Vì sao bàn thờ phải quay mặt ra ngoài

Trong ngôi nhà truyền thống của người Việt, bàn thờ tổ tiên thường đặt tại gian chính, gian chính lại là chỗ tiếp khách nên nhiều người cho rằng hai không gian này là một. Vì vậy, nhiều gia đình hiện nay vẫn có thói quen để bàn thờ ngay tại phòng khách. Nhưng nếu nhà có nhiều diện tích, vẫn nên dành một không gian riêng để đặt bàn thờ bởi các lý do sau:

Thứ nhất, tránh được việc đi từ ngoài cửa vào đã nhìn thấy bàn thờ, hình ảnh tổ tiên. Hơn nữa, bàn thờ thuộc tĩnh, không hợp với sự phô trương.

Thứ hai, bàn thờ ngay cửa chính sẽ đón nhận nhiều sát khí từ ngoài vào, hoặc dễ có gió thổi làm động bát hương.

Thứ ba, bàn thờ chính gian giữa, người khấn đứng quay lưng ra cửa, sẽ có cảm giác bất an, khó tập trung tư tưởng khi khấn, làm mất tính trang nghiêm.

Nếu có điều kiện, gia chủ nên cân nhắc vị trí để đặt bàn thờ ngay khi bắt đầu thiết kế xây nhà sao cho phù hợp.


Nên đặt bàn thờ phật cao hơn bàn thờ gia tiên

Khi chiếu sáng ở phòng thờ cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

Phòng thờ của gia đình phải tạo được không khí trang nghiêm, ấm cúng, gần gũi tránh tạo cảm giác lạnh lẽo.

Phòng thờ thường được bố trí có diện tích nhỏ, do vậy bạn nên chọn những đèn treo nhỏ cho tương xứng với phòng. Nên bố trí đèn để ánh sáng đèn không chiếu thẳng vào người ngồi khi hành lễ cúng bái.

Cũng không nên lắp quá nhiều bóng đèn trong phòng thờ. Nếu tường sơn của phòng thờ có màu sáng thì không nên lắp nhiều bóng đèn sẽ ảnh hưởng đến tính chất trang nghiêm của nơi thờ cúng. Chỉ nên bố trí khoảng 2 đến 3 loại ánh sáng.

Tường có treo tranh nên bố trí hai đèn âm tường cân xứng hai bên bức tranh.

Bài trí trên bàn thờ

Tùy theo kích thước ngôi nhà, điều kiện sinh hoạt… mà việc bày trí bàn thờ gia tiên khác nhau. Thông thường người ta thường bày từ 1 đến 3 bát hương, bát hương ở giữa thờ chung thần linh thổ địa, bát hương hai bên là thờ gia tiên và bà cô ông mãnh.

Trong phong thủy, ngoài vị trí đặt phòng thờ và bàn thờ

thì việc xác định tọa hướng cũng rất quan trọng.

Phía trước bát hương: Ở giữa bày cái đài nhỏ, với ba chén đựng nước sạch. Hai bên là hai đĩa bày hoa quả tươi và trầu cau, hoặc tiền vàng mã.

Phía sau bát hương: Là bộ bình để hoa tươi, hương và nến. Tùy theo chất liệu mà sự bày trí cũng khác. Với đồ sứ: Bộ tam sự bao gồm bát hương, hai cây đèn [hoặc hai con hạc đội đèn], bộ ngũ sự có thêm hai bình [dựng cắm hoa tươi và để hương]; bộ thất sự có thêm hai bình [đựng nước và gạo]. Với đồ đồng: Tam sự có đỉnh đồng thay thế bát hương, và hai con hạc, ngũ sự có thêm hai ống hương và thất sự có thêm đôi đèn. Như vậy, bày trí của đồ đồng có tính trang trí thẩm mỹ là chính còn bày trí của đồ sứ thiên về tính thờ cúng và tâm linh hơn.

Những điều kiêng kỵ với bàn thờ

Ngoài những kiêng kỵ như trên, bàn thờ không đặt cạnh tường bếp đun, không dựa lưng vào nhà vệ sinh, hay không nằm dưới hay trên vệ sinh, hạn chế đặt ở ban công…

Kiêng kỵ về cách cục, trong phong thủy bàn thờ được coi như kháo sơn, cần đặt ở nơi có sơn tinh đang vượng. Như năm nay chúng ta đang ở trong vận 8, bàn thờ nên đặt nơi có Cửu Tử hay Nhất  Bạch đáo sơn.

Kiêng kỵ về thời gian lập bàn thờ: Việc lập bàn thờ thường được tiến hành đồng thời với nhập trạch, nên việc lựa chọn thời gian có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sau này. Ngoài thời gian phù hợp với nhập trạch, cúng tế hay hợp tuổi gia chủ, người ta còn chú ý đến thời điểm có sao Bát Bạch để hóa giải sát khí.

