Vận tốc trung bình của ô tô

Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị [Sở Giao thông Vận tải TPHCM] đã cập nhật dữ liệu quan trắc giao thông vào mô hình giao thông hiện hữu để đánh giá tình trạng giao thông quý II năm nay.

Theo đánh giá của trung tâm, tình hình giao thông thành phố trong tháng 4, 5, 6 đã có nhiều chuyển biến so với quý I. Tuy nhiên, thông tin cảnh báo tại các điểm có nguy cơ ùn tắc giao thông vẫn còn khá cao, một số tuyến đường có mật độ phương tiện gia tăng đáng kể, xe chạy với vận tốc trung bình 33,82 km/h.

Thống kê thông tin cảnh báo ùn tắc giao thông 6 tháng đầu năm 2023 ở TPHCM [Nguồn: Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị TPHCM].

Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị đã có ghi nhận tình hình giao thông tại từng khu vực của thành phố. Vận tốc trung bình của các tuyến đường chính ở khu vực phía Bắc [quận 12, huyện Hóc Môn và Củ Chi] chậm nhất: 28,58km/h.

Trong đó, các điểm có nguy cơ ùn tắc giao thông gồm xung quanh nút giao An Sương, đường Tô Ký [đoạn từ đường Đông Bắc đến cầu vượt Quang Trung], nút giao Nguyễn Văn Quá - quốc lộ 1, quốc lộ 1 [đoạn đường Tô Ngọc Vân - Hà Huy Giáp] có mật độ lưu lượng phương tiện khá cao, tình hình giao thông còn rất phức tạp.

Khu vực phía Tây [quận 6, Bình Tân, Tân Phú và huyện Bình Chánh] có số liệu vận tốc trung bình trên các tuyến đường chính là 31,89km/h.

So với quý I, lưu lượng phương tiện trên khu vực này vẫn rất đông đúc. Một số điểm có nguy cơ ùn tắc cao gồm: Vòng xoay Phú Lâm, đường Hồng Bàng [đoạn Minh Phụng - Tân Hóa] ở quận 6; ngã tư Bốn Xã [quận Tân Phú] và giao lộ Vĩnh Lộc - Nguyễn Thị Tú - Quách Điêu [huyện Bình Chánh].

Trong trung tâm thành phố [quận 1, 3, 5, 6, 10, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh], vận tốc lái xe trung bình trên các tuyến đường chính là 33,35km/h.

Trên tất cả tuyến đường, mật độ phương tiện tăng lên, mức độ phục vụ giao thông trung bình tại khu vực này là trên 50%, một số tuyến đường có mức độ phục vụ rất cao.

Dòng xe ùn ứ kéo dài trên đường Điện Biên Phủ đoạn qua quận Bình Thạnh, ghi nhận hồi tháng 6. Đoạn đường này có 3 làn xe máy, 2 làn ô tô cho phép tốc độ tối đa 50km/h [Ảnh: Nam Anh].

Trong đó, khu vực đường Điện Biên Phủ - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - cầu Điện Biên Phủ vẫn còn rất đông vào giờ cao điểm, không giảm sau nhiều năm. Nút giao thông vòng xoay Hàng Xanh thường xuyên xảy ra xung đột giữa các dòng xe vào giờ cao điểm, nguyên nhân được đánh giá là do mật độ phương tiện tăng cao và thời lượng đèn tín hiệu tại giao lộ chưa đáp ứng để giải tỏa ùn tắc.

Các tuyến đường có mật độ phương tiện tăng đáng kể trong quý II là Ung Văn Khiêm [quận Bình Thạnh], Nguyễn Thái Sơn [quận Gò Vấp], Nguyễn Bỉnh Khiêm [quận 1], Võ Thị Sáu [quận 3].

Ngoài ra, còn có một số nút giao thông xảy ra tình trạng ùn tắc cục bộ như Đinh Bộ Lĩnh - Bạch Đằng - Nguyễn Xí; Cộng Hòa - C18 - Trường Chinh có mức độ phục vụ phương tiện rất cao.

Khu vực phía Nam [quận 4, 7, 8, các huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè] ghi nhận vận tốc trung bình các tuyến đường chính là 33,67km/h.

Theo kết quả quan trắc, mật độ phương tiện khu vực này tăng cao so với đầu năm, xuất hiện trở lại các điểm ùn tắc giao thông không có chuyển biến giảm như: khu đường Dương Bá Trạc - cầu Kênh Xáng, dọc tuyến đường cầu Kênh Tẻ, đường Nguyễn Tất Thành...

