quốc gia đang pháttriển ở những giai đoạn lịch sử cụ thể.Mặc dù có vai trò khác nhau nhưng giữa nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài có mối quan hệmật thiết với nhau. Đây là mối quan hệ hỗ trợ hợp tác bổ sung cho nhau trên nguyên tắc bình đẳng cùng cólợi và tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau. Xu thế chung là các quốc gia cố gắng kết hợp nguồn lực trongnước [nội lực] với nguồn lực nước ngoài [ngoại lực] thành sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế nhanhvà bền vững.III - VAI TRÒ CỦA NGUỒN LỰC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾNguồn lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia.- Vị trí địa lí tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùngtrong một nước giữa các quốc gia với nhau. Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới vị trí địa lí làmột nguồn lực góp phần định hướng có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế.- Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ trựctiếp cho cuộc sống vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạolợi thế quan trọng cho sự phát triển.- Nguồn lực kinh tế - xã hội nhất là dân cư và nguồn lao động nguồn vốn khoa học - kỹ thuật và công nghệchính sách toàn cầu hoá khu vực hoá và hợp tác có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phùhợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.Hiểu biết và đánh giá đúng cũng như biết huy động tối đa các nguồn lực sẽ thúc đẩy quá trình phát triểnkinh tế ở mỗi quốc gia. Các nước đang phát triển muốn nhanh chóng thoát khỏi sự nghèo nàn tụt hậu cầnphải phát hiện và sử dụng hợp lí có hiệu quả các nguồn lực sẵn có trong nước đồng thời tranh thủ cácnguồn lực từ bên ngoài nhất là các nước phát triển.Các nguồn lực chính để phát triển kinh tế - xã hội1. Vị trí địa líLãnh thổ Việt Nam bao gồm hai bộ phận: phần đất liền [ diện tích 330.991 km2] và phần biển rộng lớn gấpnhiều lần so với phần đất liền.a] Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm đó đã làm cho thiên nhiên nước ta khác hẳnvới các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á Đông Phi Tây Phi và tác động sâu sắc tới các hoạt động kinh tế.b] Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương gần trung tâm Đông Nam Á có một vùng biển rộnglớn giàu tiềm năng. Vị trí tiếp giáp trên đất liền và trên biển làm cho nước ta có thể dễ dàng giao lưu vềkinh tế và văn hoá với nhiều nước trên thế giới.c] Việt Nam nằm ở khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động của thế giới. Nền kinh tế củacác nước trong khu vực đứng đầu là Xingapo sau đó là Malaixia Thái Lan Inđônêxia có nhiều chuyển biếnđáng kể và ngày càng chiếm vị trí cao hơn trong nền kinh tế toàn cầu cũng như ở châu Á - Thái BìnhDương. Trong nhiều năm liên tục trước cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra vào nửa sau thập kỷ 90 tốc độtăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực đạt khá cao. Vị thế của ASEAN ngày càng được khẳng10định.2. Tài nguyên thiên nhiêna] Nước ta có sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên. Ở trình độ phát triển kinh tế như hiện nay tài nguyênđất giữ vị trí quan trọng. Việt Nam có khoảng 8 0 triệu ha đất nông nghiệp bao gồm đất ở đồng bằng ở cácbồn địa giữa núi ở đồi núi thấp và các cao nguyên.Nguồn nhiệt ẩm lớn tiềm năng nước dồi dào số lượng các giống loài động thực vật biển và trên cạn kháphong phú nguồn khoáng sản đa dạng v.v... là những thuận lợi mà thiên nhiên đã dành cho chúng ta.Tuy nhiên nước ta cũng có nhiều tai biến do thiên nhiên gây ra như bão lũ lụt hạn hán v.v... Gần như khôngnăm nào không có thiên tai gây ra những tổn thất nhất định cho nền kinh tế và cho đời sống nhân dân