Kiêng kỵ về người lập bàn thờ: Người xưa cho rằng phụ nữ mang thai có nhiều tạp khí, không nên động chạm vào bàn thờ hay bát hương. Hơn nữa, người bốc bát hương nên là gia chủ, chứ không nhất thiết phải nhờ người khác, cốt sao là sự thành tâm và tay chân sạch sẽ khi thực hiện.

Kiêng kỵ về bố trí trên bàn thờ: Bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên chứ không phải nơi phô trương hay trưng bày, những thứ không liên quan đến thờ cúng không bày lên bàn thờ, nhất là giấy công đức ở đình chùa. Nếu thờ gia tiên cùng Phật hay thờ mẫu, cần tách riêng bàn thờ Phật hay thờ mẫu, bàn thờ gia tiên để thấp hơn và tách biệt.

Kiêng kỵ về đồ lễ trên bàn thờ: Quan trọng nhất là hương hoa, tức hương thắp, hoa quả tươi, hoa tươi và nước sạch. Tránh các loại đồ giả như hoa quả nhựa. Đồ thờ cúng xong rồi nên bỏ xuống để thụ lộc, tránh bày để từ tháng này qua tháng khác. Không nên để lễ mặn, hay tiền mặt lên bàn thờ.

I/ Những điều kiêng kỵ khi lập bàn thờ

1/ Bàn thờ không được hướng thẳng cửa ra vào

Khi bàn trí bàn thờ, tránh kê bàn thờ hướng đối diện với cửa ra vào hoặc phía dưới cửa sổ. Bởi theo phong thủy, điều này sẽ làm thoát khí tốt ra khiến chủ gia đình không may mắn. Trong nhiều trường hợp, diện tích khá khiêm tốn, bàn thờ nhìn thẳng vào lối cửa vào hoặc đặt vị trí mà nhiều người quan sát và nhòm ngó thấy, cần phải rèm che lại phía trước và hai bên.

2/ Không đặt bàn thờ ở lối đi lại

Bàn thờ là nơi cần yên tĩnh, thanh lịch. Vì vậy, khi đặt ở gần lối đi lại ồn ào sẽ khiến gia chủ không may mắn, hao tán tài lộc. Bên cạnh đó, cũng không nên đặt phòng thờ cạnh hoặc dưới phòng em bé, sân chơi sẽ làm mất sự yên tích mà không gian thờ cần có.

3/ Không nên kê bàn thờ gần nhà vệ sinh hoặc nhà tắm

Bàn thờ là nơi linh thiêng nhất trong nhà. Vì vậy, khi kê bàn thờ gia chủ tuyệt đối không nên kê bàn thờ gần nhà vệ sinh, phòng tắm hoặc khu vực ô nhiễm như gần ống thải, … Điều này sẽ khiến ô ếu không gian thiêng liêng. Nếu nhà quá chật chội thì bạn nên chọn chỗ cao và tránh xa tối đa những chỗ không sạch sẽ.

4/ Nên đặt phòng thờ tại tầng cao nhất của nhà

Không gian thờ cúng cần đảm báo tính tôn nghiêm, trang trọng. Vì vậy, tuyệt đối không nên để người ngoài bước vào nhà là nhìn thấy hết bàn thờ, bài vị và hình ảnh tổ tiên. Nếu nhà có nhiều tầng, bàn thờ nên đặt ở tầng trên cùng. Phía trước bàn thờ là không gian sang trọng, phía sau là cầu thang hoặc các không gian như sân phơi, kho. Trong trường hợp đặt bàn thờ ở tầng dưới hoặc tầng giữa nên tránh phía dưới bàn thờ là bếp lửa, phía trên là nhà tắm, nhà vệ sinh, giường ngủ hoặc các vật nặng nề đè lên.

5/ Bàn thờ luôn sạch sẽ và thông thoáng

Nơi thờ cúng cần lau chùi sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang. Không gian đặt bàn thờ phải đủ thông thoáng. Gia chủ không nên đặt bàn thờ quá cao hoặc quá thấp. Bàn thờ đặt quá cao gây khó khăn trong việc thờ cúng, trong khi đó bàn thờ thấp lại thiêsu tính trang nghiêm. Trong trường hợp, bàn thờ cao phải đảm bảo khoảng cách tới trần không quá gần, tránh quẩn khói hoặc gây ám vàng trần.

