Vì sao dân mexico vượt biên sang mỹ

Một nhóm người nhập cư từ Trung Mỹ tại khu vực hàng rào biên giới Mỹ - Mexico ở El Paso, Texas, ngày 6/3. Ảnh: Reuters.

Một cuộc khủng hoảng mới đang leo thang ở khu vực biên giới Mỹ - Mexico khi các quan chức nhập cư đã giữ hàng trăm gia đình vượt biên trong các cơ sở tạm bợ, bao gồm cả bãi đỗ xe.

Tại một cuộc họp báo ở El Paso, Texas, ngày 27/3, Ủy viên Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ [CBP] Kevin McAleenan cho hay sự gia tăng số lượng người nhập cư từ Trung Mỹ đã đẩy hệ thống nhập cư Mỹ tới "giới hạn" và họ phải huy động mọi nguồn lực sẵn có để đối phó.

Nhưng đảng Dân chủ và những người phản đối cho rằng cách chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump phản ứng đang làm trầm trọng thêm vấn đề.

Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ bang Texas Veronica Escobar hôm 28/3 tỏ ra giận dữ trước tình hình khủng hoảng ở biên giới. "Họ biết số lượng người sẽ gia tăng. Tại sao họ không có kế hoạch?", bà chất vấn.

Với số lượng người bị bắt ở biên giới đã đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, các nguồn lực của CBP đang dần cạn kiệt. Bên cạnh đó, sự thay đổi thành phần những người vượt biên, là các gia đình Trung Mỹ chứ không phải nam giới Mexico như trước, cũng làm phát sinh vấn đề.

"Chúng ta đang đối mặt với cuộc khủng hoảng về năng lực xử lý", Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Arizona David Schweikert nhận xét. "Chúng ta không có khả năng xử lý số lượng người quá lớn đang tập trung ở biên giới vào lúc này".

CBP ước tính trong tháng ba, số gia đình vượt biên vào Mỹ sẽ vượt quá 55.000, mức cao nhất từ năm 2012 đến nay. Những tháng mùa xuân và mùa hè ấm áp sắp tới có thể đẩy lượng người lên cao hơn nữa.

Một thập kỷ trước, những người vượt biên vào Mỹ chủ yếu là nam giới trưởng thành đến từ Mexico. Việc đưa họ về nước diễn ra nhanh hơn, thường chỉ bằng cách đi bộ qua biên giới. Nếu bị bắt, họ cần tương đối ít dịch vụ y tế, xã hội.

Hơn nữa, một luật liên bang năm 2008 và một thỏa thuận song phương có liên quan cho phép Mỹ hồi hương trẻ vị thành niên Mexico không có người giám hộ rất nhanh chóng. Luật trên, mang tên Đạo luật sửa đổi Bảo vệ Nạn nhân Buôn người, không áp dụng với trẻ em đến từ Trung Mỹ.

Việc số lượng trẻ em nhập cư từ Trung Mỹ gia tăng buộc các cơ quan nhập cư Mỹ phải huy động tăng cường nhà tâm lý học, nhà dinh dưỡng, nhà giáo dục cùng hàng loạt chuyên gia khác để chăm sóc. Giới chức biên giới cho biết, giờ đây, có nhiều người nhập cư gặp vấn đề về sức khỏe hơn trước.

"Chúng tôi đang làm mọi thứ để đơn giản là tránh một thảm kịch", Ủy viên McAleenan nói. "Nhưng với số lượng như hiện nay, với tình trạng bệnh tật chúng tôi đang chứng kiến ở biên giới, tôi sợ rằng thảm kịch xảy ra chỉ là vấn đề thời gian".

Tòa án liên bang Mỹ những năm gần đây giới hạn thời gian trẻ em nhập cư bị giam giữ là 20 ngày, đồng nghĩa cơ quan chức năng phải thả những đứa trẻ cùng gia đình chúng trong khung thời gian trên. Điều này đẩy nhanh tốc độ xử lý nhưng lại gây quá tải cho các nhân viên biên giới và khuyến khích người nhập cư tiếp tục tràn vào Mỹ, McAleenan lập luận.

Một lựa chọn khác, chia tách trẻ em và gia đình ở biên giới, đã tạo nên làn sóng phản đối gay gắt hồi mùa hè năm ngoái và tiếp tục là chủ đề tranh cãi.