ởvùng này hay vùng khác.Khoáng sản là một loại tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.nhìn chung ở nước ta nhiều loại khoáng sản phân tán theo không gian và phân bố không đều về trữ lượng.Một số khoáng sản với trữ lượng đáng kể như: boxit vật liệu xây dựng dầu khí sắt v.v... tuy mới được khaithác bước đầu nhưng đã tỏ ra có hiệu quả.Việc khai thác và sử dụng các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên có quan hệ mật thiết với trình độ pháttriển của khoa học - kỹ thuật và công nghệ cũng như phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư.Trên một đơn vị diện tích số lượng tài nguyên nhiều trữ lượng nhỏ lại phân tán như trong điều kiện hiệnnay có thể là một khó khăn. Song nếu áp dụng công nghệ khai thác tài nguyên tiên tiến trên quan điểm kinhtế tổng hợp thì mức độ tập trung tài nguyên như đã nêu ở trên lại có thể coi là một thế mạnh.b] Cho đến gần đây những hậu quả của chiến tranh để lại và nhất là việc khai thác không hợp lý tài nguyênở nước ta đã dẫn đến tình trạng nhiều loại bị suy giảm nghiêm trọng.Thực trạng khai thác tài nguyên ở Việt Nam rất khác nhau. Trong khi tài nguyên biển chưa sử dụng đượcbao nhiêu thì nhiều loại tài nguyên khác lại bị khai thác quá mức.Tài nguyên rừng bị tàn phá nghiêm trọng nhất. Hiện nay độ che phủ của rừng đang ở mức báo động. Rừngchỉ còn chiếm 32% diện tích cả nước [1999]. Đất đai nhiều vùng bị sói mòn diện tích đất trồng đồi trọctăng lên đáng kể. Nhiều hệ sinh thái rừng nhất là ở khu vực ven biển đầu nguồn và cửa sông bị phá hoạinặng nề. Nguồn gen động vật thực vật bị giảm sút mạnh.Sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên trước hết là hậu quả trực tiếp của việc khai thác bừa bãi không theo mộtchiến lược nhất định. Sau nữa là trình độ công nghệ khai thác của nước ta còn lạc hậu. Vì thế tài nguyên bịlãng phí mà chi phí khai thác lại cao.c] Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực cơ bản trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Do đó vấn đề sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo về và tái tạo tài nguyên thiên nhiên đang được đặtra nhằm đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển bền vững của Việt Nam hiện tại và trong tươnglai.dân cư và nguồn lao động1. Việt Nam là một nước đông dân có nhiều thành phần dân tộcTheo số liệu Tổng điều tra dân số ngày 1 - 4 - 1999 dân số nước ta là 76.327.900 người. Về dân số nước tađứng hàng thứ hai ở khu vực Đông Nam Á và hàng thứ 13 trong tổng số hơn 200 quốc gia và lãnh thổ trênthế giới.Dân số là một nguồn lực quan trọng để phát triển nền kinh tế. Với số dân đông nước ta có nguồn lao độngdồi dào thị trường tiêu thụ rộng lớn. Song trong điều kiện nước ta hiện nay dân số đông là một trở ngại lớncho việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân.11Nước ta có 54 thành phần dân tộc đoàn kết trong quá trình dựng nước và giữ nước. Hiện nay trình độ pháttriển kinh tế - xã hội giữa các thành phần dân tộc ở nước ta vẫn còn có sự chênh lệch. Vì vậy phải chú trọnghơn nữa đển việc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc ít người.2. Dân số nước ta tăng nhanhDân số tăng quá nhanh dẫn đến sự bùng nổ dân số. Điều đó xảy ra ở nước ta từ cuối những năm 50 của thếkú XX. Tuy nhiên ở từng vùng lãnh thổ từng thành phần dân tộc mức bùng nổ dân số có sự khác nhau. Trênphạm vi toàn quốc dân số nước ta đã tăng gấp đôi từ 30 lên 60 triệu người trong vòng 25 năm [1960 1985].Nhịp độ gia tăng dân số cũng biến đổi qua các thời kì.Trong thời kì 1931 - 1960 tốc độ gia tăng trung bình năm là 1 85%. Dân số tăng nhanh vào những năm1965 - 1975 với mức tăng trung bình năm trên 3%. Giữa hai đợt tổng điều tra dân số lần thứ nhất và lần thứhai [1979 