Vì sao đến năm 1913 thực dân Pháp phải dừng công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam

Câu 18. Để tiến hành khai thác thuộc địa ở Việt Nam, trước hết thực dân Pháp đã phải

A. chuẩn bị thật nhiều vốn và đội ngũ công nhân làm thuê.

B. thực hiện quá trình xâm lược và bình định Việt Nam.

C. đưa giai cấp tư sản từ Pháp sang Việt Nam.

D. ổn định kinh tế, chính trị ở chính quốc.

Hiển thị đáp án

Câu 19. Thực dân Pháp phải mất bao nhiêu năm mới có thể tiến hành khai thác được Việt Nam?

A. 20 năm.     B. 30 năm.

C. 40 năm.     D. 50 năm.

Hiển thị đáp án

Câu 20. Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam trong khoảng thời gian nào?

A. Từ năm 1897 đến năm 1913.

B. Từ năm 1898 đến năm 1914.

C. Từ năm 1899 đến năm 1914.

D. Từ năm 1897 đến năm 1916.

Hiển thị đáp án

Câu 21. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng công nhân Việt Nam có khoảng bao nhiêu người?

A. Khoảng mười vạn người.

B. Khoảng hai mươi vạn người.

C. Khoảng năm vạn người.

D. Khoảng mười lăm vạn người.

Hiển thị đáp án

Câu 22. Thực dân Pháp thực hiện chính sách “Chia để trị” bằng cách

A. chia Việt Nam tách khỏi Lào và Cam-pu-chia.

B. chia Việt Nam thành hai miền: miền Bắc và miền Nam.

C. chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì.

D. chia dân tộc Việt Nam thành nhiều tầng lớp chính trị để dễ cai trị.

Hiển thị đáp án

Câu 23. Trong chính sách “Chia để trị” ở Việt Nam, thực dân Pháp chọn vùng nào là vùng đất thuộc Pháp?

A. Bắc Kì.

B. Trung Kì.

C. Nam Kì.

D. Cả Bắc, Trung, Nam Kì.

Hiển thị đáp án

Câu 24. Chính sách thâm độc nhất của thực dân Pháp trên lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam trong quá trình khai thác thuộc địa là chính sách

A. đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam.

B. lập các đồn điền để trồng các loại cây công nghiệp.

C. thu mua lương thực với giá rẻ mạt đối với nông dân.

D. tăng các loại thuế đối với sản xuất nông nghiệp.

Hiển thị đáp án

Câu 25. Mầm mống ra đời của tầng lớp tư sản dân tộc xuất phát từ

A. một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp.

B. một số ngưới nông dân giàu có chuyển hướng kinh doanh,

C. một số tiểu tư sản có ít vốn chuyển hướng kinh doanh.

D. từ Pháp du nhập vào Việt Nam.

Hiển thị đáp án

Câu 26. Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam khi

A. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc.

B. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ.

C. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bước vào giai đoạn cuối.

D. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất chưa bùng nổ.

Hiển thị đáp án

Câu 27. Khi thực dân Pháp xâm lược, đặc biệt là tiến hành khai thác thuộc địa ở Việt Nam làm cho xã hội Việt Nam trở thành

A. xã hội thuộc địa.

B. xã hội thuộc Pháp.

C. xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

D. xã hội phong kiến nửa thuộc địa.

Hiển thị đáp án

Câu 28. Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, chúng đã dựa vào giai cấp nào để làm chỗ dựa?

A. Giai cấp tư sản dân tộc.

B. Giai cấp địa chủ phong kiến.

C. Giai cấp nông dân.

D. Giai cấp công nhân.

Hiển thị đáp án

Câu 29. Để tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, trước hết thực dân Pháp phải

A. hoàn thành công cuộc bình định về quân sự.

B. tiến hành xâm lược Việt Nam.

C. thôn tính các nước Lào, Cam-pu-chia.

D. thoát khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Hiển thị đáp án

Câu 30. Vì sao đang khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, đến năm 1913, Pháp phải dừng cuộc khai thác lại?

A. Pháp nhận thấy ở Việt Nam tài nguyên thiên nhiên không phong phú.

B. Pháp phải tập trung sức người, sức của vào chiến tranh.

C. Chiến tranh đang de dọa nước Pháp một cách khốc liệt.

D. Pháp lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí thu lợi nhuận nhiều hơn.

Hiển thị đáp án

Câu 31. Từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta ở đảo Sơn Trà [Đà Nẵng] đến khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam là bao nhiêu năm?