Dòng di cư hiện nay cũng khác trước, bắt nguồn từ tỷ lệ đơn xin tị nạn tại biên giới ngày càng gia tăng. Các gia đình Trung Mỹ tới biên giới thường hướng tới quy chế tị nạn, đặt họ vào một quy trình nhập cư có thể mất nhiều năm để giải quyết.

Mark Krikorian, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhập cư, so sánh làn sóng di cư ở biên giới Mỹ hiện tại giống với cuộc khủng hoảng di cư tại châu Âu năm 2015. "Chúng ta đang nhìn thấy thảm họa kiểu Angela Merkel ở biên giới, xuất phát từ những lỗ hổng trong luật pháp của ta mà đảng Dân chủ từ chối cân nhắc thay đổi", ông nói.

Đảng Dân chủ trong khi đó đổ lỗi cho sự thiếu chuẩn bị của chính quyền Trump. Theo họ, các quan chức chính quyền đã biết trước hàng tháng, thậm chí hàng năm, rằng các gia đình nhập cư có thể đổ về biên giới Mỹ, gây ra tình trạng quá tải.

Người nhập cư tại một trung tâm giam giữ tạm thời ở El Paso, Texas, ngày 27/3. Ảnh: Washington Post.

Tại cuộc họp báo của McAleenan ở El Paso, các phóng viên chứng kiến cảnh hàng trăm gia đình có trẻ nhỏ đang bị giữ tại một bãi đỗ xe được chuyển đổi thành trung tâm tạm giam.

"Đây là giải pháp họ đưa ra ư? Đây không phải giải pháp", Hạ nghị sĩ Escobar tuyên bố. "Ở cộng đồng của tôi, khi những gia đình này được thả, cộng đồng... phải tìm cách và cố gắng thiết lập các trung tâm lưu trú, cung cấp thực phẩm cho họ và giúp đưa họ tới địa điểm cuối cùng. Nếu chúng tôi có thể làm điều đó chỉ với một phần tài nguyên và quyền lực của chính phủ liên bang thì Bộ An ninh Nội địa Mỹ [DHS] cũng có thể tìm ra giải pháp tốt hơn".

Theo Escobar, DHS chưa có những bước đi hợp lý để đối phó với xu hướng nhiều gia đình và trẻ em nhập cư dồn về Mỹ trong dài hạn. Biên phòng vẫn sử dụng những buồng giam bê tông nhỏ vốn chỉ phù hợp với đàn ông và thường được gửi trả về Mexico trong vài ngày.

"Họ vẫn hành động và phản ứng theo cùng một cách như vậy suốt 5 năm qua, bất chấp những thay đổi về thành phần người nhập cư", bà nói.

Escobar cho rằng nếu Tổng thống Trump thực sự coi tình hình ở biên giới là tình trạng khẩn cấp quốc gia, ông cần tích cực hơn trong việc cung cấp nơi lưu trú và chăm sóc cho những người nhập cư, có thể với sự hỗ trợ từ Cơ quan Đối phó Tình trạng Khẩn cấp Liên bang hay hội Chữ Thập Đỏ.

Với quan điểm "không khoan nhượng", chính quyền Trump đã tìm cách truy tố tất cả những người bị nghi vượt biên bất hợp pháp. Trẻ em không thể đi cùng cha mẹ chúng tới các cơ sở giam giữ tội phạm, vì thế chúng được xếp vào danh sách "không có người giám hộ" và chuyển tới cơ sở chăm sóc của Bộ Y tế và Dịch vụ Xã hội. Hàng nghìn gia đình đã bị chia cắt tại biên giới Mỹ từ tháng 4 đến tháng 6/2018.

Chính quyền cũng gia tăng thời gian chờ đợi đối với những người xin tị nạn. Họ buộc các gia đình xin tị nạn phải lưu lại Mexico, chỉ chấp nhận một số lượng người xin tị nạn nhất định tại cửa khẩu mỗi ngày.

Theo một báo cáo từ DHS hồi tháng 9/2018, việc ép người nhập cư chờ đợi ở cửa khẩu thực tế càng khuyến khích họ vượt biên trái phép hơn. Nhiều người nhập cư nói họ đã cố tìm đường vào Mỹ khi bị từ chối tại cửa khẩu. Tuy nhiên, chính quyền Trump vẫn kiên định với quan điểm của mình.