và 1989] mức tăng trung bình năm giảm xuống còn 2 1% và giữa hai cuộc tổng điều tra dân sốgần đây nhất [1989 và 1999] là 1 7%.Hiện nay do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nhịp độ tăng dân số ởnước ta đang có xu hướng giảm xuống tuy còn chậm. Mặc dù tỉ lệ sinh có giảm song số dân nước ta trongthời kì 1979 - 1989 vẫn tăng thêm 11 7 triệu người tương đương với số dân của một nước trung bình trênthế giới.Trong thời kì 1989 - 1999 số dân tăng thêm 11 9 triệu người tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm tuy cógiảm [1 7%] nhưng vẫn cao hơn một chút so với mức gia tăng tự nhiên của toàn thế giới.Sự gia tăng dân số quá nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nướcvà nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội.3. Dân số nước ta thuộc loại trẻCơ cấu các nhóm tuổi trong tổng số dân [1 - 4 - 1999] của nước ta là:+ Dưới độ tuổi lao động: 33 1%+ Trong độ tuổi lao động: 59 3%+ Ngoài độ tuổi lao động: 7 6%Do dân số trẻ nên lực lượng lao động của nước ta chiếm khoảng 50% tổng số dân. Hàng năm xã hội cóthêm khoảng 1 1 triệu lao động mới. Điều đó gây nên những khó khăn về sắp xếp việc làm cho số lao độnggia tăng. Tuy nhiên lực lượng lao động của Việt Nam có khả năng tiếp thu nhanh các kỹ thuật và công nghệtiên tiến. Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lí họ sẽ trở thành nguồn lực quyết định để xây dựng đất nước.4. Dân cư và nguồn lao động nước ta phân bố không đềuĐiều đó phụ thuộc vào lịch sử định cư trình độ phát triển kinh tế -xã hội mức độ màu mỡ của đất đai sựphong phú của nguồn nước v.v... Tính chất không đồng đều này thể hiện rõ rệt giữa các vùng và ngay trongnội bộ từng vùng lãnh thổ.Khoảng 80% số dân tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao [đồng bằng sôngHồng 1180 người/km2 - 1999]. Ở trung du và miền núi dân cư thưa thớt hơn nhiều [Tây Nguyên là 67người/km2 Tây Bắc là 62 người/km2].Sự phân bố dân cư không đều còn thể hiện giữa thành thị và nông thôn. 76 5% số dân sinh sống ở nôngthôn còn ở thành thị chiếm 23 5% [số liệu năm 1999]Tình hình phân bố dân cư như vậy gây ra những khó khăn cho việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và việckhai thác nguồn tài nguyên hiện có ở mỗi vùng.125. Để giảm bớt gánh nặng dân số cần phải có chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quảnguồn lao động của nước taTrước mắt cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm nhanh tỉ lệ sinh đồng thời từng bước phân bố lạidân cư lao động giữa các vùng và giữa các ngành kinh tế trong phạm vi cả nước.I. Đường lối phát triển kinh tế - xã hội1. Việc đổi mới kinh tế - xã hội một cách toàn diện là vấn đề cơ bản xuyên suốt hệ thống chính sách củaĐảng và Nhà nướcĐây cũng chính là nguồn lực quan trọng góp phần vào việc định hướng phát triển nền kinh tế và giải quyếtcác vấn đề xã hội chủ yếu đang đặt ra ở nước ta. Cho đến nay nền kinh tế nước ta đã trải qua từ việc phi tậptrung hoá về mặt hành chính đến việc bước đầu đổi mới toàn diện. Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VInăm 1986 quá trình đổi mới đã được định hình và phát triển đúng hướng. Sự đổi mới thể hiện ở việc xoá bỏcơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp xây dựng cơ cấu kinh tế năng động sử dụng cơ chế thị trườngtheo định hướng xã hội chủ nghĩa.2. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 đã được vạch ra nhằm giải quyết những vấn đề kinhtế - xã hội cấp bách của đất nướcMục tiêu tổng quát của chiến lược là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển nâng cao rõ rệt đờisống vật chất văn hoá tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nướccông nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người năng lực khoa học và công nghệ kết cấu hạ tầngtiềm lực kinh tế quốc phòng an ninh được tăng cường thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa được hình thành về cơ bản ; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.Năm 2010 tổng sản phẩm trong nước [GDP] tăng ít nhất gấp đôi so với năm 2000 ; chuyển dịch mạnh cơcấu kinh tế và cơ cấu lao động giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp xuống còn khoảng 50%.3. Để thực hiện chiến lược đổi mới nhiều chính sách cụ thể đã được ban hànhMột trong những nguồn lực quan trọng để đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu của chiến lược kinh tế - xãhội là vấn đề tạo vốn. Ngoài chính sách huy động vốn trong nước chính sách mở cửa và luật đầu tư đã rađời và đang phát huy tác động trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội.Việt Nam được coi là một thị trường khá hấp dẫn là nơi đang có nhiều nước trong khu vực và trên thế giớiđến đầu tư.II. Đường lối phát triển kinh tế - xã hội1. Nước ta đã xây dựng được một hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật có trình độ nhất định để phục vụ chosự nghiệp phát triển đất nướca] Cơ sở vật chất - kỹ thuật của các ngành từng bước được hình thành. Trong nông nghiệp cả nước có gần5300 công trình thuỷ lợi trong đó có khoảng 3000 trạm bơm. Các công trình này đã góp phần vào việc chủđộng tưới nước cho 4 8 triệu ha và tiêu nước cho 52 vạn ha. Ngoài ra phải kể đến nhiều cơ sở bảo vệ thựcvật thú ý nghiên cứu giống nhân giống và tạo ra nhiều giống cây con phù hợp với điều kiện sinh thái kỹthuật nuôi trồng cho năng suất cao.Trong công nghiệp cả nước có 2821 xí nghiệp trung ương và địa phương 590.246 cơ sở sản xuất ngoàiquốc doanh - [tính đến hết năm 1998]. Một số ngành công nghiệp khai thác [than dầu khí] công nghiệp sảnxuất hàng tiêu dùng [dệt giấy v.v...] xi măng.Mạng lưới giao thông chính đã toả đi nhiều nơi từ Bắc đến Nam từ đồng bằng lên trung du và miền núi.Dọc vùng duyên hải là hệ thống cảng biển trong đó đáng kể nhất là các cảng Hải Phòng Đà Nẵng Sài Gòn.Năng lực vận chuyển hàng hoá của các cảng biển đạt 11 6 triệu tấn/năm [năm 1999]. Mạng lưới thương mại13phát triển rộng khắp với 1 5 triệu người kinh doanh chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp.b] Về phương diện lãnh thổ các trung tâm công nghiệp quan trọng [Hà Nội thành phố Hồ Chí Minh] và mộtsố vùng chuyên canh [lúa cây công nghiệp] có quy mô lớn thật sự trở thành bộ khung cho việc hình thànhcác vùng kinh tế.2. Tuy nhiên cơ sở vật chất - kỹ thuật chưa đủ mạnh để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xãhộiTrừ một số cơ sở công nghiệp mới xây dựng trình độ kỹ thuật và công nghệ của nước ta nói chung còn lạchậu. Sự thiếu đồng bộ giữa các ngành và trong từng ngành còn phổ biến. Kết cấu hạ tầng vẫn đang ở tìnhtrạng kém phát triển.Sự phân bố cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế chưa đồng đều giữa các vùng. Các cơ sở kinh tế lớn tậptrung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và phụ cận ở Đông Nam Bộ đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Ởcác vùng này kết cấu hạ tầng phát triển hơn hẳn các vùng còn lại của đất nước. Trong lúc đó cả một vùngrộng lớn của Tây Bắc Tây Nguyên cơ sở vật chất - kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc phát triểnkinh tế - xã hội còn rất hạn chế.3. Để tạo tiền đề cho sự phát triển việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật là một vấnđề cấp thiếtTrước mắt việc đầu tư theo chiều sâu kết hợp giữa hiện đại hoá và phát triển đồng bộ cơ sở vật chất - kỹthuật sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế - xã hội nước ta tiến kịp trình độ chung của thế giới14

Video liên quan

Chủ Đề