Còn lại giao thông khu vực phía Đông ở TP Thủ Đức thông thoáng hơn, vận tốc trung bình của các tuyến đường chính là 41,59km/h.

Tuy nhiên vẫn còn các điểm có nguy cơ ùn tắc giao thông cao như đường Nguyễn Duy Trinh, vòng xoay Mỹ Thủy [đoạn đường Võ Chí Công và quanh cảng Cát Lái], nút giao An Phú, ngã tư Thủ Đức, ngã tư Bình Thái...

Bài toán tìm vận tốc trung bình của một chuyển động đều

Bài toán tìm vận tốc trung bình của một chuyển động đều bao gồm các ví dụ kèm theo lời giải chi tiết giúp các em học sinh vận dụng các kiến thức vào giải các dạng bài tập tính vận tốc trung bình trong chuyển động đều. Đây là tài liệu luyện tập hiệu quả, là tài liệu hữu ích dành cho các em học sinh khá giỏi tham khảo. Chúc các em học tốt.

  • Bài tập tính độ dài quãng đường trong chuyển động đều
  • Bài tập Toán nâng cao lớp 5: Bài toán vật chuyển động có chiều dài đáng kể
  • Một số cách giải bài Toán chuyển động lớp 5

1. Lý thuyết

Muốn tính vận tốc, ta lấy quãng đường chia cho thời gian.

Đơn vị vận tốc có thể là km/ giờ, m/ phút, m/ giây…. Đơn vị vận tốc thường dùng là km/ giờ và m/ giây.

2. Bài tập

Bài 1. Một người đi xe máy trên một quãng đường, trong 1,5 giờ đầu người đó đi với vận tốc 48 km/giờ, trong 0,5 giờ người đó đi với vận tốc 40 km/giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên suốt quãng đường đã đi?

Phân tích: Đối với bài toán này dễ dàng tìm được vận tốc trung bình của người đó bằng cách tính quãng đường đi trong 1,5 giờ đầu và 0,5 giờ sau rồi lấy tổng quãng đường chia cho tổng thờ gian người đó đi.

Giải

Quãng đường người đó đi trong 1,5 giờ đầu là:

48 x 1,5 = 72 [km]

Quãng đường người đó đi trong 0,5 giờ sau là:

40 x 0,5 = 20 [km]

Tổng quãng đường người đó đi là:

72 + 20 = 92 [km]

Thời gian người đó đã đi là:

1,5 + 0,5 = 2 [giờ]

Vận tốc trung bình người đó đi là:

92 : 2 = 46 [km/giờ]

Đ/S. 46 km/giờ

Bài 2. Một ô tô đi từ điểm A đến điểm B. Nửa thời gian đầu ô tô đi với vận tốc 56 km/giờ và nửa thời gian sau ô tô đi với vận tốc 48 km/giờ. Tính vận tốc trung bình mà ô tô đã đi trên quãng đường AB?

Phân tích: Vì hai nửa thời gian bằng nhau nên thời gian ô tô đi với vận tốc 56 km/giờ cũng chính là thời gian ô tô đi với vận tốc 48 km/giờ. Từ hướng phân tích đó xin trình bày lời giản bài này như sau:

Giải

Vì nửa thời gian đầu bằng nửa thời gian sau nên vận tốc trung bình của ô tô trên quãng đường AB là:

[56 +48] : 2 = 52 [km/giờ]

Đ/S. 52 km/giờ

Bài 3. Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc là 15 km/giờ, sau đó lai đi từ B về tới A với vận tốc 12 km/giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên quãng đường đi và về?

Phân tích: Bài toán này cho biết độ dài quãng đường đi và về đều bằng nhau. Như vậy vận tốc trung bình của người đó trên quãng đường cả đi và về cũng chính là vận tốc trung bình khi đi trên 1 km lúc đi và 1 km lúc về.

Cũng có thể giải bài toán bằng cách cho quãng đường AB là một số ki-lô-mét nào đó [các em nên chọn số vừa chia hết cho 15, vừa chia hết cho 12 như thế việc tính toán sẽ thuận tiện hơn] rồi tính thời gian đi, thời gian về, rồi từ đó tính vận tốc trung bình.

Từ cách phân tích trên ta giải bài toán như sau:

Giải

Cách 1. Khi từ A đi đến B thì thời gian đi 1 km là:

1 : 15 = 1/15 [giờ]

Khi đi từ B về A thì thời gian đi 1 km là:

1 : 12 = 1/12 [giờ]

Vận tốc trung bình của người đó trên quãng đường cả đi và về là:

[1 + 1] : [1/15 + 1/12] = 40/3 [km/giờ]

Đ/S. 40/3 km/giờ

Cách 2. Giả sử quãng đường AB dài 60 km.

