Vì sao câu lạc bộ thể công giải thể

Quảng Ninh chính thức bị xóa sổ khỏi bản đồ bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam - Ảnh: MINH ĐỨC

CLB bóng đá Than Quảng Ninh đã bị VFF từ chối cấp phép tham dự V-League 2022. Lý do bởi đội bóng đá đất mỏ không đáp ứng đủ các tiêu chí cấp phép do Liên đoàn Bóng đá châu Á [AFC] quy định. Trong đó có việc đội bóng Than Quảng Ninh đang nợ các cầu thủ, người lao động số tiền lên tới 60-70 tỉ đồng.

Ngày 29-10, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo VFF cho biết thời gian qua VFF đã làm việc với lãnh đạo Sở Văn hóa - thể thao Quảng Ninh nhiều lần. Sau khi chủ tịch cũ của CLB là ông Phạm Thanh Hùng xin dừng hoạt động đội bóng và trả cho UBND tỉnh Quảng Ninh, địa phương chưa tìm được giải pháp để duy trì đội bóng. Không có doanh nghiệp nào đồng ý tiếp nhận CLB Than Quảng Ninh.

Dù chưa đáp ứng được các tiêu chí về tài chính, cơ sở vật chất… theo yêu cầu của AFC nhưng  CLB Than Quảng Ninh vẫn xin gia hạn thời gian cấp phép tham dự mùa giải 2022 đến ngày 31-12-2021. 

Tuy nhiên, các yêu cầu của CLB Than Quảng Ninh đã không được VFF, AFC chấp nhận. Đội bóng đất mỏ không được cấp phép tham dự mùa giải 2022 của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.

Theo Quy chế bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, nếu muốn trở lại thi đấu ở V-League những năm sau đó, CLB Than Quảng Ninh sẽ phải bắt đầu từ đầu. Đội bóng đất mỏ sẽ phải thi đấu ở vạch xuất phát là giải bóng đá hạng ba quốc gia. Nếu đặt mục tiêu tham dự V-League, Than Quảng Ninh sẽ phải thăng hạng lên hạng nhì, sau đó thăng hạng lên hạng nhất và cuối cùng mới lên được V-League.

Ra đời từ năm 1956, CLB Than Quảng Ninh với tiền thân là đội bóng thanh niên Hồng Quảng, là một trong những đội bóng có bề dày lịch sử nhất Việt Nam. Trong mùa giải 2021, CLB Than Quảng Ninh đứng trong tốp 3 đội có thành tích tốt nhất của V-League.

Bê bối tài chính khiến CLB Than Quảng Ninh đã bị xóa sổ khỏi bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam là điều vô cùng đáng tiếc cho bóng đá Quảng Ninh cũng như bóng đá Việt Nam.

CLB Than Quảng Ninh không được dự V-League 2022

KHƯƠNG XUÂN

Bóng đá Trung Quốc đang trải qua thời kỳ đen tối. Vào mùa Hè năm ngoái, nhà vô địch bóng đá nước này là Jiangsu Suning đã tuyên bố giải thể không lâu sau khi đăng quang. Tuy nhiên, đó mới chỉ là bề nổi của vấn đề.

CLB Chongqing Liangjiang Athletic [áo đỏ] phải giải thể vì vỡ nợ.

Trong vài tháng qua, các CLB bóng đá Trung Quốc đang liêu xiêu vì cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhiều CLB ở giải đấu này không có tiền trả lương cho các cầu thủ trong nhiều tháng qua. Có hàng trăm lá đơn của các cầu thủ gửi lên FIFA để nhờ phán xử.

Tới hôm nay, CLB Chongqing Liangjiang Athletic [Trùng Khánh] đã buộc phải tuyên bố giải thể. Đây là điều đáng tiếc bởi đây là CLB lâu đời ở Trung Quốc. Chongqing bắt đầu tham gia các giải đấu chuyên nghiệp của Trung Quốc từ năm 1997.

Cuối năm 2016, tập đoàn Dangdai đầu tư 540 triệu nhân dân tệ để tiếp quản CLB. Trong 6 năm qua, họ đã chi hơn 3 tỷ nhân dân tệ [kỷ lục của bóng đá Trung Quốc] để đầu tư nhằm giúp Chongqing trở nên lớn mạnh. Thế nhưng, ảnh hưởng của dịch Covid-19 quá lớn khiến cho CLB lâm vào cảnh nợ nần và không đủ sức chống đỡ.

Thực tế, từ năm ngoái, tập đoàn Dangdai và các cơ quan liên quan đã có nhiều lần thảo luận với chính phủ để cải tổ CLB, nhằm giúp Chongqing vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố, cuộc cải tổ này đã không diễn ra như dự kiến. Các khoản nợ của CLB ngày một lớn hơn. Tài sản của đội bóng bị đóng băng, đẩy các cầu thủ vào thế khó.

Theo tờ Sohu, nhiều cầu thủ của CLB Chongqing đã thực sự sụp đổ khi nghe tin CLB giải thể. Cầu thủ người Kazakhstan, Yerjet Yerzat đã bật khóc trên đường xách va li rời khỏi bản doanh của đội bóng, khiến không ít người cảm thấy xót xa.

