Văn học dân gian ra đời từ khi nào

Văn học dân gian ra đời vào khoảng thời gian nào?
Giải thích?

Văn học dân gian là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ truyền miệng do con người sáng tạo ra trong khi tham gia các sinh hoạt tập thể nhằm biểu đạt, ghi lại những tri thức, kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm về cuộc sống xã hội và thiên nhiên, vũ trụ.

Văn học dân gian là một bộ phận quan trọng của văn học Việt Nam. Tuy là thể loại văn học giản dị, gần gũi nhưng có lẽ để hiểu và thêm yêu văn học dân gian, chúng ta cần có tìm hiểu sâu sắc hơn.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho Quý độc giả những thông tin hữu ích về văn học dân gian, đồng thời giúp giải đáp thắc mắc: Tác giả của văn học dân gian là ai? Mời Quý vị theo dõi nội dung.

Văn học dân gian là gì?

Văn học dân gian là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ truyền miệng do con người sáng tạo ra trong khi tham gia các sinh hoạt tập thể nhằm biểu đạt, ghi lại những tri thức, kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm về cuộc sống xã hội và thiên nhiên, vũ trụ.

Các đặc trưng của văn học dân gian

Thứ nhất: Văn học dân gian là những sáng tác ngôn từ mang tính tập thể – truyền miệng.

+ Tính tập thể: Văn học dân gian là sản phẩm sáng tạo của nhiều người, thuộc nhiều thế hệ qua những thời gian và không gian khác nhau.

– Về nội dung, một tác phẩm văn học dân gian phải phản ánh được nhiều nét sinh hoạt, tình cảm, nguyện vọng và mơ ước, cách nhìn nhận về cuộc đời và con người của đông đảo quần chúng nhân dân lao động.

– Về hình thức, tác phẩm ấy phải kết tinh được thị hiếu thẩm mĩ, tài năng sáng tạo của quần chúng nhân dân thuộc về một dân tộc nhất định và với tư cách như một chỉnh thể có chung điều kiện sinh hoạt, lao động, tranh đấu và sáng tạo nghệ thuật.

+ Tính truyền miệng: Văn học dân gian ra đời khi chưa có chữ viết. Văn học dân gian là loại hình nghệ thuật diễn xướng.

+ Tính dị bản: Do tính tập thể và tính truyền miệng quy định.Văn học dân gian có nhiều dị bản.

Thứ hai: Văn học dân gian có tính nguyên hợp.

– Văn học dân gian là một loại hình nghệ thuật nguyên hợp cả về nội dung lẫn hình thức phản ánh khiến cho nó không chỉ là một hiện tượng văn học mà còn là một hiện tượng văn hoá.

– Về nội dung, tác phẩm văn học dân gian phản ánh nhiều phương diện khác nhau của đời sống vật chất và tinh thần trong xã hội, do vậy nó vừa thực hiện chức năng của văn học [thẩm mĩ], của sử học [ phản ánh lịch sử], của dân tộc học [phong tục, tập quán, tôn giáo], của triết học, tâm lí học…nghĩa là cùng một lúc tổng kết các tri thức của nhân dân thuộc nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội khác nhau trong dạng thức còn chưa phân chia tách bạch [nghĩa là trong trạng thái nguyên hợp].Văn học dân gian gắn với tôn giáo khi nó được dùng như một phương tiện thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của người xưa.

– Về hình thức, khác với tác phẩm văn học viết chỉ được diễn đạt bằng phương tiện ngôn ngữ, tác phẩm văn học dân gian, ngoài việc sử dụng phương tiện chính là ngôn ngữ, còn sử dụng thêm vài phương tiện khác nữa như âm nhạc, vũ điệu, động tác.

Thứ ba: Tính quốc tế và tính dân tộc của văn học dân gian

+ Tính quốc tế: Văn học dân gian các dân tộc trên thế giới có những điểm chung. Đều sử dụng mô típ “Vật thần kì đem lại hạnh phúc”, “Vật thần kì đem lại hạnh phúc”.

+ Tính dân tộc: Văn học dân gian của dân tộc nào in đậm bản sắc văn hóa của dân tộc đó.

Những tác phẩm văn học dân gian là sáng tác của nhân dân, nhưng không phải tất cả nhân dân đều là tác giả của văn học dân gian.

Khi sáng tác, các tác phẩm, tập thể dân gian không hề có ý thức lưu lại tên tác giả dưới những sáng tác của mình. Mà thực ra, đặc trưng truyền miệng không hề tạo nên thói quen ấy. 

Người ta không biết ai là người sáng tác đầu tiên [điều này liên quan đến tính vô danh của văn học dân gian] và ai đã tham gia vào quá trình sửa đổi chỉnh lý tác phẩm [tạo nên tính dị bản]. Tất cả đều không có ý thức về quyền sở hữu tác phẩm bởi lẽ tác phẩm được sửa đổi nhiều lần và trong đời sống của dân gian, mọi người khi tham gia sáng tạo ngày càng không có ý thức về quyền sở hữu tác phẩm.

Các thể loại văn học dân gian

Có nhiều thể loại văn học dân gian khác nhau. Chúng tôi xin đưa ra một vài thể loại cùng đặc trưng của chúng:

TT Thể loại Ví du Đặc trưng
1 Sử thi anh hùng Đăm Săn Kể về các nhân vật anh hùng thời hình thành các dân tộc vối thái độ tôn vinh, có tính chất thần linh, kì ảo.
2 Truyền thuyết An Dương Vương Kể về các nhân vật lịch sử, có liên quan đến thần linh
3 Cổ tích Tấm Cám Kể về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, nhằm bênh vực cái thiện, có các yếu tố kì ảo tham gia hỗ trợ.
4 Truyện cười Tam đại con gà Kể về những điều nghịch lí, mất tự nhiên, nhằm giải trí hoặc phê phán.
5 Ca dao Các bài ca dao đã học Thể hiện tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của tầng lớp bình dân.
6 Truyện thơ Tiễn dặn người yêu Kể lại những câu chuyện tình cảm, cũng có đấu tranh chống cái ác như dưới hình thức bài thơ dài.

Trên đây là một vai thông tin chúng tôi chia sẻ tới Quý độc giả về văn học dân gian và nội dung giải đáp Tác giả của văn học dân gian là ai? Mong rằng Quý vị đã có thêm những thông tin hữu ích khi tìm hiểu về thể loại văn học này.

Video liên quan

Chủ Đề