6/ Tăng thêm sinh khí cho nơi thờ bằng cây xanh

Để tăng thêm sinh khí cho nơi thờ tự, gia chủ có thể bố trí thêm một hoặc hai cây xanh. Nên lựa chọn cây kim tiền, phát lộc hoặc một số loại cây dễ sống. Không nên lựa chọn cây có gai nhọn, khó sống để tránh trường hợp đang trồng thì chết. Đặt các loại cây mang ý nghĩa tốt gần bàn thờ sẽ giúp tăng thêm sinh khí và tài lộc cho gia chủ. Nếu gia đinh có điều kiện thì có thể tạo không gian sơn thủy và cây cối cạnh khu vực thờ tự. Điều này gây hiệu ứng tốt nhất khi muốn có nhiều sinh khí tại tại đây, tạo phước lành cho mọi người sống trong gia đình.

7/ Nguyên tắc chiếu sáng tại phòng thờ

Phòng thờ phải tạo được không khí trang nghiêm, ấm cúng và gần gũi tránh tạo cảm giác lạnh lẽo. Phòng thờ thường được bố chí diện tích nhỏ, do đó bạn nên chọn đèn treo nhỏ cho tương xứng với phòng, tránh treo các loại đèn chùm lớn tránh gây mất cân đối. Cần lưu ý là bố trí ánh sáng đèn không được chiếu thẳng vào người ngồi khi hành lễ cúng bái. Tường treo tranh nên bố trí hai đèn âm tường cân xứng hai bên bức tranh.

8/ Đặt bàn thờ theo thuật phong thủy

Việc bố trí đặt hướng bàn thờ cần căn cứ vào mệnh của gia chủ. - Người mệnh Đông tứ trạch thì bàn thờ hướng vào một trong 4 hướng: Bắc, Đông Nam, Đông, Nam. - Người mệnh Tây tứ trạch thì bàn thờ hướng vào một trong 4 hướng: Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam.

II/ Những điều kiêng kỵ khi thiết kế phòng thờ

1/ Kiêng kỵ về thời gian lập bàn thờ: Việc lập bàn thờ thường được tiến hành đồng thời với nhập trạch, nên việc lựa chọn thời gian có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh hưởng  nhiều đến cuộc sống sau này. Ngoài thời gian phù hợp với nhập trạch, cúng tế hay hợp với gia chủ, người ta còn chú ý đến thời điểm có sao Bát Bạch để hóa giải sát khí.

2/ Kiêng kỵ về người lập bàn thờ: Người xưa cho rằng, phụ nữ có thai có nhiều tạp khí, không nên động chạm vào bàn thờ hay bát hương. Hơn nữa, người bốc bát hương nên là gia chủ, chứ không nhất thiết là người khác, cốt sao là sự thành tâm và chân tay sạch sẽ khi thực hiện.

3/ Kiêng kỵ về bố trí trên bàn thờ: Bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên chứ không phải là nơi phô trương hay trưng bày, những thứ không liên quan đến thờ cúng không bày lên bàn thờ, nhất là giấy công đức đình chùa. Nếu thời gia tiên cùng Phật hay thờ mẫu, cần tách riêng bàn thờ Phật hay thờ mẫu, bàn thờ gia tiên để thấp hơn hoặc tách biệt.

4/ Kiêng kỵ về đồ lễ trên bàn thờ: Quan trọng nhất là hương hoa, tức là thắp hương, hoa quả tươi, hoa tươi và sạch. Tránh các đồ giả như hoa nhựa. Đồ cúng xong nên bỏ xuống để thụ lộc, tránh bày từ tháng này sang tháng khác. Không nên để lễ mặn hay tiền mặt lên bàn thờ.

Như vậy, với những chia sẻ về quy tắc thiết kế phòng thờ hợp phong thủy mà kiến trúc Hải Đăng chia sẻ trên đây, mong rằng sẽ giúp cho gia chủ có được kinh nghiệm và cách bố trí bàn thờ - nơi linh thiêng nhất của gia đình. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để nhận được tư vấn và giải đáp nhanh chóng.

* Thông tin trên chỉ mang tính chát tham khảo
Nguồn : Sưu tầm


 

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
HẢI ĐĂNG ➡️➡️➡️ đơn vị thi công trọn gói hàng đầu ☎️ Hotline: 0967.791.999 - 0931.842.888.

Facebook: //www.facebook.com/thietkehaidang


Youtube: //bitly.com.vn/EhNGd HỆ THỐNG CHI NHÁNH CỦA HẢI ĐĂNG 1/ Chi nhánh Nam Định: Bờ hồ huyện - TT Yên Định - Hải Hậu - Nam Định.

2/ Chi nhánh Hà Nội: Tòa CT6A - KĐT Xa La - Hà Đông - Hà Nội.

Video liên quan

Chủ Đề