Cùng lúc, chính quyền còn tỏ ra chậm chạp trong việc giải ngân các khoản tiền nhằm xử lý nguyên nhân gốc rễ của nạn di cư ở El Salvador, Guatemala và Honduras.

Một số bản tin cho biết hàng trăm triệu USD tiền viện trợ hiện vẫn tắc tại văn phòng ngân sách Nhà Trắng trong khi các cố vấn không biết nên coi những lời đe dọa cắt viện trợ của Tổng thống nghiêm túc tới đâu.

"Mexico không làm gì để giúp ngăn chặn dòng người nhập cư trái phép vào đất nước chúng ta. Họ chỉ nói mà không làm", Trump hôm qua viết trên Twitter. "Tương tự, Honduras, Guatemala và El Salvador đã nhận tiền của chúng ta suốt nhiều năm nhưng không làm gì. Đảng Dân chủ không quan tâm... Có lẽ nên đóng cửa biên giới phía nam!".

Một gia đình nhập cư trèo qua hàng rào ở biên giới Mỹ - Mexico hồi cuối tháng 11 năm ngoái. Ảnh: AFP.

Vũ Hoàng [Theo Politico]

Các nhóm gia đình Ukraine tại biên giới Mỹ-Mexico đang đứng cơ hội mà hầu hết người di cư xin tị nạn không có suốt nhiều năm: nhập cảnh hợp pháp vào Mỹ.

  • Lãnh đạo Mỹ, EU thảo luận về kết quả đàm phán Nga – Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ

  • Nga không còn nêu yêu cầu ‘phi quân sự hóa’ Ukraine?

  • Lãnh đạo Nga, Pháp điện đàm về Ukraine

Người Ukraine chờ đợi trước khi được phép đi qua cửa khẩu San Ysidro vào Mỹ để xin tị nạn. Ảnh: Getty Images

Kênh CNN cho biết có một văn bản hướng dẫn các nhân viên biên phòng Mỹ xem xét miễn áp dụng biện pháp hạn chế về y tế công cộng với người Ukraine. Các biện pháp y tế này chính là công cụ Mỹ đã sử dụng để ngăn chặn người di cư vào nước này kể từ những ngày đầu đại dịch COVID-19.

Theo văn bản trên của Bộ An ninh Nội địa Mỹ, chỉ có người Ukraine được miễn trừ và đây là một điều đáng lưu ý.

Văn bản này đang thu hút chú ý của một số người ủng hộ quyền người nhập cư. Họ cho rằng cách Chính phủ Mỹ đang phản ứng với người Ukraine là ví dụ cho thấy hệ thống nhập cư của Mỹ mang tính chính trị và phân biệt chủng tộc.

Ông Erika Pinheiro, Giám đốc chính sách của tổ chức viện trợ người di cư và tị nạn Al Otro Lado, cho biết những người Ukraine sơ tán vì chiến tranh xứng đáng có cơ hội ở Mỹ, nhưng nhiều người khác cũng ở trong hoàn cảnh tuyệt vọng cũng vậy.

Ông Guerline Jozef, Giám đốc điều hành của Liên minh Cầu Haiti, cho biết: “Chúng tôi ủng hộ và hoan nghênh cộng đồng người Ukraine. Mục tiêu của chúng tôi là có thể đảm bảo rằng hành động nhân văn dành cho cộng đồng Ukraine cũng được dành cho những người khác”.

Khi được hỏi về các cáo buộc tiêu chuẩn kép, một phát ngôn viên của Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho biết việc miễn áp dụng biện pháp y tế ở biên giới đã và vẫn được áp dụng tùy từng trường hợp cho những cá nhân đặc biệt dễ bị tổn thương thuộc mọi quốc tịch vì lý do nhân đạo.

Bà Jessica Bolter thuộc Viện Chính sách Di cư cho hay những người Ukraine đang cố gắng đến Mỹ thường sẽ bay sang Mexico – nước mà họ có thể dễ dàng xin thị thực để đi lại và sau đó đến các cửa khẩu dọc theo biên giới phía nam của Mỹ.

Các phương tiện được xếp hàng dài tại cửa khẩu San Ysidro để làm thủ tục vào Mỹ ngày 21/3. Ảnh: Getty Images

Từ tháng 10/2021 đến tháng 2/2022, đã có trên 1.300 người Ukraine xuất hiện dọc theo biên giới phía nam của Mỹ. Sau khi bị bắt, phần lớn đã được phép ở lại Mỹ để nộp đơn xin tị nạn.