Nhiều cầu thủ của CLB Chongqing thất nghiệp và có khả năng cao phải bỏ bóng đá.

Trong khi đó, thủ môn Shi Xiaotian từng buộc phải rời CLB Wuhan vì cảnh nợ nần vào mùa Đông năm nay. Ban đầu anh định chuyển tới Shanghai Shenhua. Thế nhưng, CLB này đã bị cấm chuyển nhượng nên Shi Xiaotian buộc phải chuyển hướng sang Chongqing. Dù vậy, chỉ nửa năm sau, Chongqing lại giải thể. Ở tuổi 32, Shi Xiaotian rất khó kiếm công việc mới liên quan tới bóng đá chuyên nghiệp khi hầu như các CLB Trung Quốc không dám mua thêm người vì nợ nần.

Nhiều thành viên khác trong đội cũng buộc phải kiếm sống bằng nghề tay trái trong nhiều tháng qua để duy trì sự sống. Khả năng họ trở lại với bóng đá không cao.

Sự sụp đổ của CLB Chongqing là hồi chuông cảnh tỉnh tiếp theo cho bóng đá Trung Quốc. Hiện tại, có nhiều CLB khác đang thoi thóp và chỉ chờ "rút ống thở". Điều này ảnh hưởng rất lớn tới bóng đá Trung Quốc.

Trước mắt, Liên đoàn bóng đá Trung Quốc sẽ quyết định đội bóng sẽ thay thế Chongqing thi đấu ở giải VĐQG Trung Quốc mùa giải tới. Có khả năng, CLB Dalian [vừa xuống hạng] sẽ được trở lại giải đấu cao nhất.

CLB Than Quảng Ninh bị loại, không được tham dự V-League 2022

[NLĐO]- Liên đoàn bóng đá Việt Nam [VFF] vừa ra thông báo CLB Quảng Ninh không được cấp phép tham dự giải bóng đá Vô địch quốc gia V-League 2022.

  • Cầu thủ Than Quảng Ninh lo bị xù nợ

  • Quang Hải tỏa sáng, Hà Nội FC đè bẹp Than Quảng Ninh

  • Cầu thủ Than Quảng Ninh chấp nhận lên Hà Nội vừa đá vừa chờ nhận lương, thưởng

  • Nhiều cầu thủ CLB Than Quảng Ninh bỏ tập vì ông bầu nợ 7-8 tháng lương

Theo thông báo của VFF đưa ra ngày 28-10, CLB Than Quảng Ninh không đáp ứng được các tiêu chí cấp phép bắt buộc trên hệ thống cấp phép trực tuyến năm 2021, gồm: Cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực hành chính, tiêu chí thể thao.

Hiện tại, Công ty TNHH một thành viên bóng đá Quảng Ninh là đơn vị quản lý CLB bóng đá Quảng Ninh đang tạm ngừng hoạt động.

CLB Than Quảng Ninh không được tham dự V-League 2022

Đại diện Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam [VPF] cho biết CLB Than Quảng Ninh không được cấp phép tham dự V-League 2022. Như vậy mùa giải mới sẽ chỉ còn 13 đội.

"Điều này sẽ gây nên rất nhiều xáo trộn và khó khăn trong công tác tổ chức mùa giải mới. Tôi lấy ví dụ suất lên-xuống hạng có thể thay đổi, công tác tổ chức phải đánh giá lại. Số đội tham dự lẻ sẽ khiến việc bố trí các vòng đấu trở nên phức tạp"- vị đại diện VPF cho hay.

CLB Quảng Ninh đang chờ thông báo chính thức giải thể hay được bàn giao cho nhà tài trợ mới. Được biết, CLB Than Quảng Ninh là 1 trong những CLB có hội cổ động viên hoạt động sôi nổi, bài bản ở V-League.

Trước đó, vào ngày 6-10, CLB Quảng Ninh cũng không đủ điều kiện dự các giải do AFC tổ chức dành cho các CLB. Họ đang xếp thứ 3 ở V-League và có khả năng giành một suất dự AFC Cup 2022.

Đến thời điểm hiện tại, CLB Quảng Ninh còn đang bị các cầu thủ kiện vì khoản nợ lương, thưởng, lót tay lên đến 70 tỉ đồng từ năm 2019. Nhiều cầu thủ chấp nhận trắng tay ra đi tìm đội bóng mới và thuê luật sư bảo vệ quyền lợi.

Một số cầu thủ Than Quảng Ninh đã chấp nhận thanh lý hợp đồng, đầu quân cho các đội bóng khác như Mạc Hồng Quân về CLB Bình Định, Hải Huy tới CLB Hải Phòng, Hai Long tới CLB bóng đá Hà Nội... Một số cầu thủ trẻ còn vướng hợp đồng, chưa tìm được nơi đi để tiếp tục sự nghiệp. Gần như CLB Than Quảng Ninh đã không còn lực lượng thi đấu.

Ngô Nhung

Video liên quan

Chủ Đề