Thời gian người đó đi từ A đến B là:

60 : 15 = 4 [giờ]

Thời gian người đó đi từ B về A là:

60 :12 = 5 [giờ]

Tổng thời gian người đó đi và về là:

4 + 5 = 9 [giờ]

Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường đi và về là:

[60 + 60] : 9 = 40/3 [km/giờ]

Đ/S. 40/3 km/giờ

Bài 4. Một người đi từ C đến D bằng xe đạp 4/9 quãng đường đầu người đó đi với vận tốc 12 km/giờ. Trên đoạn đường còn lại người đó đi với vận tốc là 18 km/giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên quãng đường AB.

Phân tích: Chia quãng đường CD thành 9 phần bằng nhau thì có 4 phần người đó đi với vận tốc 12 km/giờ và 5 phần còn lại người đó đi với vận tốc là 18 km/giờ. Dov ậy cứ 4 km người đó đi với vận tốc 12 km/giờ thì lại có 5 km người đó đi với vận tốc 18 km/giờ.

Ta cũng có thể giả sử độ dài quãng đường CD là số nào đó [km] [nên chọn số chia hết cho 9] rồi tính thời gian cụ thể từng chặng đường. Từ đó tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường CD.

Từ hướng phân tích xin trình bày lời giải như sau:

Giải

Cách 1. Thời gian đi 4 km với vận tốc 12 km/giờ là:

4 : 12 = 1/3 [giờ]

Thời gian đi 5 km với vận tốc 18 km/giờ là:

5 : 18 = 5/18 [giờ]

Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường CD là:

[4 + 5] : [1/3 + 5/18] = 162/11 [km/giờ]

Đ/S. 162/11 km/giờ.

Cách 2. Giả sử quãng đường CD dài 90 km thì chặng đường người đó đi với vận tốc 12 km/giờ là:

90 : 9 x 4 = 40 [km]

Chặng đường người đó đi với vận tốc 18 km/giờ là:

90 – 40 = 50 [km]

Thời gian người đó đi chặng đường với vận tốc 12 km/giờ là:

40 : 12 = 10/3 [giờ]

Thời gian người đó đi chặng đường với vận tốc 18 km/giờ là:

50 : 18 = 25/9 [giờ]

Tổng thời gian người đó đi và về là:

10/3 + 25/9 = 55/9 [giờ]

Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường đi và về là:

90 : 55/9 = 162/11 [km/giờ]

Đ/S. 162/11 km/giờ

Từ 4 ví dụ trên lưu ý các em một số điều cần nhớ sau:

Vận tốc trung bình = tổng quãng đường : tổng thời gian.

Nếu trên một quãng đường thời gian đi với vận tốc v1; v2; v3… đều bằng nhau thì vận tốc trung bình trên cả quãng đường bằng chính trung bình cộng của các vận tốc v1; v2; v3…

Nếu trên một quãng đường độ dài các đoạn đường đi với vận tốc v1; v2; v3…đều dài bằng nhau thì vận tốc trung bình tính như sau: [1 + 1 +1 + …] : [1/v1 + 1/v2 + 1/v3 + …]

Ô tô được di tốc độ bao nhiêu?

3. Tốc độ tối đa của xe ô tô khi tham gia giao thông.

Nói thành đi tốc độ bao nhiêu?

Hiện nay, tốc độ tối đa đối với ô tô, xe máy khi đi trong khu vực đông dân cư là 60km/h đối với đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên; tối đa 50 km/h với đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới. Tốc độ tối đa của xe máy, ô tô trong khu dân cư là bao nhiêu?

Tốc độ tối đa cho phép đối với xe ô tô và mô tô được phép di chuyển trong thành phố là bao nhiêu km h?

Theo đó, trong khu vực đông dân cư, tốc độ tối đa cho phép xe ô tô như sau: - Trong đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe là 60km/h; - Trong đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe thì tốc độ tối đa là 50km/h. Ngoài khu vực đông dân cư, tốc độ tối đa đối với xe ô tô theo quy định cụ thể trên.

Tốc độ xe máy là bao nhiêu?

Tốc độ tối đa của xe máyĐối với đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60km/h. Đối với đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50km/h. - Tốc độ tối đa của xe máy ngoài khu vực đông dân cư: Đối với đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 70km/h.

Chủ Đề