Hiện chưa có số liệu thống kê chính thức về số lượng người Ukraine đã được phép đi qua các cửa khẩu trong tháng qua, nhưng trong những tuần gần đây, các luật sư và những người biện hộ làm việc với những người di cư ở biên giới nói rằng họ nhiều lần chứng kiến ​​chính quyền Mỹ để người Ukraine vượt biên nhưng quay lưng lại với những người mang quốc tịch khác.

Trong nhiều tuần, những người ủng hộ nhân quyền và các phóng viên đã nhận thấy rằng những quốc gia châu Âu chào đón người tị nạn Ukraine chính là những nước thờ ơ hoặc thù địch với người tị nạn Syria và các nước khác.

Nhiều người tị nạn Haiti bị mắc kẹt ở Tijuana [Mexico] nhiều tháng, thậm chí nhiều năm và bị đối xử phân biệt, bị chặn vượt biên. Nhiều nghìn người Haiti buộc phải lên máy bay về nước kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức.

Trước đó, vào tháng 3/2020, chính quyền Mỹ thời Tổng thống Donald Trump đã đưa ra chính sách có tên “Tiêu đề 42” gồm các biện pháp hạn chế liên quan y tế cộng đồng ở biên giới với Mexico và Canada. Theo đó, Mỹ phải ngăn chặn người di cư để phòng COVID-19 lây lan.

Từ khi có chính sách này, Mỹ đã trục xuất những người di cư tại biên giới hơn 1,7 triệu lần. Không rõ có bao nhiêu người đã bị ảnh hưởng, vì con số đó gồm những người đã tìm cách vượt biên nhiều lần.

Người di cư Haiti tại một lều trại tạm bợ gần cây cầu biên giới dành cho người đi bộ ở Tijuana. Ảnh: Getty Images

Các nhóm bảo vệ quyền người nhập cư đã chỉ trích “Tiêu đề 42” là phân biệt chủng tộc và bài ngoại. Họ cho rằng các quan chức Mỹ đang sử dụng đại dịch làm cái cớ để ngăn cản những người di cư xin tị nạn ở Mỹ, mà phần lớn những người bị ảnh hưởng là người da màu.

Nhưng chính sách này vẫn được áp dụng sau hơn một năm ông Biden làm tổng thống. Hiện có các cuộc thảo luận về dỡ bỏ chính sách này nhưng không rõ liệu điều đó có xảy ra sớm hay không.

Trong hệ thống nhập cư phức tạp của Mỹ, chính trị toàn cầu là một trong số nhiều yếu tố định hình các quyết định mà các quan chức đưa ra. Đôi khi các chính sách có lợi cho người tị nạn từ một số quốc gia này, không có lợi cho người từ những quốc gia khác.

Trong nhiều thập kỷ, người Cuba đặt chân lên đất Mỹ ngay lập tức được coi là đã đến nước này hợp pháp, cho dù họ đến đây bằng cách nào. Mỹ cấp cho họ các quyền lợi như phiếu thực phẩm, trợ cấp y tế, hỗ trợ nhà ở và giấy phép lao động ngay sau khi họ đến. Chính quyền của ông Barack Obama đã chấm dứt chính sách đó vào năm 2017.

Mới năm 2021, khi Taliban kiểm soát Afghanistan, Mỹ đã đưa hơn 70.000 người Afghanistan đến Mỹ.

Trái lại, những năm 1980, Mỹ đã từ chối nhiều đơn xin tị nạn của những người Trung Mỹ chạy trốn khỏi các chính phủ cánh hữu được Mỹ hậu thuẫn.

Ngoài những cân nhắc về chính trị, yếu tố chủng tộc cũng ảnh hưởng tới cách hình thành chính sách.

Thùy Dương/Báo Tin tức

Xung đột Nga-Ukraine mở ra mặt trận mới trong bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine đã mở ra mặt trận mới trong bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022 của Mỹ.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Ukraine,
  • người tị nạn,
  • người tị nạn ukraine,
  • người di cư,
  • biden,
  • chính sách tị nạn,
  • phân biệt chủng tộc,

Video liên quan

Chủ Đề