A. 15 năm.     B. 25 năm.     C. 39 năm.     D. 42 năm

Hiển thị đáp án

Câu 32. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, bản chất của giai cấp đại địa chủ phong kiến là

A. có tinh thần dân tộc, đứng về phía nhân dân chống Pháp.

B. đánh mất ý thức dân tộc, làm tay sai cho đế quốc

C. có thái độ chính trị chưa rõ ràng.

D. căm thù thực dân Pháp và sẵn sàng đấu tranh chống Pháp.

Hiển thị đáp án

Câu 33. Trong những năm đầu khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn đã

A. hợp tác với Pháp để chống lại nhân dân Việt Nam.

B. cùng nhân dân Việt Nam đánh Pháp.

C. tỏ thái độ thương lượng với Pháp.

D. vừa đánh Pháp, vừa phản bội quyền lợi dân tộc.

Hiển thị đáp án

Câu 34. Kiên quyết chống đế quốc giành độc lập, xóa bỏ chế độ phong kiến, họ là lực lượng lãnh đạo cách mạng. Đó là giai cấp, tầng lớp nào?

A. Giai cấp công nhân.

B. Giai cấp nông dân.

C. Tầng lớp trí thức tiểu tư sản.

D. Giai cấp tư sản dân tộc.

Hiển thị đáp án

Câu 35. Trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam về cơ bản là nền kinh tế

A. đan xen giữa nông nghiệp và công nghiệp.

B. nền kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.

C. nền kinh tế sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.

D. có những yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen.

Hiển thị đáp án

Câu 36. Lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam là

A. công nhân.

B. nông dân.

C. tầng lớp trí thức tiểu tư sản.

D. giai cấp tư sản dân tộc.

Hiển thị đáp án

Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam. Vậy Vì sao thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam? là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm.

Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam

Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất [1914 – 1918] mặc dù thực dân Pháp là quốc gia thắng trận nhưng đất nước bị tàn phá năng nề, nền kinh tế bị kiệt quệ bởi cuộc chiến tranh. Tư bản độc quyền Pháp vừa tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước, vừa đầy mạnh khai thác các thuộc địa để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra. Chương trình khai thác lần thứ hai đã được chúng ráo riết thi hành ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam.

Vì sao thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam? bới một số nguyên nhân sau:

Nước Việt Nam nằm ở phía rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Trung Quốc. Phía Tây giáp Lào và Campuchia. Phía Đông và phía Nam giáp biển Đông. Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Campuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Thái Lan. Vị trí địa lý của Việt Nam hết sức thuận lợi.

Bên cạnh đó sau khi kết thúc chiến tranh đất nước Pháp bị tàn phá năng nề, nền kinh tế bị kiệt quệ nên để bù đắp những thiệt hại của chiến tranh mang đến thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam.

Nội dung cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam được thể hiện rõ qua một số vấn đề như sau:

Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam, bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp [chủ yếu là đồn điền cao su] và khai mỏ [chủ yếu là mỏ than], vì cao su và than là hai mặt hàng thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn. Năm 1927, số vốn đầu tư vào nông nghiệp lên tới 400 triệu phrăng, gấp nhiều lần vào thời kì trước chiến tranh. Diện tích trồng cao su tăng từ 15 ngàn héc ta năm 1918 lên 120 nghìn héc ta năm 1930.

Nhiều công ty cao su lớn ra đời : Công ty Đốt Đỏ, Công ty Mi-sơ-lanh, Công ty Cây nhiệt đới …. Pháp tăng cường vào khai mỏ. Các công ty than có từ trước đều được bỏ thêm vốn và hoạt động vững mạnh.

Nhiều công ty than mới được ra đời như: Công ty than Hạ Long – Đồng Đăng, công ty than và kim khí Đông Dương;… Tư bản Pháp mở thêm một số cơ sở công nghiệp như các nhà máy sợi Hải Phòng, Nam Định; các nhà máy rượu Hà Nội, Nam Định, Hà Đông; các nhà máy diêm Hà Nôi, Hàm Rồng [Thanh Hoá], Bến Thuỷ [Vinh]; nhà máy đường Tuy Hoà [Phú Yên]; nhà máy xay xát gạo Chợ Lớn…

Về thương nghiệp cũng phát triển hơn trước thời kì chiến tranh. Để nắm chặt thị trường Việt Nam và Đông Dương, tư bản độc quyền Pháp đánh thuế nặng hàng hoá các nước nhập vào nước ta, chủ yếu là của Trung Quốc và Nhật Bản. Nhờ đó, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam tăng lên rất nhanh.

Về giao thông vận tải: được Pháp đầu tư để phát triển thêm. Đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn : Đồng Đăng – Na Sầm [1922], Vinh – Đông Hà [1927].

Ngân hàng Đông Dương, đại diện thế lực của tư bản tài chính Pháp, có cổ phần trong hầu hết các công tí và xí nghiệp lớn, đã nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương.

Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp không thay đối: hạn chế công nghiệp phát triển, đặc biệt là công nghiệp nặng; tăng cường thủ đoạn bóc lột, vơ vét tiền của của nhân dân ta bằng cách đánh thuế nặng [thuế ruộng đất, thuế thân, thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện và hàng trăm thứ thuế khác].

Tất cả các chính sách của Pháp đối với kinh tế Việt Nam đều nhằm mục đích bóc lột nền kinh tế Việt Nam, mang lại lợi ích kinh tế cho tư bản Pháp, nhằm phục hồi nền kinh tế Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung Vì sao thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam? 

Video liên quan

Chủ Đề